Xu Hướng 10/2023 # Biếng Ăn, Kém Hấp Thu: Thực Trạng Và Giải Pháp Hiện Nay # Top 16 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Biếng Ăn, Kém Hấp Thu: Thực Trạng Và Giải Pháp Hiện Nay # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Biếng Ăn, Kém Hấp Thu: Thực Trạng Và Giải Pháp Hiện Nay được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Biếng ăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Tại viện dinh dưỡng quốc gia, số trẻ đến khám suy dinh dưỡng vì lý do biếng ăn ở mức rất cao (tỷ lệ 45,9 – 57,7%)

Con biếng ăn, kém hấp thu – nỗi lo không của riêng ai

Tình trạng biếng ăn, kém hấp thu gây không ít lo lắng cho các phụ huynh. Bởi khi biếng ăn, trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể đặc biệt các vi chất quan trọng như kẽm, lysin, vitamin nhóm B…Việc thiếu hụt vi chất lại khiến trẻ biếng ăn hơn, lâu dần đến tình trạng giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng, hạn chế phát triển chiều cao và trí tuệ.

Bé Bông, con chị Nguyễn Thị Hoài Thu, Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh là một trường hợp biếng ăn điển hình. Khi bú mẹ hoàn toàn, mỗi tháng bé đều tăng 800 – 1000gr. Nhưng khi bắt đầu dặm, bé chỉ hào hứng vài ngày đầu, sau trở nên không hợp tác. Bé thường xuyên phun thức ăn, không phun thì lại ngậm đến chảy nước ra. Bữa ăn kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ. Hệ quả, hai tháng liền bé không tăng cân, tháng thứ ba thậm chí còn sụt cân. Biếng ăn, thiếu cân khiến sức đề kháng giảm, bé thường xuyên ốm, khi ho, khi chảy nước mũi, trận này chưa qua trận khác đã tới.

Giải quyết tình trạng biếng ăn giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng

Làm thế nào để con ăn ngon hơn và hấp thu tốt hơn là điều mà những phụ huynh như chị Thảo, chị Cẩm vô cùng trăn trở. Xu hướng giải quyết tình trạng biếng ăn kém hấp thu ở trẻ hiện nay là bổ sung các vi chất dinh dưỡng và năng lượng thiếu hụt để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Phương pháp này sẽ không chỉ giúp trẻ ăn ngon và hấp thu tốt mà còn có sự phát triển cân đối chiều cao – thể chất – trí tuệ, không rơi vào tình trạng béo phì (với nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu khi còn trẻ).

Một số vi chất dinh dưỡng hiện nay đang được khuyến cáo sử dụng: kẽm, selen, vitamin nhóm B, lysin, taurin…

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Danh, GĐ trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh và BS Tạ Thị Anh Hoa (nghiên cứu được đăng trên tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm – số 2 tháng 11 năm 2003) việc bổ sung kẽm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm có thể dẫn tới tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú kéo dài. Việc bổ sung kẽm hợp lý sẽ giúp cải thiện vị giác, giúp trẻ thèm ăn một cách tự nhiên.

Vitamin nhóm B (B1, B2, B6) hỗ trợ quá trình sản sinh năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ kém hấp thu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó việc bổ sung acid amin là hết sức cần thiết đặc biệt là lysin và taurin. Ngoài việc giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh, lysin còn có tác dụng tăng cường hấp thu, giảm thải trừ Canxi, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Taurin là thành phần  quan trọng  của acid mật, giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất béo. Taurin là thành phần quan trọng của acid mật giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất béo cho cơ thể.

Việc bổ sung các vi chất kể trên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện các chức năng của cơ thể đồng thời bổ sung năng lượng hỗ trợ tăng cường chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, để khắc phục chứng biếng ăn của trẻ một cách triệt để, các phụ huynh nên lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn cân đối 4 nhóm chất, phân chia lượng ăn dặm và sữa hợp lý đối với trẻ ăn dặm…) và tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

Một số thói quen ăn uống “nuôi dưỡng” giặc “biếng ăn” cần được xóa sổ:

Để bữa ăn kéo dài quá lâu

Cho trẻ ăn vặt nhiều (snack, nước ngọt, bánh kẹo…)

Vừa cho ăn vừa đi chơi…

Nịnh trẻ ăn bằng bánh kẹo, đồ chơi…

Cách Khắc Phục Chứng Kém Hấp Thu

Những người có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và vitamin nhưng cơ thể vẩn không có sức khỏe như mong muốn thì rất có thể mắc phải triệu chứng kém hấm thu. Việc kém hấp thu khiến cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cho các hoạt động và thường dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng kém hấp thu này.

1. Chứng kém hấp thu là gì?

Ở những người bình thường thì trong quá trình tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ thông qua ruột non, sau đó đưa vào máu và đến mô, cơ cùng những cơ quan khác có nhiệm vụ duy trì sự sống và phát triển cơ thể. Tuy nhiên với những người mắc hội chứng kém hấp thu thì khác, dù họ đã có một chế độ ăn uống vô cùng hợp lý thì cơ thể vẫn không nhận được những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho hoạt động. Sự kém hấp thu này có thể xảy ra với một số chất như protein, vitamin, lipid… hoặc có thể xảy ra với tất cả các dưỡng chất.

2. Nguyên nhân gây ra chứng kém hấp thu

Chứng kém hấp thu không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của nhiều tình trạng khác nhau góp phần tạo ra. Do đó mà rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể khiến người bệnh bị mắc hội chứng này. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh lý hay tình trạng có thể gây ra chứng kém hấp thu như chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng, di ứng thức ăn, rối loạn dung nạp lactose, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Việc sử dụng quá nhiều rượu hay các loại thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid cũng có thể dẫn tới cơ thể khó hấp thu dưỡng chất. Ngoài ra một số bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật, ống mật, ống tiêu hóa… cũng là nguyên nhân gây ra kém hấp thu. Nếu có các điều trị tiến hành trên ruột như xạ trị, phẫu thuật… cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của cơ thể.

3. Dấu hiệu nhận biết chứng kém hấp thu

Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy kèm theo những rối loạn tiêu hóa khác như táo bón, đầy bụng, khó tiêu, thay đổi tính chất phân… kém hấp thu cũng biểu hiện ở một số cơ quan khác của cơ thể như yếu cơ, chuột rút, da khô, tóc khô, suy giảm thị lực… Hội chứng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, sụt cân, chậm phát triển, giảm khả năng tập trung hay thậm chí là bị trầm cảm.

Với trẻ nhỏ thì thường hội chứng kém hấp thu bắt đầu bằng hiện tượng không dung nạp được sữa nếu kéo dài sẽ có tác động lớn tới sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Suy giảm vitamin và khoáng chất dễ dàng dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, làm trẻ chậm phát triển. Do đó nếu phát hiện chứng kém hấp thu thì nên đưa người bệnh tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị hiệu quả, nhất là những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

4. Cách khắc phục chứng kém hấp thu

Có thể cải thiện tình trạng kém hấp thu qua chế độ ăn uống, giúp làm lành các tổn thương ở ruột cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hay chất nhầy dư thừa. Chế độ ăn uống của người bị kém hấp thu nên có nhiều chất lỏng, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều các thực phẩm như gạo, bột yến mạch, bột, mỳ ống, trái cây, cá… Đảm bảo uống đủ từ 6-8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày. Ăn ít chất xơ, chất béo, sữa, lúa mì, sản phẩm có chứa caffein, sản phẩm thịt… Nên ăn sữa chua ít đường để tăng cường hệ vi sinh cho đường ruột. Chia nhỏ khẩu phần ăn và tránh ăn quá nhiều trong một bữa. tốt nhất bạn nên tới bác sĩ để có lời khuyên cũng như hướng dẫn chính xác về chế độ dinh dưỡng cho mình.

Khắc phục chứng kém hấp thu là một điều vô cùng cần thiết để cơ thể đủ dưỡng chất hoạt động, tránh các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bạn cần tới bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đáon và tiến hành điều trị chính xác và hiệu quả.

Theo dinhduong.online tổng hợp

Lẽ Sống Là Gì? Thực Trạng Lẽ Sống Của Giới Trẻ Hiện Nay

1. Tìm hiểu lẽ sống là gì?

– Lẽ sống đạo đức: đây là một quan niệm về cuộc sống của con người mà trong đó nội dung được xác định bởi các mối quan hệ giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và hạnh phúc giữa mọi người với nhau. Hiểu theo cách khác, lẽ sống đạo đức chính là ý nghĩa của cuộc sống mà khi đó con người có thể từ đó tự nhận thức được cũng như tự giác hành động theo vì lý tưởng đạo đức đúng đắn và cao đẹp nhất. Lẽ sống tầm thường và lẽ sống đạo đức khác nhau ở chỗ, trong lẽ sống đạo đức, con người có thể nhận ra được ý nghĩa cuộc sống của chính mình và hướng tới những giá trị đích thực, tốt đẹp và mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình, xã hội.

2. Lẽ sống bao gồm những phạm trù nào?

2.1. Phạm trù về triết học

– Thứ nhất, nhiều người cho rằng con người sống không hề có ý nghĩa gì cả. Và điển hình cho quan niệm này phải kể đến chính là một số trường phái về tôn giáo, duy tân, trường phái về chủ nghĩa bi quan lịch sử,… Họ cho rằng con người sinh ra đã khổ và sống chẳng có ý nghĩa gì trên đời.

+ Thời cổ đại, lẽ sống của con người là đặt gia đình, đất nước, sự yên bình thiên hạ và vấn đề đạo đức, đối nhân xử thế của con người.

+ Thời cận đại, lẽ sống chính là đi tìm kiếm những tri thức khoa học cũng như đề cao lý tưởng, lý trí của con người.

Và với ý nghĩa cuộc sống, mỗi người sẽ có cho mình cái nhìn nhất định, thường sẽ có hai cách nhìn sau đây:

– Lẽ sống có ý nghĩa tích cực, nghĩa là con người có thể thấy rõ được bản chất của xã hội, cuộc sống có ý nghĩa nhân đạo, con người nhận thấy được trách nhiệm của bản thân cũng như hạnh phúc của mình trong các mối quan hệ.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định, ước mơ, khát vọng cần vươn tới chính là lẽ sống của con người.

2.2. Phạm trù đạo đức học

Còn theo quan niệm về lẽ sống của đạo đức học Mác – Lênin khẳng định, lẽ sống là nền tảng tinh thần của con người. Và để có thể giải quyết được những vấn đề về lẽ sống một cách khoa học nhất, cần phải xuất phát từ tiền đề thực tế, khách quan và phải gắn liền với các hoạt động của con người, lẽ sống đạo đức là sống thật đúng đắn và biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của xã hội.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các hoạt động đó, con người không chỉ thực hiện với ý nghĩa là cống hiến, là đóng góp cho xã hội mà còn làm cho các hoạt động đó có ý nghĩa với chính bản thân họ. Qua đó, con người có thể hoàn thiện được những năng lực hoạt động, kỹ năng, trí tuệ, bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp,… và tạo ra được nguồn thu nhập ổn định cho bản thân.

Việc làm IT phần mềm

3. Vai trò của lẽ sống

– Lẽ sống góp phần xác định những điều đúng đắn: có lẽ sống đúng đắn tức là con người có một lối sống, quan điểm sống đúng và tốt đẹp. Từ đó con người sống để cống hiến cho xã hội, sống vì sự hạnh phúc của bản thân cũng như mọi người, thúc đẩy con người vươn lên vì những điều tốt đẹp. Qua đó nhân phẩm, danh dự của con người cũng được đánh giá cao.

– Lẽ sống đạo đức giúp mang lại cho con người và xã hội niềm hạnh phúc chân chính. Lẽ sống đúng đắn sẽ tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời hơn cho dù có bất kỳ khó khăn , thử thách nào cũng luôn vui vẻ và vượt qua. Chính vì vậy, tạo cho bản thân một lẽ sống tốt đẹp, đúng đắn là điều rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người trong xã hội, nhất là đối với giới trẻ hiện nay.

4. Thực trạng lẽ sống của giới trẻ hiện nay

Thực tế cho thấy, xã hội ngày càng phát triển, văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam cũng ngày càng rõ nét, khiến lẽ sống của con người, nhất là giới trẻ cũng thay đổi. Lẽ sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay được đánh giá là kém hơn rất nhiều so với các thời đại trước. Nhiều gia đình khi có điều kiện hơn đã mang đến cho con em của mình một cuộc sống tốt hơn về vật chất, từ đó nhiều bạn không hiểu được những khó khăn, vất vả và có lối sống buông thả và không có lý tưởng, trí cầu tiến cho tương lai. Đặc biệt, hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hàng loạt những ứng dụng tiện ích ra đời, ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ giới trẻ. Những chủ nhân tương lai của đất nước không còn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, sống một cuộc sống công nghệ không lành mạnh, buông thả, ăn chơi sa đọa, nghiện ngập và hàng loạt những tệ nạn xã hội khác. Điều này dẫn đến sự lười biếng, không chịu học hành tử tế, không xác định được mục đích sống, lẽ sống của chính bản thân mình là gì. Điều này thật sự đang là mối nguy hại lớn của xã hội và cần phải có biện pháp để thay đổi. Các bạn trẻ hãy hiểu rằng, địa vị, sự nghiệp, giàu sang, phú quý,… không tự sinh ra, để có được một cuộc sống tốt đẹp như bây giờ, ông bà, cha mẹ đã phải trải qua những thời gian khó khăn, vất vả ra sao? Và quan trọng nhất, họ đã có lẽ sống đúng đắn, có mục tiêu và lý tưởng tốt đẹp, có ý chí vươn lên mới có được những thành quả như ngày hôm nay. Do đó, ngay từ bây giờ, với nhiệt huyết và năng lượng của tuổi trẻ, với những cơ hội rộng mở phía trước, hãy thức tỉnh và suy nghĩ về cuộc sống, đặt ra lẽ sống thật đúng đắn, xác định cho mình lý tưởng vì bản thân, gia đình và xã hội, hướng đến một tương lai tươi sáng bởi tuổi trẻ sẽ không đến hai lần và thời gian qua rồi cũng không thể quay trở lại!

Các Biện Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Hợp Đồng

Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiên, thực hiện không đúng, không đẩy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thì người có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều mang tính chất dự phòng và luôn tổn tại kèm theo một nghĩa vụ chính nên chỉ được áp dụng khi bên có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ chính mà họ đã tự nguyện cam kết. Tùy từng trường hợp và tùy thuộc vào việc cam kết, thỏa thuận, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có những quy chế xử lí khác nhau. Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sau đây: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. Mỗi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có đặc trưng và bản chất pháp lí khác nhau.

Tính chất trái quyền trong quan hệ nghĩa vụ thể hiện ở chỗ bên có quyền chỉ được hưởng quyền đó khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ của họ. Việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trước hết là dựa vào sự tự giác của họ nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia quan hệ nghĩa vụ đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Trong một quan hệ nghĩa vụ, người có quyền được chủ động yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc không được thực hiện một công việc nhất định và chỉ khi nào công việc đó được thực hiện đúng thì người có quyền mới thoả mãn được lợi ích của mình. Tuy nhiên, về cách thức, biện pháp thực hiện nghĩa vụ và việc thực hiện hay không thực hiện lại phụ thuộc vào hành vi của người có nghĩa vụ. Vì thế, quyền chủ động của người có quyền rơi vào thế bị động là phải phụ thuộc vào hành vi của người khác để thoả mãn yêu cầu của mình. Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ. Dù vậy, nhiều khi vẫn không bảo đảm được quyền lợi của người có quyền nếu người vi phạm nghĩa vụ không có khả năng tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

Nhằm khắc phục tình trạng ttên và tạo cho người có quyền trong các quan hệ nghĩa vụ có được thế chủ động ttong thực tế hưởng quyền dân sự, pháp luật cho phép các bên có thể thoả thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ. Thông qua các biện pháp này, người có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình để tác động trực tiếp đến tài sản của phía bên kia nhằm thoả mãn quyền lợi của mình khi đến thời hạn mà phía bên kia không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Chẳng hạn, để bảo đảm bên vay phải trả nợ cho mình khi đến hạn đồng thời nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ, bên cho vay vẫn có cơ hội để thu hồi vốn vay, các bên thoả thuận bên vay phải giao cho bên cho vay một tài sản và bên cho vay được quyền xử lí tài sản đó để thu hồi vốn nếu bên cho vay không trả nợ vay khi đến thời hạn.

Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm. Vì vậy, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được hiểu theo hai phương diện:

Về mặt khách quan: Là sự quy định của pháp luật về các biện pháp để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.

Về mặt chủ quan: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thoả thuận giữa các bên về việc lựa chọn sử dụng một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với tính chất tác động, dự phòng để bảo; đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

Phụ thuộc vào nội dung, tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể, cũng như phụ thuộc vào điều kiện của các chủ thể tham gia quan hệ ấy mà mỗi một biện pháp bảo đảm mang một đặc điểm riêng biệt. Ngoài ra, tất cả các biện pháp bảo đảm đều có các đặc điểm chung sau đây:

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ nào đó. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm. Nghĩa là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập. Nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. Vì vậy, người ta gọi nghĩa vụ phát sinh từ các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao ttách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ.

Thông thường, khi đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao ưách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên. Ví dụ:biện pháp đặt cọc buộc các bên phải giao kết hợp đồng.

Mục đích của các biện pháp bảo đảm được thể hiện thông qua các chức năng của từng biện pháp cụ thể. Mỗi một biện pháp bảo đảm có đặc điểm và tính chất riêng biệt, nên chức năng của chúng không thể giống nhau hoàn toàn. Một chức năng riêng biệt có ở biện pháp này nhưng không có ở biện pháp khác. Nhưng nếu nhìn một cách tổng thể thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều có ba chức năng nói chung: Chức năng tác động, chức năng dự phòng và chức năng dự phạt.

Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất

Lợi ích của các bên trong nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất. Quy luật ngang giá trong các quan hệ tài sản cho chúng ta thấy rằng chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được các lợi ích vật chất. Vì vậy, các bên ttong quan hệ nghĩa vụ không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng của biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản (vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản hoặc là một công việc phải làm). Các đối tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ nói chung.

Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính

Khoản 1 Điều 293 Bộ luật dân sự năm 2023 quy định:

“Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, về nguyên tắc, phạm vi bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.

Ví dụ: “Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh”.

Phạm vi của bảo lãnh không lớn hơn phạm vi của nghĩa vụ dù trong thực tế người có nghĩa vụ đưa một tài sản có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Vì rằng, dù giá trị của đối tượng bảo đảm có lớn hơn giá trị nghĩa vụ nhưng mục đích của việc bảo đảm đó cũng chỉ là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định.

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ

Cho dù các bên đã đặt ra một biện pháp bảo đảm bên cạnh một nghĩa vụ chính nhưng vẫn không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm đó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện một cách đầy đủ. Thông thường, trong một quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ tự giác thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người có quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng được coi là chấm dứt. Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đàm cho thấy rằng các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhàm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền.

Thứ sáu, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ sự thoả thuận giữa các bên

Nếu các nghĩa vụ phát sinh từ những cãn cứ khác nhau (các căn cứ này có thể là sự thoả thuận, có thể là do quy định của pháp luật) thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể phát sinh thông qua sự thoả thuận của các bên ưong một giao dịch dân sự. Vì vậy, có quan đỉểm cho rằng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là những hợp đồng phụ được đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính. Quan điểm trên còn nhiều vấn đề cần tranh luận nhưng dù sao vẫn phải thừa nhận rằng cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thoả thuận giữa các bên. Có những hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định buộc phải có biện pháp bảo đảm (như hợp đồng cho vay mà bên cho vay là Ngân hàng nhà nước) nhưng không vì thế mà mất đi sự thoả thuận giữa các bên. Dù pháp luật đã quy định phải có thế chấp của người vay nhưng người vay vẫn có quyền lựa chọn thoả thuận để cùng với bên cho vay xác định về nội dung của thế chấp (đối tượng của thế chấp là bất động sản nào, phương thức xử lí tài sản ra sao V.V.).

Từ khái niệm và những đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm, có thể nói ràng về bản chất pháp lí, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một loại “chế tài” trong nghĩa vụ dân sự. Chế tài này do các bên thoả thuận đặt ra dưới sự bảo trợ của pháp luật. Các bên có thể tự áp dụng như đã thoả thuận khi có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc nếu không CÓ thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để bào đảm quyền lợi cho bên có quyền.

1. Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải đặt cọc, ký quỹ hoặc được bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền đặt cọc, ký quỹ do bên mời thầu quy định, nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng.

2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm bên trúng thầu hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.

4. Sau khi nộp tiền đặt cọc, ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên trúng thầu được hoàn trả tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu.

Khái niệm cụ thể cả các phương án bản đảm này được hiểu như sau:

Trong luật doanh nghiệp có nóiBảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật doanh nghiệp có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực.

1. Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

2. Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thay thế phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

3. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

4. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

5. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

6. Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực.

7. Tín chấp là việc Tổ chức chính trị – xã hội được pháp luật cho phép bảo đảm (bằng tín chấp) cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

Một Số Kết Quả Về Lý Luận Và Thực Tiễn Của Đề Tài Khoa Học: Thực Trạng Và Giải Pháp Bài Trừ Một Số Tập Tục Lạc Hậu Trong Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Hà Giang

Thứ sáu – 17/06/2023 12:53

Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bài trừ một số tập tục lạc hậu trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang” được UBND tỉnh ban hành quyết định giao Văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang là cơ quan chủ trì triển khai. Tháng 6 năm 2023, Đề tài đã được nghệm thu với kết quả đạt Xuất sắc. Ban chủ nhiệm đề tài đánh giá một số kết quả về lý luận và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, cần xác định tập tục lạc hậu là tồn tại xã hội. Sự hiện diện của tập tục lạc hậu, bắt nguồn từ chức năng xã hội của tập tục đó và trình độ nhận thức của cộng đồng. Thực tế, mỗi tập tục đều có chức năng xã hội riêng, ví dụ như tục tảo hôn ngoài chức năng gia đình, duy trì nòi giống, còn có chức năng kinh tế, giải quyết vấn đề thiếu lao động, đồng thời sớm tái sản xuất nguồn nhân lực. Tục kết hôn cận huyết, có chức năng để duy trì, thắt chặt quan hệ anh em họ hàng và bảo toàn kinh tế dòng họ (tránh để người và của cải thất thoát sang dòng họ khác); hay tục phạt vạ có chức năng giáo dục các thành viên trong cộng đồng; tục cúng bái khi ốm đau, có chức năng để chữa bệnh; tục cúng giải hạn để cầu sức khỏe bình an… Do đó sự tồn tại của bất kỳ tập tục nào, cũng là vì nó còn ý nghĩa giá trị nhất định đối với cộng đồng đó. Tập tục chỉ thay đổi, mất đi khi nó không còn giá trị và người dân nhận thức rõ những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cộng đồng, mong muốn xóa bỏ.

Thứ hai, mọi vấn đề đời sống xã hội đều chịu sự chi phối của kinh tế. Sự tồn tại của tập tục lạc hậu cũng xuất phát từ vấn đề kinh tế. Điều này biểu hiện rõ nhất ở các tập tục trong tang ma và hôn nhân. Việc phúng viếng nhiều gia súc, gia cầm mục đích chính là để người ta trả “nợ đồng lần”, ngoài ra còn có một bộ phận được hưởng lợi đó là thầy cúng. Tục thách cưới, đối với nhà trai phải bỏ ra một món tiền và lễ vật để “mua cô dâu”, còn đối với nhà bố mẹ cô gái sẽ nhận được một món lễ vật có giá trị kinh tế lớn từ việc “bán dâu”. Do vậy, muốn xóa bỏ tập tục, phải có giải pháp giúp đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, mới tạo được niềm tin và nền tảng cho sự thay đổi nhận thức, hành vi.

Thứ ba, vấn đề tập tục của đồng bào phải do chính đồng bào tự cải tạo, xóa bỏ. Bởi họ là chủ thể hành vi của tập tục đó, không ai có thể đứng ra làm thay, mà chính họ mới có thể giải quyết vấn đề của họ. Tuy nhiên cần xác định rõ, nhiệm vụ cải tạo, xóa bỏ tập tục lạc hậu, không phải là trách nhiệm riêng của một cộng đồng dân tộc địa phương nào đó, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Do đó, quá trình triển khai, các cấp, các ngành phải quan tâm đồng hành sát sao, hướng dẫn phương pháp, cách làm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Thư tư, công tác cải tiến, xóa bỏ tập tục trong đồng bào DTTS là cuộc vận động sâu rộng nhằm thay đổi về tư tưởng, nhận thức và hành vi của cả cộng đồng người. Đây là cuộc đấu tranh “gạn đục khơi trong” trường kỳ, gian nan và rất nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình thực hiện, tuyệt đối tránh tâm lý chủ quan, nóng vội, tư duy áp đặt máy móc, mà cần lắng nghe, bàn bạc, công khai, dân chủ, tạo tiếng nói chung trong cộng đồng, đi đến sự đồng tình nhất trí cao về phương pháp, cách làm. Cần khéo léo, nhạy cảm nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội. Tránh để xảy ra xung đột, bất đồng, mâu thuẫn lớn. Tránh thái độ phân biệt kỳ thị, bài xích tập tục của đồng bào, mà phải phân tích, chỉ ra cho họ thấy rõ điểm không phù hợp của tập tục đó trong thời điểm hiện nay, cũng như những tác động tiêu cực của tập tục đến sự phát triển KT – XH và đời sống, bằng những lý lẽ có tính khoa học, hợp lý, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và địa phương.

Thứ sáu, cải tạo bài trừ hủ tục lạc hậu là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Mỗi cấp, mỗi ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm tham gia, phối hợp can thiệp, tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân từng bước giảm thiểu, cải tiến, xóa bỏ tập tục, xây dựng đời sống văn hóa mới.

Thứ bảy, trước khi triển khai vận động cải tiến, xóa bỏ tập tục lạc hậu, cấp ủy, chính quyền địa phương phải xây dựng được “kịch bản” thay thế các phong tục, tập quán bị xóa bỏ. Luôn chủ động làm chủ tình huống, tránh lúng túng, lệch hướng trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân.

Thứ tám, tiến hành bài trừ tập tục phải có lộ trình, từ khảo sát, nghiên cứu khoa học, thí điểm, nhân rộng, sơ kết, tổng kết. Đặc biệt chú trọng công tác thi đua khen thưởng các tấm gương sáng, nhân tố điển hình.

Đặc biệt đề tài đã xây dựng được 02 mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Dao và dân tộc Mông. Sưu tầm, thiết kế mô hình không gian bảo tồn văn hóa tại xã Lũng Pù và xã Hồ Thầu. Đây được coi như điểm nhấn quan trọng, gắn kết những giá trị văn hóa của quá khứ và hiện tại cần bảo tồn và gìn giữ. Điều quan trọng là từ những không gian văn hóa này, sẽ là nơi thu hút du lịch địa phương với nhiều giá trị tiếp cận về kinh tế du lịch được mở ra; người dân sẽ nhìn thấy lợi ích từ chính những giá trị văn hóa của họ và bản thân người dân sẽ tự nguyên thay đổi, bài trừ hủ tục, để thay đổi cho chính cuộc sống của họ và thế hệ tương lai.

Có thể khẳng định kết quả nghiên cứu đề tài đã phản ánh trung thực thực trạng tồn tại của các tập tục lạc hậu và phân tích ảnh hưởng, hệ lụy của các tập tục đó đến các lĩnh vực đời sống nhân dân, nếu như không được cải tiến, xóa bỏ. Trên cơ sở thực trạng của tập tục lạc hậu, đề tài đã đề xuất được các nhóm giải pháp cải tạo, bài trừ sát với thực tiễn các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang; đặc biệt kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng để Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 10/5/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ tập tục lạc hậu ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Nguyễn Mạnh Dũng, Phạm Văn Tú

Tổng Hợp Tour Trekking Hấp Dẫn Dành Cho Giới Trẻ Hiện Nay

Có thể bạn chưa biết: Thuật ngữ trekking là gì? Gợi ý những cung đường trekking nổi tiếng ở Việt Nam

1. Chinh phục Fansipan, Lào Cai

Được ví như là nóc nhà của Đông Dương, Fansipan nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Và có độ cao là 3.143m so với mực nước biển. Để có thể chinh phục được ngọn núi này thì các phượt thủ cần chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết cùng với thể lực và tinh thần thật tốt.

Chinh phục Fansipan

Theo chương trình tour trekking Fansipan thì điểm trekking đầu tiên của hành trình này sẽ là trạm Tôn. Bạn sẽ leo núi theo cung đường Trạm Tôn – Fansipan – Trạm Tôn. Hoặc Trạm Tôn – Fansipan – Cáp treo với tổng chiều dài là 11,6 km. Trong khoảng thời gian 3-4 ngày. Nhiều phượt thủ cho rằng đây là cung đường trekking khá ngắn, không quá dốc, dễ đi. Bởi chủ yếu là những lối mòn bằng phẳng, được tạo nên bởi người dân bản địa thường xuyên vào rừng làm nương rẫy lâu đời. 

Điểm danh: Những địa điểm trekking miền Bắc lý tưởng mà trekker không nên bỏ qua

2. Tour trekking Tà Năng – Phan Dũng

Nhắc đến tour trekking hấp dẫn nhất hiện nay mà bỏ qua Tà Năng – Phan Dũng thì đúng là một sự thiếu sót cực kỳ lớn. Bởi Tà Năng – Phan Dũng được đánh giá là một trong những cung trek đẹp nhất ở Việt Nam. Nó đi qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng chiều dài hơn 55km. 

Cung đường Tà Năng – Phan Dũng

Không chỉ sở hữu chiều dài “có 102”, Tà Năng – Phan Dũng còn khiến cho bất kỳ ai khi đặt chân đến đây đều cảm thấy ngỡ ngàng. Bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình, đẹp mộng mơ. Vào mỗi mùa, ở đây đều có những nét đẹp riêng biệt, độc đáo. Tuy nhiên đặc trưng chung của cung đường trekking lý tưởng này chính là những đồi cỏ biết “biến hóa”. Và rừng thông ngút ngàn, lộng gió trên sống lưng khủng long khổng lồ. Phải chăng, vì thế nơi đây đã trở thành ước mơ được khát khao, chinh phục của biết bao phượt thủ?

Bỏ túi ngay: Các cung trekking Việt Nam đẹp “hớp hồn” giới trẻ

3. Khám phá núi Bà Đen – Tây Ninh

Núi Bà Đen không chỉ là một biểu tượng du lịch tâm linh nổi tiếng của khu vực Nam Bộ. Mà còn là điểm trekking hấp dẫn của các bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần. Nó nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử Núi Bà. Cách thành phố Hồ Chí Minh 110km. Và sở hữu độ cao khoảng 986m. Đặc biệt, nhìn từ xa ngọn núi này giống như một chiếc nón lá khổng lồ úp giữa những cánh đồng bằng phẳng, bạt ngàn xanh tươi tốt. 

Núi Bà Đen. Ảnh: Internet

Trekking núi Bà Đen – Tây Ninh giống như là một thử thách mới mẻ của các bạn trẻ dành cho bản thân mình. Mặc dù đường lên núi uốn lượn, quanh co với những núi đá gập ghềnh. Hay các bậc thang cheo leo nhưng khi lên tới đỉnh núi rồi thì chắc chắn chúng ta sẽ không hề hối tiếc. 

Đứng giữa đất trời bao la, nhìn xa xa đỉnh núi mây vờn, sườn dốc thoai thoải về 2 bên với cây cối xanh tươi tốt. Bạn sẽ thấy bao mệt mỏi tan biến. Không những thế, tour trekking hấp dẫn này sẽ còn mang đến cho bạn những câu chuyện huyền thoại xa xưa vô cùng li kỳ, thú vị…

4. Tour trekking mũi Đôi Cực Đông

Mũi Đôi hay còn gọi là mũi Bà Dầu – là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nó thuộc bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong. Tọa lạc tại làng chài Đầm Môn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Đây không chỉ là nơi đón ánh bình minh sớm nhất của một ngày mới trên dải đất hình chữ S. Mà còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với các kết cấu đá tạo thành những kỳ tác muôn hình, muôn vẻ.

Chinh phục mũi Đôi cực Đông. Ảnh: Internet

Nếu bắt đầu xuất phát từ thành phố Nha Trang hay Tuy Hòa, Phú Yên thì các bạn chỉ cần 1 ngày để chinh phục điểm trekking đẹp mang tên mũi Đôi này. Tuy nhiên, để hành trình  trở nên thú vị hơn thì nên ngủ lại 1 đêm. Để sáng hôm sau được chiêm ngưỡng bình minh tuyệt đẹp rồi khởi hành trở về.

Chuyến trekking mũi Đôi khá đặc biệt. Khi các bạn không hề phải băng rừng lội suối mà chỉ cần trải qua những cồn cát hoang sơ, nóng bỏng chân. Ghé thăm bãi Rạng với làn nước trong xanh, mát rượi. Và leo lên tảng đá lớn cao 6m để chiêm ngưỡng cảnh đẹp.

5. Tour trekking chinh phục núi Bidoup

Chinh phục núi Bidoup “nóc nhà của Lâm Đồng” cũng được biết đến là một trong những tour trekking hấp dẫn mà rất nhiều bạn trẻ yêu thích. 

Vườn quốc gia Bidoup – núi Bà thuộc vào địa phận của huyện Lạc Dương. Và một phần huyện Đam Rông. Nó cũng chiếm gần trọn cao nguyên Lâm Viên. 

Chinh phục Bidoup. Ảnh: Internet

Trekking Bidoup tức là bạn sẽ có cơ hội khám phá 1 trong 27 vườn quốc gia thuộc các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Hành trình sẽ kéo dài 28km. Từ việc băng rừng vượt sông rồi qua thung lũng nguy hiểm để đến với núi Bà cao 2.287m. 

6. Chinh phục núi Chứa Chan – Đồng Nai

Nếu bạn muốn tìm đến một vùng đất mới, nhiều thử thách thì đừng nên bỏ qua núi Chứa Chan hay còn gọi là Gia Lào ở Đồng Nai.

Ngọn núi này có độ cao là 837m so với mực nước biển và dáng núi hình vòng cung bao gồm ba ngọn đồi nối liên tiếp nhau trông giống như hình bát úp. Ít ai biết rằng, nơi đây đã rất vinh dự khi được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2012.

Núi Chứa Chan. Ảnh: Internet

Thông thường, chinh phục núi Chứa Chan sẽ có 2 con đường: đi theo đường chùa hoặc theo đường cột điện. Theo kinh nghiệm của một số phượt thủ đã trải qua thì đường cột điện đi theo một lối mòn nên dễ dàng hơn. Còn lối đi theo hướng đường chùa khá khó khăn và gian truân. Bởi cỏ lau, rừng trúc rậm rạp hay các lối rẽ có thể sẽ khiến cho các bạn có nguy cơ bị lạc đường.

Mong rằng từ những kinh nghiệm đi trekking của chúng mình, chúng mình đã gửi đến bạn những thông tin bổ ích về các tour trekking hấp dẫn.

Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.

Đăng bởi: Chơn Văn

Từ khoá: Tổng hợp tour trekking hấp dẫn dành cho giới trẻ hiện nay

Cập nhật thông tin chi tiết về Biếng Ăn, Kém Hấp Thu: Thực Trạng Và Giải Pháp Hiện Nay trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!