Xu Hướng 10/2023 # Cách Chiên Khoai Tây Giòn Rụm, Để Lâu Không Mềm # Top 15 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Chiên Khoai Tây Giòn Rụm, Để Lâu Không Mềm # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Chiên Khoai Tây Giòn Rụm, Để Lâu Không Mềm được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách chiên khoai tây giòn rụm, để lâu không mềm

Khoai tây chiên là một món ăn rất được mọi người ưa thích, bởi hương vị thơm ngon và cách làm đơn giản. Món khoai tây chiên ngon nhất khi có lớp vỏ ngoài giòn rụm, bên trong thì chín mềm. Với cách làm trong bài viết này, bạn sẽ có một đĩa khoai tây chiên để lâu vẫn giữ được độ giòn, ngon đấy.

1Nguyên liệu làm khoai tây chiên

2Cách làm khoai tây chiên Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Khoai tây sau khi được lựa chọn và mua về thì gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành từng lát dày 1cm, sau đó cắt từng lát thành những miếng dài vừa ăn.

Cho vào trong thau nước muối pha loãng có cho thêm vài giọt nước cốt chanh, ngâm trong 15 phút để khoai không bị đen.

Bước 2 Luộc khoai tây

Cho nước vào nồi cùng với một ít muối, đun đến khi nước sôi thì cho khoai tây vào.

Luộc sơ khoai tây trong khoảng 30 giây, sau đó vớt khoai tây ra, cho vào thau nước lạnh trong 5 phút rồi để vào rổ cho ráo nước.

Luộc khoai tây với một ít nước sẽ giúp khoai tây nhanh chín, sau khi chiên sẽ ngon hơn, để lâu sẽ không bị ỉu mà vẫn giữ được độ giòn.

Bước 3 Chiên khoai tây

Bắc một cái chảo lên bếp, sau đó cho dầu ăn vào, rồi đun lên cho dầu sôi.

Sau đó cho khoai tây vào chiên, trong khi chiên bạn phải trở khoai đến khoai chín đều, chiên đến khi các mặt của khoai vàng thì tắt bếp.

Vớt khoai ra ngoài, để vào trong đĩa có lót giấy thấm dầu.

Bước 4 Thành phẩm

Khoai tây sẽ giòn lâu hơn khi bạn chiên ở lửa vừa, lượng dầu cho vào phải ngập mặt khoai, thì khoai tây sau khi chiên sẽ giòn lâu hơn đó.

Vậy là món khoai tây chiên đã xong rồi, thưởng thức thành phẩm thôi nào.

Lưu ý: Bạn có thể dùng nồi chiên không dầu làm khoai tây chiên sẽ nhanh hơn rất nhiều đấy

3Thưởng thức

Bách hóa XANH

Hướng Dẫn Cách Chiên Khoai Tây Bằng Nồi Chiên Không Dầu Lock&Lock

1. Cách chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock

Cách làm khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock các bạn nên làm theo những cách thực hiện như sau.

1.1. Nguyên liệu làm khoai tây chiên

– Khoai tây.

– Bột phô mai.

– Một chút dầu ăn sẽ làm một ăn hấp dẫn hơn.

– Một chiếc chổi để quết dầu.

– Dụng cụ: nồi chiên không dầu.

1.2. Các bước làm khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock

Bước 1: Sơ chế khoai tây

– Rửa sạch bùn đất, bụi bẩn trên lớp vỏ ngoài. Gọt vỏ khoai tây.

– Cắt khoai tây thành các sợi dài.

– Ngâm khoai tây trong nước muối khoảng 15 phút.

– Sau khi ngâm xong thì vớt khoai ra rổ để ráo nước.

Lưu ý: Trước khi chiên bạn có thể khoai để vào trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp khoai giòn hơn sau khi chiên.

Bước 2: Chuẩn bị nồi chiên không dầu. Xếp khoai tây đã sơ chế vào lòng nồi.

Bước 3: Sử dụng chổi để quét một lớp mỏng dầu ăn lên để món ăn ngậy hơn, ngon hơn. Sau đó đóng lòng nồi lại.

– Chọn thời gian chiên khoai là 15 phút.

– Điều chỉnh nhiệt độ chiên khoảng 170 độ.

Chờ đợi để khoai chín đều, vàng. Sau khi đã hoàn thành bước chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock. Bạn có thể cho khoai vào một hộp to có nắp sau đó thêm tiếp bột phô mai vào. Đậy nắp và lắc đều để phô mai bám đều vào khoai. Bước này không bắt buộc. Nếu không thích phô mai bạn có thể bỏ qua.

1.3. Những lưu ý khi làm cách làm khoai tây chiên bằng nồi chiên không dầu lock&lock

– Không nên rút ngắn thời gian chiên bằng cách tăng nhiệt độ cao. Điều này sẽ làm lớp ngoài của khoai cháy nhưng bên trong thì vẫn sống. Việc lựa chọn cách chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock là rất hợp lý.

– Khi chế biến, để khoai tây giữ nguyên chất dinh dưỡng và không sản sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

+ Không ăn khoai tây có màu xanh: Thông thường, những củ khoai tây ngả sang màu xanh là do tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài. Nồng độ các độc tố trong khoai tây sẽ tăng cao. Thế nên, khi mua nhầm những củ khoai màu xanh thì bạn có thể gọt bỏ phần ngả màu và sử dụng phần còn lại.

+ Không ăn khoai tây bị héo: Khi mua khoai tây, bạn nên lựa chọn những củ khoai tươi, mới thu hoạch. Tuyệt đối không nên mua những củ khoai tây héo, để lâu ngày vỏ bị nhăn và mềm vì khoai sẽ sản sinh ra một lượng độc tố gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khoai tây sẽ sản sinh ra độc tố solanine và có hại cho sức khỏe khi sử dụng. Chính vì thế, bạn không nên mua khoai tây về trữ và ăn dần, thay vào đó, mỗi ngày bạn nên đi chợ và lựa chọn khoai tây tươi để chế biến món ăn sẽ tốt hơn.

+ Không ăn khoai tây mọc mầm: Theo nghiên cứu, mầm khoai tây có chứa nhiều solanine và chaconine, đây là hai chất độc gây hại cho hệ thống thần kinh. Vì thế, bạn nên loại bỏ hoàn toàn những củ khoai tây mọc mầm.

– Vệ sinh sạch sẽ tay và toàn bộ dụng cụ nấu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Cách vệ sinh nồi chiên không dầu Lock&Lock sau khi dùng

Cách vệ sinh nồi chiên không dầu bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Rút phích cắm ra khỏi ổ điện để đảm bảo ngắt nguồn điện.

Bước 2: Dùng khăn ẩm lau sạch mặt ngoài của nồi chiên.

Bước 3: Làm sạch chảo, khay nướng và rổ chiên bằng nước ấm, một ít xà phòng và miếng chùi rửa mềm. Để tiết kiệm thời gian, bạn còn có thể rửa bằng máy rửa chén

Nếu như vết bẩn cứng đầu dính vào rổ hoặc phía đáy chảo, ngâm chảo trong nước nóng với một ít xà phòng. Còn rổ đặt vào chảo và ngâm khoảng 10 phút, sau đó lau sạch.

Bước 4: Dùng khăn sạch và nước ấm lau sạch lại mặt trong của nồi.

Bước 5: Lau khô hoặc phơi khô nồi sau đó cất đi để bảo quản.

Lưu ý:

– Làm sạch những thành phần bên trong với nước nóng và miếng chùi rửa mềm.

– Làm sạch bộ phận làm nóng và không để dính vụn đồ ăn.

– Không sử dụng vật liệu sắc nhọn hoặc chất tẩy có độ tẩy mạnh để làm sạch chảo, rổ và các thành phần bên trong đều phủ lớp chống dính nên sẽ dễ trầy tróc.

Với việc vệ sinh này bạn sẽ có được cách sử dụng nồi chiên không dầu Lock&Lock được bền và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hơn.

Đăng bởi: Quỳnh Uyên

Từ khoá: Hướng dẫn cách chiên khoai tây bằng nồi chiên không dầu Lock&Lock

3 Cách Làm Bánh Xèo Miền Tây Thơm Ngon Giòn Rụm

Nguyên liệu làm bánh xèo bằng bột pha sẵn

Phần vỏ bánh:

1 bịch bột bánh xèo pha sẵn

2 lon nước cốt dừa 160ml

1 muỗng cà phê bột nghệ

1 ít đậu xanh nguyên hạt

1 ít hành lá

300g mỡ heo

Phần nhân bánh:

2 củ hành tây

2 củ sắn

200g giá đậu xanh

300g tôm thẻ

200g thịt ba rọi

200g thịt bằm

1 ít đậu xanh cà

Rau ăn bánh xèo: Rau thơm, xà lách,… thích ăn rau gì thì chuẩn bị rau đó.

Phần nước mắm:

4 tép tỏi và 2 trái ớt đỏ bằm nhuyễn

200ml nước lọc

1 củ cải trắng

1 củ cà rốt

Đường, chanh, nước mắm nhĩ

Cách làm bánh xèo bằng bột pha sẵn

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Thịt ba rọi heo các bạn cắt thành miếng mỏng, mỡ heo cũng rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 1cm, tôm rửa sạch và cắt râu.

Bạn rửa rau, các nguyên liệu khác và để ráo nước. Đối với hành tây, cà rốt, củ cải trắng và củ sắn thì bạn thái sợi vừa ăn.

Mỡ heo các bạn cho lên chảo và thắng với lửa vừa cho đến khi ra hết mỡ, dùng mỡ heo thay dầu là vì nhiệt độ sôi của mỡ heo cao hơn nhiệt độ của dầu ăn nên khi bạn dùng mỡ heo để chiên bánh xèo thì bánh sẽ giòn hơn và thơm hơn.

Bước 3 Pha bột chiên bánh

Bạn cho hết gói bột bánh xèo pha sẵn vào thố to. Vì là bột pha sẵn nên bột đã có đầy đủ hành khô, nước dừa, gia vị, tuy nhiên nếu muốn ngon hơn thì bạn nhất định phải làm theo công thức hướng dẫn vì pha theo công thức thì bột sẽ cực giòn, thơm, béo và lâu bị ỉu.

Bây giờ bạn cho hết 2 lon nước dừa, 400ml nước lọc, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng canh bột nêm và 1 ít hành lá vào bột bánh xèo rồi trộn đều lên cho hỗn hợp này hoà quyện vào nhau. Sau khi hỗn hợp đã đều, chúng ta để bột nghỉ tầm 30 phút cho bột nở ra hết.

Bước 4 Làm nhân bánh

Đậu xanh nguyên hạt bạn mang đi ngâm sau đó cho vào nồi hấp cách thuỷ trong vòng 30 phút. Tiếp theo bạn cũng rửa sạch đậu xanh cà, sau đó cho lên chảo, cho thêm 1 tô nước vào, nấu với lửa vừa trong vòng 20 phút tới khi nước cạn và đậu xanh mềm thì tắt bếp. Còn thịt bằm thì bạn bắc chảo lên bếp rồi xào sơ cùng ít hạt nêm cho thấm vị.

Bước 5 Chiên bánh xèo

Bạn bắc 1 cái chảo chống dính lên bếp, để cho chảo nóng rồi lấy mỡ heo chà 1 ít lên chảo, cho tiếp 1 vá bột đều lên thành chảo, đảo cái chảo cho đều rồi lấy thêm 1 vá bột nước tráng vào giữa lòng chảo rồi đậy nắp lại, đợi khoảng tầm 2 phút là bột chín, dùng sạn gấp đôi bánh lại rồi cho thêm ít mỡ vô chảo chiên cho bánh giòn 2 mặt là được. Cái đầu tiên thử sẽ không cho nhân vào.

Ở bước này nếu thấy bột còn chưa được bạn có thể làm cách sau, nếu thấy bột hơi cứng các bạn cho thêm 70 ml nước nữa vào tô bột rồi quậy đều, còn nếu thấy bột lỏng quá các bạn cho thêm 2 muỗng canh bột gạo nữa rồi trộn đều lên là được.

Mở lửa to cho chảo nóng, đầu tiên cho vài miếng thịt ba chỉ và 2 con tôm vào, trở mặt cho thịt và tôm hơi có mùi áp chảo 1 tý rồi cho thêm ít đậu xanh nguyên hạt đã hấp cách thuỷ vào. Tiếp theo bạn múc 1 vá bột đổ đều xung quanh thành chảo, đảo cái chảo để cho bột nó chảy đều, sau đó cho thêm bột để lấp những khoảng trống trong chảo, nhớ cho vào từng chút và đảo chảo để bột đều.

Tiếp tục cho 1 ít giá, hành tây, củ sắn đã thái sợi vào rồi cho tiếp thịt băm và đậu xanh cà vào 1 bên của bánh rồi đậy nắp lại, chờ khoảng 3 phút với lửa vừa cho bột và nhân chín, trước khi đậy nắp thì các bạn có thể cho thêm 1 ít mỡ vào phần rìa bánh để tý nữa phần rìa sẽ giòn hơn.

Bước 6 Làm dưa chua và nước mắm

Cho củ cải trắng và cà rốt đã thái sợi vào tô, ướp với 3 muỗng canh đường và 1 lát chanh, làm cái này là đồ chua ăn liền, để tầm 10 phút là cà rốt và củ cải trắng sẽ mềm ra, bỏ vào nước mắm sẽ rất ngon.

Công thức chuẩn của 1 chén nước mắm siêu ngon như sau: 75g đường cát, 60ml nước mắm nhĩ, 200ml nước ấm, 2 lát chanh

Cho các nguyên liệu trên vào chén rồi quậy đều cho tan đường, sau đó cho tỏi và ớt băm vào khuấy thật đều, tiếp theo cho đồ chua đã ướp sẵn vào khuấy đều lên lần nữa. Vậy là xong chén nước mắm chấm bánh xèo trứ danh rồi.

Bước 7 Thành phẩm

Bánh xèo làm bằng bột pha sẵn vàng ươm, giòn thơm chuẩn vị miền Tây kết hợp với nước mắm chua ngọn còn gì sánh bằng!

Nguyên liệu bánh xèo bằng bột mì

50g bột mì

50g bột chiên giòn

100ml nước lọc

1 quả trứng gà

100g tôm

100g mực

Hành lá, giá đỗ, cải xanh, xà lách, rau thơm

Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, bột ngọt, xì dầu, nước mắm, giấm,…

Cách làm bánh xèo bằng bột mì

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng. Làm sạch mực sau đó rửa lại với giấm hoặc nước cốt chanh hoặc giấm, thái mực thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Hành lá rửa sạch để ráo, sau đó thái nhỏ rồi trộn chung với 1 muỗng bột mì.

Các loại rau còn lại bạn mang đi ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.

Bước 2 Pha bột làm bánh

Bước 3 Chiên bánh xèo

Bạn cho chảo lên bếp, dùng cọ thoa một lớp dầu ăn mỏng đều khắp bề mặt chảo. Chờ dầu nóng, bạn múc một vá bột đã pha vào chảo, dùng tay nghiêng chảo theo vòng tròn để bột tráng đều khắp chảo. Cho tôm và mực vào xào sơ, rải khắp mặt chảo. Sau đó đậy nắp chảo trong 3 phút là bánh chín.

Mở nắp ra, cho vào bánh một ít giá và chiên thêm 1 phút nữa. Bạn dùng sạn nhẹ tay gập đôi bánh lại rồi gắp bỏ lên dĩa. Bạn làm tương tự các bước vừa rồi cho đến khi hết bột.

Bước 4 Thành phẩm

Nguyên liệu làm bánh xèo củ hủ dừa

200g bột bánh xèo Meizan

200g tôm

200g thịt ba chỉ

150g mỡ heo

50g bột chiên giòn

1/2 lon nước cốt dừa

330ml nước có gas Aquafina

Hành lá, hành tây, giá, củ hủ dừa

Gia vị: hạt nêm, tiêu

Cách làm bánh xèo củ hủ dừa

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Thịt ba chỉ heo các bạn cắt thành miếng mỏng, mỡ heo cũng rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 1cm, tôm rửa sạch, bỏ chỉ lưng, bóc vỏ và phần đầu.

Bạn rửa củ hủ dừa, để ráo, cắt thanh nhỏ. Đối với hành tây bóc vỏ, cắt múi cau. Giá rửa sạch, để ráo. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2 Pha bột chiên bánh

Bạn cho 200g bột bánh xèo Meizan pha sẵn, 50g bột chiên giòn

Advertisement

1/2 lon nước cốt dừa, 330ml nước có gas Aquafina, 1 ít hành lá vào bột bánh xèo rồi trộn đều cho hoà quyện.

Bước 3 Làm nhân bánh

Bắc chảo lên bếp, cho mỡ heo vào xào sơ sau đó cho thịt ba chỉ và tôm vào xào, đợi đến khi thịt và tôm chín thì cho hành lá, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu vào, đảo cho thấm vị thì tắt bếp.

Bước 4 Chiên bánh xèo

Bạn bắc chảo lên bếp, dùng mỡ heo xoa đều lên mặt chảo, cho tiếp 1 vá bột đều lên, đảo chảo cho đều, đợi khoảng tầm 2 phút là bột chín. Sau đó cho thịt và tôm đã xào, hành tây, giá, củ hũ dừa vào, mở nắp ra rồi lại gấp đôi bánh lại.

Bước 5 Thành phẩm

Vậy là đã hoàn thành món bánh xèo củ hủ dừa cho cả nhà rồi đấy. Vào những ngày cuối tuần làm món ăn này chiêu đãi gia đình thì còn gì bằng. Còn chờ gì mà không vào bếp trổ tài ngay nào!

Những chiếc bánh xèo giòn rụm thơm lừng cứ thế được cho vào mẹt, mùi của bột, hành lá, vị béo của nước cốt dừa hoà quyền với phần nhân tôm thịt củ sắn chao ôi sao mà thơm ngào ngạt đến thế. Cuốn một cuốn bánh xèo đầy ụ cùng với xà lách, cải xanh, rau thơm rồi chấm cùng nước mắm ăn hoài chẳng ngán.

Xem clip Tiktok cách làm cách làm bánh xèo củ hủ dừa:

Chia Sẻ Cách Làm Cơm Gà Xối Mỡ Vàng Rụm, Ngoài Giòn Trong Mềm Không Bị Ngấm Mỡ

Gà có thể chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng khác nhau như cháo gà, phở gà, cà ri gà,… Đặc biệt là món cơm gà xối mỡ được xem là món ăn yêu thích của nhiều người bởi mùi thơm cùng với hương vị đậm đà của thịt gà kết hợp cùng với cơm chiên làm cho bao người phải say mê.

Nguyên liệu làm cơm gà xối mỡ

1- 2 đùi gà

1 quả trứng gà

1 chén cơm trắng

Đinh hương, hoa hồi, quế cây

1 muỗng canh bạch nha

Gia vị: Tương ớt, nước tương, muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt,…

Hành lá, 4 tép tỏi, 1 củ nhỏ gừng, dầu ăn

Rau ăn kèm tuỳ ý: Dưa leo, cà chua, xà lách,…

Cách làm cơm gà xối mỡ Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu trước khi chế biến đều rửa sạch với nước, gừng và tỏi cắt lát. Riêng thịt gà thì dùng muối chà cho đều sau đó rửa lại với nước sạch.

Lưu ý: Nên chọn những đùi gà có độ xăng, thịt còn tươi đỏ và để cho gà mau chín và thấm vị thì nên dùng dao rạch 1 đường trên đùi gà.

Bước 2 Nấu nước luộc gà

Trước tiên, cho 1 muỗng dầu ăn vào một cái nồi, mở lửa để dầu nóng thì cho vào các nguyên liệu gừng, tỏi, 1 thanh quế cây nhỏ, 4 cái hoa hồi, 3 – 5 cây đinh hương vào. Đảo đều khoảng 2 phút thì tắt bếp. Những hương liệu này kết hợp khi luộc gà sẽ giúp gà không còn tanh và làm cho món ăn có mùi thơm đậm đà hơn.

Tiếp theo, cho vào nồi khoảng 1 lít nước lọc, nấu khoảng 15 -20 phút và để các nguyên liệu dậy mùi hương thì cho vào tiếp các gia vị: 4 muỗng canh muối hạt, 1 muỗng canh bạch nha (giúp gà không bị khô, tăng độ giòn và màu sắc của gà), 3 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh bột ngọt.

Cuối cùng cho thịt gà vào luộc khoảng 15 phút, chỉ cần luộc đến khi gà vừa chín là được tránh thịt gà quá mềm hoặc bị nát.

Để gà giòn hơn, sau khi luộc chín thì cho vào nước lạnh 3 phút sau đó lấy gà ra để ráo.

Bước 3 Chiên cơm

Tách lấy lòng đỏ trứng gà cho vào bát cơm trắng cùng với 1 muỗng cà phê tương ớt, 1/2 muỗng cà phê muối hạt, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, sau đó trộn đều các nguyên liệu.

Tiếp theo, để chảo lên bếp,cho vào 2 muỗng canh dầu ăn mở lửa vừa cho dầu nóng lên và cho cơm vào chiên. Nhớ đảo cơm thường xuyên cho cơm được vàng đều, cuối cùng cho hành lá cắt nhuyễn vào chiên cùng khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp cho cơm ra đĩa.

Bước 4 Xối mỡ gà

Bắt chảo dầu lên bếp (nên cho nhiều dầu) để khi dầu có tim sôi lên thì cho gà vào chiên.

Bí quyết để gà mềm ở bên trong và giòn ở bên ngoài đó chính  để gà lên một cái rây rồi chiên, không cho gà tiếp xúc với đáy chảo tránh tình trạng gà cháy khét.

Sau đó, dùng một cái vá liên tục múc dầu đang sôi rưới lên gà cho đến khi gà được vàng đều, da gà khô lại thì có thể lấy ra. Dùng giấy thấm dầu để lấy đi phần dẫn bám trên đùi gà vừa xối mỡ.

Bước 5 Cách làm nước chấm

Phần nước chấm bạn có thể dùng với nước tương hoặc dùng với tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt tùy vào sở thích của mỗi người.

Để pha nước mắm chua ngọt, bạn hãy chuẩn bị một cái chén, cho vào đó 1 muỗng nước cốt chanh, 4 muỗng đường, 5 muỗng nước mắm, 6 muỗng nước lọc, 1 muỗng tỏi ớt băm nhuyễn, dùng muỗng khuấy đều.

Bước 6 Thành phẩm

Thưởng thức

Chỉ với cách làm đơn giản là bạn đã hoàn thành món ăn rồi đấy. Món ăn trông vô cùng hấp dẫn khiến ai cũng muốn thử ngay thôi. Còn chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài cho cả nhà nào!

Lưu ý khi làm cơm chiên gà xối mỡ

Bạn hãy chọn những nguyên liệu tươi ngon để đảm bảo được chất lượng của món ăn.

8 Quán Bánh Tôm Giòn Rụm Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua Tại Hà Nội

Mảnh đất ngàn năm văn hiến Hà Nội từ lâu không chỉ nổi tiếng về di tích thắng cảnh mà còn được biết đến là nơi lưu giữ hàng ngàn món ăn dân dã bao đời. Những chiếc bánh tôm màu vàng rộm, vừa đưa vào miệng đã tan giòn, ngọt thịt nêm cùng vị chua ngọt của nước chấm, ngon đến khó cưỡng. Nhắc đến bánh tôm, Hồ Tây luôn là địa chỉ vàng, thế nhưng dạo một vòng Hà Nội, không thiếu những quán bánh tôm ngon nức tiếng đâu.

Hiền hảo – Ngõ 9 Hòe Nhai

So với những cái tên nổi tiếng như bánh tôm Hồ Tây Hà Nội, bánh tôm Hàng Bồ… thì bánh tôm Hiền hảo – Ngõ 9 Hòe Nhai có phần vỏ bánh được làm bằng củ khoai lang tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng đã bào mịn chứ không dùng bột. Đặc biệt với hương thơm béo ngậy, giòn tan của bánh tôm hòa quyện trong bát nước chấm đậm đà, chua ngọt kết hợp cùng nhiều loại rau thơm, nộm đu đủ đúng chuẩn combo kích thích vị giác tột độ cho người thưởng thức.

Quán nằm ở vị trí ngay đầu ngõ nên cũng khá dễ tìm. Không gian khá chật hẹp, với dãy bàn ghế nhựa đơn giản nhưng vì khá nổi tiếng nên quán lúc nào cũng trong tình trạng khách đến đông nườm nượp. Ngoài bánh tôm ra, quán còn phục vụ thêm các món ăn vặt khác như: Bánh gối, Há Cảo, Chè Thập Cẩm,… để thực khách có thêm sự lựa chọn.

Bánh tôm Bà Nga

Hiền hảo – Ngõ 9 Hòe Nhai

Một địa chỉ ăn bánh tôm khác cũng rất nổi tiếng ở khu vực Phố Cổ là quán bánh tôm Bà Nga. Nằm tại một góc nhỏ của con phố Hồng Phúc, một trong những con ngõ ngắn nhất Hà Nội thế nhưng hơn 10 năm qua bánh tôm Bà Nga luôn là địa chỉ tin cậy được thực khách lựa chọn. Một khi đã đến đây thưởng thức món bánh tôm là chắc chắn sẽ nhớ, sẽ muốn quay lại.

Quán bánh tôm Bà Nga được bố trí rất đơn giản và không khó để nhận ra từ xa chiếc tủ kính để trước cửa với những chiếc bánh vàng ươm. Bánh ở đây làm xong được chiên qua trước rồi đặt trong tủ kính. Khi nào khách gọi mới được đem ra chiên kỹ để giòn, ngon hơn. Mỗi chiếc bánh tôm đều có 2 con tôm khá to, chắc thịt vỏ mỏng. Vỏ bánh chín giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong vẫn giữ độ dai dai của bánh. Mặc dù để lâu mới thưởng thức nhưng miếng bánh không bị nhũn mà vẫn giữ được độ giòn tan và có độ ngọt từ những con tôm đọng lại.

Nước chấm ở đây được thực khách đánh giá là rất vừa miệng. Thực khách trước khi thưởng thức có thể cho thêm quất, ớt, hạt tiêu để hương vị nước chấm thêm đậm đà phù hợp với khẩu vị của mỗi người.

Không gian tuy không rộng rãi nhưng khi đến đây thực khách vẫn luôn cảm nhận được sự thoải mái ấm cúng vì cô chủ quán rất mến khách và cởi mở. Thêm nữa, mọi công đoạn nấu nướng đều được đặt trước cửa nên ai cũng dễ dàng nhìn thấy và yên tâm.

Địa chỉ: Số 10, Hồng Phúc, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 10:00 – 19:30

Mức giá: 8.000đ – 20.000đ

Bánh tôm Bà Nga

Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Bà Nga

“Đến Phủ Tây Hồ ăn bánh tôm” – câu nói cửa miệng đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ đã minh chứng cho sự hấp dẫn và nổi tiếng của món ăn vặt này. Từ con đường Quảng An dẫn vào Phủ Tây Hồ, những quán bánh tôm bày sạp bánh tôm san sát nhau. Du khách phương xa đến nơi tinh hoa hội tụ này đều phải trầm trồ khen ngợi bởi hình ảnh những chiếc giá đặt bánh tôm, xếp gọn gàng, chồng lên cao ngất.

Có lẽ nổi tiếng không ai không biết chính là nhà hàng bánh tôm Hồ Tây đối diện chùa Trấn Quốc linh thiêng. Bánh tôm ở đây được chiên sẵn xếp đầy bên giá bánh nhưng chưa bao giờ khách hàng ăn phải những chiếc bánh đã nguội. Bởi chính sự nổi tiếng hiếm có mà quán không lúc nào vãn khách, nhất là khách nước ngoài.

Chiếc bánh tôm được bọc bằng bột chiên vàng, cắn một miếng giòn tan, con tôm không quá to nhưng lại rất ngọt và chắc thịt. Ăn cùng với đó là bát nước chấm chua ngọt cùng với củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng.

Với góc view siêu đẹp, không gian rộng rãi thoáng đãng, nằm ngay gần kề Hồ Tây lộng gió, phải nói đây là địa chỉ thưởng thức ẩm thực rất tuyệt vời. Bên cạnh bánh tôm thì nhà hàng cũng không quên phục vụ thêm rất nhiều món ăn khác, từ món khai vị với soup, nem, món ăn chính với bánh tôm, tôm hùm, cua, ghẹ, lẩu, cháo, cơm, mỳ,…

Địa chỉ: Số 1 Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 024 3829 3737 – 3823 8194

Email: [email protected]

Thời gian mở cửa: 09:00 – 21:00

Mức giá: 80.000đ – 130.000đ

Bánh tôm Hàng Bồ

Bánh tôm Hồ Tây

Nhiều người nhận định rằng, muốn ăn ngon chỉ cần dạo một vòng quanh Phố Cổ là đủ. Đã hơn 10 năm kể từ ngày gánh hàng rong bánh tôm của cô chủ bày bán nơi đầu con ngõ nhỏ trên phố Hàng Bồ, đến ngày hôm nay, quán bánh đã ngày càng nổi tiếng nhộn nhịp.

Bánh tôm ở đây ngon chẳng thua kém gì bánh Tây Hồ, vỏ bột bánh độc đáo, vừa giòn tan vừa có vị bùi bùi ngọt ngọt của đậu xanh nhuyễn. Nhân tôm hơi bé nhưng được cái tươi, thịt ngọt và tẩm ướp rất vừa miệng.

Với một món ăn vặt vỉa hèchiên rán, thì nước chấm được ví như là linh hồn của món ăn. Điểm nhấn khiến thực khách ăn một lần rồi cứ mê đắm mãi chính là nước chấm kèm. Bát nước chấm đậm vị, đủ hương sắc chua cay mặn ngọt, thêm ít đu đủ muối chua và rổ rau sống sạch sẽ. Bên cạnh bánh tômthì quán Hàng Bồ còn nổi tiếng khắp đất Phố Cổ với há cảo chiên. Một đĩa há cảo chiên vàng, phồng to giòn tan, nhân thịt và mộc nhĩ mằn mặn cũng là bữa quà xế chiều lý tưởng.

Tuy nhiên chính vì nằm khép mình trong một con ngõ nhỏ nơi Phố Cổ chật hẹp, nên không gian quán có phần khiêm tốn. Hầu hết thực khách đều chọn đến mua và mang đi, mấy chiếc bàn nhỏ của quán thì lúc nào cũng trong tình trạng chật kín khách.

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 57A Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 1 Đình Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 098 118 30 09

Thời gian mở cửa: 15:00 – 18:00

Mức giá: 25.000đ – 55.000đ

Bánh tôm Cô Ầm

Bánh tôm Hàng Bồ

Không phải chỉ ở Hồ Tây mới có bánh tôm ngon, quán bánh tôm Cô Ầm chính là minh chứng cho câu nói đấy. Khác biệt hẳn với phong cách nhà hàng view đẹp vạn người mê, quán bánh tôm Cô Ầm khá chật hẹp ở một góc nhỏ của chợ Đồng Xuân, thế nhưng chính cảm giác chật chội này lại đem đến cảm nhận rất đỗi bình dị của con phố cổ xưa.

Ngon nhất và độc đáo nhất ở quán cô Ầm là phần bột bánh. Không chỉ đơn giản là chiên từ bột mì và bột năng như các quán tôm khác, phần bột ở đây được cô Ầm làm rất tinh phu. Bột được xay mềm mịn, pha cùng nước cho sánh đặc vừa phải, trộn thêm khoai lang thái sợi và ít ngô. Phần vỏ bánh khi chiên vàng sẽ không bị khô quá, cắn giòn rụm trong miệng mà lại bùi bùi ngọt ngọt không ngấy mỡ.

Bên trên là 1, 2 con tôm nhỏ, để nguyên vỏ, nhưng rất tươi ngon, ăn vào ngọt mà săn chắc thịt. Cuộn chiếc bánh tôm chín vàng, con tôm đỏ au cong cong cùng với rau sống, hành mùi, chấm đẫm vị nước chấm chua ngọt có su hào giòn sần sật.

Bánh tôm cứ chiên đến đâu là hết đến đấy, bánh mới nóng hổi vàng ươm khiến không ít người cứ ngày ngày lại cắm chốt nơi đây. Không chỉ là món quà ăn vặt ngon khó cưỡng mà còn bởi chính sự giản dị của ẩm thực phố cổ khiến nhiều người phải mê mẩn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Ngõ Đồng Xuân, Hàng Chiếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 0987 918 465

Thời gian mở cửa: 14:30 – 17:00

Mức giá: 10.000đ – 50.000 đ

Bánh tôm Cô Ầm

Bánh tôm – Bánh gối Trần Khát Chân

Bánh tôm Cô Ầm

Ở Hà Nội bây giờ không thiếu các quán bánh tôm, bánh gối, nhưng để ăn được cái bánh ngon, nước chấm vừa miệng, đúng vị, lại sạch sẽ, thì bạn không thể bỏ qua số 43 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Quán có không gian khá đơn giản nhưng mọi thứ lại rất sạch sẽ và gọn gàng. Nên khi đến đây bạn sẽ cảm thấy thoải mái và gần gũi.

Đặc sản của quán là các món bánh tôm, bánh gối, ngoài ra các món ăn vặt khác như bánh gà, phô mai que, nem chua rán cũng rất được yêu thích.

Bánh tôm ở đây được nhiều người khen ngợi bởi lớp vỏ bánh có thêm khoai lang bào mịn. Nên khi ăn vào ngoài tiếng giòn rụm bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt và bùi. Nhân tôm to tươi rói và ngọt thịt. Khi ăn, cho bánh tôm dìm ngập trong chén nước chấm chua ngọt, cuốn thêm rau và cho thêm tí ớt vào nữa là bắt miệng vô cùng. Hay chiếc bánh gối nhỏ nhắn, lớp vỏ giòn tan cùng phần nhân thịt, nấm hương, trứng đậm đà và đầy đủ hương vị chắc chắn cũng sẽ cực hợp để bạn “sưởi ấm” những ngày đông lạnh như thế này.

Bên cạnh các món bánh và đồ ăn vặt cực ngon, menu của quán còn rất đa dạng các loại nước giải khát và nước ép trái cây tuyệt vời cho bạn thưởng thức. Ngồi nhâm nhi bánh gối, bánh tôm, kể dăm ba câu chuyện trong ngày cùng bạn bè là thú vui của giới trẻ mỗi buổi chiều tan trường, tan ca. Chỉ khoảng 20.000-40.000 đồng là bạn có thể thoải mái thưởng thức những chiếc bánh thơm ngon đúng điệu. Ngoài bánh ngon, thì sự vui vẻ và nhiệt tình của nhân viên ở đây cũng chiếm được nhiều cảm tình của thực khách.

Địa chỉ: 43 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0963 601 603

Bánh tôm Nghĩa Tân

Bánh tôm – Bánh gối Trần Khát Chân

Không một tín đồ sành ăn nào lại không biết đến thiên đường đồ ăn vỉa hè Nghĩa Tân, với đa dạng các món ăn, từ bánh tôm, bánh gối, nem chua rán, nem tai, nộm bò khô, bát tào phớ,…

Quán ở ngõ nhưng khá dễ tìm, mà có lẽ đã lê la đến Nghĩa Tân thì không thể nào biết từng ngóc ngách đồ ăn vặt được. Không gian vỉa hè khá chật hẹp, với dãy bàn ghế nhựa đơn giản nhưng vì nổi tiếng khắp đất Hà Thành nên quán lúc nào cũng trong tình trạng khách đến đông nườm nượp.

Bánh tôm ở đây khá ngon, phần bột được trộn cùng với khoai lang bào mịn, ăn vào bùi bùi ngọt ngọt, nhân tôm hơi nhỏ nhưng lại tươi ngon, thịt chắc. Các loại rau củ đi kèm cũng không có gì khác so với các quán bánh khác. Nước chấm chua ngọt có lẽ dùng chung cho cả bánh tôm, bánh gối, nem tai,… nên không được đậm đà lắm.

Điểm cộng lớn nhất ở đây chính là giá thành. Với mức giá là 10.000 đồng cho một chiếc bánh tôm thì chỉ với khoảng 40.000 đồng – 50.000 đồng đã đủ cho một bữa xế chiều no nê.

Hơn nữa, đã đến Nghĩa Tân thì không thể thưởng trọn combo bánh tôm, bánh gối, đĩa nem tai, đĩa nộm bò, và tráng miệng bằng bát tào phớ mát lạnh. Chính bởi quán đa dạng món ăn vặt nên đây có lẽ là khu ẩm thực được giới trẻ tìm đến nhiều nhất.

Địa chỉ: A20 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Thời gian mở cửa: 13:00 – 22:00

Mức giá: 10.000đ – 50.000đ

Bánh tôm Nghĩa Tân

Bánh tôm Bà Lộc

Bánh tôm Nghĩa Tân

Thêm một “tên tuổi lẫy lừng” nữa mà bất cứ người đam mê bánh tôm nào cũng biết, đó là bánh tôm Bà Lộc. Mặc dù có 2 cơ sở ở Nguyên Hồng và Phạm Ngọc Thạch, nhưng độ ngon của bánh không hề sai lệch, đều miễn chê. Bánh tôm Bà Lộcnổi tiếng nhất Hà Nội với những món bánh đặc trưng phong vị xưa như bánh tôm, nem cuốn tôm thịt, bánh xèo và nem lụi bọc sả. Những món ăn vặt đơn giản nhưng làm mê mẩn bao thế hệ trẻ người Hà Nội.

Bánh tôm ở đây không để nguyên dạng hình con tôm đẹp mắt như những quán khác mà được cắt thành từng miếng nhỏ rất dễ gói. Phần vỏ bánh từ bột chiên vàng rụm, ăn vào giòn tan, phần nhân tôm ngọt thịt, săn chắc, cắn miếng nào “đã” miếng đấy.

Bánh tôm được ăn cùng với ít củ quả chua, rau sống tươi sạch cùng ít bún, cuộn tròn trong chiếc bánh tráng mềm mịn dai dai, chấm ngập cùng nước chấm chua ngọt. Nổi bật nhất ở đây có lẽ là nước chấm, đầy đủ vị chua cay mặn ngọt rất đậm đà như nước chấm quán ốc, chứ không nhạt như các quán bánh khác.

Bên cạnh bánh tôm thì quán Bà Lộc còn có bán cả bánh xèo vàng giòn rụm, nem lụi dai dai ngọt ngọt thơm lừng mùi của sả, nem cuốn tôm thịt đậm đà. Một suất bánh tôm ở đây có giá 40.000 đồng, thế nhưng vì đã được cắt nhỏ sẵn nên cũng không rõ 1 suất có bao nhiêu chiếc. Nhìn chung suất bánh khá đầy đặn, thích hợp cho 1 đến 2 người ăn.

Cơ sở 1: Số 1 ngõ 26 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội – 0989337388

Cơ sở 2: Số 6 ngõ 80 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội – 0362262569

Thời gian mở cửa: 10:00 – 22:00

Mức giá: 35.000đ – 40.000đ

Đăng bởi: Trọng Phúc Nguyễn

Từ khoá: 8 quán bánh tôm giòn rụm mà bạn không thể bỏ qua tại Hà Nội

Cách Làm Thịt Ba Rọi Chiên Nước Mắm Ngon Giòn Thơm Nức

1. Giới thiệu món thịt ba rọi chiên nước mắm

Thịt ba rọi (hay thịt ba chỉ) chiên nước mắm là món ăn phổ biến trong các mâm cơm của người Việt. Món ăn hấp dẫn mọi thành viên trong gia đình bởi phần thịt ba chỉ mềm mại, béo ngậy với phần da được chiên giòn rụm. Từng miếng thịt thơm phức mùi hương của nước mắm, ăn với cơm nóng thì ngon hết sẩy.

Ảnh: Sưu tầm

2. Nguyên liệu làm thịt ba chỉ chiên nước mắm

Khẩu phần: 4 người Thời gian chuẩn bị: 25 phút Thời gian chế biến: 30 phút

Nguyên liệu cần có:

Thịt lợn ba chỉ: 600gr

Hành tím: 5 củ

Tỏi: 2 – 3 củ

Gừng: 10gr

Bột gạo: 3 thìa canh

Bột chiên giòn: 3 thìa canh

Ớt: 1 quả

Nước mắm: 2 thìa canh

Muối, đường, bột nêm

3. Các bước làm thịt ba rọi chiên nước mắm Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế thịt heo

Sử dụng muối hạt xoa đều lên miếng thịt lợn khoảng 5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối pha loãng để rửa thịt.

Ảnh: Sưu tầm

Sơ chế các nguyên liệu khác

Gừng nạo vỏ, rửa sạch và thái thành những lát mỏng.

Ớt rửa sạch, bỏ hạt và băm nhỏ.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.

Hành tím lột vỏ, rửa sạch, cắt lát 2 củ, phần còn lại băm nhỏ.

Bước 2: Luộc thịt

Bắc nồi nước lên bếp, cho thêm vài lát gừng, 2 củ hành tím đã cắt lát và một chút muối tinh.

Cho thịt đã làm sạch vào nồi, luộc khoảng 5 – 7 phút khi nước sôi thì tắt bếp, vớt thịt ra để nguội và thái miếng vừa ăn.

Lưu ý: Để phần da heo khi chiên có độ giòn, bạn hãy sử dụng dao nhọn khía nhiều đường lên phần da sau khi luộc thịt xong.

Bước 3: Cách ướp thịt ba rọi chiên nước mắm

Cho thịt đã thái vào bát to rồi ướp thịt cùng ½ thìa canh bột nêm, ½ thìa đường, 1 – 2 thìa cafe nước mắm cùng hành tím, tỏi và ớt băm nhuyễn đã chuẩn bị rồi trộn đều.

Ướp thịt trong khoảng 20 – 25 phút để gia vị thấm đều vào miếng thịt, khi ăn sẽ ngon hơn.

Bước 4: Làm thịt ba rọi chiên giòn

Sau khi thịt ướp đã ngấm gia vị, bạn nhấc thịt ra và dùng găng tay vuốt bỏ hết phần gia vị đã ướp (tỏi, ớt, hành) để tránh việc thịt bị cháy khi chiên.

Cho bột chiên giòn và bột gạo vào bát/ đĩa sạch và trộn đều.

Lăn nhẹ phần thịt vào bột cho đều 2 mặt.

Bắc chảo dầu ăn lên bếp. Khi dầu sôi thì lần lượt cho thịt vào chiên trong lửa vừa đến khi chín vàng 2 mặt.

Gắp thịt đã chín ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Ảnh: Sưu tầm

Bước 5: Hoàn thiện món ăn

Phi thơm nốt phần tỏi băm, ớt và hành tím còn lại.

Cho thêm nước mắm, đường (mỗi thứ từ 1 – 2 thìa canh) và khuấy đều.

Đợi đến khi hỗn hợp sôi và chuyển sang dạng sệt màu nâu vàng, có mùi thơm hấp dẫn thì cho thịt ba chỉ đã chiên vào đảo đều dưới lửa nhỏ cho thịt ngấm sốt.

Tiếp tục đảo đều khoảng 5 – 10 phút khi thịt có màu vàng nâu thì tắt bếp.

4. Thành phẩm sau khi làm thịt ba chỉ chiên nước mắm

Giải đáp: Ngoài món trên, bạn đã biết thịt ba rọi làm gì ngon nhất chưa?

Ảnh: Sưu tầm

5. Lưu ý khi làm thịt ba rọi chiên nước mắm

Dù chỉ mất chưa đầy 1 tiếng để hoàn thiện, nhưng để đảm bảo món ăn ngon và giữ đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Chọn thịt ba rọi nên chọn phần thịt săn chắc, màu sắc tươi sáng. Thịt ngon thường có màu hồng nhạt hoặc đỏ thẫm, da mỏng và phần thịt, mỡ hài hòa.

Khi chiên thịt, bạn nên cho một chút muối vào chảo để dầu không bị bắn đồng thời chiên thịt với lửa nhỏ để thịt chín đều, tránh tình trạng “cháy ngoài, sống trong”.

Nên chọn nước mắm loại ngon, uy tín để món ăn khi nấu giữ được vị thơm và hấp dẫn nhất.

Nếu muốn đổi vị, bạn có thể tham khảo các món chiên khác với thịt ba rọi (thịt ba chỉ) như:

Đăng bởi: Dương Thị Nghiệp

Từ khoá: Cách làm thịt ba rọi chiên nước mắm ngon giòn thơm nức

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chiên Khoai Tây Giòn Rụm, Để Lâu Không Mềm trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!