Xu Hướng 10/2023 # Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Cực Hiệu Quả Với 5 Loại Thực Phẩm Phổ Biến Dễ Tìm # Top 10 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Cực Hiệu Quả Với 5 Loại Thực Phẩm Phổ Biến Dễ Tìm # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Cực Hiệu Quả Với 5 Loại Thực Phẩm Phổ Biến Dễ Tìm được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách trị táo bón cho bà bầu là câu hỏi phổ biến của hầu hết phụ nữ đang mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Quá trình mang thai sẽ làm gia tăng hàm lượng progesterone tác động trực tiếp đến hệ tiêu hoá. Đồng thời sự lớn dần của thai nhi sẽ làm tăng thêm áp lực đến đường ruột, dẫn đến hiện tượng táo bón ở mẹ bầu.

Để chữa táo bón hiệu quả mà không phải dùng đến thuốc, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thực phẩm có chứa nhiều nước và chất xơ.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng táo bón

1. Trị táo bón cho bà bầu bằng cây họ đậu

Cây họ đậu là một trong những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ mà mẹ bầu nên thêm vào khẩu phần dinh dưỡng. Trong đó, phải kể đến hàm lượng chất xơ vượt trội có trong đậu đen, đậu tương, đậu vàng và đậu đỏ. Ngoài hàm lượng chất xơ cao giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón, đậu đen còn có công dụng làm giảm cholesterol. Trong khi các chất xơ có trong đậu tương giúp ổn định môi trường trong lòng ruột thì saponin có trong đậu vàng lại có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, các chất xơ có trong đậu đỏ còn có tác dụng nhuận tràng.

Cây họ đậu là thực phẩm lí tưởng để chữa chứng táo bón cho bà bầu – Ảnh Internet

Để điều trị táo bón, mẹ bầu nên nấu chín 1/2 bát đậu để ăn dần trong một ngày. Ngoài ra các mẹ cũng có thể dùng 50g đậu đen giã nhuyễn rồi trộn đều với 25ml mật ong để ăn trong lúc đói. Kiên trì áp dụng phương pháp này trong 1 tuần, mẹ bầu sẽ thoát khỏi nỗi lo táo bón.

2. Ăn nhiều súp lơ xanh sẽ làm giảm nguy cơ táo bón cho mẹ bầu

Ngoài chức năng làm giảm cholesterol, cải thiện tình trạng thiếu Vitamin D, súp lơ xanh còn có tác dụng chống oxi hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Hơn thế nữa, súp lơ xanh còn chứa rất nhiều chất xơ hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng táo bón. Trong 200g súp lơ có tới 2,6g chất xơ, do đó một bữa ăn có nhiều súp lơ sẽ giúp các mẹ giải quyết được những vấn đề của hệ tiêu hoá.

Mẹ bầu nên bổ sung súp lơ xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế chứng táo bón

Súp lơ xanh là một món ăn khá phổ biến, các mẹ có thể dùng súp lơ để nấu canh, luộc hoặc xào, vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng. Tận dụng tối đa nguồn chất xơ dồi dào có trong súp lơ xanh là một trong một trong những cách trị táo bón cho bà bầu cực hiệu quả đấy.

Hướng Dẫn Cách Trị Ho Cho Bà Bầu Đơn Giản, Hiệu Quả

Ho là một hiện tiện rất dễ gặp ở tất cả mọi người. Tình trạng này về bản chất là một phản xạ giúp làm sạch đường hô hấp (đường thở) khỏi các chất gây kích thích.

Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào, biểu hiện bằng những cơn ho khan, ho có đờm,… Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi nhất định, nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh, thay đổi nội tiết tố. Chính vì những biến đổi này sẽ làm cho bà bầu cảm lạnh hoặc ho kéo dài.

Ho là gì và nguyên nhân dẫn đến ho ở bà bầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở bà bầu, trong đó phổ biến là do các nguyên nhân sau:

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Môi trường khói bụi, tiếp xúc với khói thuốc lá, hay làm việc trong phòng kín bật điều hòa,…

Do bị dị ứng: Bởi cơ địa phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy họ dễ bị dị ứng bởi lông các loại thú cưng, phấn hoa, thay đổi thời tiết thất thường,…, mặc dù trước đó họ không có tiền sử dị ứng với các thành phần này.

Do sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém có thể dẫn đến các căn bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản – những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ho. Giai đoạn nhạy cảm này cơ thể tương đối yếu, dễ bị các loại virus tấn công.

Do lưu lượng máu tăng: Bắt đầu từ tuần thứ 4 trong thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ gia tăng. Điều này gây ra áp lực cho các mạch máu tại khoang mũi, khiến cho bà bầu bị nghẹt mũi và xuất hiện tình trạng ho kèm đờm.

Do ảnh hưởng bởi quá trình phát triển của thai nhi: Trong quá trình phát triển của thai nhi, khoang bụng bị tạo áp lực bởi sự phình to của tử cung. Từ đó khiến trào ngược dạ dày, khiến mẹ bị ngứa rát cổ họng và ho khan.

Tình trạng ho là một hiện tượng rất bình thường ở những mẹ bầu, chính vì vậy bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Theo như chẩn đoán của các chuyên gia, ho có ảnh hưởng đến thai nhi không còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của thai phụ và các nguyên nhân gây bệnh.

Về cơ bản, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được bụng di chuyển lên xuống khi bị ho, tuy nhiên thì nó không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vì nước ối có trong bụng giống như một lớp đệm chống sốc cho em bé tránh bị tác động mạnh hay nghe những âm thanh do ho gây ra. Trong trường hợp ho quá mạnh và lâu, các mẹ cũng có thể dùng tay giữ giúp ổn định vùng bụng, tránh bị rung lắc quá nhiều.

Ho là hiện tượng thường xuyên gặp phải ở các thai phụ

Tuy nhiên, nếu thai phụ gặp phải tình trạng ho nhiều kèm theo những triệu chứng bất thường thì hãy đi thăm khám bác sĩ kịp thời, bởi đó có thể là dấu hiệu cho một vài căn bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối không được tự dùng thuốc giảm ho, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Trong một số trường hợp, ho nhiều có thể gây co thắt vùng ngực, tạo cảm giác khó chịu cho các mẹ, dẫn đến tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của em bé. Ngoài ra, nếu đang trong giai đoạn cuối của thai kỳ, ho quá nhiều dẫn đến co thắt tử cung, khiến động thai hoặc dọa sinh non. Ho quá nhiều cũng có thể do cơ thể nhiễm trùng, nếu không thăm khám có thể dẫn đến mất tim thai.

Mật ong và chanh được xem là một “vũ khí” chữa được bách bệnh. Đối với chị em không thể uống được kháng sinh trong lúc mang bầu thì chanh và mật ong sẽ là sự kết hợp tuyệt vời để ngăn chặn những cơn ho khó chịu.

Thành phần có trong chanh và mật ong giúp phục hồi tổn thương ở vòm họng

Thành phần của mật ong chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, giúp chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Kết hợp với chanh sẽ đem lại hiệu quả phục hồi tổn thương ở vòm họng, xoa dịu các cơn ngứa hiệu quả.

Cách chữa ho bằng chanh và mật ong được thực hiện như sau:

+ Cho 1 muỗng cà phê mật ong vào khoảng 100ml nước

+ Hòa tan hoàn toàn thì cắt thêm vài lát chanh bỏ vào

Mỗi khi xuất hiện những cơn ho, các mẹ chỉ cần uống 1 cốc nước mật ong và chanh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt ngay. Những cơn ngứa rát sẽ từ từ biến mất. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ đối với thai phụ, nếu đang đói thì không nên áp dụng phương pháp này.

Lá hẹ hấp là một cách trị ho cho bà bầu tại nhà vô cùng hiệu nghiệm. Bởi trong thành phần của lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng khuẩn như odorin, saponin, từ đó ức chế hoạt động của các loại virus và vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp. Bên cạnh đó, lá hẹ còn được coi là một loại thực phẩm có khả năng giúp tiêu đờm và làm dịu cổ họng.

Lá hẹ có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp

Cách trị ho bằng lá hẹ thực hiện như sau:

+ Rửa thật sạch lá hẹ và để cho ráo nước

+ Cắt nhỏ lá hẹ thành từng đoạn và cho vào hấp cách thủy trong khoảng 15 đến 20 phút

+ Lấy ra cho nguội và lọc lấy nước để uống, bạn cũng có thể ăn trực tiếp lá hẹ đã hấp chín

Tía tô là một bài thuốc dân gian đã được lưu truyền từ lâu, có tác dụng chữa ho và tiêu đờm hiệu quả, đặc biệt còn có khả năng an thai. Đây cũng là một cách trị ho cho bà bầu tại nhà mà các bạn nên tham khảo.

Lá tía tô cho vào trong cháo là một cách trị ho cho bà bầu hiệu quả

Cách trị ho bằng tía tô thực hiện như sau:

+ Lấy một ít lá tía tô rửa sạch, kết hợp thêm trứng gà, gừng và gạo tẻ

+ Lấy gạo nấu thành cháo

+ Cho trứng gà vào và khuấy đều

+ Lấy gừng và lá tía tô thái nhỏ thành sợi, cho vào cháo, để nguội và dùng

Cách làm này còn tương đối hiệu quả nếu như các bà bầu có triệu chứng sốt. Bên cạnh đó, nếu có khả năng thì bạn nên kết hợp dùng cháo tía tô với liệu pháp xông hơi với sả.

Gừng và tỏi cũng là 2 nguyên liệu phổ biến trong việc chữa trị ho khan. Gừng là một loại nguyên liệu có tính nóng, giúp giải cảm và làm ấm cho cơ thể, giúp xoa dịu các cơn ngứa trong cổ họng.

Với gừng các bạn có thể điều trị theo các bước sau:

+ Gừng tươi bỏ vỏ, giã nát và lấy nước cốt

+ Hòa nước cốt gừng cùng nước cốt chanh và mật ong theo mức độ phù hợp

+ Trộn đều hỗn hợp với nước ấm

+ Sử dụng trong ngày thành nhiều lần

Cách trị ho cho bà bầu bằng trà gừng kết hợp mật ong và chanh 

Bên cạnh đó, thành phần kháng viêm và sát khuẩn của tỏi cũng được xem là “công cụ” chữa ho hoàn hảo. Cách trị ho với tỏi được thực hiện như sau:

+ Rửa sạch vài tép tỏi

+ Gói tép tỏi vào trong 1 lớp giấy bạc và đem nướng

+ Sau khi nướng chín thì bóc vỏ và giã nát thành bột mịn

+ Khuấy đều với nước và sử dụng ngày 3 lần

Chanh đào có lượng vitamin C dồi dào giúp tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, thành phần của chanh đào còn có kali tốt cho thận. Chính vì vậy, không chỉ có tác dụng giảm ho mà bạn còn có thể tăng cường sức khỏe nhờ loại quả này.

Dùng chanh đào ngâm với mật ong trị ho cho bà bầu

Cách trị ho cho bà bầu bằng chanh đào như sau:

+ Lấy nước muối pha loãng rửa sạch chanh đào

+ Đem thái lát hoặc bổ đôi miễn sao giữ lại hạt

+ Ngâm chanh đào trong bình thủy tinh với mật ong

+ Sau khi ngâm khoảng 15 ngày đến 1 tháng có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha thêm với nước ấm

Ngoài thực hiện các phương pháp như 7-Dayslim đã giới thiệu bên trên, các mẹ bầu cũng có thể kết hợp xông hơi với sả để có kết quả nhanh và chính xác nhất. Mùi hương của sả sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, đồng thời hơi nóng khi xông sẽ giúp dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra ngoài.

Cách thực hiện xông hơi với sả như sau:

+ Chuẩn bị chanh và sả

+ Rửa thật sạch, sau đó vò nát lá chanh và đập nát sả

+ Cho nguyên liệu vào đun sôi với nước

+ Xông hơi trong vòng 15 đến 20 phút, sao cho đổ nhiều mồ hôi

+ Sau khi xông hơi xong phải dùng khăn thấm sạch mồ hôi trên người

Xông hơi với sả và chanh tại nhà

Thực Phẩm Cho Bà Bầu Thiếu Sắt

Bà bầu thiếu sắt sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt. Nghiêm trọng hơn, thiếu sắt liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chậm phát triển.

Thực phẩm chứa nhiều chất sắt

Liệu bạn có biết 80% cả nhân loại đều đang đứng trước nguy cơ mắc phải căn bệnh thiếu máu? Các triệu trứng của bệnh thiếu máu bao gồm cơ thể thiếu năng lượng, da nhợt nhạt, móng tay bị bong tróc và chóng mặt. Loại bệnh đáng lo ngại…

Để đảm bảo cho quá trình mang thai diễn ra suôn sẽ, an toàn, các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên bổ sung ít nhất 27mg chất sắt/ngày. Bên cạnh thuốc bổ sung, bạn cũng nên tăng cường nguồn thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hàng ngày.

Thịt bò

Thịt bò đứng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Mỗi phần thịt bò chứa tới 2,5 – 3mg sắt. Chưa kể, so với lượng sắt từ thực vật, hàm lượng sắt từ thịt bò dễ hấp thụ hơn hẳn. Lưu ý: Phần thịt bò nạc sẽ chứa nhiều sắt hơn phần gân và mỡ.

Lòng đỏ trứng

Protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng… là những dưỡng chất nổi bật có trong trứng gà, rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu. Những dưỡng chất này tập trung nhiều ở lòng đỏ trứng.

Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan)

Gan là loại thực phẩm bổ sung sắt rất hiệu quả, mỗi phần gan lợn chứa tới 2,5 – 3mg sắt. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn từ 3-4 bữa để đảm bảo cung cấp sắt cho cơ thể.

Ngao, hàu, hải sản

Cả họ hàng nhà nghêu, ngao, sò, hàu… đều là những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Chỉ cần 9 con ngao hay 2 con hàu đã có thể cung cấp tới 24mg sắt, ngang ngửa nhu cầu sắt 1 ngày của mẹ bầu. Ngao cũng chứa một lượng omega-3 đáng kể. Nếu cảm thấy ngán cá, bạn có thể chế biến ngao thành nhiều món hấp dẫn để đổi vị.

Các loại hải sản như tôm, cua cũng giúp các mẹ bổ sung sắt hiệu quả.

Cải bó xôi, bông cải xanh

Nổi tiếng với nguồn a-xít folic dồi dào, ít ai biết được cải bó xôi cũng đứng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu. Chỉ nửa chén rau cải bó xôi chín đã chứa đến 3,2mg sắt, gần ngang ngửa với lượng sắt trong thịt bò

Giống cải bó xôi, bông cải xanh cũng là “siêu phẩm” được khuyến cáo nên thường xuyên có mặt trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Không chỉ là thực phẩm giàu sắt, bông cải xanh còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

Các loại hạt

Nho tươi, nho khô

Chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit…, bà bầu ăn nho giúp tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, thường xuyên ăn nho có thể ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, đồng thời giúp phát triển hệ thần kinh cho em bé trong bụng mẹ.

10 Cách Trị Cảm Cúm Cho Bà Bầu An Toàn, Lành Tính Và Dễ Thực Hiện

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm hay thường được gọi tắt là cúm. Cúm là một bệnh nhiễm trùng có thể gây sốt, ho, đau nhức cơ thể và các triệu chứng khác. Loại cúm phổ biến nhất là cúm “theo mùa”. Có nhiều dạng cúm theo mùa khác nhau, chẳng hạn như “loại A” và “loại B”. Tất cả các dạng cúm đều do virus gây ra.[1]

Nghỉ ngơi giúp cơ thể bạn có thêm năng lượng để chống lại sự nhiễm trùng, giúp hệ miễn dịch của chúng ta hoạt động tốt hơn. Mẹ bầu nên tránh làm việc nặng trong quá trình mang thai, đặc biệt khi bị cảm cúm.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi bị cảm cúm thường sẽ có một số triệu chứng bệnh như ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt,… chính là những nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ bị mất nhiều nước.

Mẹ bầu nên bổ sung lượng nước bằng cách uống nước ấm hoặc ăn các loại súp, cháo, nước ép trái cây để làm dịu cơn đau họng và bù lại lượng nước đã mất. [2]

Uống nước ấm sẽ làm giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước và làm dịu lớp màng bị viêm ở mũi và cổ họng. Nếu bị nghẹt mũi vào ban đêm uống một ly nước ấm có thể làm giảm triệu chứng và giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.

Uống nhiều nước

Súc miệng bằng nước muối giúp giảm nghẹt mũi, đồng thời loại bỏ virus và vi khuẩn khỏi miệng của bạn.

Công thức pha nước súc miệng:

Bước 1: Trộn 1/2 thìa cà phê muối trong 250ml nước cất đun sôi.

Bước 2: Sử dụng bộ dụng cụ rửa mũi để phun nước vào mũi.

Bước 3: Bịt một lỗ mũi bằng cách ấn nhẹ ngón tay đồng thời xịt hỗn hợp muối vào lỗ mũi còn lại.

Bước 4: Hãy để ráo nước.

Bước 5: Lặp lại hai đến ba lần, sau đó thực hiện tương tự với lỗ mũi khác.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt giúp làm lỏng chất nhầy của mũi và làm dịu mô mũi bị viêm. Thuốc thông mũi giúp giảm nghẹt mũi bằng cách làm cho các mạch máu thu hẹp lại, do đó làm giảm sưng màng mũi và giảm sản xuất chất nhầy.

Cách sử dụng:

Nên thường xuyên rửa mũi bằng dung dịch nước muối (nước muối sinh lý). Dung dịch và bột nước muối pha chế sẵn có bán ở các hiệu thuốc. Bạn không nên tự chuẩn bị dung dịch muối mà không làm theo hướng dẫn, vì sử dụng sai lượng muối có thể gây kích ứng màng mũi.

Nếu rửa mũi mà bệnh không tiến triển tốt thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc xịt mũi. Mặc dù một số thuốc xịt mũi có thể được mua mà không cần toa, nhưng tốt nhất bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ.[3]

Dùng nước muối nhỏ mũi và thuốc xịt

Mẹ bầu bị cúm rất dễ gặp phải tình trạng sổ mũi và cổ họng bị khô. Nếu không khí trong nhà bạn khô thì hãy bật máy tạo độ ẩm phun sương để giúp làm ẩm không khí, giảm nghẹt mũi và ho.

Lưu ý: Đảm bảo giữ thiết bị sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc.

Tạo không khí ẩm giúp thông thoáng mũi

Chanh chứa nhiều vitamin C, có cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Nước chanh được cho là làm yếu virus cảm cúm trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước chanh cũng giúp giảm đờm.

Mật ong cũng được biết đến để tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu bạn bị đau họng, uống mật ong sẽ làm dịu và giúp giảm các triệu chứng nhanh hơn nhờ đặc tính kháng khuẩn.

Hỗn hợp chanh và mật ong sẽ chữa cảm cúm đối với phụ nữ có thai một cách an toàn và hiệu quả. [4]

Uống chanh mật ong

Chúng ta nên mua túi chườm nóng hoặc lạnh ở hiệu thuốc hoặc tự làm.

Cách làm:

Chườm nóng: Lấy một chiếc khăn ẩm và làm nóng nó trong lò vi sóng trong khoảng một phút.

Chườm lạnh: Một túi đậu đông lạnh nhỏ cũng có tác dụng như một túi chườm lạnh.

Dùng túi chườm nóng và lạnh quanh xoang bị tắc nghẽn

Bạn nên xì mũi thường xuyên khi bị cảm lạnh thay vì hít mũi vào trong khiến chất nhầy chảy ngược vào đầu.

Cách xì mũi tốt nhất: Ấn một ngón tay lên một bên lỗ mũi và xì nhẹ mũi bên kia để làm thông mũi.

Xì mũi thường xuyên và đúng cách

Tắm hơi ướt làm ẩm đường mũi sẽ giúp bạn thư giãn. Khi tắm hơi ướt làm cho các mạch máu ở da giãn ra, giúp đổ mồ hôi và mở lỗ chân lông và làm sạch da.

Xông hơi ướt tốt cho đường hô hấp: màng nhầy được làm ẩm. Đặc biệt khi sử dụng thêm tinh dầu, nó làm giảm các triệu chứng của các bệnh hô hấp. Tại các phòng xông hơi ướt cũng sử dụng như một vòi hoa sen. [5]

Nếu bị chóng mặt vì cảm cúm, hãy tắm vòi sen ướt trong khi ngồi trên ghế gần đó và tắm bằng bọt biển.

Tắm hơi ướt

Chuối, cơm: giảm đau bụng và hạn chế tiêu chảy.

Thực phẩm chứa vitamin C: ớt chuông, cam,…

Việt quất: giảm tiêu chảy và chứa nhiều aspirin tự nhiên có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhức.

Ớt: thông xoang và làm tiêu chất nhầy trong phổi.

Quả nam việt quất: giúp ngăn vi khuẩn bám vào các tế bào bàng quang và đường tiết niệu.

Mù tạt, cải ngựa: giúp tiêu chất nhầy trong đường dẫn khí.

Advertisement

Hành tây: giúp cơ thể loại bỏ bệnh viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng khác.

Trà đen và trà xanh có chứa catechin: là kháng sinh tự nhiên và chống tiêu chảy.

Ăn thực phẩm chống nhiễm trùng

Bệnh cảm cúm là gì? Cách điều trị hiệu quả

Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm

Bệnh cúm gia cầm trên người là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn: Pregnancybirthbaby, Webmd

Nguồn tham khảo

Treating flu during pregnancy

Flu While Pregnant: How to Stay Safe

Treatment of allergic rhinitis

Natural Remedies for Colds and Flu during Pregnancy

Natural Remedies for Colds and Flu during Pregnancy

Gut für Haut und Muskeln: Entspannung im Dampfbad

Thực Phẩm Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu

Thịt bò

Thịt bò nạc là thực phẩm chứa nhiều sắt và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển

Thịt bò là nguồn cung cấp sắt heme tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần 3 ounce (khoảng 85g)thịt bòchứa khoảng 1,5 miligam sắt. Ngoài ra thịt bò còn chứa rất nhiều vitamin D, canxi và protein rất tốt cho sự phát triển của mẹ và bé.

Cá hồi

Loại cá béo này vừa là nguồn cung cấp sắt vừa là nguồn cung cấp acid béo thiết yếu mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Cá hồi tương đối giàu chất sắt – 1,6 mg sắt cho một miếng cá hồi nặng nửa cân được đánh bắt tự nhiên. Cá hồi an toàn để tiêu thụ trong thời kỳ mang thai miễn là nó được nấu chín hoàn toàn.

Ngoài việc là một nguồn cung cấp sắt heme, cá hồi cũng chứa nhiều axit béo omega-3, DHA và các chất dinh dưỡng khác có thể góp phần mang lại một thai kỳ khỏe mạnh. Cá hồi cũng có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với một số loại cá khác, chẳng hạn như cá ngừ và cá kiếm do đó nó là loại thực phẩm tuyệt vời đối với phụ nữ mang thai.

Gà tây

Một phần 3,5 ounce (100 gram) thịt gà tây đen có 1,4 mg sắt và hàm lượng lớn protein

Thịt gà tây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và ngon. Nó cũng là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, đặc biệt là thịt gà tây sẫm màu.

Một phần 3,5 ounce (100 gram) thịt gà tây đen có 1,4 mg sắt. Trong khi đó, cùng một lượng thịt gà tây trắng chỉ chứa 0,7 mg sắt.

Thịt gà tây sẫm màu cũng chứa protein và một số vitamin và khoáng chất khác như kẽm và selen.

Đậu và đậu lăng

Với nhiều loại đậu khác nhau, bạn tha hồ chế biến các món ăn để bổ sung sắt cho mẹ bầu

Đậu và đậu lăngchứa nhiều chất xơ và protein, và hàm lượng sắt dồi dào.

Trong 100g đậu lăng chế biến sẵn sẽ mang đến cho bạn 2.9mg sắt.

Một nửa cup (86 gram) đậu đen nấu chín cung cấp khoảng 1,8 mg sắt.Các loại đậu cũng là một nguồn cung cấp folate, magie và kali dồi dào.

Bạn có thể thêm đậu vào món salad hoặc nấu đậu với cơm, hay ăn một nắm nhỏ đậu sấy vào các bữa phụ cũng là lựa chọn tuyệt vời để cung cấp những chất dinh dưỡng có trong đậu.

Rau bina và cải xoăn

Rau bina và cải xoăn là nguồn cung cấp sắt non-heme tuyệt vời

Rau bina và cải xoăn rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và sắt. Một chén cải xoăn nấu chín chứa 1mg sắt, và rau bina thậm chí còn tốt hơn, trong 100g rau bina còn sống chứa tới 2.71 mg sắt.

Những loại rau xanh này rất dễ chế biến thành nhiều món ngon. Bạn có thể cho một ít vào món salad của mình, cắt nhỏ chúng và cho vào món trứng tráng hoặc chỉ cần áp chảo một ít để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể xay chúng vào sinh tố để có một ly sinh tố thơm ngon và bổ dưỡng.

Bông cải xanh

Ngoài hàm lượng sắt, bông cải xanh chứa nhiều vitamin C sẽ giúp tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể

Bông cải xanh là một thành viên của họ rau họ cải vô cùng bổ dưỡng.

Bông cải xanhcó hơn 0.67mg sắt mỗi 100g nấu chín. Ngoài ra, nó còn có chứa một lượng lớn vitamin C, giúp hấp thụ sắt tốt hơn.

Bông cải xanh cũng giàu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Khi mang thai dễ bị chậm hệ thống tiêu hóa khiến bạn dễ đầy hơi, táo bón vì vậy việc bổ sung các nguồn chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu này.

Mẹ bầu nên lưu ý những thực phẩm tăng cường hấp thu sắt và các thực phẩm có thể cản trở sự hấp thu sắt

Ngoài việc ăn thực phẩm giàu chất sắt, bạn cũng có thể giúp cơ thể đủ sắt bằng cách bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp bạn hấp thụ nhiều sắt hơn, chẳng hạn như thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn từ chế độ ăn uống.

Ăn trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt đỏ hoặc vàng, một khẩu phần bông cải xanh hoặc quả lựu có nguồn chất sắt có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn có những loại thực phẩm có thể có tác động tiêu cực đến sự hấp thụ sắt, chẳng hạn như thực phẩm giàu canxi. Đặc biệt, sữa là nguồn thực phẩm giàu canxi và thường được các bà bầu sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên nếu sử dụng sữa cùng những thực phẩm giàu sắt sẽ gây cản trở hấp thu sắt và dễ dẫn đến thiếu sắt.

Điều đó không có nghĩa là bạn không được uống sữa mà hãy chờ ít nhất hai giờ sau khi tiêu thụ sữa, hoặc các thực phẩm từ sữa rồi mới dùng thực phẩm bổ sung sắt.

Luôn nghe theo khuyến nghị của bác sĩ về bổ sung sắt, không tự ý uống sắt để tránh những rủi ro không mong muốn

Bổ sung sắt là việc cần thiết trong khi mang thai, nhưng nếu quá liều cần thiết thì sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro.

Hàm lượng sắt quá cao trong thời kỳ mang thai

Advertisement

làmtăng rủi rosinh non, cũng như tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao. Ngoài ra, nồng độ sắt quá cao trong thời gian dài có thể gây hại cho các cơ quan của bạn, đặc biệt là thận. Vậy nên đặc biệt không tự ý uống bổ sung nếu không có kê đơn từ bác sĩ.

Ngoài ăn uống thực phẩm dồi dào sắt thì các bác sĩ thường sẽ kê thêm các thực phẩm bổ sung sắt cho các bà mẹ. Nếu bạn đang mang thai, lượng sắt khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ tối thiểu là 27 mg.

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) có khuyến nghị cao hơn, WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 30 đến 60 mg sắt mỗi ngày. Bởi vì sự hấp thu sắt còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như số lượng em bé bạn đang mang, tiền sử thiếu máu hoặc kích thước của em bé. Nên hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết lượng sắt cần thiết mỗi ngày phù hợp.

Nguồn: healthline, ncbi

5 Món Ăn Chữa Mất Ngủ Cho Bà Bầu Hiệu Quả

Thịt bò xào hoa thiên lý

Hoa thiên lý (dạ lý hương) là một loại hoa có mùi thơm, thường nở về đêm và trồng dễ nhất là vào mùa hè. Hoa của cây thiên lý có vị ngọt, thơm và dễ ăn, tính bình, làm mát cơ thể. Bởi vậy người ta sử dụng hoa thiên lý để chế biến thành các món ăn giúp bổ tâm, giải nhiệt, dễ ngủ, giảm mệt mỏi.

Trong hoa thiên lý không chỉ chứa một hàm lượng chất định tâm an thần mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp em bé phát triển tốt. Khi kết hợp xào cùng với thịt bò sẽ tăng phần bổ dưỡng, ngon miệng, vừa giúp chị em bổ sung thêm sắt cho cơ thể vừa dễ ngủ hơn.

Cách làm món ăn thịt bò xào hoa thiên lý như sau:

Chuẩn bị 200g thịt bò thăn, 100g hoa thiên lý tươi.

Đem thịt bò rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi tẩm ướp gia vị, dầu ăn trong khoảng 15 phút.

Hoa thiên lý nhặt rửa sạch rồi để ráo nước.

Phi thơm tỏi với dầu nóng, sau đó cho thịt bò vào đảo qua rồi cho hoa thiên lý vào xào cùng.

Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, không nên xào quá lâu tránh thịt bò khô và dai.

Hoa thiên lý nấu thịt nạc

Ngoài món ăn hoa thiên lý xào thịt bò ngon ngọt dễ ăn, chị em đang mang thai hoàn toàn có thể nấu món canh hoa thiên lý với thịt nạc. Hoa thiên lý có khả năng cải thiện giấc ngủ rất hiệu quả, khi dùng nấu với nạc bò hay nạc heo sẽ tăng phần dinh dưỡng và hương vị thơm ngon cho món ăn.

Cách nấu món canh hoa thiên lý thịt nạc như sau:

Chuẩn bị khoảng 100g thịt nạc băm nhỏ, hoa thiên lý, hành củ, gia vị

Thịt bò ướp gia vị gồm tỏi băm, hạt nêm, nước mắm, gừng băm trong khoảng 15 phút.

Hoa thiên lý nhặt rửa sạch, ngâm qua với nước muối cho sạch và để ráo.

Phi thơm hành củ, cho thịt nạc vào xào sơ qua rồi cho thêm nước để làm canh.

Nêm gia vị vừa miệng, cho hoa thiên lý vào nấu.

Sau khi canh đã chín mềm, cho thêm hành tươi vào để món canh thêm ngon miệng.

Canh gà hầm sen

Phần củ sen (ngó sen) là một vị thuốc nam được dùng phổ biến trong các phương thuốc giúp bổ máu, điều hòa huyết áp, giải trừ độc tố gan thận và giúp an thần. Trong Đông y, người ta sử dụng những nguyên liệu từ cây sen như ngó sen, hạt sen hay tâm sen để chữa bệnh mất ngủ kinh niên rất nhiều.

Cách chế biến món canh gà hầm củ sen:

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 500g thịt gà, củ sen, nấm hương, gia vị.

Những nguyên liệu mang đi rửa sạch, thịt gà chặt miếng vừa ăn, nấm hương ngâm rửa.

Cho thịt gà vào xào săn, sau đó thêm nấm hương, củ sen thái lát và nước vào để hầm chung.

Sau khi nước đã sôi, vặn nhỏ bếp để hầm cho đến khi món ăn chín mềm, dậy mùi thơm và nêm nếm sao cho vừa miệng.

Chân giò hầm ngó sen

Tương tự như món thịt gà hầm củ sen, chân giò hầm cũng rất có giá trị dinh dưỡng cho các mẹ đang mang thai. Bà bầu mất ngủ nên ăn gì, đừng quên bổ sung ngay món chân giò hầm với ngó sen trong chế độ ăn theo tuần của mình.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị ngó sen, chân giò heo, gia vị.

Ngó sen làm sạch, sau đó bào thành lát mỏng, ngâm với nước muối để nhựa thôi hết ra ngoài.

Giò heo làm sạch rồi trần qua với nước sôi, chặt thành từng miếng vừa ăn.

Củ sen, giò heo cho vào trong nồi, thêm gia vị rồi đun sôi với nước.

Vặn nhỏ lửa, đun đến khi sôi rồi hầm thêm 15 phút. Sau đó thêm ít hành, tiêu để gia tăng hương vị nếu muốn.

Món cháo cá chép chữa mất ngủ cho bà bầu

Các loại cá nói chung có chứa nhiều Tryptophan, omega tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, tuy nhiên món ăn tốt nhất cho các mẹ bầu chính là cá chép. Trong cá chép có chứa hàm lượng đạm, axit glutamic, canxi, vitamin, sắt,… rất cao.

Tryptophan có nhiều trong cá chép với khả năng giảm căng thẳng, ổn định thần kinh, từ đó giúp cho mẹ bầu có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, dân gian còn truyền lại rằng ăn cháo cá chép thường xuyên có thể giúp phụ nữ an thai, bổ khí huyết, giảm sưng phù khi mang bầu.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá chép làm sạch, bỏ ruột, chặt khúc rồi dùng muối hạt chà xát để khử đi mùi tanh của cá.

Đập dập gừng, cho vào nồi nước đun sôi rồi cho cá vào luộc chín.

Vớt cá ra rồi để nguội, gỡ bỏ xương và ướp phần thịt cá với một ít hạt tiêu, nước mắm.

Bước 2: Chế biến món ăn

Chuẩn bị nguyên liệu gồm thịt cá chép, nước cá luộc, gạo tẻ, đậu xanh, gạo nếp, hành lá, thì là, hành củ.

Phi thơm hành với dầu ăn rồi cho thịt cá vào xào đến khi thịt săn lại.

Gạo nếp, tẻ và đậu xanh hoặc đậu đỏ trộn lẫn với nhau, vo sạch rồi cho vào nồi cá thêm nước ninh trong vòng 40 phút.

Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đến khi cháo nhừ rồi thì tắt bếp và múc ra báo. Cho hành lá, thịt cá đã xào và thì là vào đảo đều, ăn khi vẫn còn nóng.

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều phụ nữ mang thai khi gặp các triệu chứng khó chịu trong thai kì, như: khó ngủ, trằn trọc, thức giấc nhiều lần… Để khắc phục hiện tượng này, mẹ bầu nên ưu tiên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cùng các loại thực phẩm có công dụng an thần, cải thiện giấc ngủ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Cực Hiệu Quả Với 5 Loại Thực Phẩm Phổ Biến Dễ Tìm trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!