Bạn đang xem bài viết Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Azerbaijan (Azerbaijan Map) Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Azerbaijan chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Azerbaijan khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
Giới thiệu đất nước Azerbaijan
Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, giáp Gru-di-a, Nga, biển Cáp-xpi, I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ác-mê-ni-a. Tọa độ: 40030 vĩ bắc, 47030 kinh đông.
Diện tích: 86.600 km2.
Khí hậu: Thảo nguyên khô cằn. Lượng mưa trung bình từ 200 mm ở vùng núi đến 1.200 – 1700 mm ở vùng thấp.
Địa hình: Đồng bằng bằng phẳng, rộng lớn ở Kura-Arak (phần lớn thấp hơn mực nước biển), núi Cap-ca-dơ ở phía bắc, vùng cao Ca-ra-bắc ở phía tây.
Tài nguyên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, kim loại màu, alumin.
Dân số: khoảng 9.416.600 người (2013)
Các dân tộc: Người A-déc-bai-gian (90,6%), các dân tộc khác (Nga, Đa-ghe-xtan, Ar-mê-ni-a,…) (9,4%)
Ngôn ngữ: Tiếng A-déc-bai-gian; tiếng Nga và tiếng Ác-mê-ni-a cũng được sử dụng.
Lịch sử: A-déc-bai-gian trước kia đã từng bị Mông Cổ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm. Năm 1735, đế quốc I-ran chiếm đóng A-déc-bai-gian cho đến năm 1813. Trong những năm 1813 – 1828, Nga chiếm vùng Ngoại Cap-ca-dơ, bao gồm cả A-déc-bai-gian. Ngày 28/4/1920, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết A-déc-bai-gian gia nhập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Năm 1991, A-déc-bai-gian tách khỏi Liên bang Xô-viết trở thành nước cộng hòa độc lập.
Tôn giáo: Đạo Hồi (93,4%), Đạo Chính thống Nga (2,5%), Đạo Chính thống Ac-me-ni-a (2,3%), các tôn giáo khác(1,8%)
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa.
Các khu vực hành chính: 59 vùng; 11 thành phố; 1 nước cộng hòa tự trị Nakhichevan.
Hiến pháp: Thông qua ngày 12/11/1995.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.
Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.
Bầu cử: Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng và Phó Thủ tướng thứ nhất do Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội thông qua.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội (131 ghế, 75 ghế được bầu theo các đảng, 56 ghế bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm)
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao.
Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên. phổ thông đầu phiếu.
Các đảng phái chính: Đảng A-déc-bai-gian mới (NAP), Mặt trận nhân dân A-déc-bai-gian, Đảng Độc lập dân tộc Ác-mê-ni-a (PNIA). Đảng Dân chủ nhân dân A-déc-bai-gian, v.v..
Kinh tế: Là nước công nghiệp kém phát triển hơn so với các nước khác trong vùng Cáp-ca-dơ, với tỷ lệ thất nghiệp cao, mức sống thấp. Các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế là dầu mỏ, bông và khí tự nhiên.
Sản phẩm công nghiệp: Dầu mỏ và khí tự nhiên, các sản phẩm dầu mỏ, thiết bị khai thác dầu khí, thép, sắt, xi măng, hóa chất và hàng dệt.
Sản phẩm nông nghiệp: Bông, ngũ cốc, nho, hoa quả, chè, thuốc lá; gia súc.
Giáo dục: Giáo dục được miễn phí đến cấp đại học. Thời gian học bắt buộc trong nhà trường là 11 năm. Nếu không học hết 11 năm có thể học ở các trường dạy nghề. Các trường cao đẳng và đại học tập trung hầu hết ở Bacu.
Thủ đô: Ba-cu (Baku)
Đơn vị tiền tệ: 1 manat = 100 gopik
Quốc khánh: 28-5
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Ba-cu, biển Cáp-xpi, các địa danh Kirovabat, Nakhichevan, Semakha, Astara, v.v..
Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế CIS, EBRD, ECE, ESCAP, IMF, FAO, IBRD, ICAO, IFAD, IOC, Interpol, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..
Quan hệ đối ngoại với Việt Nam. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 23/9/1992.
Bản đồ hành chính đất nước Algeria khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
Bản đồ Google Maps của đất nước Azerbaijan
Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Namibia (Namibia Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Namibia chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Namibia khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Namibia
Diện tích: 825.418 km2
Thủ đô: Uyn-húc (Windhoek)
Lịch sử: Na-mi-bi-a bị Bồ Đào Nha sau đó là Anh cai trị từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX, là thuộc địa của Đức từ năm 1884. Tháng 12-1920, Liên bang Nam Phi được Hội quốc liên giao quyền quản lý nước này. Tháng 5-1979, Nam Phi trao cho Hội đồng lập hiến Na-mi-bi-a quyền lập pháp. Ngày 7-11-1989, nước này tiến hành cuộc tổng tuyển cử quốc hội lập hiến đầu tiên. Ngày 31-3-1990, Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập. Từ đó đến nay Đảng SWAPO luôn luôn thắng cử và cầm quyền qua 4 lần tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống.
Quốc khánh: 21-3 (1990)
Khí hậu: Sa mạc; nóng, khô; mưa rất ít và thất thường. Nhiệt độ trung bình: 12 – 270C. Lượng mưa trung bình: 100 – 700 mm.
Địa hình: Phần lớn là cao nguyên; sa mạc Namib nằm dọc theo bờ biển, sa mạc Kalahari ở phía đông.
Tài nguyên thiên nhiên: Kim cương, đồng, uranium, vàng, chì, thiếc, kẽm, muối, khí tự nhiên, cá, than đá, quặng sắt, v.v..
Dân số: 2.303.000 người (ước tính năm 2013)
Các dân tộc: Người da đen (86%); người da trắng (6,6%); người lai (7,4%)
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; tiếng Afrikaan, tiếng Đức và các thổ ngữ cũng được sử dụng rộng rãi.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (80% – 90%), tín ngưỡng bản địa (10% – 20%)
Kinh tế:
Tổng quan: Nền kinh tế phụ thuộc vào việc khai thác và chế biến khoáng sản xuất khẩu. Namibia là nước xuất khẩu các khoáng sản (không phải nhiên liệu) lớn thứ tư ở châu Phi và sản xuất uranium lớn thứ năm trên thế giới, có nguồn kim cương lớn, là nơi sản xuất nhiều chì, kẽm, thiếc, bạc và tungsten. Một nửa dân số sống dựa vào nông nghiệp (chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp). Các ngành kinh tế chủ yếu, đất đai vẫn do người da trắng nắm giữ. Mặc dầu GDP tính theo đầu người gấp 3 lần so với các nước nghèo ở châu Phi, nhưng phần lớn người dân Namibia còn sống trong nghèo khổ vì có sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập và nhiều khoản tiền lớn rơi vào tay tư bản nước ngoài. Nền kinh tế Na-mi-bi-a có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế Nam Phi.
Sản phẩm công nghiệp: Thịt hộp, cá, các sản phẩm sữa, khoáng sản (kim cương, chì, kẽm, thiếc, bạc, tungsten, uranium, đồng).
Sản phẩm nông nghiệp: Kê, lúa miến, lạc; gia súc, cá.
Giáo dục:
Đơn vị tiền tệ: đôla Namibia (N$); 1 N$ = 100 cent
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Uyn-húc, Công viên quốc gia Ét-tô-xa, Công viên bờ biển, sa mạc Ka-li-hari, cao nguyên Kho-ma, v.v..
Quan hệ quốc tế: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21/03/1990. Tham gia các tổ chức quốc tế AU, AffDB, ECA, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, OAU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, WTO, v.v..
2. Bản đồ hành chính nước Namibia khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của nước Namibia
Bản Đồ Đất Nước Bulgaria (Bulgaria Map) Phóng To Năm 2023
INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Bulgaria chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Bulgaria khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
1. Giới thiệu đất nước Bulgaria
Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam châu Âu, trên bán đảo Ban-căng, giáp Ru-ma-ni, biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ma-xê-đô-ni-a và Xec-bi-a. Có vị trí chiến lược gần eo biển Thổ Nhĩ Kỳ; kiểm soát tuyến đường bộ từ châu Âu tới Trung Đông và châu Á. Tọa độ: 43000 vĩ bắc, 25000 kinh đông.
Diện tích: 110.910 km2.
Thủ đô: Xôphia (Sofia).
Lịch sử: Từ thế kỷ VI, Bun-ga-ri là vùng đất của người Xla-vơ, đến thế kỷ VII có thêm người Bun-ga-ri nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Vào cuối thế kỷ XIV, Bun-ga-ri nằm dưới sự thống trị của đế quốc Ốt-tô-man. Năm 1878, Bun-ga-ri giành được độc lập và dưới sự trị vì của nhà vua người Xla-vơ. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bun-ga-ri đứng trong phe của Đức và Áo. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Bun-ga-ri theo Khối liên minh Đức – I-ta-li-a – Nhật. Ngày 9/9/1944, với sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân Bungari đã giành được độc lập từ tay bọn phát xít. Từ đó cho tới năm 1989, chính quyền nằm trong tay Đảng Cộng sản. Sau khi thay đổi thể chế chính trị (tháng 11-1989), Bun-ga-ri đã đổi tên thành Cộng hòa Bun-ga-ri và đã nhiều lần thay đổi chính phủ. Từ tháng 5-1997, chính quyền do Liên minh các lực lượng dân chủ (UDF) nắm.
Quốc khánh: 3-3 (1878)
Khí hậu: Ôn hoà, phía bắc và vùng trung tâm ôn đới lục địa, phía nam khí hậu Địa Trung Hải. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -20C đến 20C, tháng 7: 250C. Lượng mưa trung bình: 450 – 600 mm ở vùng đồng bằng, 1.300 – 3000 mm ở vùng núi.
Địa hình: Phần lớn là núi với miền đất thấp ở phía bắc và đông nam, vùng trung tâm có dãnh núi Stara Planina chạy từ tây sang đông.
Tài nguyên thiên nhiên: Bô-xít, đồng, chì, kẽm, than, gỗ, đất canh tác.
Dân số: ước tính 7,2651 triệu (năm 2010)
Các dân tộc: Người Bun-ga-ri (83%), Thổ Nhĩ Kỳ (8,5%), Hy Lạp (2,6%) và các dân tộc khác.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Bun-ga-ri; tiếng Nga được sử dụng rộng rãi.
Tôn giáo: Đạo Chính thống (36,5%), Đạo Hồi (13%), Đạo Do Thái (0,85), Đạo Thiên chúa (1,5%), v.v..
Kinh tế: Bun-ga-ri là nước cộng hòa nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm 23,3%, công nghiệp chiếm 22,7% GDP. Thập kỷ 1990 sau chuyển đổi nền kinh tế Bun-ga-ri gặp rất nhiều khó khăn, tăng trưởng âm, lạm phát phi mã. Từ năm 2000, kinh tế bắt đầu phục hồi, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Từ năm 2002 đến nay mức tăng GDP hàng năm đạt trên 5%. Đời sống người dân được cải thiện, tuy nhiên do giá cả sinh hoạt cao nên một bộ phân vẫn nghèo đói, khó khăn.
Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, kim loại, hóa chất, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu hạt nhân.
Sản phẩm nông nghiệp: Rau quả, thuốc lá, rượu, hạt cỏ dừa, đường…
Đơn vị tiền tệ: Lê-va (Leva). Tỷ giá 1 USD = 1,47 Leva (2/2012)
Văn hóa: Bun-ga-ri là đất nước có nền văn hóa lâu đời và phong phú với nhiều công trình kiến trúc cổ kính như nhà thờ Boyana, nhà thờ Alexander Nevsky, tu viện Rila…
Đây cũng là một trong những đất nước trồng hoa hồng lớn nhất thế giới, có lễ hội Hoa hồng được tổ chức hàng năm tại Kazanlak từ ngày 30/5 đến 1/6.
Giáo dục: Giáo dục miễn phí và bắt buộc trong 8 năm, bậc trung học cũng được miễn phí. Đào tạo khoa học – kỹ thuật được đặc biệt chú ý trong các trường học, nhưng còn thiếu trang thiết bị hiện đại và phương thức đào tạo chưa hợp lý. Để vào được trung học, học sinh phải qua một kỳ thi và phần lớn học sinh ở các thành phố chọn 1 trong 5 loại trường học chuyên ban. Có một số trường đại học và viện đào tạo mở những lớp trình độ cao hơn.
Các thành phố lớn: Plovdiv, Varna…
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 8/2/1950. Tham gia các tổ chức quốc tế BIS, EBRD, ECE, FAO, IAEA, IBRD, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..
Danh lam thắng cảnh: Nhà thờ Hồi giáo thời cổ; Nhà thờ Thánh Gioóc; Viện bảo tàng khảo cổ học; Nhà thờ A-lếch-xan-đrơ Nép-xki; thành phố nghỉ mát Vá-can và các bãi tắm trên bờ biển Đen, v.v.
2. Bản đồ hành chính đất nước Bulgaria khổ lớn năm 2023
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
PHÓNG TO
3. Bản đồ Google Maps của đất nước Bulgaria
Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Lạng Sơn Khổ Lớn Năm 2023
Cập nhật mới nhất về bản đồ Lạng Sơn hay bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố ở trên địa bản tỉnh Lạng Sơn, rất hi vọng bạn có thêm những thông tin cần tìm về Bản đồ Lạng Sơn khổ lớn phóng to chi tiết nhất.
Lạng Sơn hay còn gọi là xứ Lạng có tổng diện tích đất tự nhiên 8.310,2 km2. Đây là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc Việt, đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân (năm 2023). Hiện tại, Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành gồm 1 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 181 xã.
Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn
Bản đồ thành phố Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn có 8 đơn vị hành chính gồm 5 phường: Chi Lăng, Đông Kinh, Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Vĩnh Trại và 3 xã: Hoàng Đồng, Mai Pha, Quảng Lạc.
Bản đồ huyện Bắc Sơn
Huyện Bắc Sơn có 18 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Bắc Sơn (huyện lỵ) và 17 xã: Bắc Quỳnh, Chiến Thắng, Chiêu Vũ, Đồng Ý, Hưng Vũ, Long Đống, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Tân Hương, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tri, Trấn Yên, Vạn Thủy, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Vũ Sơn.
Bản đồ huyện Bình Gia
Huyện Bình Gia có 19 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Bình Gia (huyện lỵ) và 18 xã: Bình La, Hòa Bình, Hoa Thám, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hồng Thái, Hưng Đạo, Minh Khai, Mông Ân, Quang Trung, Quý Hòa, Tân Hòa, Tân Văn, Thiện Hòa, Thiện Long, Thiện Thuật, Vĩnh Yên, Yên Lỗ.
Bản đồ huyện Cao Lộc
Huyện Cao Lộc có 22 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Cao Lộc (huyện lỵ), Đồng Đăng và 20 xã: Bảo Lâm, Bình Trung, Cao Lâu, Công Sơn, Gia Cát, Hải Yến, Hòa Cư, Hồng Phong, Hợp Thành, Lộc Yên, Mẫu Sơn, Phú Xá, Tân Liên, Tân Thành, Thạch Đạn, Thanh Lòa, Thụy Hùng, Xuất Lễ, Xuân Long, Yên Trạch.
Bản đồ huyện Chi Lăng
Huyện Chi Lăng có 20 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Đồng Mỏ (huyện lỵ), Chi Lăng và 18 xã: Bắc Thủy, Bằng Hữu, Bằng Mạc, Chi Lăng, Chiến Thắng, Gia Lộc, Hòa Bình, Hữu Kiên, Lâm Sơn, Liên Sơn, Mai Sao, Nhân Lý, Quan Sơn, Thượng Cường, Vân An, Vạn Linh, Vân Thủy, Y Tịch.
Bản đồ huyện Đình Lập
Huyện Đình Lập có 12 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Đình Lập (huyện lỵ), Nông trường Thái Bình và 10 xã: Bắc Lãng, Bắc Xa, Bính Xá, Châu Sơn, Cường Lợi, Đình Lập, Đồng Thắng, Kiên Mộc, Lâm Ca, Thái Bình.
Bản đồ huyện Hữu Lũng
Huyện Hữu Lũng có 24 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hữu Lũng (huyện lỵ) và 23 xã: Cai Kinh, Đồng Tân, Đồng Tiến, Hồ Sơn, Hòa Bình, Hòa Lạc, Hòa Sơn, Hòa Thắng, Hữu Liên, Minh Hòa, Minh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Quyết Thắng, Sơn Hà, Tân Thành, Thanh Sơn, Thiện Tân, Vân Nham, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng.
Bản đồ huyện Lộc Bình
Huyện Lộc Bình có 21 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Lộc Bình (huyện lỵ), Na Dương và 19 xã: Ái Quốc, Đồng Bục, Đông Quan, Hữu Khánh, Hữu Lân, Khánh Xuân, Khuất Xá, Lợi Bác, Mẫu Sơn, Minh Hiệp, Nam Quan, Sàn Viên, Tam Gia, Thống Nhất, Tĩnh Bắc, Tú Đoạn, Tú Mịch, Xuân Dương, Yên Khoái.
Bản đồ huyện Tràng Định
Huyện Tràng Định có 22 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Thất Khê (huyện lỵ) và 21 xã: Cao Minh, Chi Lăng, Chí Minh, Đại Đồng, Đào Viên, Đề Thám, Đoàn Kết, Đội Cấn, Hùng Sơn, Hùng Việt, Kháng Chiến, Khánh Long, Kim Đồng, Quốc Khánh, Quốc Việt, Tân Minh, Tân Tiến, Tân Yên, Tri Phương, Trung Thành, Vĩnh Tiến.
Bản đồ huyện Văn Lãng
Huyện Văn Lãng có 17 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Na Sầm (huyện lỵ) và 16 xã: Bắc Hùng, Bắc La, Bắc Việt, Gia Miễn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Thái, Nhạc Kỳ, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Thành Hòa, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh.
Bản đồ huyện Văn Quan
Huyện Văn Quan có 17 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Văn Quan (huyện lỵ) và 16 xã: An Sơn, Bình Phúc, Điềm He, Đồng Giáp, Hòa Bình, Hữu Lễ, Khánh Khê, Liên Hội, Lương Năng, Tân Đoàn, Trấn Ninh, Tràng Các, Tràng Phái, Tri Lễ, Tú Xuyên, Yên Phúc.
Hokkaido, Trái Tim Hồng Của Đất Nước Nhật Bản
Hakodate
Hakodate được mệnh danh là thành phố Châu Âu trong lòng đất nước Nhật Bản. Đến đây để khám phá là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Khi bạn đứng trên ngọn núi Hakodate chỉ cao 322 mét nhưng thu vào tầm mắt của bạn là tất cả những gì của Hakodate từ những ngôi nhà, dãy phố, eo biển và nhất là sự biến hóa về cảnh quan, thời tiết của Hakodate với bốn mùa trong năm. Là cảnh tuyết rơi vào mùa đông, mùa lá đỏ trong mùa thu, màu xanh lá trên núi trong những ngày hè và thành phố Hakodate ngập trong sắc màu của hoa sakura khi mùa xuân về.
Cánh đồng hoa ở Funaro & BieiỞ thành phố Furano có hai thị trấn nhỏ là Nakafurano và Kamifurano, nơi có những trang trại hoa oải hương đẹp như tranh vẽ có thể được thưởng lãm trong mùa cao điểm. Biei là một thị trấn nhỏ được bao quanh bởi một phong cảnh đẹp của những ngọn đồi với những cánh đồng cầu vồng. Đó dường như là một nơi dễ chịu và quyến rũ để bạn du lịch! Nó thu hút số đông khách du lịch vào mùa hè khi hoa oải hương nở rộ. Khu vực này có thể được chia thành hai vùng lớn là: Patchwork Road và Panorama Road.
Núi KurodakeNúi Kurodake là dãy núi nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Hokkaido. Khu vực núi Kurodake là nơi tham quan quanh năm: Mùa xuân và mùa hè là thời gian để leo núi và đi bộ ngắm hệ sinh thái động thực vật phong phú như sóc Siberia, mùa thu là những khung cảnh tuyệt vời khi mọi thứ chuyển sang sắc đỏ rực rỡ, và mùa đông là dịp hoàn hảo để bạn trượt tuyết và leo núi bằng giày đi tuyết.
Thành phố HigashikawaThị trấn Higashikawa là một thị trấn nhỏ nhắn nằm ngay trung tâm Hokkado, thị trấn được “che chở” bởi thiên nhiên bạt ngàn, những cánh rừng xanh mướt và những dãy núi cao đến vô tận. Hầu hết du khách đến với thị trấn là vì niềm đam mê với nhiếp ảnh và với văn hóa, con người cũng như đất nước Nhật Bản, chứ không phải để du lịch “ăn chơi” nên nhìn chung, thị trấn rất giống với một miền quê xứ hoa anh đào mà ta vẫn thường hay vẽ nên. Những con đường rợp nắng vắng vẻ, hàng cây xanh hai bên đường rì rào trong gió, các cửa hiệu cà phê im lìm màu kẹo ngọt đang mở cửa chờ khách là những hình ảnh bạn dễ dàng bắt gặp khi đến đây, hoặc thậm chí, nếu trí tưởng tượng của bạn có phần chi tiết hơn nữa thì tất cả khung cảnh đều chìm trong một màu phim, có chút cháy sáng.
Blue PondHồ nước có màu xanh ngọc bích ấn tượng này nằm ở thị trấn Biei xinh đẹp của đảo Hokkaido. Nhiều du khách đã rất bất ngờ khi biết được rằng điểm đến đẹp đến nghiêng ngả này chính là một sản phẩm nhân tạo, nhưng dù có do con người hay thiên nhiên tạo ra thì điều đó cũng không quá quan trọng. Nằm ở tả ngạn sông Biei, phía đông nam thị trấn Biei, hồ nước này được hình thành 1 cách rất tình cờ khi người ta xây dựng 1 con đập để ngăn chặn dòng chảy từ núi lửa Bieigawa, nên tạo ra vẻ đẹp xanh ngọc nổi bật cho nước trong hồ. Vì có màu sắc quá đẹp nên nó luôn nổi bật giữa khung cảnh của núi rừng tựa như một viên ngọc sắc xanh quý hiếm, đang được con người cất giữ cẩn thận.
Theo Lê Yến (Wiki Travel)
Đăng bởi: Nguyễn Thị Thủy Tiên
Từ khoá: Hokkaido, trái tim hồng của đất nước Nhật Bản
Hồi Ký Du Lịch Bụi Châu Á: Từ Azerbaijan Đến Trung Quốc, Và Những Ấn Tượng Đầu Tiên
Châu Âu đúng là đẹp, nhưng châu Á mới đúng là nhà. Châu Á của tôi trong chuyến đi này đẹp vô cùng.
1. Azerbaijan:Azerbaijan nắm tay cùng với Kuwait, Latvia, Lithuania và Estonia là bộ tứ quốc gia nobody-care mà tôi đã có dịp viếng thăm. Phải lâu lắm, lâu cực lâu, Azerbaijan mới trồi lên mặt báo. Còn lại Azerbaijan cứ im thin thít và lặn mất tăm.
Hàng xóm của Azerbaijan gồm Georgia và Armenia. Nếu so với một Georgia từng choảng nhau bể đầu với Nga hôm nào, hoặc về một Armenia bị quân đội Thổ thảm sát kinh khủng ra sao, Azerbaijan lại nằm một đó, lùi về phía hậu trường và trở thành một bóng vô hình.
Thủ đô Baku nhìn từ trên cao. Một bên là một thành phố cực kì hiện đại, bên còn lại là khu phố cổ đã ở đấy từ rất lâu.
Lần gần đây nhất Azerbaijan nổi lềnh bềnh trên truyền thông quốc tế, là một vấn đề xưa hơn cả Diễm mà hầu hết các quốc gia đều từng trải qua, choảng nhau với hàng xóm.
Trong ba anh em liền nhau, thay vì yêu thương nhau như Latvia, Lithuania hay Estonia, hay giả bộ yêu thương nhau như Việt Nam, Lào và Campuchia, bộ ba Gerogia, Armenia và Azerbaijan lại cơm không lành, canh không ngọt. Chỉ trừ Georgia là bông hậu thân thiện, hai nhân tố còn lại Armenia và Azerbaijan, liên tục chưởng nhau ngoài xã hội.
Seki của Azerbaijan nhẹ nhàng như một góc nhỏ ở Đà Lạt, chỉ có điều ở đây khác ở những ngôi nhà mang đậm nét Thổ năm xưa.
Vùng đất tranh chấp giữa hai quốc gia là lý do cả hai bên đều không nhượng bộ nhau một miếng nào. Ở Azerbaijan, từ erməni (Armenian) được sử dụng như một lời trêu chọc và kì thị. So sánh gần giống nhất mà quê nhà mình hay trêu là êhehe lêu lêu mày là đồ Tàu Khựa (nhưng ý nghĩa thì mạnh hơn) vậy đó.
Người dân Azerbaijan mà tôi gặp, ngoài những bộ phận rất nhỏ những người chịu giả bộ khiêm nhường, phần còn lại ghét người Armenian ra mặt. Mọi thông tin truyền thông đại chúng tại quê nhà đều nhất trí vùng đất kia là của mình. Trên tờ tiền chính thức của Azerbaijan, đồng manat, bản đồ Azerbaijan liền một mạch được in đầy đủ, không sứt nẻ một miếng.
Azerbaijan có đặc sản của gần 10000 năm về trước, về những bức chữ tượng hình của loài người được khắc vào đá từ thời rất rất xưa.
Căng thẳng như thế, nhưng Azerbaijan hiền và yêu vô cùng.
Ví dụ như lần tôi xin quá giang 200 km đến cửa khẩu Iran.
Hay như lần tôi được mời lên sóng truyền hình trực tiếp (và tôi đã làm ba bốn lần khiến cả trường quay xấu hổ)
Và hay như lần tôi chạm mặt với núi-lửa-bùn như thế này!
2. Iran:Sau khi chuyến đi bụi 6 tháng của mình hoàn tất, về nhà chúng bạn cứ chề môi mỗi khi tôi nhắc đến Iran. Trời ơi kể gì mới hơn đi? Nhạt nhẽo ghê có Iran kể hoài?
Bạn tôi bảo là ở Iran chơi ngải mầy hay sao mà mầy mê nó dữ vậy?
…
Iran có an toàn không?
Không. Iran không an toàn.
Ở Iran chẳng thể nào an toàn được, khi cái quần của bạn liên tục phì to ra và phì to ra.
Bị gần như cô lập với cả thế giới ở những năm gần đây, Iran cưng khách du lịch còn hơn trứng. Và điều khiến Iran không an toàn nhất là bạn sẽ béo ra hẳn.
Hôm ấy là 2 giờ sáng, tôi ngồi đàn Phố Xa ở một công viên cạnh bờ sông, rất gần Iraq, và trở thành người nổi tiếng trong 4 phút ấy.
Bạn sẽ được mời nào cơm chiên, nào bê cuộn lá nho, nào đùi gà om lựu, nào chá chiên giòn, nào đá bào siro, và hàng tỉ thứ không tên khác nữa.
Họ sẽ cho bạn ăn, và ăn nữa, và ăn nữa, và ăn nữaaaaaa, và ăn tới khi bạn bảo: “Cô ơi con không thểeeeee ăn được nữa đâu. Giờ con mà ăn nữa là bao tử con nổ cái đùng như Singom Bigba Bol mất”, và cô bảo: “Mới tí tuổi đầu mà xạo xạo, nào há miệng ra ăn nữa đi nào. Thân cẳng ốm yếu như này mà bảo no là no như nào??”
Hay như hồi tôi ngủ đất trong một văn phòng nằm chính giữa công viên (?)
Sau những ngày tháng ở Iran, tôi tăng 4 kí lô. Kiểu này mấy anh chị anh hùng bàn phím thấy thì lại bảo: “Ôi giời thằng đấy điêu phết. Đi bụi kiểu gì mà người béo nùng nụng như nái thế kia? Chắc lại hack mấy kiểu xạo xạo của mấy đứa muốn nổi đây mà!”
Các anh các chị cứ gảy phía mạnh vào, để đến khi đến Iran, các anh các chị sẽ thấy nếu có Olympics về môn Nuôi Khách Du Lịch Để Họ Trở Thành Nái thì đảm bảo Iran sẽ giành huy chương vàng.
Nền văn minh Ba Tư huy hoàng chỉ còn trong tiềm thức.
Ở khía cạnh khác, Iran như một quốc gia bằng nhựa, nhưng dòng máu con người vẫn chảy trong huyết quản đậm đặc hơn bao giờ hết. Iran nhựa từ cái mũi mà các cô các chị sẵn sàng chi cả một mớ tiền cọc để đẹp hơn, nhựa đến cái đức tin Hồi Giáo hời hợt của mình. Chỉ có tấm lòng yêu thương khách du lịch là vẫn sực sôi thôi. Nhưng đó là chuyện ở chương sau, kể bây giờ thì…lộ hết
Nhà tưởng tôi vô ISIS…
3. Kuwait:Sau một tháng vừa yêu thương Iran không hết, vừa vât vã vì không xin được visa của những nước nằm ở con đường Tơ Lụa, tôi quyết tâm bay đến Ấn Độ để tiếp tục chuyến hành trình. Hành trình từ Iran đến Ấn Độ của tôi có ghé ngang qua một bạn vô danh khác, nhỏ xíu, nhưng võ công vô cùng cao cường, Kuwait.
Nói bạn ấy vô danh, vì bạn này cũng im thin thít như bên Azerbaijan.
Hai lần gần đây nhất bạn ấy nổi đình đám trên báo chí quốc tế, là hồi mà Iraq đánh chiếm, và hồi Mùa Xuân Ả Rập đang ở thời kì đỉnh cao.
Trận chiến Iraq và Kuwait là một trong những cột mốc lịch sử máu me khiến cho cả thế giới tập trung về quốc gia tí hon này. Cuộc choảng nhau năm đó phần lớn đến từ vũng dầu đồ sộ mà Kuwait đang có.
Vũng dầu ấy, mặc dù đã gây tai ương cho chính mình, trở nên một thứ vàng son đậm đặc hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại. Kuwait hiện nay đang sở hữu đồng tiền đắt nhất thế giới.
Nếu bây giờ không Google, bạn thử đoán xem 1 đồng Kuwait bằng bao nhiêu đô la Mỹ?
Hồi đấy tôi từng suy nghĩ rằng, to thì to cỡ nào, chứ làm gì có ngoại tệ nào đắt hơn…Bảng Anh (!).
Lầm to, lầm to.
Không những đồng Kuwait đắt hơn bảng Anh, mà thậm chí, bảng Anh phải gọi dinar Kuwait bằng…cụ.
Một Dinar Kuwait gần bằng ba đô rưỡi Mỹ, và gần bằng 70 chục ngàn VND!
Hôm ấy tôi đi ăn trong một nhà hàng nhỏ ở Kuwait, và host tôi gọi một phần đồ ăn có trị giá…10 Dinar, có nghĩa gần bằng..700 ngàn! Hay như lần tôi thử hỏi một ổ kebab mà tôi thường mua ở châu Âu với giá 4euro, thì ở Kuwait là bao nhiêu. Không ngạc nhiên lắm, 3 dinar, hay 210 ngàn cho một ổ!
Thế nên Kuwait nhỏ bé, nhưng võ công cao hậu vô cùng.
Chỗ tôi ngủ vào đêm-sáng ở Kuwait. Nằm ngoài nhà thờ Hồi Giáo, và hôi mùi phân mèo, nhưng đêm đó có người hạnh phúc vì trải nghiệm mới vô bờ bến.
4. Ấn Độ:Ấn Độ là nơi làm tâm hồn tôi đọng lại, và Ấn Độ cũng là nơi biến tôi thành một con quỷ văng miểng chai từ mỏ ra khắp mọi nơi. Chưa ở đâu tâm hồn tôi bị xáo động một cách điên cuồng như ở Ấn. Chẳng ngoa khi nói rằng, tôi thích Ấn Độ cực kì thích, và tôi ghét cái quốc gia này như muốn điên.
Bạn tôi bảo phần lớn người xấu ở trên thế giới này nằm ở ba quốc gia, là người Ma Rốc, người Ai Cập và người Ấn Độ. Vì Ma Rốc tôi chưa đi nên tôi chưa thể nhận xét, nhưng người Ai Cập và người Ấn Độ là hai trường phái tôi sợ vô cùng (Tất nhiên vẫn có ngoại lệ rồi).
Tôi nhớ hôm đi xe lửa tới Bodgaya, vùng đất mà ngày xưa Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ thành Phật Tổ, lòng hứa mình về vùng đất thánh, đậm chất tâm linh, nên phải tử tế trong tâm hồn.
Và Ấn Độ có cái đặc sản đó, đặc sản trễ xe. Mãi về sau tôi mới thấy mình may mắn, vì tuyệt phẩm trễ tàu của Ấn Độ đã đạt đến cảnh giới khi đì-lay không phải một phái cho người ta biết đường mà về, mà cắt khúc ra gần cả phát. Có nghĩa là xe được thông báo sẽ đến trễ 30 phút, xong rồi sẽ nới ra trễ tới tận 2 tiếng. Khi bạn chờ xong 2 tiếng rưỡi đó rồi, xe lại bảo ahihi xin lỗi nha, tiếng nữa mới có xe. Và cậu bạn của tôi ngồi ở ga xa vật vã như một con nghiện đến tận 7 tiếng 14 phút sau xe mới về.
Bước xuống xe, binh đoàn xe autoricksaw nhào tới như ăn tươi nuốt sống. Giữa cái tiết trời nóng như đổ lửa, liên tục bị tiếng còi bing bing binggggggg chọc lủng màng nhĩ, tiếng hét vô thưởng vô phạt của bọn tài xế, tôi nổ tung. Bao nhiêu từ hay lẽ phải, ca dao tục ngữ thầy cô gia đình dạy năm nào đều được thay thế bằng cái chữ bắt đầu bằng chữ Đờ.
Chỉ khi tôi vào được đất Phật, đi theo đoàn hành hương mà đã cho tôi quá giang đủ bốn ngày, tôi mới thấy lòng mình nhẹ tâng. À, lần tôi nhìn thấy cảnh thiêu xác ở sông Hằng nữa.
Một trong những ngôi trường Phật Giáo đầu tiên trên thế giới. 5 giờ sáng hôm đó, cái không khí mờ ảo đọng trong tiếng kinh cầu của đoàn Phật tử Việt Nam, trở nên đặc biệt vô cùng.
Và điều đầu tiên tôi tới cửa khẩu Ấn Độ và Nepal, là chạy một mạch qua bên Nepal, và hạnh phúc ngập tràn khi thoát khỏi Ấn Độ.
5. Nepal:So với một Ấn Độ bát nháo, Nepal nhẹ nhàng hơn hẳn.
Tôi lấy status của mình trên Facebook để miêu tả về Nepal, thì nó ra như thế này:
“Sáng nay mình mài mông mười tiếng đồng hồ trên xe búyt, cua qua đâu chục cái đèo từ đất Phật, để đến thành phố vừa sến vừa không sến này.
Tôi thử vào chùa thiền, và 30 phút sau tôi phải chào tạm biệt vì tâm hồn xao nhãng của mình.
Sến, kiểu trời lạnh kiểu Đà Lạt/Sapa, đâu đâu không xa có cái hồ bao lãng mạn. Đâu đâu không xa nữa lại có nguyên dãy Himalaya đầu bạc như bô lão nhìn xuống dưới đất, bảo lũ chúng mầy ôm ấp hôn hít nhau nơi công cộng trong khi tau ở đây cả nhiêu đâu chục thiên niên kỉ rồi mà vẫn ế nhăn răng
Xin tá túc tại chùa Myanmar.
Bạn có thể nắm tay nắm chân nắm gì cũng được đi dạo quạn quẩn ở đây, lâu lâu xà nẹo vô mấy quán nhòm sang trọng nhưng chỉ có bốn mươi nhăm hay sáu mươi nghìn một phần cơm thôi, vừa ăn vừa ngồi nhòm thiên hạ, rồi lại xà nẹo đi lang thang dọc đường vang đủ những tiếng nhạc sống bao ngon, nhún nhún nhảy nhảy giữa đường cảm thấy cuộc sống đẹp biết bao.
Một góc của Kathmandu
Hay nếu bạn không sến, bạn có thể đi leo núi từ 4 tuần tới gần cả gần mấy tháng xung quanh Himalaya lão bá, để trầm trồ nghe cụ già mà đẹp lão ghê.
Thế bạn bảo, tới Nepal rồi mầy có đi trekking không?
Bảo tao béo thế này trước khi playlist nhạc của SNSD gần cả chục cái album nó chạy xong là lè lưỡi như choá nằm thở rồi chứ leo sao nổi
(Thật ra nếu hết tiền mình vẫn có hy vọng rằng có thể về được nhà nguyên vẹn. Lên Google gõ một tí là loạt tấm gương đi-không-cần-tiền sẽ hiện ra. Xong lỡ tui viết đi từ đâu đó về Viêt Nam không có tiền cái báo mạng câu like giật tính xong tui bị bóc phốt chắc đội quần mất. Túm lại vẫn là lười và chưa sẵn sàng đó.)
Từ trên đỉnh nhìn xuống nơi người ta thiêu xác.
Nepal cưng thật cưng. Đi ngoài đường hết bị gọi là Tàu rồi mà họ bắt đầu nói tiếng của họ với mình vì họ tưởng mình là người Nepal luôn.
Tui đi ngoài đường, bảo với bạn, là mầy ơi tao đi mà không có bọn tài xế bấm còi như nhà đang cháy hay mấy đứa tới nài nỉ đòi tiền tao với cả không có kít bò dọc đường tao thấy không quen.
Sau khi bỏ chạy khỏi Ấn Độ, Nepal như thanh tẩy tâm hồn như Dr. Thanh sướng ghê bây :((((.”
6. Thái Lan:Vì quá hoảng sợ với Ấn Độ, tôi quyết định sẽ không về lại Ấn để tiếp tuc đi tiếp đến Myanmar. Thái Lan đón tôi quay lại lần thứ ba.
Gặp lại nhau sau sáu năm, Bangkok lạ quá. Kiểu Bangkok là dậy thì thành công, hào nhoáng vừa đủ và văn minh hơn bạn gì đấy ở cách xa ba giờ bay khá nhiều ;).
Bạn tôi hỏi, người Việt mày có ai làm cả dân tộc quý ngay cả khi mất vẫn thương như này chưa?
7. Lào:Tôi không ngờ được rằng, quốc gia tưởng-chừng-như-nghèo-nhất-Đông-Dương, lại đắt hơn tôi tưởng khá nhiều.
Nếu so với các bạn khác trong Đông Nam Á, Lào, đi kèm với Brunei, không có gì quá nổi trôi để giữ chân khách du lịch. Ở cả hai hơi đều không có những cái nhất níu chân khách du lịch, như một Bagan quá huyền ảo ở Myanmar, hay như một Angkor Wat hết sức đồ sộ ở Campuchia.
Cái khác giữa Brunei và Lào, và cũng là điều níu chân tôi lại ở quốc gia này, là tinh thần rất nhẹ nhàng và đậm chất Phật tại nơi đây. Có những thời khác tôi tưởng mình lọt thỏm vào những năm xưa cũ của Đông Dương, và cũng có những thời khắc tôi cảm thấy mình bình yên đến lạ kì. Lào có sức an ủi tâm hồn rất lớn.
8. Trung Quốc:Khoe trước, tôi đã kết chuyến đi về Việt Nam của mình bằng một chuyến đi quá giang hết sức hoành tráng. Lần đầu tiên tôi đi xin quá giang dưới mưa, tóc tai rũ rượi, người ngợm ẩm ướt. Đây là một điều cực kì tự hào, ít nhất là đối với tôi.
Trích trong Facebook, về ba ngày đầu ở Trung Quốc:
“Thế là sau bao năm đọc/xem Tây du ký, Thần điêu đại hiệp, tân dòng sông ly biệt, phong thần, hồng hài nhi, hoàn châu cách cách, tế điên, bao công các kiểu, nay tui đã tới được Trung Quốc, một trong những quốc gia mà cái-gì-cũng-co.
Tui lại đi lạc nữa rồi các mẹ ạ giờ ngồi chờ chả biết có ai giải cứu kịp không . Từ lúc đi mặt dầy vãi chưởng, mắc ị mắc ái mắc thiếu wifi sống ảo cứ thế vào khách sạn lụi mà xin
Ba ngày tui ở TQ, và ba ngày cảm xúc tối màu hơi nhiều hơn đậm màu, nhưng Trung Quốc khác nhiều hơn tui tưởng.
Quá giang thành công ở Quế Lâm!
1. Người Trung Quốc văn minh hơn tui nghĩ. Tui mới tới hai thành phố thôi, chưa gộp hết được, nhưng tình trạng phun nước miếng đầy đường thì vẫn chưa ai qua khỏi Ấn Độ. Đường phố TQ sạch hơn tui tưởng rất nhiều.
Việc bấm còi vẫn còn, và phun nước bọt ra đường không phải không có. Nhưng so với Việt Nam và Ấn Độ thì Trung Quốc vẫn còn phải…đuổi khá xa :).
À nữa, lại một quốc gia không lấn tuyến và không băng qua đường ẩu như quê nhà. Vẫn xếp hàng và văn minh không thua kém ai. Nên bảo dân Trung cả tỉ mấy, mà vài ba trăm người ở tầng lớp nào làm hỏng, thì bảo cả dân Trung hỏng hết thì…hơi sai.
2. Xưa có bạn hỏi, anh ơi, tiếng Anh có lợi thế nhiều lắm khi du lịch phải không anh? Mình bảo cũng tùy em à.
Và Trung Quốc là nơi chứng minh cho điều đó, rằng mầy biết tiếng Anh kệ mầy. Ở đây tiếng TQ là thượng đế.
Bạn tưởng tượng cảm giác mình lạc đường mà cứ mở mồ Hello là họ chạy nó tức cỡ nào. Ngay cả tiếp tân khách sạn và ngân hàng cũng điếc tuốt. Không ai chịu dừng lại nghe bất cứ bạn phát ngôn gì. Ngay cả khi bạn Nihao, hoặc đưa màn hình có tiếng TQ, họ cũng…chạy tuốt. Lúc đó tui muốn cào xé bươi cuốc hết thần dân Tàu khựa kia ra nghìn mảnhhhhh.
Chỉ khi bạn zoom chữ Tàu bự chàng hảng ra, họ mới nhoẻn miệng cười và giúp. Có đêm tui tức vì họ cứ chạy, mặt một cục chả nói chả rằng gì dí sát chữ Tàu vào mặt hai đứa bồ bịch xà nẹo nhau. Lúc bạn nữ mở mồm phát ngôn được ngoại ngữ, tui chỉ muốn khoe cho cả xóm nghe như hồi tui được điểm 10 môn Toán lớp 4 năm nao.
Người Trung không xấu toàn diện, họ chỉ thích…chạy thôi.
3. Tới Trung Quốc tui thích làm gì đầu tiên?
Hỏi về Mao Trạch Đông và Thiên An Môn năm 1989.
” Ủa người Tàu tụi tao tao nghĩ ai cũng biết vụ đó mà ta. Ba mẹ tao cũng biể vụ Thiên An Môn đó. Chặn YouTube chặn thông tin các kiểu thì cứ chặn, còn chặn được không lại là…chuyện khác”. Một cô gái người Tàu cho hay.
4. Hỏi tiếp qua gì? Tây Tạng, Đài Loan, Hongkong và Macau.
Ba ngày vừa qua, đầu óc tui vẫn còn linh tinh vì chuyện dốt mình làm ở Lào, vẫn đang ăn mòn cơ thể nên chưa hưởng thụ được Tàu hết. Nhưng từ mai sẽ ráng tận hưởng quốc gia cuối cùng trong chuyến đi này trước khi về nhà.
Bỏ qua hết vấn đề chính trị, Trung Quốc văn minh và đẹp hơn tui nghĩ rất nhiều.
Nhắn nhỏ. Đội ơn bạn hôm qua đã cho tui đúng app mở vpn đàng hoàng để tui sống ảo được :'(. Tàu chặn mạng giỏi hơn Iran nên khổ quá chừng :'(
Đăng bởi: Thủy Lương
Từ khoá: Hồi Ký Du Lịch Bụi Châu á: Từ Azerbaijan đến Trung Quốc, Và Những ấn Tượng đầu Tiên
Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Azerbaijan (Azerbaijan Map) Năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!