Xu Hướng 10/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Đầu Thai Kỳ Phòng Ngừa Dị Tật Ở Thai Nhi # Top 11 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Đầu Thai Kỳ Phòng Ngừa Dị Tật Ở Thai Nhi # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Đầu Thai Kỳ Phòng Ngừa Dị Tật Ở Thai Nhi được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dị tật ở thai nhi là điều không bao giờ chúng ta mong muốn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ các mẹ không bổ sung đủ chất mà tình trạng bé bị nứt đốt sống cổ, bàn chân vẹo xảy ra phổ biến. Các mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học và hợp lý để thai nhi đảm bảo khỏe mạnh trước khi ra đời. 

Ăn uống lành mạnh

Bổ sung axit folic

Vai trò của axit foic

Theo thống kê, nếu chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ của mẹ bầu được bổ sung đầy đủ axit folic thì giảm đến 73% nguy cơ dị tật ở thai nhi. Các bác sĩ cũng từng khuyến cáo hãy tập trung cung cấp axit folic ngay từ 1 tháng trước khi dự định mang thai. Đây là một dạng của vitamin B. Nếu thiếu hụt, nó sẽ gây ra nhiều dị tật bẩm sinh ở ống dây thần kinh. Nhu cầu axit folic cần thiết ở mẹ bầu là 400mcg/ngày. Ngoài việc uống thuốc bổ sung, axit folic từ thực phẩm tự nhiên là nguồn an toàn nhất.

Thực phẩm chứa axit folic

– Ngũ cốc: Một chén ngũ cốc trung bình có từ 100 đến 400 mg axit folic. Mỗi loại ngũ cốc có hàm lượng axit folic khác nhau. Vì vậy, mẹ cần chú ý và quan tâm nhiều hơn.

– Rau bina: 1/2 rau bina nấu chín có đến 100 mg axit folic. Ngoài ra, loại rau này còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón.

– Quả bơ: Loại quả được mệnh danh là “vua dinh dưỡng”. Ăn bơ mỗi ngày nghĩa là bạn đang đáp ứng 41% nhu cầu axit folic cơ thể cần.

– Măng tây: Một trong những loại rau giàu hàm lượng axit folic nhất. Cứ 5 cây măng tây cung cấp cho chúng ta 1000 mg axit folic. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần quan tâm đến cách chế biến với loại thực phẩm này. Nếu măng tây được nấu quá lâu rất dễ hao hụt nguồn axit folic quý giá.

Bà bầu ăn hạt dẻ cười, món ăn đầy chất dưỡng cho mẹ lẫn con

Hạt dẻ cười là món ăn vặt phổ biến, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết hết công dụng của loại hạt này. Những công dụng của hạt dẻ cười với mẹ bầu Duy trì mức độ lipid Hạt dẻ cười giàu axit béo đơn không bão hòa…

Tránh xa thức uống có hại

Thức uống có cồn luôn gây ra nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe của mọi người. Nhiều hành động mất kiểm soát về hành vi và trí tuệ cũng đã diễn ra. Dĩ nhiên là đối với thai phụ thì chúng là mỗi nguy hại thực sự.

Theo một nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho biết rượu là một trong những nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi. Uống rượu khi mang thai – đây là hành động đe dọa rất lớn đến sự phát triển của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Kéo theo đó là những hậu quả vô cùng lo ngại. Nứt đốt sống, bàn chân vẹo, chậm phát triển…thậm chí có cả sẩy thai hoặc sinh non. Vì thế rượu, bia và những thức uống có cồn tuyệt đối không được liệt kê vào chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 2

Đến tuần thứ 2, cơ thể người phụ nữ bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi, do đó chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 2 tuyệt đối không được lơ là. Nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, những cơn buồn nôn và dấu hiệu khác của thai nghén càng gây khó chịu cho các chị em.

Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần 2

– Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

– Khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 2 nên chia thành 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

– Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

– Trong tháng đầu thai kỳ, tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

– Tránh những thực phẩm có chất gây sảy thai như: đu đủ xanh, dứa, măng tươi…

Những thay đổi trong tuần thứ 2

1. Thay đổi ở người mẹ

– Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.

– Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn.

– Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.

– Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.

– Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.

2. Thay đổi của thai nhi trong tuần này

Vào tuần này, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt giống thuốc phiện, và hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành. Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ, và thậm chí là men răng của em bé. Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu). Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.

Khi một tế bào có một chức năng cụ thể, nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào được lập trình ngay từ đầu để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 9: Ăn Uống Thế Nào?

Magie, vitamin A là hai dưỡng chất quan trọng nhất định phải được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 9. Tiếp theo là những lưu ý trong ăn uống mẹ bầu cần: chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ, tập trung ăn trái cây và uống nhiều nước. 

Ai cũng biết rằng, dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể lực và trí lực của con người. Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho bà bầu đang được tất cả những người sắp và đang mai thai quan tâm hơn hết.

Dinh dưỡng mang thai tuần 9 cho mẹ

Magiê giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ, bao gồm cả các cơ đang nâng đỡ tử cung. Vi chất này có nhiều trong các loại sa lát rau xanh, các loại hạt họ lạc, đỗ tương, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương và ngũ cốc nguyên cám.

– Các thực phẩm giàu magiê:

Các loại quả khô như nho khô, lạc, hạnh nhân, hạt điều.

Các loại rau như xà lách, hạnh nhân, hạt điều, đậu Hà Lan, ngô ngọt, đỗ tương.

Gạo nâu.

Các sản phẩm từ sữa.

Cá và thịt.

Nhau thai sẽ giúp điều chỉnh lượng magiê vào thai nhi vì thế đừng lo lắng rằng bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn nhu cầu.

– Vitamin A giúp tăng cường sự đàn hồi của da và hỗ trợ lục phủ ngũ tạng. Ăn nhiều các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai và có thể bổ sung tiền vitamin A từ các nguồn thực phẩm sau:

Các loại rau màu đỏ và xanh sẫm như hạt tiêu xanh, bí đỏ, khoai lang, cà rốt.

Các loại quả màu vàng đỏ như cam, chanh ngọt, mơ.

Dầu cá và trứng.

20 Thực phẩm giàu Vitamin A mà bạn cần phải biết

Vitamin A là một nhóm các hợp chất chống oxy hóa, đóng vai trò then chốt trong việc mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu vitamin A có thể giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà, khô và viêm mắt. Bên cạnh đó, Vitamin…

Dinh dưỡng cho thai nhi phát triển

Magiê rất quan trọng với sự phát triển của bé yêu trong giai đoạn này, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của hệ xương. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn nhiều thực phẩm chứa magiê trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ hỗ trợ rất tốt cho cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ khi sinh.

Vitamin A cũng rất cần cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này, đặc biệt là làn da, dạ dày – ruột và phổi. Trong 3 tháng đầu, thai nhi cũng tích cực dự trữ vitamin A trong cơ thể, vì vậy bạn cần ăn nhiều khoai lang, cà rốt, bí đỏ, xoài, bí xanh.

Mẹo giúp giảm cơn ốm nghén

Theo số liệu thống kê, 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn ói. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.

Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.

Dù không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn nhưng trên thực tế vẫn có những cách giúp hạn chế triệu chứng ốm nghén khó chịu này:

– Uống trà gừng: Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Chỉ một ly trà gừng có thể khiến chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn đấy. Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn.

– Ăn thành nhiều bữa: Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng). Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.

– Chú ý trái cây: Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là táo, cam, chuối, bơ, xoài…Tuy nhiên trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề “nhức nhối” như ngày nay, các chị em nên lưu ý khi chọn mua trái cây nên mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng được kiểm định.

– Ăn vặt bằng bánh quy: Luôn đem theo một túi bánh qui hoặc qui giòn bên mình để có thể nhấm nháp bất cứ lúc nào. Việc giữ cho dạ dày luôn hoạt động sẽ có ích cho tình trạng ốm nghén của bạn.

Theo Dinhduong.online tổng hợp

Chế Độ Dinh Dưỡng Và Luyện Tập Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Chế độ hoạt động thể lực đi cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp song song với theo dõi đường huyết và dùng thuốc là những biện pháp rất cần thiết cho bệnh nhân kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến điều trị bệnh tiểu đường bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ đường trong máu

Advertisement

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều chỉnh đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…

Glucid (chất bột đường): sau khi ăn thì lượng đường trong máu sẽ tăng vọt do vậy trong chế độ ăn của bệnh nhân phải hạn chế glucid, tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỷ lệ năng lượng do glucid là 50 – 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo lứt, khoai lang…. Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).

Protein (chất đạm): lượng đạm trong khẩu phần của bệnh nhân tiểu đường cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% – 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% – 14 %). Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (các loại thịt, cá, trứng, sữa ít béo) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ). Không nên ăn các món nhiều dầu mỡ như thịt chiên, phô mai, cá rán, đậu phụ chiên,..

Lipid (chất béo): nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo bão hòa (mỡ động vật) vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nhưng khẩu phần của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các acid béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…). Tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%) và không nên vượt quá 30%.

Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt, iốt…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.

Chất xơ: nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong rau; củ, quả; khoai có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.

Số bữa ăn: Để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày như sau: bữa sáng: 10%. Bữa phụ buổi sáng: 10% .Bữa trưa: 30% . Bữa phụ buổi chiều: 10%. Bữa tối: 30%. Bữa phụ buổi tối (trước khi đi ngủ): 10%

Chế độ tập luyện đi cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp song song theo dõi đường huyết và dùng thuốc là những biện pháp rất cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

Bệnh nhân đái tháo đường cần lựa chọn hình thức vận động phù hợp với thể trạng bệnh lý và độ tuổi, hình thức vận động vừa phải với mức tiêu hao năng lượng khoảng 170-400 kcal. Cần tập luyện đều đặn, khoảng ít nhất 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả. Tập luyện bằng 60-70% cường độ tập luyện tối đa đạt được, tránh để tăng huyết áp tâm thu lên cao.

Cần có nếp sống năng động, tránh tình trạng trì trệ. Thực hiện lối sống lành mạnh, hoạt động thể lực thường xuyên và hợp lý. Giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn, không để tăng cân quá ngưỡng là những yếu tố tích cực giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường.

Đi bộ

Đi bộ là một trong những hoạt động được chỉ định nhiều nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Nếu bạn không có thói quen tập thể dục tại chỗ, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ. Đi bộ là một trong những hoạt động được chỉ định nhiều nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đi bộ với tốc độ nhanh hơn 30 phút mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đề nghị là 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải.

Thái cực quyền

Thái cực quyền giúp những người bệnh tiểu đường quản lý tốt lượng đường huyết và A1C

Thái cực quyền là một bộ môn truyền thống của Trung Quốc, người tập thực hiện một loạt các chuyển động chậm rãi và thư thái cùng với hít thở sâu. Một nghiên cứu về ảnh hưởng của Thái cực quyền đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2 đã kết luận rằng Thái cực quyền giúp những người bệnh tiểu đường quản lý tốt lượng đường huyết và HbA1C của họ. Ngoài ra tập thái cực quyền còn cung cấp thể lực và giảm căng thẳng cho bệnh nhân.

Thái cực quyền còn giúp cải thiện sự cân bằng và giảm tổn thương thần kinh hoặc bệnh thần kinh, đây là một biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân mà lượng đường máu của họ không được quản lý tốt.

Tập tạ

Tập tạ giúp xây dựng khối lượng cơ bắp, rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Tập tạ giúp xây dựng khối lượng cơ bắp, rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn mất đi khối lượng cơ, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì lượng đường trong máu. Bạn có thể tập các bài tập được thực hiện với tạ tự do, máy móc hoặc dây đeo.

Yoga

Yoga giúp bạn giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng bệnh

Khi mức độ căng thẳng tăng cao, lượng đường trong máu của bạn cũng tăng lên.

Giống như thái cực quyền, nghiên cứu về vai trò điều trị của Yoga đối với bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng nếu bạn bị tiểu đường, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng bệnh. Một trong những lợi thế của yoga là bạn có thể thực hiện nó thường xuyên nếu bạn muốn.

Bơi lội

Bơi lội không gây áp lực lên các khớp, thả mình trong nước giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng

Bơi lội là một bài tập thể dục lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì nó không gây áp lực lên các khớp của bạn. Được thả mình trong nước sẽ giúp cơ thể bạn ít căng thẳng hơn so với đi bộ hoặc chạy bộ.

Đi xe đạp

Đi xe đạp giúp giúp giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao và chất béo trung tính.

Đi xe đạp cũng là một hình thức tập thể dục nhịp điệu giúp tim khỏe hơn và phổi hoạt động tốt hơn, đồng thời là một phương pháp đốt cháy calo. Theo một nghiên cứu về mối liên hệ giữa đi xe đạp và các yếu tố rủi ro về chuyển hóa tim cho thấy rằng chỉ cần đạp xe vài lần mỗi tuần như một phương tiện giao thông thông thường đã giúp giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao và chất béo trung tính.

Để đạp xe, bạn thậm chí không cần phải ra khỏi nhà bằng một chiếc xe đạp cố định vì bạn có thể thực hiện việc đó trong nhà, bất kể thời tiết.

Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta sẽ biết đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường để có một kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và chế độ luyên tập tốt để có một sức khoẻ tốt.

Nguồn:Báo sức khoẻ và đời sống, everydayhealth

Ốm Nghén Nhiều Có Sao Không, Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Nôn nghén nhiều và kéo dài được xem là ốm nghén nhiều. Nguồn ảnh: The Sun UK 

2. Ốm nghén nhiều có sao không

Ốm nghén nhiều có sao không là một thắc mắc chính đáng mà mẹ bầu rất cần đáp án.

2.1. Ốm nghén nhiều và nghiêm trọng, bạn cần can thiệp y tế

Như đã nói ở trên, những trường hợp mẹ bị ốm nghén nhiều, nghiêm trọng và kéo dài sẽ cần đến sự can thiệp y tế. Điều này nhằm để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sức khỏe thai kỳ . Vì khi bị nôn ói quá nhiều và nghiêm trọng, bạn có thể bị sụt cân, mệt mỏi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc. Đặc biệt khi bạn có các biểu hiện:

Nước tiểu sậm màu

Đi tiểu ít

Choáng váng

Sụt cân

Chất nôn có lẫn máu

Nhiệt độ cơ thể cao

Hạ huyết áp 

Bạn nên khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe khi mang thai. Nguồn ảnh: NBC News 

2.2. Ốm nghén nhiều nhưng không nặng

Bạn hãy lưu ý một số điều sau, khi bị ốm nghén nhiều nhưng không phải quá nặng:

Bạn thấy khó chịu vì nôn nhiều lần trong ngày hoặc không muốn ăn uống gì dù không bị bệnh. Điều này có thể do bạn bị mất nước.

Để có thể thấy dễ chịu hơn bạn hãy thử:

Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều lần trong ngày. Ví dụ bạn có thể ăn 6 bữa thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày.

Nghỉ ngơi nhiều. Vì khi mệt mỏi, cơn nghén của bạn sẽ tệ hơn rất nhiều.

Tránh các thực phẩm quá ngọt hoặc nhiều dầu mỡ. Ví dụ như bánh kẹo, chocolate, thịt đỏ.

Ăn thức ăn lạt giàu carbohydrate. Các loại thực phẩm như bánh mì, cơm trắng, khoai tây hay mì ống có thể dễ ăn hơn khi bạn đang buồn nôn .

Tránh các loại thực phẩm, mùi có thể khiến bạn buồn nôn.

Ăn nhẹ trước khi bạn rời khỏi giường. Các loại thực phẩm như bánh mì khô hay bánh quy lạt hoặc bánh quy dinh dưỡng cho bà bầu có thể giúp ích cho bạn.

Thử các loại thức ăn, đồ uống có chứa gừng.

Dùng băng đeo bấm huyệt. Đây là loại băng đeo đàn hồi có bán phổ biến ở các nhà thuốc. Nó có nút nhựa để ấn vào cổ tay giúp làm dịu cơn buồn nôn. 

Bạn nên tránh ăn nhiều bánh ngọt và sô-cô-la. Ảnh Pixabay 

3. Bạn nên làm gì nếu bị ốm nghén tại chỗ làm

Ngoài thắc mắc ốm nghén nhiều có sao không, thì tình trạng ốm nghén tại chỗ làm cũng khiến chị em khá bối rối.

Việc bị mệt mỏi hay thường xuyên nôn ói tại nơi làm việc có thể là một thử thách cho bạn. Đặc biệt khi bạn chưa sẵn sàng thông báo về việc mang thai của mình. Đồng thời cũng vì tình trạng này có thể phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bạn.

3.1. Bạn có thể quyết định thông báo cho cấp trên về tình trạng của mình

Nếu bạn thấy mệt mỏi và không thoải mái thì việc báo cho cấp trên mình đang mang thai là ý tưởng hay lúc này. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải làm như vậy. Việc lựa chọn thời điểm thuộc về quyền quyết định của bạn. Hãy làm việc này khi bạn thấy phù hợp nhất.

Bạn lưu ý không nên quá lo lắng về việc mọi người biết việc mình mang thai. Sự lo lắng không cần thiết có thể ảnh hưởng đến tâm trạng tích cực của bạn cũng như truyền nó cho thai nhi. Lúc này chăm sóc sức khỏe bản thân và thai kỳ với bạn quan trọng hơn nhiều lần. 

Bạn không nên quá lo lắng. Ảnh Pixabay 

3.2. Đề xuất thay đổi vị trí ngồi làm việc

Nếu bạn quyết định thông báo về tình trạng của mình, đây cũng là cơ hội để bạn đề xuất một số thay đổi trong công việc nếu thấy cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn trải qua khoảng thời gian còn lại của thai kỳ một cách dễ chịu hơn. Ví dụ, bạn có thể đề nghị được làm việc ở khu vực gần nhà vệ sinh. Vì nhu cầu đi vệ sinh của bạn sẽ tăng lên nhiều khi càng về gần cuối thai kỳ. Hoặc khu vực xa căn tin hay nhà bếp để tránh bị mùi thức ăn làm khó chịu. 

Bạn nên đề xuất thay đổi vị trí ngồi làm việc cho thoải mái hơn nếu cần. Ảnh Pixabay 

Ốm nghén nhiều có sao không là thắc mắc thể hiện nỗi lo lắng của mọi phụ nữ khi mang thai. Đây là điều rất tự nhiên vì lúc này bạn không chỉ lo cho mình bạn, mà còn cả sinh linh bé bỏng trong bụng. Bạn hãy lưu ý rằng, ốm nghén là hiện tượng vô cùng bình thường của những phụ nữ mang thai. Chừng nào nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, khả năng làm việc của bạn thì nó thường sẽ không gây hại gì cho cả bạn và em bé. Nếu có, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và can thiệp nếu cần thiết. Điều quan trọng là bạn hãy chú ý ăn uống lành mạnh, vận động điều độ, khám thai định kỳ , làm đúng theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Như vậy là bạn đã đang thực hiện những điều tốt nhất cũng như hạn chế rủi ro cho thai kỳ của mình.

Theo Tommy’s

Lily Nguyễn lược dịch

Bệnh Nhân Suy Dinh Dưỡng Cần Được Hỗ Trợ Như Thế Nào Về Chế Độ Ăn Uống?

Suy dinh dưỡng không chỉ đơn thuần gây sụt cân mà còn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Chậm lành vết thương, tăng biến chứng sau phẫu thuật, suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan như hệ tiêu hóa gây kém hấp thu, hệ miễn dịch gây tăng nguy cơ nhiễm trùng,… Cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn nha!

Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi chế độ ăn uống của bạn không có đủ chất dinh dưỡng. Theo IDI & WPRO (Hiệp hội tiểu đường các nước châu Á), cân nặng của một người trưởng thành được xem là khỏe mạnh khi BMI nằm trong khoảng từ 18,5 – 22,9 kg/m². BMI dưới 18,5 kg/m² được xem là suy dinh dưỡng, cần tăng cân.

BMI được tính theo công thức sau:

BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m) x Chiều cao (m))

Dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại suy dinh dưỡng khác nhau. Phát hiện ra những ảnh hưởng của suy dinh dưỡng có thể giúp sớm xác định được phương pháp điều trị phù hợp.

Teo cơ và teo mỡ nặng (Nguồn: Internet)

Thiếu dinh dưỡng có thể biểu hiện một số triệu chứng sau đây: Giảm cân, giảm mỡ và giảm khối cơ, má hóp và mắt trũng, tóc và da khô, mệt mỏi, khó tập trung, dễ cáu gắt, trầm cảm và lo âu,…

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể bằng cách nào?

Đánh giá tình trạng sụt cân, đánh giá khẩu phần ăn 24 giờ, cân bằng dịch, triệu chứng của hệ tiêu hóa như: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… sốt, mất dưỡng chất qua hệ tiết niệu, tiền sử dùng thuốc, bệnh nền,…

Đo thành phần cơ thể

Máy đo thành phần cơ thể (Nguồn: Internet)

Đánh giá mức độ viêm thông qua tình trạng bệnh và các xét nghiệm sinh hóa thể hiện mức độ viêm như công thức máu, albumin huyết thanh, C-reactive protein

Đo chức năng: Chủ yếu là đo lường chức năng cơ xương do nhạy cảm với hàm lượng các chất dinh dưỡng được tiêu thụ và dễ thực hiện trên lâm sàng. Trương lực cơ sẽ nhanh chóng cải thiện trong vòng 2 – 3 ngày nếu được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ. Ngược lại, chúng sẽ nhanh chóng suy yếu chỉ trong vài ngày nếu bệnh nhân bị bỏ đói hoàn toàn. Đo lường chức năng cơ xương bằng đánh giá khả năng vận động hàng ngày và trương lực kế hand grip

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể được xác định như thế nào?

Năng lượng: 35 – 40 kcal/kg/ngày

Protein: 20 – 25% tổng nhu cầu năng lượng. Nếu bệnh nhân có bệnh thận mạn thì phải điều chỉnh tỷ lệ protein theo mức khuyến nghị của các giai đoạn bệnh thận mạn

Lipid: 20 – 30% tổng nhu cầu năng lượng

Glucid: 50 – 60% tổng nhu cầu năng lượng

Vitamin và khoáng chất: Bệnh nhân suy dinh dưỡng cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn người bình thường. Cần chú ý đến kali, phospho, magie, kẽm.

Một số lưu ý cho bệnh nhân suy dinh dưỡng

Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa lớn.

Lựa chọn và chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Uống ít nước trong bữa ăn để giảm cảm giác no.

Chất xơ gây cản trở sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong đường ruột nên nếu được thì cần hạn chế chất xơ trong khẩu phần ở bệnh nhân ăn kém, suy dinh dưỡng nặng.

Bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Nếu bệnh nhân không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng bằng chế độ ăn thông thường thì cần bổ sung sữa cao năng lượng. Ví dụ như: Ensure Plus Advance, Forticare, Fortimel Compact Protein, Prosure,… với thành phần dinh dưỡng cân đối, giàu protein nhưng thể tích nhỏ, giúp bệnh nhân dễ dàng tuân thủ điều trị và có thể được dùng để thay thế bữa ăn.

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Bộ Y tế (2023). Thông tư 18/2023/TT-BYT ngày 12/11/2023 của Bộ Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

Bộ Y tế (2023). Dinh dưỡng điều trị suy dinh dưỡng ở người trưởng thành nằm viện. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 46 – 53.

Đăng bởi: Thụ Xuân

Từ khoá: Bệnh nhân suy dinh dưỡng cần được hỗ trợ như thế nào về chế độ ăn uống?

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Đầu Thai Kỳ Phòng Ngừa Dị Tật Ở Thai Nhi trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!