Xu Hướng 10/2023 # Cây Thạch Đen: Khám Phá Tác Dụng Và Cách Dùng Loại Dược Thảo Này # Top 16 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cây Thạch Đen: Khám Phá Tác Dụng Và Cách Dùng Loại Dược Thảo Này # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Thạch Đen: Khám Phá Tác Dụng Và Cách Dùng Loại Dược Thảo Này được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Mô tả dược liệu

Thạch đen là cây thân thảo, sống hằng năm. Thân cây có chiều cao từ khoảng 20 – 60cm hoặc hơn, toàn thân được phủ lông rậm, cây ít phân nhánh. Lá của cây thạch đen mọc đối xứng, phiến lá có hình trứng hoặc hình thuôn dài, mép lá nguyên và dày.

Hoa thường mọc thành cụm ở ngọn, chùm hoa dài khoảng 10 tới 13cm. Chùm hoa dài, phủ lông mịn và có lá bắc màu hồng. Tràng hoa có màu trắng hoặc hồng nhạt, môi dưới to, môi trên chia làm 3 thùy. Quả bế, thuôn nhẵn, có chiều dài khoảng 0.6 – 0.8mm.

Cây thường ra hoa và quả vào mùa thu – đông.

1.2. Bộ phận dùng

Thân và lá cây Thạch đen được sử dụng để làm thuốc.

1.3. Phân bố và thu hái

Cây Thạch đen có nguồn gốc từ các tỉnh miền Nam ở Trung Quốc. Hiện nay cây cũng được tìm thấy mọc hoang dại nhiều ở nước ta. Dược liệu thường được nhân dân sử dụng để làm thạch ăn nhằm giải khát và có tác dụng thanh nhiệt.

Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa mưa. Sau khi hái về, cần đem cắt bỏ rễ rồi rửa sạch. Dược liệu có thể dùng tươi để làm thức ăn hoặc để phơi khô dùng dần.

1.4. Thành phần hóa học

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần cũng như hoạt chất có trong cây Thạch đen.

Theo Đông y, dược liệu có vị ngọt, tính mát và không có độc. Tác dụng của cây Thạch đen là giải thử và thanh nhiệt. Thường được dùng để chữa các bệnh như viêm khớp cấp, cảm mạo, đái tháo đường và huyết áp cao. Thạch đen được sử dụng ở dạng sắc là chủ yếu. Ngoài ra thảo dược này còn được nhân dân dùng để chế biến thạch ăn vào mùa hè giúp giải khát và thanh nhiệt.

Một số tác dụng dược lý đã được nghiên cứu:

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy dược liệu này được trồng và thu hái ở Cao Bằng có tác dụng hạ cholesterol trong máu và chống lão hóa.

Nhân dân Indonesia và Đài Loan còn sử dụng dược liệu để trị chứng tiểu tiện không thông.

Nhân dân thường dùng thảo dược để chế biến ra thạch, dùng để ăn vào hững ngày nắng nóng có tác dụng giải thử, thanh nhiệt. Ngoài công dụng làm đồ ăn, dược liệu còn được dùng nhiều trong các bài thuốc để chữa các bệnh sau:

3.1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Dùng Biển súc và Thạch đen mỗi vị 30g, Rung rúc 45g. Rửa sạch tất cả dược liệu, cho thêm nước đun sôi. Dùng hết, dùng 1 lần/ngày.

3.2. Thạch sương sáo giúp thanh nhiệt

Lá và thân cây sương sáo phơi khô. Rửa sạch tất cả Thạch đen rồi cho vào nồi nấu nhừ. Sau đó dùng túi vải vắt lấy nước rồi thêm bột gạo vào quấy đều trên bếp cho đến khi dung dịch sánh lại. Đổ sương sáo ra khuôn rồi đợi đông lại và dùng.

Không nên cho trẻ nhỏ dùng quá nhiều thạch sương sao vì có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Cần phân biệt cây Thạch đen với Cây sương sâm.

Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về công dụng và cách dùng dược liệu Thạch đen. Ngoài công dụng chế biến thành món ăn có tác dụng giải thử, thanh nhiệt. Thạch đen còn có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh như viêm khớp cấp, cảm mạo, đái tháo đường và huyết áp cao. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng của dược liệu hiện vẫn chưa được nghiên cứu kĩ, Quý độc giả cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Ý Nghĩa Phong Thủy

Là loại cây không quá xa lạ với nhiều người, cây Đinh lăng cẩm thạch được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh và trang trí, làm đẹp không gian sống.

Cây Đinh lăng cẩm thạch là gì?

Đinh lăng cẩm thạch có tên khoa học là Polyscias balfouriana, thuộc họ ngũ gia bì, có tên gọi khác là cây đinh lăng đồng tiền, đinh lăng lá đốm hay còn gọi là cây đinh lăng lá tròn.

Là loại cây thân gỗ nên cây Đinh lăng có thể sống lâu năm, cao tới hàng chục mét. Đinh lăng có rất nhiều loại và xuất xứ từ nhiều vùng khác nhau, mỗi cây điều có vẻ đẹp và công dụng riêng.

Đặc điểm cây Đinh lăng cẩm thạch

+ Cây Đinh lăng cẩm thạch sống được môi trường râm mát, thích hợp bày trí ở trong nhà,cũng chịu được ánh nắng trực tiếp và trồng ngoài sân vườn.

+ Lá cây Đinh lăng có nhiều biến hóa màu sắc và hình dạng. Một số loại cây đinh lăng có lá kép dài và rộng, mép có răng cưa rất rõ. Một số có lá tròn điều như đống tiền xu hoặc lá kép, và cây đinh lăng cẩm thạch có lá dạng này.

+ Điểm nhận dạng nữa đó là phiến là màu xanh đốm trắng loang lỗ không điều không theo một quy tắc nào cả, có những lá đốm trắng nhiều hơn xanh, một số lại có màu xanh vượt trội hơn, mép lá có răng cưa, lá hơi nhám, cuống lá dài.

+ Cây Đinh lăng lá đốm có mùi thơm nhẹ dễ chịu và rất đặc trưng, vì vậy mà cây càng có giá trị và được giới chơi kiểng lá rất ưa thích trồng cây đinh lăng cẩm thạch bonsai.

Tác dụng của Cây Đinh Lăng Cẩm Thạch

– Làm cây cảnh trang trí: có thể sinh trưởng tốt ở nơi râm mát nên cây đinh lăng cẩm thạch thường được đặt trong nhà, phòng ngủ, phòng khách để trang trí. Bạn cũng có thể tạo tiểu cảnh mini từ loại cây này để tô điểm thêm cho không gian sống.

– Chữa bệnh: Lá cây đinh lăng có thể ăn sống như các loại cây gia vị khác. Đây là một loại thuốc quý và quen thuộc trong dân gian. Loại cây này có 8 loại Saponin oleanane cùng các Vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể trong thành phần của cây.

Trong y học, cây đinh lăng có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

Đặc biệt, rễ cây đinh lăng được quý như thảo dược nhân sâm, có tính hàn giúp thanh nhiệt, mát gan lợi tiểu. Tuy nhiên không được lạm dụng bởi rễ cây có chứa nhiều Saponin có thể làm vỡ hồng cầu, nên bạn chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách.

Ý nghĩa phong thủy của cây Đinh lăng cẩm thạch

Ngoài ra, cây Đinh lăng cẩm thạch còn có ý nghĩa phong thủy tốt nên còn được trồng thành các cây đinh lăng cẩm thạch mini để bàn rất tự nhiên và không kém phần sang trọng.

Cây có ý nghĩa tươi mới hạnh phúc, mang đến sự thoải mái, giúp nâng cao tinh thần, hiệu quả công việc. Nhiều gia đình lựa chọn cây đinh lăng bày trí hay làm cảnh trong nhà bởi vì bên trong cây đinh lăng mang một năng lượng xanh rất dồi dào, đem lại không khí trong lành, dễ chịu cho mọi người.

Theo phong thủy, loại cây này giúp ngăn chặn các điềm xấu và giữ được tài lộc cho gia chủ, bạn có thể tặng cây Đinh lăng cẩm thạch cho người thân, bạn bè,…

Cách trồng và chăm sóc cây Đinh lăng cẩm thạch

Cây Đinh lăng cẩm thạch có thể được nhân giống bằng cách giâm cành. Cắt từ cây giống, bạn giâm hom giống trong đất tơi, bón lót bằng phân và tưới nước. Sau đó phủ lên trên một lớp rơm hoặc bèo tây để giữ độ ẩm tạo độ mùn cho đất, có thể sử dụng lưới che nắng để che chắn cho cây con hoặc đặt chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và gay gắt.

Khoảng 25 – 30 ngày thì lá non bắt đầu ra, lá ra bắt đầu nhiều và dài tầm 10cm thì bạn có thể nhổ trồng ra chậu. Cây có thể thích nghi tốt với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để trồng trong chậu thì nên để loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước nhanh, nhiều dinh dưỡng.

Lúc này, bạn cho cây ra nắng từ từ, bạn có thể trồng cây đinh lăng cẩm thạch râm mát hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp. Nếu trồng trong nhà thì nên đặt ở vị trí nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công…

Cách chăm sóc cây Đinh lăng cẩm thạch

– Nhiệt độ: từ 20 – 25 độ C, chịu hạn tốt, ưa ẩm nhưng không chịu được úng.

– Nước tưới: Là loại cây ưa nước, nên nếu đặt cây ngoài trời, bạn cần duy trì tưới mỗi ngày 1 lần, tùy theo lượng đất trồng và khả năng giữ nước của đất để tưới lượng phù hợp. Với cây đinh lăng cẩm thạch trồng chậu trong nhà, bạn nên tưới ít nước hơn để tránh bị ngập úng, chỉ tưới khi thấy đất mặt se khô.

– Phân bón: Chú ý bón phân định kỳ cho cây đinh lăng cẩm thạch, khoảng 1 tháng 1 lần nếu trồng chậu và 2-3 tháng 1 lần trồng ngoài đất. Trong thời gian sinh trưởng cây cần bón phân tăng cường như Npk hoặc phân hữu cơ, phân trùn quế.

Ngoài ra, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành, lá khô già, để cây luôn thông thoáng, tránh sâu bệnh và phát triển được tốt hơn.

Đăng bởi: Mạnh Dương

Từ khoá: Cây Đinh lăng cẩm thạch: Đặc điểm, tác dụng và ý nghĩa phong thủy

Khám Phá Công Dụng Cây Thanh Hao Hoa Vàng

Cây Thanh hao hoa vàng đã được Tuệ Tĩnh dùng để chữa sốt rét ở nước ta từ thế kỷ 14. ngoài ra thanh hao còn được dùng nhiều để trị chảy máu cam, mụn nhọt, sưng đau răng, đổ mồ hôi trộm… Hiện nay, cây thanh hao hoa vàng được trồng phổ biến ở nhiều địa phương.

Thanh hao còn được gọi là Thảo cao, Hương cao, Thanh cao. Cây có tên khoa học là Artemisia annua L., thuộc họ cúc (Asteraceae).

Mô tả

Thanh hao hoa vàng là loài cây sống lâu năm ở vùng đồi núi, ven suối, ven song, thường mọc hoang thành từng đám. Cây mọc cao từ 1,5-2m.

Lá Thanh hao hoa vàng xẻ lông chim 2 lần, thành phiến hẹp, bề mặt lá có phủ lông mềm. Hoa có mùi thơm. Thanh hao có hoa mọc thành cụm, hình cầu hợp thành một chùy kép. Lá bắc tổng bao quanh hoa, hình trứng hoặc hình bầu dục. Hoa màu vàng nhạt, mỗi cụm hoa gồm 6 hoa, hoa lưỡng tính ở giữa, xung quanh là hoa cái.

Quả bế hình trứng, dài 1mm. Mặt vỏ quả có tuyến chứa tinh dầu.

Thanh hao xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, mọc rải rác ở vùng ôn đới ấm, cận nhiệt đới, nhiệt đới bắc bán cầu…

Tại Việt Nam thanh hao mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Ngoài ra thanh hao còn được trồng ở Lâm Đồng.

Bộ phận dùng

Toàn cây thanh hao hoa vàng.

Thành phần hóa học

Cây thanh cao hoa vàng phần trên mặt đất chứa artemisinin (thành phần chính), artemisin (quingisosu I), acid artemisinic.

Artenuin B (quinghaosu II), quinghaosu IV, artenuin E (quinghaosu V), artemisininlacton (artenuin F).

Artemisiten (dehydroartemisinin), artemisinic acid methyl ester, desoxyartemisinin (quinghaosu III).

Hàm lượng artemisinin trong lá cây thanh cao hoa vàng đạt từ 0.01% đến 0.9%.

Ngoài những thành phần trên, cây thanh cao hoa vàng còn chứa lipid, coumarin flavonoid, tinh dầu sterol, polyacetylen.

Tác dụng dược lý Hoạt tính chống kí sinh trùng sốt rét

Hoạt chất artemisinin trong cây thanh hao có khả năng diệt kí sinh trùng sốt rét trong hồng cầu. Tuy nhiên đối với thể ngoài hồng cầu thuốc không có tác dụng nên bệnh dễ tái phát. Cao nước Thanh hao chống được muỗi khi bôi ngoài da. Ngoài ra thanh hao còn có tác dụng ức chế nấm ngoài da, hạ áp, hạ nhiệt.

Hoạt tính chống ung thư

Từ thảo mộc cổ xưa đến thuốc hiện đại: Artemisia annua và artemisinin để điều trị ung thư. Phản ứng tế bào của ARS và các dẫn xuất của nó (dihydroartemisinin, artesunate, artemether, arteether) đối với tế bào ung thư: phản ứng stress oxy hóa bởi các loại oxy phản ứng và oxit nitric, hư hỏng và sửa chữa DNA. Thanh hao có thể hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu, ung thư ruột kết. Ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư vú, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư tuyến tiền liệt và u gan.

Kháng viêm, làm lành vết thương

Thanh hao nghiên cứu ứng dụng chữa lành vết thương. Thanh hao đã được sử dụng lần đầu tiên trong chế phẩm băng vết thương dạng sợi nano. Băng vết thương từ thanh hao không gây độc tế bào, sự tăng sinh và gắn kết tốt của các tế bào nguyên bào sợi có hạt và đặc tính kháng khuẩn kháng được S.aureus. Do vậy, thanh hao còn được dùng trong điều trị viêm khớp.

Tinh dầu thanh hao có tác dụng làm hóa đờm, giảm ho, hạ cơn hen. Thuốc có Tác dụng lợi mật trên chuột trắng thực nghiệm. Có tác dụng điều tiết và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, các hoạt động điều hòa miễn dịch, chống adipogenic, chống hen và chống loãng xương.

Công dụng theo y học cổ truyền của Thanh hao hoa vàng

Theo y học cổ truyền, cây Thanh hao hoa vàng có vị đắng, nhạt, tính mát. Quy kinh Can, Đởm.

Tác dụng Thanh nhiệt tiêu độc, khu phong chỉ dương, thanh nhiệt lương huyết. Thanh nhiệt, thoái nhiệt hơn khi dùng sống, thanh nhiệt khi sao chế, tư âm thoái nhiệt khi chế với máu ba ba.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm, sốt âm ỉ lâu ngày (lao nhiệt). Không toát được mồ hôi, tiểu máu, chảy máu cam, kích thích tiêu háo.

Chữa phong thấp, mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Cảm sốt hay cảm cúm mùa hè

Dùng Thanh hao 20g giã nhỏ, chế vào một chén nước nóng, hoà đều, gạn lấy nước cốt uống, đắp cho ra mồ hôi. Nếu có rét thì thêm 3 lát gừng (6g) vào, cũng giã và gạn lấy nước cốt uống.

Sốt thương hàn, đổ mồ hôi trộm

Thanh hao 20g, Ðẳng sâm 12g, Mạch môn 15g, Sinh địa 15g, Gạo sống 15g, nước 800ml. Sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Sốt rét cơn

Thanh hao một nắm, giã vắt lấy nước cốt uống. Nếu rét trước thì hoà với một chén rượu uống. Nếu rét trước và rét nhiều thì dùng Thanh hao 20g. Quế tâm 8g cũng sắc uống.

Ong đốt

Nhai thanh hao, đắp vào vết cắn.

Liều dùng thường khoảng 6-20g.

Không nên sắc lâu khi dùng thuốc sắc, bệnh nhân có tỳ vị hư hàn như dễ tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi cần lưu ý nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Khám Phá Những Tác Dụng Của Quả Táo Mèo

1. Tìm hiểu về quả táo mèo

Quả táo mèo

Táo mèo có tên khoa học (danh pháp hai phần: Docynia indica) là một loài thực vật trong của chi Táo mèo (Docynia) thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

Táo mèo hay còn có tên gọi khác tiếng Việt là sơn tra. Đây là một loại quả vùng núi Tây Bắc, có rất nhiều tên gọi khác nhau. Và loại quả này cũng có nhiều công dụng rất thần kỳ đối với sức khỏe. Quả tươi có vị chua ngọt, giòn giòn rất ngon, thường dùng làm nước chấm, loại khô thái mỏng để ngâm rượu, làm thuốc và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Ngoài ra loại quả này còn hỗ trợ nhiều bệnh lý như: chữa viêm xoang, tiểu buốt, đau bàng quang, đau đốt xương, kích thích đào thải cholesterol trong máu cực kỳ hiệu quả,… Người ta có thể sử dụng cả táo mèo tươi cũng như táo mèo khô mà công dụng hoàn toàn như nhau.

Tuy nhiên nếu sử dụng táo mèo tươi thì sẽ giữ được toàn bộ giá trị dinh dưỡng của nó, còn táo mèo khô thì có thể bảo quản được lâu hơn mà không lo bị hư hỏng.

2. Những tác dụng của quả táo mèo

Trong quả táo mèo có các thành phần như: flavonoid, các phenolic đơn giản,… Trong mỗi quả táo mèo có chứa  0.2% chất béo, 0.7% chất đạm, 22% chất đường và các axit hữu cơ khác thuộc loại triterpen như axit oleic. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng lớn carotene, vitamin C và các khoáng chất khác như: sắt, tanin, canxi,…

Giúp thanh lọc cơ thể

Nhờ có nhiều loại axit có ích khác nhau, quả táo mèo còn giúp thanh lọc độc tố từ cơ thể, kháng khuẩn cũng như đào thải cholesterol có hại cho hệ thống tim mạch và bảo vệ các bộ phận nội tạng khác luôn khỏe mạnh.

Cùng với đó, mèo giúp tiêu tan huyết ứ đọng nên giúp người dùng thoát khỏi nguy cơ bị kích hoạt tai biến bao gồm các bệnh lý như: nhồi máu cơ tim, xơ cứng mạch, huyết áp cao, tắc nghẽn mạch, ….

Bạn có thể sử dụng giấm táo mèo rồi pha với nước ấm uống hằng ngày, nó sẽ giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu hiệu quả, phòng tránh được bệnh tiểu đường.

Tăng cường hệ miễn dịch

Khi vào cơ thể, táo mèo có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất nên mọi chất độc hại đều được đào tạo ra bên ngoài rất nhanh. Đồng thời, táo mèo còn nâng cao hệ miễn dịch, giúp người dùng phòng tránh được những căn bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết như: Viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản, dị ứng thời tiết,…

Pha 20ml nước ấm với 1 thìa mật ong

Pha 1 thìa dấm táo vào cốc nước ấm có pha mật ong ở trên sau đó dùng để súc miệng giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ các vi khuẩn ở đường hô hấp.

Tác dụng của quả táo mèo

Bảo vệ chức năng gan và thận

Gan, thận là 2 cơ quan quan trọng phải hoạt động liên tục để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, nếu dùng quả táo mèo có thể tích cực đào thải độc tố giúp gan, thận không phải hoạt động quá sức. Nhờ vậy chức năng của 2 bộ phận này được bảo vệ.

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Đầy bụng là hiện tượng không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn, người cao tuổi cũng hay gặp phải. Đầy bụng là một trong những triệu chứng thường thấy khi hệ tiêu hóa bị rối loạn. Tuy nhiên chứng đầy bụng sẽ được giải quyết dứt điểm chỉ với 30gram quả táo mèo khô sắc với 1 lít nước. Khi chỉ còn ⅔ lượng nước thì lấy nước đó uống thay trà hàng ngày.

Áp dụng phương pháp này 2-3 ngày bạn sẽ thấy chứng rối loạn tiêu hóa được đẩy lùi hiệu quả, không còn cảm giác chướng bụng nữa.

Điều trị viêm khớp

Viêm khớp gây đau nhức, lại không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc tây. Thế nhưng táo mèo có thể giúp điều trị viêm khớp một cách khá hiệu quả, bạn có thể áp dụng bằng công thức cực đơn giản:

Chuẩn bị một ly nước ấm 200ml có pha sẵn mật ong

Cho 10 thìa dấm táo mèo vào cốc nước trên, khuấy đều, độ ngọt vừa đủ

Uống liên tục nước ấm mật ong dấm táo mèo trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả

Trị mất ngủ, giảm stress

Suy nhược thần kinh và mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, lâu dần dẫn đến nhiều bệnh lý, công việc và sức khỏe đều bị ảnh hưởng. Do đó để cải thiện tình trạng này người mắc bệnh có thể uống hỗn hợp 2 thìa dấm táo mèo và mật ong trước khi đi ngủ khoảng 10 phút, giấc ngủ sẽ đến rất nhanh.

Ngoài ra, nếu muốn thư thái, bạn có thể pha 1 thìa dấm táo mèo vào nước ấm sau đó ngâm chân. Việc này không chỉ xua tan mệt mỏi, cơ thể thư thái, cải thiện giấc ngủ mà còn giúp loại bỏ mọi tế bào chết ở gót chân.

Topcachlam

Đăng bởi: Đăng Toàn

Từ khoá: Khám phá những tác dụng của quả táo mèo

Cây Bạc Thau: Công Dụng, Cách Dùng Và Một Số Bài Thuốc Đông Y

1.1. Mô tả dược liệu

Bạc thau là dây leo, bò hay quấn, dài hàng mét. Thân và cành non có lông mịn, màu lục, sau nhẵn, vỏ màu nâu. Lá bạc thau mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, dài 5 – 11cm, rộng 3 – 8cm, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm đen, mặt dưới nhiều lông mịn, màu trắng bạc. Cuống lá rất dài phủ đầy lông.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá. Hoa màu trắng, đài hoa hình chén có lông màu ánh bạc, mặt ngoài có lông tơ. Qủa mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, có đài tồn tại cong lên, hạt 2 – 4 màu nâu.

Mùa hoa quả: tháng 8 – 11.

1.2. Phân bố, sinh thái

Cây Bạc thau thuộc chi Argyreia Lour. có khoảng hơn 40 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, hiện nay đã biết khoảng 15 loài, trong đó ít nhất 2 loài được dùng làm thuốc là Argyreia acuta Lour. và A.capitata Choisy. Loài Bạc thau (Argyreia acuta Lour.) có vùng phân bố rộng rãi khắp nơi, từ vùng núi thấp (dưới 1000m) đến trung du và ở đồng bằng.

Bạc thau thuộc loại cây ưa ẩm. Cây thường leo trùm lên các loại cây gỗ, cây bụi khác ở ven rừng, chân đồi, bờ nương rẫy cũng như trong các lùm bụi quanh làng. Ở một vài nơi ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ còn thấy cây mọc lẫn trong các bụi tre gai.

Những cây không bị chặt phá, chiều dài của thân leo có thể lên tới 15 – 20m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi quả chín, tự mở hạt rơi xung quanh gốc cây mẹ và mọc thành những cây con. Cây còn có khả năng tái sinh tốt từ các phần còn sót lại sau khi bị cắt.

1.3. Bộ phận dùng

Đoạn thân mang lá dài 30 – 50cm, thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo, rồi đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 – 60°C.

Cây có vị hơi chua, hơi đắng, nhạt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, giải độc, sát trùng, tiêu viêm.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Sát trùng.

Tiêu viêm.

Thanh nhiệt cơ thể.

Giải độc.

Lợi thủy.

Theo Y học cổ truyền:

Dược liệu khô giúp điều kinh, chữa ho, thông tiểu, bạch đới khí hư.

Có thể dùng để điều trị ho cho trẻ em.

Dùng ngoài giã nát đắp lên những vị trí bị mụn nhọt để hút mủ lên da non và đắp lên những vị trí bị gãy xương.

Dược liệu Bạc thau thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

Bí tiểu tiện.

Nước tiểu đục.

Ngứa lở.

Bạch đới.

Sốt rét

Mụn nhọt.

Ho.

Viêm phế quản cấp tính và mạn tính.

4.1. Chữa ho trẻ em

Bạc thau, Chua me, Xương sống, mỗi vị 6 – 8g tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.

4.2. Chữa rong kinh, rong huyết

Bạc thau 30 – 40g tươi, giã nát, chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên đỉnh đầu.

Bạc thau, Ngải cứu, Lá bạch đầu ông, mỗi vị 20g tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.

4.3. Chữa kinh nguyệt không đều

Bạc thau 20g, Rau dền gai 8 – 16g sắc uống.

4.4. Chữa khí hư bạch đới

Bạc thau, Bạch đồng nữ, mỗi vị 30 – 40g tươi. Gĩa nát, vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Loại khô, dùng mỗi vị 15 – 20g.

4.5. Chữa vết thương, mụn nhọt chảy nước vàng

Lá khô tán bột mịn, rắc, hoặc lá tươi, giã nát đắp.

4.6. Chữa nổi mẩn, ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy

Lá bạc thau được nấu lấy nước tắm, rửa.

Vitamin C Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa Vitamin C

Vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic

Vitamin C hay còn gọi là axid ascorbic là chất chống oxy hoá mạnh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự cho trong cơ thể, là một dưỡng chất thiết yếu nhưng cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất được.

Vitamin C ở dạng tinh thể trắng dễ tan trong nước và trong ethanol 96, khó tan trong rượu và trong ether cũng như clorofom, không tan trong dung môi hữu cơ.

Vitamin C tồn tại được ở 100 độ C trong môi trường trung tính hay axit, trong không khí bị oxy hoá bởi O2, khi có sự hiện diện của Fe và Cu thì càng bị oxy hoá nhanh hơn.

Vitamin C giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể thúc đẩy trạng thái stress oxy hoá gây ra các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng như bệnh về tim mạch. Bổ sung vitamin C là một chất chống oxy hoá có thể làm tăng mức độ chống oxy hoá, chống lại các gốc tự do trong máu giúp giảm cácnguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch và tăng hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể để chống lại các chứng viêm.

Vitamin C giúp kiểm soát huyết áp cao

Vitamin C giúp hạ huyết áp

Các nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm huyết áp ở cả những người cao huyết áp và không bị cao huyết áp. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy bổ sung vitamin C làm giãn các mạch máu từ tim giúp giảm huyết áp. [1]

Một phân tích khác của 29 nghiên cứu trên người cho thấy việc bổ sung vitamin C làm giảm huyết áp tâm thu xuống 3,8mmHg và huyết áp tâm trương đạt trung bình 1,5mmHg ở người khoẻ mạnh. [2]

Vitamin C giúp ngăn ngừa thiếu sắt

Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt

Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, nó giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể nhưng sắt có nguồn gốc từ thực vật thường kém hấp thu được vào cơ thể. Bổ sung vitamin C có thể giúp tăng hấp thu sắt từ chế độ ăn uống, trên thực tế khi bạn sử dụng 100mg vitamin C có cải thiện hấp thu sắt đến 67%.

Trong một nghiên cứu ở 65 trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ được bổ sung vitamin C, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin C đã giúp kiểm soát bệnh thiếu máu ở nhóm đối tượng này.[3]

Vitamin C kích thích tổng hợp collagen

Vitamin C giúp tăng tổng hợp collagen

Cơ thể phụ thuộc vào vitamin C để tổng hợp collagen, bổ sung vitamin C đầy đủ là cần thiết để sản xuất collagen. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2023 trên tạp chí Clinical, Comestic, and investigational Dermatologyl phát hiện ra rằng bôi vitamin C tại chỗ giúp tăng sản xuất collagen làm cho làn da trẻ trung hơn. [4]. Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong các mô liên kết như da, tóc, móng…là cứu tinh giúp chống lão hoá da.

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C giúp tăng hệ thống miễn dịch

Vitamin C tham gia vào nhiều bộ phận của hệ thống miễn dịch. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu được gọi là tế bào lympho và tế bào thực bào giúp bảo vệ khỏi tác nhân gây hại như các gốc tự do, củng cố hệ thống phòng thủ bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.[5]

Ngoài ra đã có nghiên cứu cho thấy người bị viêm phổi thường có mức vitamin C thấp hơn và việc bổ sung vitamin C đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian hồi phục chức năng phổi.[6]

Vitamin C giảm nồng độ axit uric trong máu và ngừa các cơn đau do gout

Vitamin C giảm nồng độ axit uric

Gout là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, nó gây sưng, đau đột ngột và dữ dội, viêm các ở khớp, đặc biệt là ngón chân cái. Các triệu chứng của bệnh gout là do xuất hiện nhiều axit uric trong máu. Axit uric là chất được sản xuất trong cơ thể, khi chất này sản xuất ra nhiều sẽ dẫn đến tình trạng kết tinh và lắng đọng trong các khớp.

Trong một số nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể làm giảm axit uric trong máu cũng như chống lại sự tấn công của bệnh gout. Một nghiên cứu ở 1.387 nam giới tham gia cho thấy những người sử dụng nhiều vitamin C có nồng độ axit uric trong máu ít hơn đáng kể so với người sử dụng ít.

Vitamin C giúp giảm sa sút trí tuệ khi về già

Vitamin C chống oxy hoá mạnh

Nếu cơ thể có hàm lượng vitamin C thấp thì có nguy cơ bị rối loạn trí nhớ, suy giảm trí nhớ, theo kết quả nghiên cứu cho thấy vitamin C ảnh hưởng đến nguy cơ rối loạn trí nhớ của hơn 35 triệu người trên toàn thế giới và thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Cũng theo một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh vitamin C là một chất chống oxy hoá mạnh nên cơ thể có hàm lượng vitamin C thấp sẽ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ do tác động xấu của stress oxy hoá lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.[8]

Cách dùng vitamin C

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) phụ nữ trưởng thành cần 75mgvitamin C mỗi ngày và nam giới trưởng thành cần 90mg mỗi ngày, tối đa 2000mg trong một ngày, tuy nhiên tuỳ vào thể trạng, độ tuổi thì nhu cầu sử dụng vitamin C của mỗi người là khác nhau. [9]

Thời điểm uống vitamin C tốt nhất là buổi sáng trước khi ăn 30 phút – 2 giờ, không nên sử dụng vitamin C vào buổi chiều tối vì có thể sẽ tăng nguy cơ sỏi thận.

Vitamin C có thể gây sỏi thận ở liều cao kéo dài

Vitamin C được khuyến cáo là nên bổ sung hằng ngày và an toàn cho hầu hết mọi người.

Advertisement

nên sử dụng đúng liều lượng hoặc theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn khi dùng quá liều như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng, co thắt dạ dày hoặc đầy hơi, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, da đỏ bừng.

Ở một số người sử dụng vitamin C bằng đường uống với liều trên 2.000mg mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ đáng đáng kể và có thể dẫn đến sỏi thận.

Vitamin C có nhiều trong rau, củ, quả

Chúng ta có thể bổ sung vitamin C một cách đơn giản qua thực phẩm như, trái cây (cam, chanh, kiwi, dâu tây, đu đủ, cà chua…), từ các loại củ (khoai tây, khoai lang trắng…), từ các loại rau cải (súp lơ, rau bina, bắp cải…)

Qua bài viết này hi vọng bạn đã hiểu hơn về vitamin C cũng như biết được thêm những lợi ích mà dưỡng chất này mang đến, giúp bạn có thể sử dụng một cách hiệu quả hơn mang lại một cơ thể khoẻ mạnh, sức khoẻ tuyệt vời.

Nguồn:Everydayhealth, Wikipedia, healthline.

Nguồn tham khảo

Vitamin C lowers blood pressure and alters vascular responsiveness in salt-induced hypertension

Effects of vitamin C supplementation on blood pressure: a meta-analysis of randomized controlled trials

Effect of vitamin C supplementations on iron deficiency anemia in Chinese children

The role of vitamin C in pushing back the boundaries of skin aging: an ultrasonographic approach

Vitamin C for preventing and treating pneumonia

Vitamin C intake and the risk of gout in men: a prospective study

The global prevalence of dementia: a systematic review and metaanalysis

Vitamin C

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Thạch Đen: Khám Phá Tác Dụng Và Cách Dùng Loại Dược Thảo Này trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!