Bạn đang xem bài viết 6 Thực Phẩm Dù Mẹ Bầu Không Thích Nhưng Hãy Ăn Vì Con được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Quả bơ
Các mẹ bầu cần biết rằng trong quả bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm folate, canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Bơ cũng rất giàu chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do dẫn đến gây ung thư, đục thuỷ tinh thể, lão hóa da, giúp duy trì làn da săn chắc.
Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol, mà lại có chứa chất béo đơn không bão hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Ngoài ra, trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp. Mẹ bầu muốn đẻ con vừa khỏe, vừa thông minh thì đừng bỏ qua loại trái cây tuyệt vời này.
Rau lá xanh thẫm
Rau lá xanh đặc biệt có chứa lượng lớn vitamin A, rất có lợi cho sự phát triển thị lực của em bé. Ngoài ra, các loại rau lá xanh còn cực tốt cho xương của thai nhi và tốt cho da dẻ em bé.
Đáng nói nhất là rau lá xanh rất giàu axit folic. Mẹ cần nhớ rằng khi mang bầu bạn phải bổ sung khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày. Vì vậy hãy chăm chỉ ăn các loại rau lá xanh thẫm. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác như sắt, folate, chất xơ, canxi, kaki…
Trứng
Trứng là thực phẩm rất giàu protein, giúp nuôi dưỡng cơ bắp và xương thai nhi, để em bé phát triển tốt nhất trong bụng mẹ và cũng không khiến mẹ bị tăng cân nhiều.
Cá hồi
Các axit béo omega-3 và DHA trong cá hồi sẽ giúp thúc đấy sự phát triển trí não, cải thiện trí nhớ cho không chỉ thai nhi và cả mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn cá hồi thường xuyên sẽ sinh ra những đứa con có chỉ số IQ cao hơn hẳn.
Quả táo
Táo giàu chất chống oxy hóa và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe của bé, đồng thời cũng giảm nguy cơ mắc táo bón cho mẹ bầu. Táo cũng là thực phẩm luôn luôn được khuyên bổ sung trong chế độ ăn kiêng của mẹ bầu cũng như mọi người nói chung.
Sữa
Một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất chứa vitamin và protein là sữa. Đây là thức uống mẹ cần bổ sung đều đặn mỗi ngày trong thai kỳ. Nếu mẹ không muốn tăng cân, chị em có thể chọn loại sữa tách béo, ít đường.
Thịt nạc đỏ
Thịt nạc là nguồn thực phẩm dồi dào protein. Ngoài ra, thịt bò và thịt nạc lợn còn chứa chất sắt và vitamin B – rất cần thiết cho bà bầu.
Cơ thể của bạn cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
Mẹ Ít Sữa Nên Ăn Gì? 9 Nhóm Thực Phẩm Lợi Sữa Cho Mẹ Bầu
Có khá nhiều những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chất lượng nguồn sữa của mẹ bầu. Một trong số những yếu tố đóng vai trò quan trọng đó là chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ bầu. Chỉ cần nắm được bí quyết “mẹ ít sữa nên ăn gì” đảm bảo cho mẹ có một nguồn sữa dồi dào cho bé, bé sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh.
Mẹ ít sữa nên ăn gì?
Ăn gì để sữa mẹ nhiều là câu hỏi của không ít các mẹ bầu ít sữa, không đáp ứng đủ nhu cầu về sữa của bé. Khi đó, các món ăn lợi sữa như móng giò, cua, tôm, cá, thịt nạc, các loại hoa quả tươi, rau xanh, tinh bột, sữa và cả nước là những nhóm thực phẩm mà mẹ cần bổ sung ngay vào các bữa ăn hàng ngày sau khi sinh.
1. Móng giò lợn
Sau sinh, mẹ thường mất rất nhiều sức lực và cơ thể mẹ bầu khi đó sẽ rất yếu ớt, thiếu hụt rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi đó, mẹ cần tầm bổ để bổ sung lượng chất dinh dưỡng thiếu hút đó để tiếp tục công việc nuôi con bằng sữa mẹ. Móng giò heo là một thực phẩm chứa nhiều chất béo, sắt, protit và chất tổng hợp quý giá giúp mẹ có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng mà kéo sữa mẹ về nhanh hơn. Móng giò hâm chính là câu trả lời của phổ biến các mẹ khi được hỏi – mẹ ít sữa nên ăn gì sau sinh?.
2. Các loại thịt nạc
Các loại thịt lạc như thịt bò, thịt lợn hay thịt gà với thành phần dinh dưỡng cao, ít chất béo đặc biệt tốt đối với các sản phụ sau khi sinh. Thực đơn hàng ngày của mẹ với các món ăn từ thịt nạc sẽ giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú mà không lo chứng béo phì sau sinh. Mẹ có thể luộc, hấp, xào, nấu canh…rất nhiều món có thể được chế biến từ thịt lạc, giúp mẹ đa dạng thực đơn món nạc. Lưu ý: hạn chế các món chiên, món rán bởi đồ chiên rán chứa rất nhiều dầu mỡ.
3. Các loại tôm, cua, cá
Nhiều người nhầm tưởng rằng sau sinh thì không nên ăn tôm, cua, cá bởi nó sẽ ảnh hưởng tới vết sẹo (đối với các mẹ sinh mổ) hay sẽ làm sữa mẹ có mùi tanh nhưng trên thực tế thì không phải là như vậy. Trong thành phần dinh dưỡng của cá có chứa nhiều đạm, canxi và các chất béo không có chứa cholesterol rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dị ứng với đồ biển, hải sản thì hãy tránh xa những nhóm thực phẩm này.
4. Rau xanh
Rau xanh với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và các vitamin giúp cải thiện tình trạng táo bón, giữ cân bằng vóc dáng. Rau xanh rất tốt cho tất cả mọi người, chúng tốt cho hệ tim mạch, xương khớp và thị lực mà không nhóm thực phẩm nào có thể sánh bằng. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế sử dụng một số loại rau củ như là bạc hà, lá lót, măng chua, bí đỏ, bắp cải bởi chúng có tính hàn sẽ gây lạnh bụng cho mẹ bầu.
5. Các loại hạt
Hạt bí, vừng đen, các loại đậu (trừ đậu phộng), các loại yến mạch có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng gọi sữa về. Mẹ hoàn toàn có thể xay nhỏ hạt để làm gia vị cho các món salad, nấu canh hoặc rang để ăn.
6. Các loại hoa quả tươi
Việc đưa các loại hoa quả tươi vào trong thực đơn hàng ngày không những giúp mẹ bầu giảm cân sau sinh, giúp mẹ làm đẹp da, bổ sung nước và các loại vitamin cần thiết cho quá trình sản xuất sữa. Việc ép hoa quả thành nước ép và uống mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu tránh được bệnh táo bón (đặc biệt là các mẹ sinh mổ).
7. Các loại tinh bột
Tinh bột là nhóm thực phẩm rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Các mẹ sau sinh sẽ không thể áp dụng một thực đơn ăn uống hàng ngày mà thiếu đi tinh bột được. Việc đảm bảo đủ lượng tinh bột mỗi bữa sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày và đảm bảo sự hoạt động bình thường của tuyến sữa.
8. Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa
Mẹ sẽ cần ít nhất 3 ly sữa ấm mỗi ngày, mẹ có thể uống sữa công thức hoặc sữa đặc có đường. Việc uống sữa mỗi ngày sẽ giúp kích thích các tuyến sữa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn, sữa sẽ thơm hơn, đặc hơn và về nhiều hơn. Sử dụng một hộp sữa chua vào mỗi buổi sáng là thói quen mà các mẹ bầu nên duy trì.
9. Uống nhiều nước lọc
Mẹ có biết rằng thành phần chủ yếu của sữa là nước. Nếu như mẹ bị thiếu nước thì sẽ thiếu sữa cho bé, da mẹ sẽ bị khô, rụng tóc khá nguy hiểm.
Một số lưu ý chữa ít sữa sau sinh
Mẹ không nên ép bản thân mình ăn quá nhiều nếu không muốn tăng cân quá nhanh sau sinh.
Tuy nhiên mẹ cũng không nên lo sợ tình trạng béo phì sau sinh bởi việc cho con bú chính là cách tốt nhất và tự nhiên nhất để mẹ giảm cân sau khi sinh
Mẹ hãy hạn chế sử dụng các món ăn vặt như bim bim hay các loại bánh kẹo ngọt. Chúng sẽ không tốt cho cả mẹ và bé
Hãy đổi món để đang dạng thực đơn của mẹ thường xuyên. Đừng ép mẹ phải ăn những món ăn mà mẹ không thích sẽ khiến mẹ có cảm giác chán ăn và mệt mỏi
Mẹ nên sử dụng các món canh nấu từ rau, thịt bởi chúng là những món dễ ăn, lợi sữa.
Để tối ưu việc hấp thụ và tiêu hóa. Tốt nhất hãy chia nhỏ chúng thành nhiều bữa và ăn từng chút sẽ là tốt hơn cho các mẹ.
Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ mà không sản phẩm sữa công thức nào có thể so sánh bằng. Mẹ hãy cho bé bú ít nhất trong 6 tháng đầu để bé có thể hoàn thiện được sức đề kháng, chức năng của hệ tiêu hóa và phát triển trí não.
– Mẹ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng: thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu sau sinh, dù chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ lượng chất dinh dưỡng nhưng cơ thể mẹ vẫn ốm yếu và gầy gò.
– Mẹ hấp thu chất dinh dưỡng tốt tuy nhiên lại không thể chuyển hóa chúng thành sữa mẹ: Đây là trường hợp cũng không ít các mẹ gặp phải. Mẹ ăn bao nhiêu, cơ thể mẹ hấp thụ bấy nhiêu, mẹ sẽ ngày càng mập hơn mà lượng sữa và chất lượng sữa không có gì thay đổi.
Khi đó, mẹ cần hiểu rõ hơn về bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Việc mẹ bầu ít sữa, mất sữa xảy ra bởi sự giảm sút số lượng hoocmon Prolactin có tác dụng gia tăng số lượng và chất lượng của sữa trong cơ thể mẹ bầu. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ thường xăng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn hay không ăn được…là các tác nhân gây ra sự giảm sút số lượng hoocmon Prolactin. Không những vậy, việc mẹ không cho bé bú thường xuyên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiết sữa. Nếu mẹ không có nhiều thời gian cho bé bú thường xuyên thì một giải pháp hoàn hảo cho các mẹ là hút sữa và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh bằng dụng cụ máy hút sữa chuyên dụng. Vừa giúp mẹ kích sữa, vừa đảm bảo bé vẫn được bú sữa mẹ.
Mẹ Cứ Tích Cực Ăn 7 Thực Phẩm Này Thì Sinh Con Ra Da Trắng Môi Hồng
Các loại hải sản
Trên thực tế các loại hải sản như cua biển, cá biển rất giàu omega-3 và 6 rất tốt cho quá trình phát triển trí não nhưng mẹ bầu thường hạn chế ăn đồ biển vì nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Chị em sẽ chuyển sang ăn các loại cá đồng, cua đồng để bổ sung hàm lượng chất béo có công dụng bảo vệ các tế bào da, tăng khả năng đàn hồi của da, bé yêu sau này ra đời không chỉ thông minh mà còn có làn da trắng đẹp, săn chắc.
Quả bơ
Qủa bơ không chỉ được biết đến là loại trái cây giàu axit omega-3 giúp bé yêu tăng cường chất xám, mà còn chứa lượng lớn vitamin C và E rất tốt trong việc sản sinh collagen – giúp da săn chắc, mịn màng. Ngoài ra, lời khuyên là mẹ bầu nên bổ sung ăn quả bơ trong 3 tháng cuối thai kì vì quả bơ chứa hàm lượng chất béo có lợi cho cơ thể rất lớn, trong khi đó đây là giai đoạn da của bé yêu đang bắt đầu căng phồng để chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Uống nước dừa đều đặn khi mang thai
Nước dừa là loại đồ uống giải khát có nhiều lợi ích với sức khỏe của mẹ bầu. Trong nước dừa chứa nhiều vitamin A, E, C rất tốt trong việc cải thiện làn da giúp da bé yêu mịn màng, trắng hồng. Các khoáng chất như kali, canxi, clorua làm tăng hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe, bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu. Nhiều mẹ bầu cho rằng uống nước dừa để bổ sung lượng ối cho thai nhưng chưa biết việc uống nước dừa thường xuyên khi mang bầu sẽ giúp bé có làn da mát mẻ, trắng trẻo. Thậm chí một số gia đình còn mua dừa về tắm cho trẻ sơ sinh nhưng hiện nay việc làm này được khuyến cáo là không cần thiết và không nên vì có thể gây nhiễm trùng da cho trẻ mới sinh.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A nhằm loại bỏ lớp da thô sần
Các chuyên gia Trung Quốc đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A sẽ giúp thai nhi khi sinh ra trắng trẻo, hồng hào hơn vì vitamin A có vài trò quan trọng trong việc sản xuất Hemoglobin trong máu từ đó giúp làn da trở nên hồng hào, sáng khỏe. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu có làn da thô ráp ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A sẽ giúp cải thiện tình trạng làn da, da mịn có độ bóng.
Nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chứa một lượng lớn vitamin A như: cà chua, gan động vật, lòng đỏ trứng gà, dầu cá, sữa.
Nước đậu đen
Mặc dù là đậu đen nhưng công dụng của nước đậu đen lại làm trắng da rất hiệu quả. Nhiều chị em bầu bí sau khi mua đậu đen về rửa sạch, rang đậu đến khi có mùi thơm, sau đó mới đổ nước vào ninh. Mỗi ngày mẹ bầu uống khoảng 1-2 lít nước đậu đen như vậy vừa giúp giải nhiệt cho cơ thể, da dẻ mịn màng, không còn mụn trứng cá, rôm rảy, đặc biệt là giảm hẳn tình trạng táo bón thường “đeo bám” bà bầu. Và tất nhiên, khi mẹ mát da, trắng trẻo thì em bé chào đời cũng giống mẹ xinh đẹp.
Trái cây giàu vitamin C – cải thiện sắc tố da
Nếu cha mẹ có làn da ngăm đen, mẹ bầu cần tích cực ăn các thực phẩm giàu vitamin C vì vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa sắc tố sạm đen của da, trẻ sinh ra sau này dễ có làn da trắng mịn màng.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, quýt… Đặc biệt thai phụ thiếu máu ăn táo rất tốt vừa để tăng hồng cầu vừa giúp da trắng trẻo. Mẹ bầu có thể ăn trái cây tươi hoặc ép nước hoa quả uống cũng rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý chọn lựa hoa quả có nguồn gốc sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu.
Trб»©ng gГ
Lâu nay trong dân gian vẫn lưu truyền rằng thai phụ ăn trứng gà – đặc biệt là trứng gà so vừa bổ máu cho mẹ và bé đồng thời giúp mẹ sinh con da trắng trẻo. Thực tế khoa học nhận định trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng và cần thiết cho bà mẹ mang thai. 100 gram trứng gà chứa 14,8 gram protein; 11,5 gram lipid; 0,7 mg vitamin A . Mỗi tuần chị em có thể bổ sung 3-4 quả trứng gà trong bữa ăn hàng ăn.
Ngay từ lúc trứng và chúng tôi t.rùng gặp nhau để hình thành hợp tử, màu da của em bé trong tương lai đã được quyết định. Màu da của bé trắng hồng xinh đẹp hoặc ngăm đen được quy định bởi mật độ hắc tố elanin. Lượng melanin càng cao da càng sậm màu và điều này bị ảnh hưởng do yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ vốn dĩ có làn da trắng sáng việc sinh ra những đứa con hồng hào là điều đương nhiên nhưng không ít ông bố bà mẹ da ngăm đen nhưng vẫn sinh con da trắng chính bởi vậy không ít các gia đình vẫn quyết tâm tìm kiếm thực đơn cho mẹ bầu ăn gì để con da trắng nhằm mong chờ sinh ra một thiên thần nhỏ da dẻ mịn màng, khỏe mạnh
Đăng bởi: Nhâm Triệu Tân
Từ khoá: Mẹ cứ tích cực ăn 7 thực phẩm này thì sinh con ra da trắng môi hồng
Thực Phẩm Cho Bà Bầu Thiếu Sắt
Bà bầu thiếu sắt sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Nghiêm trọng hơn, thiếu sắt liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chậm phát triển.
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Liệu bạn có biết 80% cả nhân loại đều đang đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh thiếu máu? Các triệu trứng của bệnh thiếu máu bao gồm cơ thể thiếu năng lượng, da nhợt nhạt, móng tay bị bong tróc và chóng mặt. Loại bệnh đáng lo ngại…
Để đảm bảo cho quá trình mang thai diễn ra suôn sẽ, an toàn, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên bổ sung ít nhất 27mg chất sắt/ngày. Bên cạnh thuốc bổ sung, bạn cũng nên tăng cường nguồn thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hàng ngày.
Thịt bò
Thịt bò đứng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Mỗi phần thịt bò chứa tới 2,5 – 3mg sắt. Chưa kể, so với lượng sắt từ thực vật, hàm lượng sắt từ thịt bò dễ hấp thụ hơn hẳn. Lưu ý: Phần thịt bò nạc sẽ chứa nhiều sắt hơn phần gân và mỡ.
Lòng đỏ trứng
Protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng… là những dưỡng chất nổi bật có trong trứng gà, rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu. Những dưỡng chất này tập trung nhiều ở lòng đỏ trứng.
Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan)
Gan là loại thực phẩm bổ sung sắt rất hiệu quả, mỗi phần gan lợn chứa tới 2,5 – 3mg sắt. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ 3-4 bữa để đảm bảo cung cấp sắt cho cơ thể.
Ngao, hàu, hải sản
Cả họ hàng nhà nghêu, ngao, sò, hàu… đều là những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Chỉ cần 9 con ngao hay 2 con hàu đã có thể cung cấp tới 24mg sắt, ngang ngửa nhu cầu sắt 1 ngày của mẹ bầu. Ngao cũng chứa một lượng omega-3 đáng kể. Nếu cảm thấy ngán cá, bạn có thể chế biến ngao thành nhiều món hấp dẫn để đổi vị.
Các loại hải sản như tôm, cua cũng giúp các mẹ bổ sung sắt hiệu quả.
Cải bó xôi, bông cải xanh
Nổi tiếng với nguồn a-xít folic dồi dào, ít ai biết được cải bó xôi cũng đứng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Chỉ nửa chén rau cải bó xôi chín đã chứa đến 3,2mg sắt, gần ngang ngửa với lượng sắt trong thịt bò
Giống cải bó xôi, bông cải xanh cũng là “siêu phẩm” được khuyến cáo nên thường xuyên có mặt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Không chỉ là thực phẩm giàu sắt, bông cải xanh còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
Các loại hạt
Nho tươi, nho khô
Chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit…, bà bầu ăn nho giúp tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, thường xuyên ăn nho có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, đồng thời giúp phát triển hệ thần kinh cho em bé trong bụng mẹ.
Điểm Mặt: Top 3 Loại Sữa Bầu Nào Vào Con Không Vào Mẹ
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài
[xem]
1. Thế nào là “sữa bầu vào con không vào mẹ”?
Theo nhiều tư liệu được các chuyên gia cung cấp, sữa bầu vào con không vào mẹ là sản phẩm cung cấp tất cả chất dinh dưỡng bổ sung để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh nhưng không ảnh hưởng nhiều tới vóc dáng của người mẹ. Loại sữa này khá thông dụng trong thời điểm gần đây, nhất là với các diễn viên, người mẫu thì nhất định phải giữ được dáng sau sinh để duy trì công việc, và sữa bầu vào con không vào mẹ là lựa chọn phù hợp nhất. Không chỉ vậy, chị em nào lười tập yoga giảm mỡ sau sinh, rút ngắn thời gian xông tan mỡ bụng thì cũng có thể sử dụng sữa này.
2. Top 3 sữa bầu vào con không vào mẹ tốt nhất hiện nay 2.1 Sữa bầu Royal Ausnz Pregnant Mother Formula– Về xuất xứ: Đây là sản phẩm đáng tự hào của thương hiệu sữa Hoàng Gia đến từ đất nước Úc. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng dàn chuyên gia chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, ngay từ lúc sữa bầu Royal Ausnz Pregnant Mother Formula được xuất ra thị trường đã tạo được rất nhiều tiếng vang và góp phần đưa thương hiệu Hoàng Gia lên vị trí hàng đầu tại Úc.
– Về thành phần, công dụng: Được tổng hợp từ các hoạt chất tốt cho cơ thể như Protein, sắt, kẽm, các loại Vitamin A, D, E, C, K, B12, B1, B6,… sữa bầu vào con không vào mẹ Royal Ausnz Pregnant Mother Formula giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi mà không ảnh hưởng đến mẹ do sản phẩm đã được tách kem. Hơn thế nữa, mặc dù không khiến thân hình mẹ mập lên, song sữa vẫn giúp tăng sức đề kháng, giảm stress, ngăn ngừa mất giấc,… Thật đúng là một công hai việc phải không nào.
2.2 Sữa bầu Frisomum Gold– Về xuất xứ: Frisomum Gold đến từ thương hiệu Friso của Hà Lan, nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều người Châu Âu, Châu Á tin dùng. Một trong những tập đoàn lớn với châm ngôn không sản xuất hàng nhái, ở nhiều quốc gia, sữa bầu Frisomum Gold được xem là thực phẩm bà bầu quốc dân.
– Về thành phần, công dụng: Bảng thành phần sữa Frisomum Gold khá giống với các loại sữa bầu khác, điểm khác biệt là nó có thêm một số hoạt chất như kẽm, chất béo bão hòa, Synbiotics, Prebiotics (FOS) và Probiotics ngăn ngừa viêm đường tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ các loại chất dinh dưỡng từ thực phẩm hằng ngày như cá, sữa, trứng. Ngoài ra sản phẩm còn bổ sung Selen, một thành phần được xem là có tác dụng ngăn ngừa tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
2.3 Sữa bầu Matilia– Về xuất xứ: Matilia là sản phẩm của tập đoàn Laboratoire France Bébé Nutrition của Pháp, có nhiều năm đóng góp trong việc sản xuất các loại sữa dinh dưỡng cho mẹ và trẻ, khai thác những loại thành phần tốt cho thai nhi mới,…
– Về thành phần, công dụng: Thành phần trong sữa bầu Matilia chủ yếu là acid folic, sắt, kẽm, Vitamin A, D, B6, B12, Omega3 cùng ba loại nguyên liệu chính là thảo đinh lăng, lúa mạch, hoa hồi. Với tác dụng chủ yếu là tăng cường bộ não của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, ngăn ngừa một số bệnh về đường tiêu hóa và nâng cao khả năng miễn dịch.
Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu
Thịt bò
Thịt bò nạc là thực phẩm chứa nhiều sắt và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt heme tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần 3 ounce (khoảng 85g)thịt bòchứa khoảng 1,5 miligam sắt. Ngoài ra thịt bò còn chứa rất nhiều vitamin D, canxi và protein rất tốt cho sự phát triển của mẹ và bé.
Cá hồiLoại cá béo này vừa là nguồn cung cấp sắt vừa là nguồn cung cấp acid béo thiết yếu mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Cá hồi tương đối giàu chất sắt – 1,6 mg sắt cho một miếng cá hồi nặng nửa cân được đánh bắt tự nhiên. Cá hồi an toàn để tiêu thụ trong thời kỳ mang thai miễn là nó được nấu chín hoàn toàn.
Ngoài việc là một nguồn cung cấp sắt heme, cá hồi cũng chứa nhiều axit béo omega-3, DHA và các chất dinh dưỡng khác có thể góp phần mang lại một thai kỳ khỏe mạnh. Cá hồi cũng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với một số loại cá khác, chẳng hạn như cá ngừ và cá kiếm do đó nó là loại thực phẩm tuyệt vời đối với phụ nữ mang thai.
Gà tâyMột phần 3,5 ounce (100 gram) thịt gà tây đen có 1,4 mg sắt và hàm lượng lớn protein
Thịt gà tây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và ngon. Nó cũng là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, đặc biệt là thịt gà tây sẫm màu.
Một phần 3,5 ounce (100 gram) thịt gà tây đen có 1,4 mg sắt. Trong khi đó, cùng một lượng thịt gà tây trắng chỉ chứa 0,7 mg sắt.
Thịt gà tây sẫm màu cũng chứa protein và một số vitamin và khoáng chất khác như kẽm và selen.
Đậu và đậu lăngVới nhiều loại đậu khác nhau, bạn tha hồ chế biến các món ăn để bổ sung sắt cho mẹ bầu
Đậu và đậu lăngchứa nhiều chất xơ và protein, và hàm lượng sắt dồi dào.
Trong 100g đậu lăng chế biến sẵn sẽ mang đến cho bạn 2.9mg sắt.
Một nửa cup (86 gram) đậu đen nấu chín cung cấp khoảng 1,8 mg sắt.Các loại đậu cũng là một nguồn cung cấp folate, magie và kali dồi dào.
Bạn có thể thêm đậu vào món salad hoặc nấu đậu với cơm, hay ăn một nắm nhỏ đậu sấy vào các bữa phụ cũng là lựa chọn tuyệt vời để cung cấp những chất dinh dưỡng có trong đậu.
Rau bina và cải xoănRau bina và cải xoăn là nguồn cung cấp sắt non-heme tuyệt vời
Rau bina và cải xoăn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và sắt. Một chén cải xoăn nấu chín chứa 1mg sắt, và rau bina thậm chí còn tốt hơn, trong 100g rau bina còn sống chứa tới 2.71 mg sắt.
Những loại rau xanh này rất dễ chế biến thành nhiều món ngon. Bạn có thể cho một ít vào món salad của mình, cắt nhỏ chúng và cho vào món trứng tráng hoặc chỉ cần áp chảo một ít để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể xay chúng vào sinh tố để có một ly sinh tố thơm ngon và bổ dưỡng.
Bông cải xanhNgoài hàm lượng sắt, bông cải xanh chứa nhiều vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể
Bông cải xanh là một thành viên của họ rau họ cải vô cùng bổ dưỡng.
Bông cải xanhcó hơn 0.67mg sắt mỗi 100g nấu chín. Ngoài ra, nó còn có chứa một lượng lớn vitamin C, giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Bông cải xanh cũng giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Khi mang thai dễ bị chậm hệ thống tiêu hóa khiến bạn dễ đầy hơi, táo bón vì vậy việc bổ sung các nguồn chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu này.
Mẹ bầu nên lưu ý những thực phẩm tăng cường hấp thu sắt và các thực phẩm có thể cản trở sự hấp thu sắt
Ngoài việc ăn thực phẩm giàu chất sắt, bạn cũng có thể giúp cơ thể đủ sắt bằng cách bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp bạn hấp thụ nhiều sắt hơn, chẳng hạn như thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn từ chế độ ăn uống.
Ăn trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt đỏ hoặc vàng, một khẩu phần bông cải xanh hoặc quả lựu có nguồn chất sắt có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn.
Ngoài ra còn có những loại thực phẩm có thể có tác động tiêu cực đến sự hấp thụ sắt, chẳng hạn như thực phẩm giàu canxi. Đặc biệt, sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và thường được các bà bầu sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên nếu sử dụng sữa cùng những thực phẩm giàu sắt sẽ gây cản trở hấp thu sắt và dễ dẫn đến thiếu sắt.
Điều đó không có nghĩa là bạn không được uống sữa mà hãy chờ ít nhất hai giờ sau khi tiêu thụ sữa, hoặc các thực phẩm từ sữa rồi mới dùng thực phẩm bổ sung sắt.
Luôn nghe theo khuyến nghị của bác sĩ về bổ sung sắt, không tự ý uống sắt để tránh những rủi ro không mong muốn
Bổ sung sắt là việc cần thiết trong khi mang thai, nhưng nếu quá liều cần thiết thì sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro.
Hàm lượng sắt quá cao trong thời kỳ mang thai
Advertisement
làmtăng rủi rosinh non, cũng như tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao. Ngoài ra, nồng độ sắt quá cao trong thời gian dài có thể gây hại cho các cơ quan của bạn, đặc biệt là thận. Vậy nên đặc biệt không tự ý uống bổ sung nếu không có kê đơn từ bác sĩ.
Ngoài ăn uống thực phẩm dồi dào sắt thì các bác sĩ thường sẽ kê thêm các thực phẩm bổ sung sắt cho các bà mẹ. Nếu bạn đang mang thai, lượng sắt khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ tối thiểu là 27 mg.
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) có khuyến nghị cao hơn, WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 30 đến 60 mg sắt mỗi ngày. Bởi vì sự hấp thu sắt còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như số lượng em bé bạn đang mang, tiền sử thiếu máu hoặc kích thước của em bé. Nên hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết lượng sắt cần thiết mỗi ngày phù hợp.
Nguồn: healthline, ncbi
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Thực Phẩm Dù Mẹ Bầu Không Thích Nhưng Hãy Ăn Vì Con trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!