Xu Hướng 9/2023 # Bún Tôm Cát Bà – Nồng Nàn Hương Vị Của Biển # Top 14 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bún Tôm Cát Bà – Nồng Nàn Hương Vị Của Biển # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bún Tôm Cát Bà – Nồng Nàn Hương Vị Của Biển được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đến với đảo Cát Bà mà không thưởng thức món bún tôm thì thật là thiếu xót đối với mỗi du khách, một món ăn rất hấp dẫn mang đặc trưng hương vị của biển độc đáo. Bún Tôm cát bà có thể nói cũng sánh ngang với món đặc sản nổi tiếng của cát bà là bánh đa Cua.

Đến với đảo Cát Bà mà không thưởng thức món bún tôm thì thật là thiếu xót đối với mỗi du khách, một món ăn rất hấp dẫn mang đặc trưng hương vị của biển độc đáo. Bún Tôm vùng này có thể nói cũng sánh ngang với món đặc sản nổi tiếng của nơi này là bánh đa Cua.

Từ lâu, món bún tôm của miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng.

Nguyên liệu chính để làm nên món bún tôm là tôm biển tươi và bún. Tôm tươi bóc vỏ, xào với hành khô, mộc nhĩ cho đến khi thịt tôm săn lại là được. Bún trần qua nước sôi, xếp vào bát cùng với tôm, cho thêm chả cá, chả lá lốt, vài lát cà chua, cùng với một ít thì là và rau răm thái nhỏ.

Nước dùng được ninh với xương ống và vỏ tôm xay nhuyễn lọc lấy nước đun ngọt lịm. Chan nước dùng ngập cả bún và nhân là có ngay một bát bún tôm thơm ngon. Vị ngọt của tôm, cá, thịt, hòa với vị ngọt từ xương của nước dùng sẽ làm thỏa mãn vị giác của du khách.

Trong khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngậy của nước dùng, vị thơm của tôm biển tươi, chả cá và đặc biệt là mùi hăng hăng không thể thiếu của vài miếng chả lá lốt.

Nhưng đặc biệt hơn cả là hương vị của nước me chua thay thế hoàn toàn dấm và chanh vốn là những gia vị mà chúng ta đã quá quen thuộc. Món bún ăn kèm với một ít rau sống và thêm vài miếng ớt tươi. Tất cả làm nên một tô bún tôm thật đặc biệt và hấp dẫn.

Từng sợi bún trắng mềm hòa quyện với màu đỏ của tôm, cà chua, màu xanh của hành, của dọc mùng và màu vàng của chả cá tạo nên một bức tranh sống động nhiều màu sắc.

Du khách có thể thưởng thức những bát bún tôm thơm ngon này tại các quán ăn trong khu chương trình như đường Núi Ngọc, chợ Cát Bà… với giá 30.000 đồng/bát.

Ngoài bún tôm Cát Bà còn rất nhiều các món ăn ngon khác. Du khách có thể tham khảo 1 vài địa chỉ ăn uống ngon, rẻ ở đây như sau:

Đối với du khách muốn thưởng thức ẩm thức Cát Bà có thể tới tại dãy nhà hàng ở thị trấn nằm trên đường 1/4 hoặc Núi Ngọc. Nếu muốn tìm đồ ăn có giá rẻ bình dân hơn thì Chợ mảnh đất này là nơi khá phù hợp với ẩm thực ngon, giá rẻ.

Ngoài ra, các dịch vụ ăn uống trên bè gần biển có thể giúp du khách vừa thưởng thức hương vị thơm ngon các món ăn vừa hít hà gió biển và thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Family Bakery (194 đường Mùng Một Tháng Tư, mở cửa từ 7 giờ sáng tới 4 giờ chiều)

Tại đây bạn nên thử các loại bánh mỳ kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và bánh hạnh nhân. Tại đây có món caramen ngon nhất khu du lịch cát bà.

Buổi tối đi dạo đến khu bến tàu, du khách sẽ thấy dịch vụ ăn uống trên bè với hai bè cách bờ khoảng 100 mét (từ ban công của mọi khách sạn đều nhìn thấy 2 cái bè nổi này). Bạn không mất tiền tàu ra bè, ăn xong bạn sẽ được chở lại vào bờ.

Viễn Dương (12 Núi Ngọc)

Đây là nơi có giá cả khá phải chăng.  Các loại hải sản của quán như cua, mực được chế biến tươi ngon và lẩu hải sản nóng hổi. Quán khá đông đúc do đó không nên chọn quán làm nơi dừng chân nếu muốn tìm thấy một nơi yên tĩnh.

Đăng bởi: Thuỳ Vân Hoàng Thị

Từ khoá: Bún Tôm Cát Bà – nồng nàn hương vị của biển

Bánh Phồng Tôm Cà Mau Đậm Đà Hương Vị Xứ Biển

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau thích hợp để nhiều loài tôm sinh sống. Con tôm đất, tôm bạc, tôm sú Cà Mau được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nên thịt ngon và ngọt. Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ con tôm, từ lâu bánh phồng tôm Cà Mau đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bánh phồng tôm của vùng Đất Mũi Cà Mau thơm ngon khó nơi nào sánh kịp vì được làm từ những con tôm tươi dưới tán rừng ngập mặn. Tỉ lệ tôm trong bánh khá cao, bánh dày, đậm vị tôm và sau khi chiên bánh sẽ giòn tan khi đưa vào miệng. Trong đó, phải kể đến sản phẩm bánh phồng tôm của làng nghề truyền thống ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Không chỉ tại xã Hàng Vịnh mà ở vùng đất rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bánh phồng tôm. Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau luôn quan tâm đến mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Để làm bánh phồng tôm không khó nhưng để tạo ra sản phẩm thơm ngon đặc trưng của xứ biển như của người dân vùng Đất Mũi – Cà Mau thì không phải ở đâu cũng làm được. Bánh phồng tôm Cà Mau ngon không chỉ bởi bí quyết pha chế các loại gia vị mà còn đến từ chất liệu con tôm. Tôm để làm bánh phải là con tôm tươi sống, có chất lượng tốt. Tôm ở vuông người ta bán khi mang về phải sơ chế, cấp đông ngay để bảo quản được độ tươi ngon. Thêm nữa phải là con tôm đất, tôm bạc ở vuông nuôi tự nhiên vì loại tôm này thịt rất thơm. Tôm được rửa rạch, lột vỏ và chỉ lấy phần thịt. Sau đó luộc tôm rồi xay nhuyễn, cùng với bột năng, lòng trắng trứng gà, bột nở, hành lá, tiêu… rồi trộn đều. Muốn bánh ngon thì gia vị phải hòa quyện vừa miệng. Ăn bánh phải thấy thơm ngon và phải xốp, mềm là những yếu tố quan trọng nhất.

Sau đó, bột được tráng như làm bánh tráng truyền thống. Khi bánh chín được lấy ra và phơi cho ráo mặt rồi tiến hành cắt từng miếng vuông hình chữ nhật. Bánh sau đó được tiếp tục phơi cho đến khi khô hẵn và phơi càng đặng nắng càng tốt. Khi thưởng thức bánh phồng tôm, người dùng chỉ cần chuẩn bị chảo dầu nóng, rồi cho bánh vào chiên phồng.

Phơi bánh phồng tôm

Thông thường, khoảng 10 kg tôm nguyên liệu thì sản xuất được 13kg bánh thành phẩm. Nhờ nhờ độ thơm và ngọt đặc trưng của con tôm vùng đất Cà Mau và có tỷ lệ tôm nguyên liệu cao trong quá trình sản xuất nên bánh phồng tôm Cà Mau lúc nào cũng giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng vốn có của nó.

Thời gian gần đây, do sản xuất với quy mô lớn, số lượng nhiều nên nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng tôm ở Cà Mau đã mua sắm thêm máy sấy, máy cắt… để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đồng thời, không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Những năm qua, nhiều cơ sở sản xuất bánh phồng tôm ở làng nghề truyền thống, xã Hành Vịnh, huyện Năm Căn được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Bánh cắt hình chử nhật đem phơi nắng tiếp

Với sự tỉ mỉ, chăm chút trong từng chiếc bánh của người làm, bánh phồng tôm Mũi Cà Mau được xem là một đặc sản không thể thiếu trong những ngày Xuân về, Tết đến hoặc trở thành món khai vị chủ lực trong các buổi tiệc tùng hay dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè mỗi khi có dịp về thăm vùng tận cùng Tổ quốc này. Những ngày đầu xuân, mọi người cùng quây quầy bên nhau để thưởng thức hương vị thơm ngon của chiếc bánh phồng tôm với tách trà nóng, tạo không khí ấm áp, vui tươi đón chào năm mới thì còn gì bằng.

Bánh phồng tôm Cà Mau sau khi chiên

Nếu đi du lịch Cà Mau vào dịp cận Tết, bạn sẽ được thấy không khí nhộn nhịp của các cơ sở sản xuất bánh phồng tôm. Chỉ cần dùng miếng bánh phồng tôm thì thực khách phương xa sẽ nhớ mãi về vị, mùi, độ ngon của bánh… cảm nhận được đất và người dân xứ biển, nơi được thiên nhiên ưu đãi có nhiều hải sản tươi ngon. Chút vị mằn mặn, ngọt, thơm của con tôm nuôi tự nhiên ở Cà Mau, hòa quyện cùng hương thơm của các gia vị hành, tiêu, cộng với độ giòn tan, bánh phồng tôm làm say lòng nhiều thực khách khi thưởng thức.

Đăng bởi: Đặng Nhật Vi

Từ khoá: Bánh phồng tôm Cà Mau đậm đà hương vị xứ biển

Ema Datshi, Hương Vị Cay Nồng Đến Từ Vương Quốc Hạnh Phúc

Ema datshi là món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước Bhutan mà bất cứ du khách nào đến đây cũng muốn được thưởng thức.

Vương quốc hạnh phúc Bhutan nằm nép mình bên dãy Himalaya, tọa lạc giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đến tận bây giờ, nơi đây vẫn giữ được nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống còn sót lại duy nhất trên thế giới, đồng thời vẫn nắm bắt sự phát triển toàn cầu.

Không những có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, Bhutan còn được xem là một trong những địa điểm check-in lý tưởng dành cho giới xê dịch với vẻ đẹp hoang sơ, bầu trời tĩnh lặng và nền ẩm thực mang phong vị của vùng Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ. Mặc dù là vùng đất Phật giáo, những món ăn ở đây vẫn được làm chủ yếu từ các loại thịt, phô mai và điển hình là món Ema datshi.

Đến Bhutan, rẽ lối nào cũng gặp những ớt là ớt

Có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, quả ớt đã du nhập vào Bhutan sau cuộc chinh phục Đế quốc Aztec của Tây Ban Nha. Tại đây, loại quả này được xem như một loại rau màu chứ không phải là gia vị và được sử dụng như một nguyên liệu chính để chế biến món ăn và Ema Datshi là ví dụ điển hình.

Đến Bhutan, rẽ lối nào cũng gặp những ớt là ớt. Ảnh: Atlas Obscura

Bởi vậy, đối với người Bhutan, ớt được xem như một sản vật quý, thậm chí, họ còn dùng ớt như một loại quà tặng gửi đến những người thân, bồi thường thiệt hại do vật nuôi trong gia đình gây ra hay dùng như “tiền tệ” để thưởng cho một người nào đó.

Ema datshi, món ăn quốc túy mang hương vị cay nồng của người Bhutan

Nói không quá, Ema datshi là món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước Bhutan mà bất cứ du khách nào đến đây cũng muốn được thưởng thức. Trong tiếng Bhutan, “ Ema” có nghĩa là ớt còn “ Datshi” có nghĩa là phô mai, Ema datshi là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nguyên liệu này, tạo nên món ăn mang phong vị rất riêng của quốc gia vùng Nam Á.

Ema datshi, món ăn quốc túy mang hương vị cay nồng của người Bhutan. Ảnh: Pinterest

Du lịch Bhutan, bạn sẽ thấy món Ema datshi có mặt trong hầu hết mọi bữa cơm của người dân địa phương. Tuy nhiên, tại mỗi vùng khác nhau, người ta sẽ sáng tạo nên những phiên bản Ema datshi khác nhau. Nơi thì cho thêm đậu xanh, khoai tây, nấm, lá dương xỉ, có nơi lại sử dụng phomat làm từ sữa bò yak, duy chỉ có vị cay nồng của ớt là không có gì khác biệt.

Với món Ema Datshi, ớt đóng vai trò trung tâm. Ảnh: hk01

Ema Datshi quả xứng đáng là quốc hồn, quốc túy của Bhutan. Bởi nó không chỉ ngon mà còn cầu kỳ trong từng khâu chế biến. Cụ thể khi chế biến sữa, chất béo sẽ được tách khỏi để làm bơ và phần sữa không chất béo sẽ được dùng để làm phô mai. Sau khi phô mai được làm ra, một phần sữa lỏng còn sót lại sẽ dùng như món súp ăn kèm với cơm. Do đó, sẽ không có một phần sữa nào bị lãng phí trong quá trình chế biến.

Ema Datshi quả xứng đáng là quốc hồn, quốc túy của Bhutan. Ảnh: healthyaddict

Mặc dù hiện nay có nhiều biến thể từ món Ema Datshi ví như Kewa Datshi (thêm khoai tây), Semchung Datshi (thêm đậu đỏ), Shamu Datshi (thêm nấm)… nhưng đặc trưng vẫn là vị cay của ớt, vị ngọt từ thịt lẫn sự béo ngậy của phô mai làm cho món ăn này lúc nào cũng trở nên quyến rũ đến lạ thường.

Có thể nói Ema Datshi luôn được xem là veddete trong mỗi bữa ăn của người dân Bhutan và là món ăn nhất định phải thử của mỗi du khách khi có dịp đến với vương quốc hạnh phúc này.

Kinh nghiệm du lịch Bhutan

Thời điểm lý tưởng

Bhutan có 4 mùa rõ rệt. Nơi đây đặc trưng với khí hậu ôn đới nên luôn tạo sự dễ chịu và thoải mái cho du khách vào các mùa trong năm. Tuy nhiên, mùa xuân (tháng 3-4) và mùa thu (tháng 9-11) được xem là 2 thời điểm đẹp nhất để bạn tận hưởng trọn vẹn cảnh quan đặc sắc cũng như trải nghiệm cùng những lễ hội thú vị.

Mùa thu (tháng 9-11) được xem là thời điểm đẹp nhất để bạn tận hưởng trọn vẹn cảnh quan đặc sắc cũng như trải nghiệm cùng những lễ hội thú vị tại Bhutan. Ảnh: Cuaderno de Viajes

Cần chuẩn bị gì trước khi đến Bhutan?

Chuẩn bị visa: Để được cấp thị thực tại Bhutan, bạn bắt buộc phải thực hiện các thủ tục xin visa thông qua công ty phụ trách du lịch của Bhutan với chi phí 40 USD/người. Do đó, bạn hoàn toàn không thể du lịch bụi đến quốc gia này. Để tránh những tác động xấu đến văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, Quốc vương Bhutan cũng ban hàng luật giới hạn lượng khách tới đây hàng năm.

Đổi tiền: Bhutan sử dụng đồng tiền chính là Ngultrum (Nu). Việc đổi tiền ngay tại sân bay sẽ dễ dàng và rẻ hơn với du khách. Bạn nên đổi vừa đủ số tiền mình cần sử dụng. Trong trường hợp không sử dụng hết tại Bhutan, đừng quên đổi tiền ở sân bay trước khi về nước.

Mua sim điện thoại: Việc mua sim card tại Bhutan không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở sân bay với mức giá từ 300-700 Nu (khoảng 100.000-230.000 đồng) tuỳ vào dung lượng sử dụng.

Một vài lưu ý khác: Bhutan là cái nôi của Phật giáo nên ở đây có khá nhiều địa điểm linh thiêng. Tại những nơi nhạy cảm như cung điện hoàng gia, chùa chiền, bạn nên mặc trang phục lịch sự và tuyệt đối không được chụp ảnh. Đặc biệt, du khách không được phép hút thuốc bởi hành vi này có thể khiến bạn bị cảnh sát bắt giam.

Đăng bởi: Diệu Quỳnh Mai Lan

Từ khoá: Ema datshi, hương vị cay nồng đến từ vương quốc hạnh phúc

“Hẹn Hò Nhau” Đi Ăn Ngay 4 Gánh Chè Truyền Thống Nồng Nàn Dư Vị Mùa Thu Hà Nội

Tổng hợp những quán chè truyền thống ngon ở Hà Nội – Trong thời tiết nắng hanh hao như những ngày này thì một cốc chè ngọt nhẹ, mát lạnh, ăn đến đâu biết đến đấy quả là vô cùng lý tưởng.

Nhắc đến mùa thu Hà Nội, dường như trái tim mỗi người lại có chút rung động, chút bồi hồi. Mùa thu lạ lắm, mùa thu không chỉ nằm trong tiết trời se lạnh, những con phố rải đầy lá vàng xào xạc, mùa thu có trong cả nỗi nhớ của những người con xa xứ. Và mua thu ấy, còn là dư vị của những gánh hàng chè tuổi thơ đậm đà với chè đỗ đen, đậu xanh, đậu bỏ, vị bưởi thơm sánh quyện, trôi tàu hay cả vị sen… Còn gì thích thú bằng việc hò nhau tìm lại dư vị nồng nàn Hà Nội ở những bát chè “xanh đỏ” để mãi nhớ thương một Hà Thành.

1. Chè Bà Thìn, Hàng Bồ

Chẳng biết từ bao giờ, bất cứ du khách nào đến với Hà Nội đều được truyền tai: “Nhất định phải thưởng thức bún chả, và nhất định phải ăn thử xôi chè Bà Thìn“. Xôi chè Bà Thìn nổi tiếng cũng khá lâu, từ ngày còn ở Bát Đàn cho đến bây giờ chuyển về Hàng Bồ. Nổi tiếng nhất ở đây bạn nên thử là chè đậu đen cùng xôi vò đậu xanh – món chè dù đông hay hè gì cũng ăn được.

Chè Bà Thìn rất phong phú và đa dạng về món. Phải điểm danh đến những cái tên gây “thương nhớ” như: xôi chè, chè đậu đen, chè đậu đỏ, chè đỗ xanh, chè hoa cau, thạch dừa… Tất cả những “thức” ấy đều mang đậm một hương vị truyền thống, khó quên. Điểm cộng nữa là chè Bà Thìn không hề ngọt sắc mà rất thanh. Vào mùa hè quán sẽ bán những loại chè phù hợp với tiết trời oi bức như chè hạt sen, đỗ xanh, thạch chân trâu ăn kèm với chút đá lạnh. Còn vào thu, món chè sẽ có chút thay đổi, chè sẽ được cô lại, sánh hơn, đậm đà hơn và tất nhiên là chẳng cần phải ăn kèm với đá. Thu về, một bát chè nóng hổi với nào là vị hoa cau, đỗ đen dừa, bánh trôi nước với xôi chè thì còn gì thích bằng nữa.

Ảnh @ maizwahh

Ảnh @ __n.l.h__

– Địa điểm: số 1 Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Giá: 15k – 25k

2. Chè Hàng Cân

Là một trong những quán chè truyền thống nổi tiếng nhất Hà thành, Chè Bốn Mùa đã có hơn 40 năm tuổi. Lượng khách của quán ổn định quanh năm, giờ cao điểm, khách ngồi suốt dọc vỉa hè, lan cả xuống lòng đường.

Không gian quán thôi cũng mang đậm nét cổ xưa một thời với ấn tượng của một chiếc TV màn hình lồi có phần xưa cũ được người chủ bài trí đặc biệt giữa không gian mang đậm phong cách “vintage” của quán.

Menu ở đây đều khá đầy đủ với các món chè kiểu cơ bản nhất, dù không lạ nhưng mỗi món đều ngon cực kì tròn vị. Thơm đặc trưng, mát, không quá ngọt, đầy đặn. Ngoài ra có thêm một số món ăn vặt như khoai, nem…

Món ăn đặc trưng nhất không thể “lẫn vào đâu được” là món Bánh trôi tàu và Lục tào xá với phần nước bánh vừa thanh vừa bùi, khiến bất cứ ai cũng phải lưu luyến ngay từ miếng đầu tiên.

Ảnh @eatenbylong

– Địa điểm: Số 4, Hàng Cân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Giá: 15k – 22k

3. Quán chè Mười Sáu

Là một trong những quán chè ngon ở Hà Nội lặng thầm nằm trong một góc vuông bé nhỏ giữa ngã tư Lê Văn Hưu – Ngô Thì Nhậm nhưng ít ai biết Chè Mười Sáu – quán chè truyền thống lâu đời, mang phong vị thật riêng của người Hà Nội. Quán nhỏ xíu nép mình chỉ một góc, khách đến ăn cũng thường ngồi vỉa hè, ấy thế mà chè Mười Sáu đã có hàng chục năm tuổi, gắn với biết bao thế hệ già – trẻ người Hà Nội, đặc biệt là vào hè.

Điểm danh những món ăn nổi bật, đặc trưng dư vị truyền thống đó là: cốm xào, chè kho, đậu xanh, đậu đen, chè bà cốt, và đặc biệt món chè sen với nguyên liệu hoàn toàn được nhào nặn bằng một “tuyệt chiêu kĩ nghệ” nào đó, từng hạt sen ăn bở bùi, thơm ngon cực kỳ, bở đến mức chỉ cần cắn nhẹ một chút là hạt sen có thể tan luôn thành bột trong miệng được, ấy thế mà, sen vẫn nguyên hạt tròn trịa chứ chẳng kiểu ninh quá kĩ mà vỡ vụn từ đầu.. Đến đây vào những ngày nắng nóng, có khi bạn sẽ phải xếp hàng để mua được cốc chè ngon hay các thức quà bình dị như xôi chè, cốm xanh, bánh chín tầng mây, kẹo lạc…(@one.sweet.bite) Món chè khoái khẩu được giới trẻ ưa thích ở quán chè Mười Sáu những ngày hè là chè sen dừa, đỗ đen – đỗ xanh sen, hay một cốc thập cẩm mát lịm.(@linhchimm) Còn chần chừ gì mà không kéo nhau đi ăn “vội” quán Chè truyền thống Hà Nội để mùa thu trôi qua ko tiếc nào. – Địa điểm: Số 16 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

– Giá: 5k – 25k

4. Chè phố cổ Gia Ngư

Khi bạn đi ngang qua con phố nhỏ Gia Ngư, bạn sẽ vô tình bắt gặp một quán chè mang cảm giác vừa giản dị lại vừa bắt mắt với tất cả các loại xôi, chè, nước hàng, đậu đỗ, sen, nhài,… đều đc bày ra trên mặt bàn vs đủ loại màu sắc khiến khung cảnh ảm đạm trở nên tươi mới lạ kì.

Đây là cửa hàng gia truyền từ đời mẹ sang đời con, 2 mẹ con chị thay nhau bán đến nay đã được hơn 40 năm. Đây cũng chính là nơi bán xôi cốm hạt sen đầu tiên trong danh sách Chè truyền thống Hà Nội.

Ảnh @eat.with.tiu

Ở đây tập hợp tất cả các tinh tuý của ẩm thực Chè truyền thống Hà Nội. Bởi rất ít các quán chè kiêm bán cả chè kho hay cốm xào, xôi dừa, gấc, đậu xanh… lại càng hiếm những nơi có bán xôi cốm ăn cùng với chè hay nước hoa nhài, ấy vậy mà ở đây lại hội tụ đủ cả những nhân tố đó. Có quá nhiều loại chè đa dạng mà chắc chắn rằng phải mất 1 lúc lâu bạn mới có thể chọn được cho mình những vị ưng í.

Ảnh @truli.truli

– Địa chỉ: 26 Gia Ngư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Giá: 15k – 33k

Đăng bởi: Phước Nguyễn Lê

Từ khoá: “Hẹn hò nhau” đi ăn ngay 4 gánh chè truyền thống nồng nàn dư vị mùa thu Hà Nội

Cáp Treo Cát Bà Vượt Biển Lớn Nhất Thế Giới 4/2023

Du lịch Cát Bà mà bỏ lỡ trải nghiệm thú vị trên tuyến cáp treo vượt biển lớn nhất thế giới thì quả thực đáng tiếc vô cùng. Loại hình phương tiện mới được triển khai này đã giúp du khách Tour Cát Bà vừa di chuyển thuận lợi hơn, lại vừa có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh vẻ đẹp của quần đảo Cát Bà từ trên độ cao trên 200 mét.

Tuyến cáp treo Cát Bà có kỷ lục gì?

Cáp treo Cát Bà

Tuyến cáp treo Cát Bà có tổng chiều dài lên tới 21km bao gồm 5 ga chính nối dài từ đảo Cát Hải sang đảo Cát Bà. Trong đó, tuyến cáp 3 dây Cát Hải – Phù Long đã trở thành tuyến cáp lớn nhất thế giới với chiều dài 3.955, gồm 60 cabin với sức chứa lên tới 4.500 khách/giờ. Đặc biệt, trụ cáp cao nhất của tuyến cáp treo Cát Bà có chiều cao lên tới 214.8m và được tổ chức Guinness thế giới chứng nhận là “Trụ cáp cao nhất toàn thế giới”.

Cáp treo Cát Bà được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Sun Group hợp tác cùng đơn vị sản xuất cáp treo lớn nhất thế giới đến từ nước Áo – Doppelmayr & Garaventa. Đây là một tập đoàn sản xuất cáp treo có bề dày 127 năm kinh nghiệm và chế tạo ra hơn 15.000 tuyến cáp treo trên toàn cầu. Những dự án cáp treo tiêu biểu có thể kể đến như tuyến cáp treo lên đỉnh núi Bàn (Nam Phi) hay tuyến cáp treo lên dãy Alps (Pháp). Với những thành tựu vượt trội như vậy, không quá bất ngờ khi tuyến cáp treo Cát Bà tại Việt Nam cũng trở thành một trong số những kiệt tác kiến trúc xây dựng đỉnh cao của thế giới.

Vịnh Lan Hạ

Tuyến cáp treo Cát Bà sẽ rút ngắn thời gian di chuyển cho du khách tour du lịch Cát Bà từ khoảng 20 phút đi phà xuống còn 9 phút cáp treo. Du khách cũng không còn vướng bận tình trạng ùn tắc tại bến phà Gót, phải chờ đại từ 2-3 tiếng cho để đi phà như trước đây nữa.

Trải nghiệm tuyến cáp treo Cát Bà thú vị ra sao?

Quần đảo Cát Bà được ví như một hòn ngọc thô, càng mài dũa càng sáng của vịnh Bắc Bộ. Thiên nhiên đã quá ưu ái khi ban tặng nơi đây cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng hệ sinh thái tự nhiên phong phú. Đặc biệt trong số đó là Vườn quốc gia Cát Bà – nơi được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Bên cạnh đó, quần đảo Cát Bà còn là tuyệt tác nghệ thuật của mẹ thiên nhiên với 367 hòn đảo lớn nhỏ đầy thơ mộng.

Nhà ga Cát Hải

Nhà ga Cát Hải

Điểm đầu tiên của hành trình xuyên biển bằng cáp treo Cát Bà là nhà ga Cát Hải. Toàn bộ nhà ga được thiết kế giống như một công xưởng lắp ráp, đậm chất ngành công nghiệp khiến du khách vô cùng thích thú. Toàn bộ nội thất bên trong đều là vật liệu kim loại cổ, thô mộc và nguyên bản đến người ta phải ngỡ ngàng vì tưởng lạc vào một công xưởng đóng tàu thực thụ. Tiếp đến là thiết kế nhà ga Phù Long được truyền cảm hứng từng từ vùng nước rừng ngập mặn. Bên ngoài nhà ga tạo cho khách du lịch Cát Bà 3 ngày 2 đêm cảm giác vô cùng gần gũi với thiên nhiên, trong khi đó, phía bên trong ga Phù Long lại được trang trí đẹp tựa như một mê cung dưới đại dương.

Cho dù bạn đã đi du lịch Cát Bà nhiều lần thì chiêm ngưỡng quần đảo Cát Bà từ trên cao vẫn là một trải nghiệm mới lạ đáng để thử. Đi qua tất thảy vịnh biển, ngọc đảo Cát Bà hiện ra một cách đầy ngoạn mục trước tầm mắt. Toàn bộ quần đảo được phủ một màu xanh mát của cây rừng, rêu đá cẩm thạch cùng bãi biển xanh ngút tầm mắt. Phía bên trên đảo là cả một tuyệt tác nghệ thuật với hồ trên núi, thảo nguyên giữa đảo, rạch suối len lỏi, hang luồn vào lòng núi,…. Dường như tất cả cảnh vật tại quần đảo Cát Bà đều có thể xứng ngang với các kỳ quan của nhân loại, vừa đẹp diệu kỳ, vừa kỳ bí khiến người ta phải ồ lên thích thú.

Bên trong nhà ga Cát Hải

Bên cạnh tuyến cáp treo lớn nhất thế giới, tập đoàn Sun Group còn triển khai xây dựng thêm khu vui chơi du lịch sinh thái Sun World Cát Bà lớn nhất miền Bắc có tên là Sun Premier Cát Bà. Tại đây, du khách sẽ có vô số trải nghiệm thú vị với các trò chơi hiện đại từ mạo hiểm đến nhẹ nhàng. Bên cạnh đó là những địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng như suối nước nóng Onsen mang phong cách Nhật Bản, bãi biển cộng đồng, làng văn hóa ven biển, cảng tàu du lịch,… Sun Premier hứa hẹn sẽ là điểm đến hút khách du lịch số 1 tại miền Bắc nước ta trong thời gian sắp tới.

Tuyến cáp treo mới khánh thành nối liền từ Cát Hải đến đảo Cát Bà này đã mang lại một diện mạo hiện đại và tươi mới hơn, hứa hẹn sẽ biến quần đảo Cát Bà đây trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp của miền Bắc Việt Nam bên cạnh những Tour Hạ Long hay Cát Bà truyền thống. Còn chần chờ gì mà không trải nghiệm ngay hôm nay thôi!

(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Đăng bởi: Nguyễn Viên

Từ khoá: Cáp treo Cát Bà Vượt biển lớn nhất thế giới 4/2023

Đi Quy Nhơn Ăn Bún Tôm, Bún Rạm Ngon Nức Tiếng

Du khách đi Quy Nhơn được bạn bè là dân địa phương giới thiệu món bún tôm, bún rạm ăn một lần là nhớ mãi không quên. Nhiều người còn tự hỏi không hiểu sao món bún này lại hiếm khi được đề cập khi nhắc đến du lịch Quy Nhơn.

Món ăn dân dã này có lẽ đã quá quen thuộc với người dân Bình Định, buổi sáng mà ăn tô bún tôm bún rạm nóng hôi hổi, cay tê đầu lưỡi thì ấm lòng chiến sĩ và có thể hoạt động hết công suất cho buổi sáng vì bụng đã no căng.

Sưu tầm

Sưu tầm

Quê hương của món ăn hấp dẫn này là ở vùng đầm Châu Trúc thuộc huyện Phù Mỹ, bạn có thể tìm thấy rất nhiều quán bún tôm, bún rạm ở đây , tuy không có biển hiệu nhưng độ chất thì phải phải bàn. Điều đăc biệt là bạn sẽ được quan sát chủ quán chế biến món ăn ngay tận mắt kể cả khâu làm bún. Để có 1 tô bún rạm ngon thì phải trải qua 1 công đoạn làm bún khá là công phu, bún ở các quán bún rạm đều được tự làm từ loại gạo ngon lấy ở những cánh đồng quê Phù Mỹ rồi sau đó xay nhuyễn, gút trong túi vải, luộc sơ và đề sẵn để khi có khách, chủ quán chế biến bún trong nồi nước sôi ngay tại chỗ nên tô bún còn nóng hổi. Tôm phải lựa tôm đất ngon, ngọt để nguyên vỏ giã nhuyễn rồi ướp gia vị. Trụng tôm với nước gạo sôi như cách người ta làm bún bò tái, quậy đều tô nước cho tôm chín rồi cho vào tô bún. Nêm nếm chút gia vị, hành ngò, đặc biệt phải có muối ớt bột thì mới đúng vị bún tôm. Tô bún nóng ngào ngạt hương ăn kèm với bánh tráng gạo nướng chín, ngày nắng ăn mát ngọt, ngày mưa vị cay cay ăn đến đâu hít hà sảng khoái đến đấy. Ban đầu khách có thể chưa quen với món bún có phần đơn điệu này, nhưng khi ăn, vị ngọt tự nhiên của tôm, của nước gạo, của sợi bún quyện vào nhau tạo nên một hương vị thật đặc biệt, chiều lòng được những người sành ăn nhất. Nhiều người ăn bún tôm Phù Mỹ đến ghiền, chỉ biết gật gù món bún ăn no mà không ngán. Đã ăn một tô phải ăn thêm tô nữa mới đã cơn thèm. Nếu bạn không thích sự đơn điệu của bún tôm thì có thể ngó qua người anh em bún rạm, khác với vị thanh ngọt của bún tôm bún rạm sẽ mang lại cảm giác đậm đà trên từng tế bào vị giác và vị cay xè của ớt bột nguyên chất 100%. Và cách chế biến của bún rạm lại thêm một chút kỳ công. Rạm của đầm Châu Trúc ngâm, rửa sạch, xay nhuyễn chắt lấy nước như riêu cua. Đem nước rạm nấu lên, cho thêm dầu ăn, hành phi và nêm nếm gia vị. Nước rạm để riêng, tô bún để riêng. Bún rạm có thêm rau sống và xoài xanh, đậu phộng rang nguyên hạt. Chế nước rạm vào tô từng chút, từng chút, ăn đến đâu chế nước đến đó. Nước rạm béo mà không ngậy, có rau sống và xoài xanh chua ngọt đi kèm.

@hieuniversexy

@marix_xikra

@okatte.vietnam

Đăng bởi: Ngân Ngân

Từ khoá: Đi Quy Nhơn ăn bún tôm, bún rạm ngon nức tiếng

Cập nhật thông tin chi tiết về Bún Tôm Cát Bà – Nồng Nàn Hương Vị Của Biển trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!