Bạn đang xem bài viết Bún Bò Huế Xưa Và Nay Có Gì Khác? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhắc đến ẩm thực Huế, bên cạnh những món chè Huế ngọt bùi, những món bánh Huế chan chứa tình người, ta cũng nhớ ngay đến món bún bò Huế. Nhưng liệu bạn có biết rằng, những tô bún bò Huế tại những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội hoàn toàn không có chút gì giống với bún bò Huế nguyên bản ? Tại sao lại như vậy?
Bạn đã thực sự thưởng thức bún bò Huế chính gốc chưa ? – Ảnh: Mạnh Huy
Hương vị bún bò Huế bạn đã quen miệng rất khác với vị truyền thống – Ảnh: tinmoi
Trước hết, sự thay đổi, phát triển cơ bản của bùn bò Huế từ xa xưa so với ngày nay đó là phần nguyên liệu chính: bò. Tên gọi khởi thủy của món ăn này là bún giò heo Huế, vốn đã xuất phát từ những buổi yến tiệc của hoàng cung triều Nguyễn, mãi đến sau này, khi văn hóa phương Tây xâm nhập ngày một dày đặc thì thịt bò mới dần được người Việt ưa chuộng và đưa vào món ăn.
Xưa kia người Việt luôn chuộng thịt heo trong nấu nướng hơn – Ảnh: amthuchanoi
Mãi sau này thịt bò mới được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn – Ảnh: yeudoi
Mãi đến sau này, bún bò Huế mới dần định hình được phong cách nấu và gia giảm các nguyên liệu sao cho hợp vị với thực khách mọi miền. Một số người khó tính coi sự thay đổi đó là mất gốc, bởi bún bò huế truyền thống sử dụng bún gạo sợi nhỏ, loại bún mà ngày nay người miền Nam, Sài Gòn thường sử dụng trong món bún riêu, hoặc bún dùng kèm khi ăn gỏi cuốn.
Khác biệt đầu tiên nhận thấy đó là dùng hai loại bún khác nhau – Ảnh: Mạnh Huy
Tiếp đó là việc sử dụng nhiều loại topping khác nhau – Ảnh: tinmoi
Cũng vì lẽ đó, nếu một người đã quen vị, và yêu thích với bún bò Huế tại Sài Gòn thử bún bò Huế gốc sẽ chê dở ngay, ngay cả một người du lịch sành ẩm thực, đã ăn thử bún bò Huế gốc sẽ cảm giác đó là một món ăn gì khác chứ không phải là bún bò. Ngoài khác biệt về loại bún, nước lèo nêm nếm cũng khác hẳn. Người miền Nam thường chuộng vị ngọt, nên nấu nước lèo bún bò thường hầm, nấu với xương, gân bò cho ra chất ngọt, còn người Huế lại lấy chất ngọt từ xác ruốt, chính vì vậy, vị ngọt của bún bò Huế truyền thống thường ít hơn, và vị mặn nồng nhiều hơn.
Người miền Nam thường nấu nước lèo bằng xương và gân bò hầm – Ảnh: wikipedia
Người Huế lại thường hầm xương, gân bò riêng và lấy chất ngọt chính từ ruốt – Ảnh: Mạnh Huy
Thông thường, một tô bún bò Huế truyền thống ngoài bún và nước lèo ra, còn có thịt bò nạc xắt lát, giò heo, chả Huế, và chả tôm, vì thế một tô bún của Huế cực nhiều dinh dưỡng và đậm đà hương vị, như một món ăn phục vụ trong hoàng cung xưa vậy. Nhưng người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn, có vẻ họ chuộng sự đơn giản, chỉ một cây chả huế, vài lát thịt bò, đôi khi có giò heo, thế là đủ.
Ăn bún bò Huế phải ăn kèm rau sống mới dậy vị – Ảnh: Mạnh Huy
Ăn bún bò xong còn phải thưởng thức vài món bánh Huế – Ảnh: Mạnh Huy
Và đương nhiên không thể thiếu một tách trà thơm – Ảnh: Sưu tầm
Bún bò Huế
Nhiều người nói rằng, bún bò Huế tại những thành thị lớn như Sài Gòn là mất gốc, không đúng vị Huế nữa, nhưng thật ra đó chỉ là một chút chỉnh sửa cho phù hợp hơn với khẩu vị của người phương xa, bởi đâu dễ để một món ăn cứ mãi một hương vị. Tuy nhiên nếu bạn có cơ hội, đừng quên ghé Huế thương để thưởng thức một tô bún bò nấu đúng bằng ruốt, đúng chất truyền thống, đúng chất Huế xưa.
Đăng bởi: Thị Hồng Thủy Đặng
Từ khoá: Bún bò Huế xưa và nay có gì khác?
Sau Sinh Có Được Ăn Bún Bò Huế Không? Có Nên Không?
Tìm hiểu liệu sau sinh có nên ăn bún bò Huế hay không? Đọc bài viết để hiểu thêm về lợi ích và khuyến nghị cho chế độ ăn sau sinh.
Bún bò Huế, một món ăn truyền thống nổi tiếng của miền Trung Việt Nam, với hương vị đặc trưng và hấp dẫn đã thu hút sự yêu thích của nhiều ngườTuy nhiên, sau khi sinh con, nhiều bà bầu đặt câu hỏi liệu có nên ăn bún bò Huế hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ăn bún bò Huế sau sinh và đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
Sau khi sinh, cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi để phục hồi sau quá trình mang thai và sinh con. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Đặc biệt, việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng có thể giúp sản phụ có đủ năng lượng để chăm sóc con và duy trì sức khỏe tốt.
Bún bò Huế chứa nhiều nguyên liệu giàu dinh dưỡng như bò, huyết, giò heo, bún, rau sống và các loại gia vị. Bò là nguồn cung cấp chất đạm cao, cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Huyết và giò heo chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường sức khỏe.
Trong giai đoạn sau sinh, việc chọn thực phẩm phù hợp rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Mặc dù bún bò Huế có nhiều lợi ích dinh dưỡng, tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số yếu tố.
Một số nguyên liệu trong bún bò Huế có thể gây khó tiêu hoặc gây kích ứng đối với một số ngườNếu bạn có dấu hiệu tiêu chảy, khó tiêu, hoặc dị ứng với các thành phần trong bún bò Huế, nên hạn chế hoặc tránh ăn.
Tuy nhiên, nếu bạn không có vấn đề sức khỏe đặc biệt, việc ăn bún bò Huế sau sinh có thể mang lại nhiều lợi ích. Bún bò Huế chứa các nguyên liệu giàu dinh dưỡng như thịt bò và huyết, giúp cung cấp chất đạm và sắt cho cơ thể. Ngoài ra, một bát bún bò Huế cũng cung cấp chất xơ từ bún và rau sống, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
Bún bò Huế chứa một số lượng calo và chất béo nhất định. Nếu bạn ăn trong mức độ vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân đối, không có lý do gì để lo lắng về việc tăng cân sau sinh.
Khi cho con bú, việc ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Bún bò Huế có thể là một phần của chế độ ăn uống cho con bú, tuy nhiên, cần lưu ý chọn các nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản hoặc chất tăng năng lượng.
Sau sinh, việc ăn uống là một yếu tố quan trọng để phục hồi sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Bún bò Huế là một món ăn đầy dinh dưỡng, tuy nhiên, cần lưu ý các nguyên liệu và tình trạng sức khỏe cá nhân. Với những người không có vấn đề sức khỏe đặc biệt, ăn bún bò Huế có thể mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, luôn lắng nghe cơ thể và tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống sau sinh.
Nào Tốt Nhất – trang review đánh giá sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Nhà Phải Có Nóc Là Gì? Quan Niệm Nhà Có Nóc Xưa Và Nay
1. Nguồn gốc câu nói “nhà phải có nóc”
Trong thời đại ngày nay, xã hội đã có bước tiến đáng kể trong việc đánh giá đúng vị trí của phụ nữ trong gia đình. Đây là tín hiệu đáng mừng khi những quan niệm lạc hầu về vai trò của phụ nữ trong gia đình đã được thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, những tư tưởng cũ về quyền lực của đàn ông trong gia đình vẫn còn tồn tại và phản ánh qua câu thành ngữ dân gian “nhà phải có nóc”.
Góc nhìn cởi mở hơn về vị trí người phụ nữ (Nguồn: Sưu tầm)
Nhà phải có nóc là câu tục ngữ phổ biến trong văn hóa Việt Nam có nhiều ý nghĩa khác nhau bắt nguồn từ “Con có cha như nhà có nóc. Con có mẹ như bẹ ấp măng”. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khẳng định tầm quan trọng của cha mẹ trong việc phát triển của con cái. Nóc nhà đóng vai trò như hàng rào bảo vệ hứng chịu nhiều tác động của môi trường và che chở cho ngôi nhà trước mọi giông bão.
Người cha sẽ đóng vai trò là người chở che và chỗ dựa tinh thần vững chắc để bảo vệ con cái đi trước những chông gai phía trước và hướng con trở thành người tốt. Hình ảnh người mẹ được ví như bẹ ấp măng cho thấy tầm quan trọng của người phụ nữ trong việc ân cần chăm sóc và giữ con luôn an toàn khỏe mạnh.
Không chỉ trong thời đại phong kiến, ngay nay ở một số gia đình hiện đại thỉnh thoảng vẫn có người sử dụng thành ngữ “nhà phải có nóc” để thể hiện quyền lực của người chồng trong việc ra quyết định. Ngụ ý chỉ tư tưởng đàn ông thường được coi là trụ cột của gia đình và có quyền định đoạt mọi vấn đề trong gia đình. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay thì quan niệm này không còn phù hợp nên ít người sử dụng.
2. Ý nghĩa của câu “nhà phải có nóc” hiện nay là gì?Nhờ góc nhìn cởi mở hơn về vai trò của người phụ nữ trong thời đại này nay mà câu nói “nhà phải có nóc” không chỉ dành riêng cho đàn ông nữa và còn dùng để chỉ người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình. Đôi khi câu nói này lại được chính người đàn ông trong gia đình dùng để thể hiện sự tôn trọng nhất định đối với vợ của mình hoặc ngược lại.
“Nhà phải có nóc” mang nhiều ý nghĩa khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)
Vì vậy để hiểu rõ được chính xác ý nghĩa của câu nói “nhà phải có nóc” thì chúng ta cần xác định rõ ngữ cảnh cũng như ai là người nói câu ngày để xác định đúng “nóc nhà” ở đây ám chỉ người chồng hay người vợ. Không chỉ trong mối quan trọng mà ở các cặp đôi yêu nhau thường từ “nóc nhà” dùng để chị người con gái để thể hiện vị trí của họ trong tim của bạn nam.
3. “Nhà phải có nóc” có giúp gia đình hạnh phúc?Để trả lời cho câu hỏi “nhà phải có nóc” liệu có mang lại hạnh phúc cho gia đình hay không thì chúng ta cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu câu nói này xuất phát từ sự tôn trọng quyết định lẫn nhau, không hề áp đặt và luôn lấy sự đồng cảm sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau làm kim chỉ nam thì chắc chắn sẽ xây dựng được gia đình ấm cúng hạnh phúc.
Hạnh phúc cần xây dựng từ sự tôn trọng lẫn nhau (Nguồn: Sưu tầm)
Mặt khác thì tinh thần trách nhiệm cũng đóng vai trò khá quan trọng của người được xem là trụ cột của gia đình dù có là vợ hay chồng. Trụ cột ở đây chính có thể được xem là người mang đến nguồn thu nhập chính cũng như luôn đứng ra che chơ và bảo vệ cho cả gia đình. Không chỉ riêng vật chất và cả những giá trị tinh thần của cần “nóc nhà” quan tâm để có thể xây dựng được gia đình hạnh phúc.
Đăng bởi: Nguyễn Đình Đạo
Từ khoá: Nhà phải có nóc là gì? Quan niệm nhà có nóc xưa và nay
Mẹo Nấu Bún Bò Huế Ngon Chuẩn Vị
Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với các di tích lịch sử, sự duyên dáng của người con gái… mà còn níu giữ sự quyến luyến của các lữ khách phương xa bởi truyền thống ẩm thực có từ lâu đời. Các món ăn ở đây nổi tiếng khắp cả nước bởi sự tài hoa trong chế biến và hương vị độc đáo rất Huế.
Trong vô vàn món ăn đó thì bún bò Huế có thể ví là linh hồn của ẩm thực cố đô bởi người ta thích, người ta ‘nghiện’ vô cùng cái vị ngọt thanh mà đậm đà của bún bò nơi đây ăn một lần là nhớ ngay.
Nhắc đến bún bò Huế, phải kể tới nước dùng được hầm từ xương để có vị ngọt và mùi vị đặc trưng, không quá nồng nhưng đủ để thực khách cảm nhận rõ ràng nhất. Tiếp đến là miếng giò chân giò, thêm một miếng giò tự nắm, vài lát thịt bò thái mỏng đầy ắp cả tô, có cả màu xanh đẹp mắt của lá hành tươi thái nhỏ.
Bún bò Huế ăn kèm với rau sống đủ loại, vừa mang ra là nhúng ngay vào nước còn nóng của tô bún. Nếu thích, thực khách có thể cho chút mắm ruốc Huế để tăng thêm vị…
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu để nấu bún bò Huế: 4 người ăn
1kg xương ống heo
200 gr thịt bắp bò
200 gr bắp giò heo
200 gr giò lụa Huế ( hoặc là mọc vo thành từng viên tròn vừa ăn)
1,5 kg bún
1 thìa canh mắm ruốc Huế
50 gr ớt bột
Gừng 1 nhánh bằng ngón tay cái, sả 6 cây ( sả chọn thân tím sẽ thơm hơn loại có thân trắng)
Hành tây 1 củ, tỏi, ớt, rau răm, hành lá, hành tím
Rau ăn kèm: rau muống chẻ, bắp chuối, giá đỗ…
Muối, hạt tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, nước tương, dầu điều…
Cách nấu bún bò Huế:
Xương heo rửa sạch chặt nhỏ như hình rồi thả vào nồi nước sôi cho nổi bọt thì đem đổ bỏ nước lấy xương rửa sạch lại một lần nữa.
Đặt nồi nước tầm 3 lít lên bếp, bỏ xương ống heo, một muỗng canh muối, 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa cafe đường, 2 củ sả rửa sạch đập dập, 1/2 củ hành tây, lấy 1/3 số gừng đập dập, hầm xương trong 2 tiếng để lấy nước dùng.
Trong khi chờ nước dùng ta sơ chế các nguyên liệu nấu:
Mách nhỏ: đem 1/2 củ hành tây nước trên than đến hơi cháy thì nước dùng sẽ thơm hơn.
Bắp bò cắt lát mỏng rồi ướp với dầu ăn 20p cho mềm, Sau 20 phút cho chút tiêu, tỏi băm, mắm, hạt nêm vào thịt bò bắp ướp cho thịt ngấm gia vị. Trộn đều, sau đó rắc thêm hành tím giã nhuyễn vào ướp cho thịt bò thơm.
Bắp giò heo để nguyên cho vào nồi hầm xương ở trên hầm khoảng 1h thì vớt ra để nguội cắt khoanh vừa ăn.
– Nấu nước sa tế: Chúng ta làm ớt sa tế bằng cách đặt chảo lên bếp, cho dầu điều, hành tím vào phi thơm, sau đó đổ ớt bột ngâm nước sau khi nở vào, đảo đều tay, lửa vừa để khỏi cháy, đến khi hỗn hợp sôi tầm 2p đặc sền sệt thì tắt bếp.
HOT: Top quán ăn sáng ngon tại thành phố vinh
Bước tiếp theo là trình bày ra tô để thưởng thức:
Chần qua bún với nước nóng để giảm bớt mùi chua đồng thời làm nóng bún thì tô bún sẽ ngon hơn, để ráo bún trước khi cho vào tô.
Chia bún vào tô, xếp vài lát bắp giò heo, vài lát giò lụa Huế, chần tái thịt bắp bò cho vào bát tầm 5-6 miếng, xếp hành tây, rưới nước dùng vào bún, rắc tiêu và rau lên trên.
Bạn thêm 1 đĩa ớt trái tươi cắt lát, vài miếng chanh trình bày bên cạnh là quá hấp dẫn rồi. Nếu thích đậm đà bạn hãy pha thêm 1 bát nước chấm chanh tỏi ớt ăn kèm. Thêm bát măng muối chua hoặc thêm vài loại rau khác… Với mình món ăn ngon là món hợp khẩu vị nên mình thường biến tấu 1 chút trên nển tảng truyền thống bún Huế.
Bùn bò Huế thơm ngon, dậy mùi sa tế cay cay, thịt bò, giò heo ngon mềm cùng với vị sả thơm quyện tức là bạn đã nấu thành công rồi.
Đăng bởi: Phạm Xuân Trường
Từ khoá: Mẹo nấu bún bò Huế ngon chuẩn vị
8 Quán Bún Bò Huế Ngon Ở Quận Phú Nhuận, Tp. Hcm
Bún bò huế Sông Hương
Bún bò Huế Sông Hương là một quán ăn nhỏ thuộc kiểu gia đình trị trên đường Nguyễn Trọng Tuyển. Quán chuyên món Huế như bún bò, hến xúc bánh tráng, bánh thập cẩm…. Món ăn trình bày đơn giản, đầy đặn. Quán ăn đơn giản, sạch sẽ, lý tưởng để ăn đổi gió những ngày thèm món Huế.
Đối với bún bò Huế, quán sông Hương phục vụ nhiều thực khách mỗi ngày. Chỉ cần nhìn thấy những làn khói lan toả cùng topping đầy đặn của bún bò Huế của quán thực khách sẽ cảm thấy bụng đói cồn cào. Thịt bò là thịt bò nạm chắc mà không dai được thái mỏng thành bản to nên khi ăn tạo cảm giác rất đã miệng. Đặc biệt nếu bạn ăn bún bò cùng với nhiều loại rau thơm và vắt thêm một nửa chanh sẽ càng thêm ngon miệng. Được ăn một bát bún như thế bạn sẽ cảm thấy cơ thể sảng khoái, tràn đầy năng lượng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 225 Nguyễn Trọng Tuyển, P.8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Món ăn trình bày đơn giản, đầy đặn
Bún bò huế hấp dẫn
Bún Bò Huế TrangBún Bò Huế Trang là địa chỉ tiếp theo mà Toplist muốn gới ý đến bạn. Bún Bò Huế Trang có sức quyến rũ từ hương thơm đến vị. Tô bún trọn vẹn với sợi bún to trơn cùng nước dùng đậm đà đúng chuẩn Huế và topping tươi ngon. Chỉ cần đợi một vài phút đồng hồ bát bún bò Huế của bạn đã được mang ra. Bát bún với khói bốc lên nghi ngút tỏa hương thơm ngào ngạt sẽ kích thích cái bụng đang cồn cào của bạn. từ từ thưởng thức hết tất cả các loại nguyên liệu trong bát bún ấy bạn sẽ phải gật gù vì độ ngon của nó.
Bún bò Huế ở đây không bị lờ lợ ngọt như nhiều loại bún khác ở Sài Gòn. Vị rõ ràng đậm dư vị miền Trung hơn, topping của bát bún rất đầy đủ, nhiều và đều có hương vị thơm ngon Nước cũng đậm đà, rau với nộm hoa chuối nhiều giúp bạn có bữa ăn trọn vẹn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 84/5 Trần Hữu Trang, P. 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Giờ mở cửa: 06:00 – 12:00
Hạnh Sang – Bún Bò HuếKế đến là quán Hạnh Sang – Bún Bò Huế năm ở cư xá Nguyễn Văn Đậu, đây là một địa chỉ bún bò Huế chất lượng được nhiều người yêu thích. Nhiều người đã gắn bó với những tô bún bò Hạnh Sang – Bún Bò Huế và trở thành khách quen, sẵn sàng giới thiệu cho mọi người.
Nước dùng trong và thanh. Nước hầm từ xương nên có bị ngọt vừa vặn. Tô bún không có quá nhiều nước béo nên không quá ngán mà khiến tô bún bò của quán càng thêm độ thơm ngon. Tô bún bò nóng hổi, thơm mùi sả và đầy đặn thức ăn kèm của quán bún này duy trì chất lượng qua nhiều năm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 101 Cư Xá Nguyễn Văn Đậu, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Giờ mở cửa 07:00 – 21:00
Bún Bò CaoTHÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 201 Huỳnh Văn Bánh, P.12, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
Bún Bò Cao
Bún Bò Cao
Bún Bò O ThiệnTHÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 297 Nguyễn Trọng Tuyển, P. 10, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Giờ mở cửa: 06:00 – 20:29
Bún Bò O Thiện
Bún Bò O Thiện
Bún Bò Mì Quảng – Đặng Văn NgữBún Bò Mì Quảng – Đặng Văn Ngữ vẫn là địa chỉ tin cậy của rất nhiều thực khách. Quán bún ở đây do hai vợ chồng người gốc Huế làm chủ do vậy có thể mang đến cho bạn những hương vị đúng chuẩn Huế. Nước dùng ở quán bún bò này rất đậm đà thơm mùi mắm ruốc, tuy không trong nhưng lại đúng vị nước dùng bún bò xứ Huế.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 47 Đặng Văn Ngữ, P. 14, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Giờ mở cửa: 06:00 – 11:00
Bún Bò Mì Quảng – Đặng Văn Ngữ
Bún Bò Mì Quảng – Đặng Văn Ngữ
Bún Bò Huế 91THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 91 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Bún Bò Huế 91
Bún Bò Huế 91
Lệ Hiền – Bún Bò HuếTHÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Kiot 1 Chợ Phú Nhuận, Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Giờ mở cửa: 15:00 – 22:30
Lệ Hiền – Bún Bò Huế
Lệ Hiền – Bún Bò Huế
Đăng bởi: Đoàn Thị Phương
Từ khoá: 8 Quán bún bò Huế ngon ở quận Phú Nhuận, TP. HCM
Bún Riêu Hà Nội Khác Gì Với Sài Gòn?
Bún riêu Hà Nội khác gì so với bún riêu Sài Gòn?
Nước để chan bún riêu sẽ đều được nấu từ nước cua đồng nhưng ở Hà Nội, bát bún riêu sẽ thường được ăn với thịt bò tái, ốc, giò, còn ở Sài Gòn thì ăn với móng heo, huyết.
Bún riêu chuẩn vị Hà NộiBát bún riêu đặc trưng ở Hà Nội. Ảnh: eatwithbeann_
Nguồn gốc của bún riêu có từ miền Bắc, từ lâu đã được người Hà Nội xưa làm thành thức quà sáng ngon miệng. Theo Nguyễn Thị Ánh Tuyết – nghệ nhân ẩm thực chia sẻ rằng, trong ẩm thực thì người Hà Nội vô cùng cầu kì ở từng cách ăn hay chế biến.
Ẩm thực người Hà Nội luôn yêu cầu cầu kỳ và ngon miệng. Ảnh: chúng tôi thực miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đều yêu cầu cao vị nào cần rõ vị ấy cho dù gia vị món ăn có phức tạp. Ví dụ như để hoàn thành được hương vị của bát bún riêu Hà Nội thì cần phải có cua đồng, cà chua, giấm bỗng, mắm tôm, hành khô và bún tươi sợi nhỏ.
Các món ăn kèm của người Hà Nội gồm có thịt bắp bò, ốc, giò tai. Ảnh: chúng tôi những chuyên gia ẩm thực cho biết, muốn chọn được cua đồng ngon thì nó có đặc điểm như mang màu xám đục, còn đủ nguyên chân, càng khỏe và chỉa lên, than mập, mai sáng bóng, yếm cua khi ấn vào có nổi bọt khí, không bị lún.
Ảnh: chúng tôi riêu Hà Nội thường có hương vị đặc trưng bởi hành phi thơm lên cùng gạch cua, mang lại cảm giác ngon miệng hơn cho thực khách. Người Hà Nội có thói quen ăn kèm với hành khô ví dụ như xôi, bánh mì, cháo… vậy nên trong thức quà sáng bún riêu lại càng không thể thiếu.
Người Hà Nội thường phi thơm hành khô lên với gạch cua để tạo hương vị thơm ngon. Ảnh: chúng tôi người Hà Nội vốn cầu kì trong ẩm thực nên trong bát bún riêu được bổ sung thêm các món ăn kèm như thịt bắp bò, giò tai, sườn sụn, đậu phụ chiên, trứng vịt lộn, ốc… khá là khác biệt so với bát bún riêu cua truyền thống.
Nếu bạn có dịp đi du lịch Hà Nội thì ghé ăn những gánh hàng rong dọc khu phố cổ là điều không thể bỏ qua. Khách du lịch sau khi ngắm nhìn thủ đô Hà Nộirồi ghé phố cổ thưởng thức ăn bún riêu tại các gánh hàng rong là một trong những trải nghiệm thú vị nhất.
Thực khách sẽ được ngồi trên ghế gỗ bệt, bưng bát bún riêu nóng hổi và vừa ngắm phố phường vừa được thưởng thức ẩm thực đậm chất người Hà Nội.
Cách nấu bún riêu chuẩn vị Hà NộiNguyên liệu:
500gr cua đồng
300-500gr xương ống
1kg bún (5 người ăn)
5 quả cà chua chín
1 củ hành khô đập dập
Dấm bỗng loại ngon (có thể mua ở Hàng Bè): 1/4 lít (tùy theo khẩu vị và sở thích)
Hành lá, hành khô
Rau sống: Rau diếp, rau mùi, kinh giới, rau răm
30 ml đến 50 ml mắm tôm Thanh Hóa
Nguyên liệu nấu bún riêu Hà Nội. Ảnh: chúng tôi chế:
Đầu tiên bạn làm sạch cua, xay nhỏ cùng với chút muối rồi lọc lấy nước, gạch cua khêu ra để riêng.
Rửa sạch xương ống rồi ninh lấy 2 bát nước dùng, để nguội rồi vớt váng mỡ đọng bên trên. Tips nhỏ cho các cô nàng là để nước dùng vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng, sau đó bao nhiêu mỡ sẽ nổi lên hết chỉ việc vớt ra.
Rửa sạch cà chua rồi thái múi cau. Hành lá cũng thái nhỏ sau khi rửa sạch, thân hành chẻ dọc, hành khô thì bóc vỏ, thái mỏng.
Rửa sạch các loại rau sống ăn kèm với nước muối pha loãng, để khoảng 15-20 phút ngâm trong nước cho an toàn vệ sinh. Cuối cùng vớt rau ra thái chỉ.
Cách nấu:
1. Đầu tiên bạn phi vàng hành khô đập dập, sau đó cho gạch cua vào chưng cho chín rồi đổ ra bát.
2. Đặt nồi nước đã cho gạch cua đã lọc lên bếp đun nhỏ lửa, rồi dùng đũa vừa đun vừa khuấy nhẹ cho gạch cua nổi lên. Khi thấy gạch cua nổi lên và tạo thành mảng thì vớt ra để riêng ở một bát con. Tiếp theo cho hai bát canh nước dùng, giấm bỗng, muối, một nửa cà chua vào nồi đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, nêm nếm gia vị vừa với khẩu vị.
3. Hành khô thái mỏng phi vàng một nửa với mỡ rồi dội lên đĩa gạch cua vừa vớt ra để riêng.
4. Cho nửa chỗ cà chua và hành khô còn lại vào xào chín rồi để riêng ra bát
5. Chần bún qua nước sôi để loại bỏ mùi chua của bún.
6. Cho bún vào bát rồi múc lần lượt gạch cua đã chưng, cà chua xào chín vào góc bát. Rắc hành chẻ và hành lá lên trên , thêm chút mắm tôm, ớt chưng tùy khẩu vị. Cuối cùng chan nước riêu cua lên trên cùng và ăn cùng rau sống. Lưu ý khi chan nước canh thì nên nhẹ tay để tránh hỏng định hình đẹp trong bát, mắm tôm khi cho vào bát chứ không cho vào nồi canh vì có thể bị nồng.
Vào mùa hè hay màu đông thì món bún riêu vẫn làm nức lòng người Hà Nội. Ảnh: chúng tôi cả mùa hè lẫn mùa đông thì món bún này đều có thể dễ chiều lòng người vì nó vô cùng dễ ăn. Vào mùa hè, vị chua ngọt dịu trong giấm bỗng, cà chua có thể xua tan được cơn nóng thức thời trong người.
Giữa cái lạnh của mùa đông, bát bún riêu khi được thêm ớt chưng sẽ khiến vị giác và cơ thể bạn như được thức tỉnh và ấm áp hơn bao giờ hết.
Bún riêu Sài GònVậy bún riêu Hà Nội khác gì với Sài Gòn? Khác với lối ăn cầu kì hơi mang hướng truyền thống của người Hà Nội thì người Sài Gòn sẽ thường nấu bún riêu với nhiều nguyên liệu đa dạng hơn. Theo người Sài Gòn, món bún riêu là ẩm thực được kết hợp hài hòa hương vị của nhiều nơi.
Người Sài Gòn thường dùng dầu điều để nước dùng trông ngon mắt hơn. Ảnh: chúng tôi cạnh đó, người nấu dùng thêm dầu điều để nước dùng có màu đỏ cực bắt mắt. Khác với lớp riêu cua tơi xốp của người Hà Nội thì ở miền Nam, phần riêu trong bát bún lại được trộn thêm thịt xay và lòng đỏ trứng sau đó ép thành miếng to dày, cắt nhỏ khi ăn.
Cách nấu bún riêu cua chuẩn người Sài GònNguyên liệu:
Cua đồng: 500g
Xương ống heo: 300g
Dọc mùng: 2 cây
Đậu phụ: 3 bìa
Cà chua: 300g
Hành lá, hành khô, mùi tàu, nước me
Rau sống ăn kèm: xà lách, tía tô, kinh giới, rau chuối, hoa chuối
Nguyên liệu chính nấu bún riêu chuẩn vị Sài Gòn. Ảnh: chúng tôi chế:
– Cua đồng nên ngâm với nước vo gạo cho sạch. Để khoảng 30-60 phút bạn rửa sạch, xóc nhẹ cua đồng. Rồi tiếp đó, bạn bóc yếm cua, tách phần mai cua và phần gạch cua để riêng,
– Cho thịt cua vào cối hoặc máy xay để giã nhuyễn. Hòa đều phần thịt cua đã xay vào trong một bát nước để lọc nước cua và bã cua thì vứt bỏ. Lưu ý bạn nên lọc kĩ để loại bỏ được hết phần bã cua.
– Thái mỏng hành khô đã bóc vỏ, lấy khoảng 2/3 hành khô phi thơm lên với dầu ăn đến khi vàng thì vớt ra.
– Cách để rửa sạch xương ống là bạn nên chần qua nước sôi để khử bẩn và mùi hôi của xương, sau đó bạn rửa lại với nước sạch.
– Trước khi hầm xương, xào qua xương heo với hành khô. Sau đó, nêm nếm thêm một muỗng cà phê muối để ngấm gia vị và đổ ngập nước xương hầm làm nước dùng.
– Dọc mùng thì bạn hãy tước vỏ, thái vát, ngâm với muối và bóp ra hết nước. Tiếp theo, bạn nên chần qua dọc mùng với nước sôi để sạch sẽ hơn.
– Cắt đậu phụ thành từng miếng vuông, nhỏ sao cho vừa miệng ăn rồi chiên đều vàng các mặt.
– Rửa sạch cà chua rồi thái múi cau.
Cách nấu:
– Trước khi đun sôi nồi nước cua bạn nên khuấy nhẹ để thịt cua không bị lắng xuống, nêm nếm vừa miệng với khoảng một thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm, 1 hạt đường.
– Đợi đến khi riêu cua nổi lên trên bề mặt và kết tủa thì bạn vớt ra để riêng.
– Phi thơm hành tỏi cùng gạch cua rồi cho cà chua vào. Xào đến lúc cà chua mềm thì bạn đổ hỗn hợp này vào nồi nước dùng, cho thêm mắm tôm rồi đun trong 5 phút.
– Lưu ý nên đổ từ từ nước hầm xương vào nồi nước dùng để tránh gạch cua bị vỡ. Tiếp theo, cho thêm giấm bỗng và nêm lại gia vị cho hợp khẩu vị cả nhà.
– Cho đậu phụ rán vàng, dọc mùng đã sơ chế vào nồi nước đun đến khi sôi thì tắt bếp.
– Cuối cùng bạn cho bún, rau mùi, hành, gạch cua chín vào bát rồi chan nước dùng, rắc thêm ít hành khô lên trên.
Một bát bún cua chuẩn bị người Sài Gòn là gạch cua không bị vỡ nát, không có mùi tanh, ăn ngay lúc nóng, hòa quyện cùng vị chua dịu của cà chua và nước me, thơm nồng ngon của mắm tôm.
Phần riêu trong bát bún lại được trộn thêm thịt xay và lòng đỏ trứng sau đó ép thành miếng to dày, cắt nhỏ khi ăn. Ảnh:chúng mình
Các món ăn kèm của người Sài Gòn cũng rất khác với Hà Nội. Tô bún riêu Sài Gòn của người miền Nam sẽ thường có móng giò heo, huyết hoặc chả bò, chả cá hay là tôm mực… tùy theo khẩu vị mỗi người. Mỗi quán ăn sẽ có nhiều kiểu chế biến khác nhau và vô cùng phong phú đa dạng.
Phương Anh
(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)
Đăng bởi: Hoàng Tuyết Nhi
Từ khoá: Bún riêu Hà Nội khác gì với Sài Gòn?
Cập nhật thông tin chi tiết về Bún Bò Huế Xưa Và Nay Có Gì Khác? trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!