Bạn đang xem bài viết Chi Phí Xét Nghiệm Gbs Và Thực Hiện Xét Nghiệm Ở Đâu? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
GBS là gì?Group B streptococcus (GBS) là liên cầu khuẩn nhóm B thường không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên khi nó xâm nhập vào cơ thể sẽ có thể gây ra một số bệnh nhiễm trùng. Và các bệnh này thường được gọi là bệnh GBS.1
Xét nghiệm GBSHay còn gọi là xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B. Xét nghiệm này thường được chỉ định để tìm vi khuẩn GBS ở phụ nữ đang mang thai. Và cũng là xét nghiệm thường quy để sàng lọc trước sinh.
Ngoài ra nó còn giúp kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm GBS?Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Đại học Y tá – Midwives Hoa Kỳ (ACNM) khuyến nghị nên xét nghiệm sàng lọc GBS trong khoảng thời gian từ tuần thai 36 đến tuần 37 của thai kỳ.2
Kết quả xét nghiệm GBS có 2 trường hợp xảy ra:
Đối với kết quả GBS dương tính
Trường hợp là thai phụ: đã nhiễm vi khuẩn GBS nhưng không biểu hiện triệu chứng ở người mẹ. Tuy nhiên khả năng cao mẹ sẽ truyền vi khuẩn sang con trong lúc sinh.
Trường hợp là trẻ sơ sinh: đã nhiễm vi khuẩn GBS.
Đối với kết quả GBS âm tínhKhi nhận kết quả GBS âm tính có nghĩa là không nhiễm vi khuẩn GBS.
Các đối tượng sau đầy cần thực hiện xét nghiệm:3 4
Tất cả phụ nữ đang mang thai.
Thai phụ có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề trong thai kỳ.
Phụ nữ đang mang thai có tiền sử nhiễm GBS.
Xét nghiệm GBS là xét nghiệm thường quy được thực hiện định kỳ ở phụ nữ đang mang thai. Và được khuyến cáo thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai bởi Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ.5
Nhiễm GBS sẽ không có triệu chứng, thế nên xét nghiệm GBS là cách duy nhất để biết liệu người phụ nữ mang thai có nhiễm bệnh hay không. Tuy lúc đầu không có triệu chứng, nhưng càng về sau có thể dễ dàng gây các biến chứng nguy hiểm hơn. Chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ màng ối, viêm nhiễm ở nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ. Nguy hiểm nhất là có khả năng gây thai chết lưu và sinh non.
Vì vậy việc khám sàng lọc tình trạng nhiễm GBS sẽ giúp bác sĩ điều trị kịp thời cho người mẹ. Thêm nữa, giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ sơ sinh sau khi sinh ra.
Để chọn được một nơi xét nghiệm GBS uy tín và có độ chính xác cao, cần dựa vào tiêu chí sau:
Đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệmBạn hoàn toàn có thể tin tưởng đơn vị xét nghiệm có hệ thống đội ngũ cán bộ y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm và đào tạo chuyên khoa tại các đơn vị giáo dục nhà nước uy tín.
Trang thiết bị y tế hiện đạiGóp phần nâng cao độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Đồng thời mang đến tiện ích cho người bệnh có thể thực hiện đồng thời nhiều dịch vụ cùng lúc.
Chăm sóc khách hàngKhi khách hàng tìm đến cơ sở xét nghiệm đều sẽ có một nỗi lo lắng nhất định. Nếu phát huy tốt chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ giúp ổn định tinh thần. Mà còn giúp cơ sở xét nghiệm có được thiện cảm của người thực hiện xét nghiệm.
Phần lớn thai phụ sẽ được chỉ định xét nghiệm GBS bởi chính các bác sĩ đang theo dõi mình. Vì thế, tại các bệnh viện sản khoa hoặc đa khoa hầu hết đều tiến hành xét nghiệm này. Ngoài ra, cũng có thể đến các phòng khám hoặc phòng xét nghiệm mà bạn thường đến để theo dõi thai kỳ hoặc khám phụ khoa khác.
YouMed đã tổng hợp một số địa chỉ thực hiện xét nghiệm GBS như nội dung bên dưới. Bạn đọc có thể tham khảo các tiêu chí của mỗi đơn vị để lựa chọn nơi uy tín và phù hợp nhất với bản thân mình.
Bệnh viện đa khoa Medlatec: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Phú Nhuận, TP. HCM.
Bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM: 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM.
Bệnh viện Hùng Vương: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. HCM.
Trung tâm Xét nghiệm Diag: Trụ sở chính 414 – 420 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP. HCM.
Tùy theo trang thiết bị cũng như mức độ nhanh chóng bạn cần trả kết quả. Một số địa chỉ YouMed đã tổng hợp được là: 6 7 8 9
Tên xét nghiệm Cơ sở xét nghiệm Giá (VNĐ)
Vi khuẩn nuôi cấy, định danh và kháng thuốc hệ thống tự động (Dịch âm đạo)
Bệnh viện đa khoa Medlatec
599.000
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Giem sa
Bệnh viện Từ Dũ
282.000
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Hemtoxylin Eosin
328.000
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm PAS (Periodic Acide -Siff)
388.000
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học tức thì bằng phương pháp cắt lạnh
533.000
Xét nghiệm tế bào học bằng phương pháp Liqui Prep (Thực hiện trên mẫu phết bệnh phẩm tế bào cổ tử cung phương pháp nhúng dịch Liqui-prep)
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
450.000
Xét nghiệm GBS
Bệnh viện Hùng Vương
500.000
Kháng thể kháng Streptolysin O do liên cầu khuẩn nhóm A
Trung tâm xét nghiệm Diag
600.000
Xét Nghiệm Crp Là Gì Và Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm
Xét nghiệm CRP là một phương pháp giúp xác định mức độ nặng nhẹ tình trạng viêm của bạn. Bài viết sau đây của 7-dayslim sẽ trình bày các thông tin về xét nghiệm CRP, bao gồm: xét nghiệm CRP là gì, ý nghĩa xét nghiệm CRP, cách đọc kết quả xét nghiệm này.
Nếu tình trạng viêm kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh. Đây là tình trạng viêm mãn tính. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm mãn tính như: nhiễm trùng mãn tính, rối loạn tự miễn dịch… Nếu bạn thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với hóa chất trong môi trường cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
Xét nghiệm CRP chính là xét nghiệm định lượng protein phản ứng C trong máu. Xét nghiệm máu có thể thực hiện để kiểm tra mức CRP trong cơ thể bạn.2
Xét nghiệm CRP có thể được cùng thực hiện với xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu (RF) để chẩn đoán một số bệnh viêm xương khớp.
Xét nghiệm CRP giúp xác định tình trạng viêm trong cơ thể
Xét nghiệm hs – CRP có độ nhạy cao hơn xét nghiệm CRP tiêu chuẩn. Xét nghiệm này có thể phát hiện sự gia tăng nhẹ ngay trong phạm vi bình thường của mức CRP tiêu chuẩn.
Xét nghiệm hs – CRP có thể dùng để xác định nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Xét nghiệm CRP được sử dụng để xác định tình trạng viêm nhiễm và theo dõi tình trạng viêm trong các trường hợp cấp tính hoặc mạn tính, bao gồm:
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Bệnh viêm ruột: bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Rối loạn tự miễn dịch: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp…
Bệnh đường hô hấp như hen suyễn.
Xét nghiệm CRP được dùng để theo dõi hiệu quả điều trị viêm mạn tính. Bên cạnh đó còn có thể phát hiện và đưa ra phương án điều trị kịp thời nếu bạn bị nhiễm trùng huyết.
Xét nghiệm hs – CRP sẽ hỗ trợ xác định nguy cơ mắc bệnh tim của bạn .Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ hs – CRP tăng cao có thể dự báo nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi và đột tử do tim.
Bạn có thể sẽ cần thực hiện xét nghiệm nếu gặp phải các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn:
Sốt, ớn lạnh.
Thở nhanh.
Nhịp tim nhanh.
Buồn nôn, ói mửa.
Nếu bạn mắc phải các bệnh mãn tính gây viêm, bác sĩ điều trị sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm này để theo dõi hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm hs – CRP có thể hữu ích nhất cho những người có 10% đến 20% nguy cơ bị đau tim trong vòng 10 năm tới, hoặc nguy cơ trung bình. Bác sĩ sẽ xác định mức độ rủi ro của bạn bằng cách sử dụng các bài kiểm tra tính điểm đánh giá dựa trên lối sống, tiền sử gia đình và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.2
Xét nghiệm hs – CRP là 1 phương pháp giúp tầm soát nguy cơ tim mạch
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CRP:
Phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone được chứng minh có nồng độ hs – CRP cao hơn.
Những người bị viêm mãn tính như viêm khớp sẽ có mức CRP cao.
Mất ngủ và trầm cảm có thể khiến CRP tăng nhẹ.
Mức CRP sẽ cao hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ: béo phì, lười vận động, hút thuốc lá, tiểu đường.
Một số loại thuốc có thể khiến CRP thấp hơn bình thường: NSAIDs, corticoid, statin.
Béo phì có thể làm tăng mức CRP bình thường
Kỹ thuật viên sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm CRP theo quy trình sau:3
Xác định vị trí tĩnh mạch trước khi tiến hành lấy máu.
Sát khuẩn vùng lấy máu bằng khăn tẩm cồn.
Sử dụng garô đặt xung quanh cánh tay để tĩnh mạch trên cánh tay hiện lên rõ ràng.
Lấy máu bằng kim lấy máu chuyên dụng. Lúc này bạn sẽ cảm thấy hơi đau vì kim đâm vào.
Sau khi lấy đủ lượng máu (vài mililit), kim và garô sẽ được lấy ra.
Kỹ thuật viên sẽ dùng một miếng gạc bông để ngăn máu chảy thêm và cố định bằng một miếng băng y tế.
Nếu sau khi lấy máu bạn cảm thấy choáng váng, buồn nôn hoặc có tiền sử từ những lần lấy máu trước đó, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên lấy mẫu. Bạn sẽ được yêu cầu ở lại nơi xét nghiệm và nghỉ ngơi trong thời gian ngắn để đảm bảo an toàn khi bạn di chuyển về nhà.
Mức CRP bình thường ở khoảng giá trị 0.8 – 1.0 mg/dL (hoặc 8 – 10 mg/L) hoặc thấp hơn mức này là bình thường.
Hầu hết người lớn khỏe mạnh có mức CRP thấp hơn 0.3 mg/dL.
Tuy nhiên, mức CRP cao cũng có thể do một số yếu tố nguy cơ đã được liệt kê ở trên như: béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường…
Những đối tượng có giá trị hs – CRP cao hơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 1.5 – 4 lần so với người có giá trị hs – CRP ở mức bình thường.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã xác định các nhóm nguy cơ như sau:
Rủi ro thấp: < 1.0 mg/L.
Rủi ro trung bình: 1.0 – 3.0 mg/L.
Đây chỉ là một phần trong tổng quy trình đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguy cơ khác cần được xem xét là mức cholesterol, LDL – C, triglyceride, glucose huyết tương. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, huyết áp cao và tiểu đường cũng làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.
Việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả CRP của bạn. Hãy liệt kê các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ được biết, kể cả các loại thuốc không kê đơn.
Bạn sẽ không phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm CRP. Tuy nhiên nếu mẫu máu của bạn cần dùng cho các xét nghiệm bổ sung, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi làm xét nghiệm.2
Việc tập thể dục cường độ cao có thể dẫn đến tăng đột ngột mức CRP của bạn. Bạn cần hạn chế điều này trước khi làm xét nghiệm.2
Một mối quan tâm hàng đầu của người bệnh khi nhắc đến xét nghiệm này là nên làm xét nghiệm CRP ở đâu, lựa chọn cơ sở xét nghiệm trên tiêu chí nào và cần trả bao nhiêu tiền để thực hiện xét nghiệm.
Hiểu được điều đó, 7-Dayslim đã có tổng hợp một số cơ sở xét nghiệm CRP và giá xét nghiệm CRP tham khảo qua bài viết Giá xét nghiệm CRP bao nhiêu và thực hiện ở đâu? Bạn đọc có thể tham khảo!
Phản ứng viêm là một phản ứng phổ biến trong các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Tuy nhiên nếu diễn ra quá mức thì nó sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn! Xét nghiệm CRP là một phương pháp y khoa giúp kiểm soát tình trạng này. Mong rằng qua bài viết của 7-Dayslim về xét nghiệm CRP sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin cần thiết để trang bị cho bản thân!
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh: Thời Điểm Thực Hiện Và Những Điều Cần Lưu Ý
Sàng lọc trước sinh bao gồm nhiều phương pháp và xét nghiệm khác nhau. Các xét nghiệm này được bác sĩ sản khoa tư vấn thực hiện trong buổi khám thai đầu tiên. Các xét nghiệm này thường sẽ thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ.
Những xét nghiệm được tiến hành thường là xét nghiệm không xâm lấn và thường quy. Ví dụ: siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B, nghiệm pháp dung nạp đường huyết,…
Thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước sinh để có một thai kỳ khỏe mạnh
Việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (hay còn gọi là xét nghiệm dị tật thai nhi) giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các dị tật bẩm sinh thai nhi mắc phải. Nguyên nhân là do ba hoặc mẹ mang gen bẩm sinh gây ra các rối loạn di truyền. Khi các yếu tố này được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng sản phụ để con yêu được chào đời khỏe mạnh.
Các xét nghiệm dị tật thai nhi thường được tư vấn cho tất cả các phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một số trường hợp cũng được làm thêm các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ:
Thai phụ có sức khỏe yếu. Hoặc thai phụ từng rơi vào tình trạng thai chết lưu/sảy thai không rõ nguyên nhân.
Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng. Hoặc thai phụ thường tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, chất kích thích. Ví dụ: rượu, bia, thuốc lá.
Thai phục mắc phải các bệnh sởi, thủy đậu, cảm cúm, quai bị và rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tiền sử gia đình mắc phải các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý di truyền, tiếp xúc với chất độc màu da cam.
Vô tình dùng các thu chống chỉ định với thai phụ.
Thai phụ mắc các bệnh lý mãn tính. Chẳng hạn như: tiểu đường, tăng huyết áp, lupus, ung thư, hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận,…
1. Siêu âmĐây là phương pháp sàng lọc trước sinh phổ biến và đơn giản nhất. Bất cứ thai phụ nào cũng được chỉ định thực hiện siêu âm trong khám thai định kỳ. Siêu âm giúp xác định được hình dáng của thai nhi, nhất là vào khoảng 11 đến 13 tuần tuổi. Từ đó, phát hiện ra các dị tật bẩm sinh về hình thái có thể mắc phải. Ngoài ra, một hình thức siêu âm đặc biệt, gọi là siêu âm đo độ mờ da gáy được tiến hành trong khoảng 11 đến 14 tuần tuổi. Đo độ mờ da gáy giúp chẩn đoán sớm hội chứng Down ở thai nhi.
Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất giúp nhận biết hình dáng thai nhi sớm
2. Xét nghiệm máu thai kỳDo siêu âm thai không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong việc sàng lọc trước sinh ở thai phụ, nên một số phương pháp xét nghiệm máu được tiến hành. Mục đích là để bác sĩ có những kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test
Double test hay sàng lọc huyết thanh là phương pháp có thể giúp phát hiện ra những bất thường về nhiễm sắc thể (NST) thông qua việc đo nồng độ các chất beta-hCG và protein huyết tương A (PAPP-A) trong máu. Xét nghiệm này có thể hỗ trợ chẩn đoán một số hội chứng bẩm sinh mắc phải ở trẻ em. Ví dụ: hội chứng Down (bất thường NST số 21), Edwards hoặc Patau (bất thường NST số 8 và 13).2
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh triple test
Triple test cũng có chức năng giống double test trong việc phát hiện đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Phương pháp được thực hiện thông qua việc đo các chỉ số AFP, beta-hCG và uE3 trong máu sản phụ. Sau đó, các bác sĩ sử dụng phần mềm chuyên dụng, nhập các thông số sức khỏe của người mẹ để tính toán và đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các hội chứng Down, Edwards, dị tật ống thần kinh. Xét nghiệm này giúp sớm phát hiện các bệnh. Đồng thời, giúp giảm những tổn thương có thể có khi làm các xét nghiệm xâm lấn như thu thập mô mẫu.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT cũng là một phương pháp phân tích mẫu máu của thai phụ. Tuy nhiên, NIPT có nhiều tiến bộ hơn phương pháp truyền thống như double test và triple test. Trong khi hai phương pháp kể trên không thể xác định toàn bộ các dị tật ở thai nhi thì sàng lọc NIPT có thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của thai nhi với mức độ chính xác đạt đến 99.9%.
Khi tiến hành xét nghiệm này, thai phụ không cần thực hiện thêm phương pháp sàng lọc nào khác để xác định các yếu tố gây dị tật thai nhi nữa.
3. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm BLiên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Bởi nhiễm các loại vi khuẩn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ sơ sinh do có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Chỉ định này được thực hiện khi phát hiện những bất thường trong miệng, cổ họng, trực tràng và âm đạo người mẹ.
Lấy mẫu nhung mao màng đệm (Chronic villus sampling – CVS)Lấy mẫu nhung mao màng đệm hay xét nghiệm CVS được các bác sĩ chỉ định khi thai nhi được chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Phương pháp này gây ra xâm lấn thai nhi do phải lấy mẫu mô từ nhau thai và kiểm tra kỹ càng các điều kiện gây ra dị tật.
Chọc ốiChọc ối là phương pháp lấy mẫu nước ối trong tử cung để đem đi xét nghiệm. Cơ sở thực hiện của chọc ối là nước ối bao quanh thai nhi, do đó, nó chứa các tế bào có cấu trúc di truyền giống như em bé cũng như các chất thải từ cơ thể em bé. Đây không phải giải pháp thường quy cho mọi bà bầu. Nó chỉ được chỉ định khi người mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau:
Có kết quả bất thường từ các phương pháp sàng lọc trước sinh trên.
Bà bầu trên 35 tuổi.
Tiền sử gia đình có các rối loạn di truyền.
Tùy từng loại xét nghiệm hay điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh mà thời gian nhận kết quả sẽ khác nhau. Thời gian thông thường trong khoảng từ 3 đến 7 ngày.
Double test: 1 – 3 ngày
Triple test: 3 – 5 ngày
Sàng lọc NIPT: khoảng 7 ngày
Chọc ối: 2 – 3 tuần
Các xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ thông thường được tiến hành trong giai đoạn từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 13 của thai kỳ.
Siêu âm thai được tiến hành khá nhiều xuyên suốt quá trình mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ thường nằm trong khoảng tuần 11 – 14.
Siêu âm đo độ mờ da gáy thường được chỉ định trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Double test được thực hiện vào mốc 11 đến 13 tuần 6 ngày.2
NIPT test có thể được khuyến nghị khi phụ nữ mang thai trên 10 tuần và được thực hiện càng sớm càng tốt khi phát hiện bất cứ nghi ngờ nào về dị tật thai nhi.
Giai đoạn đầu của thai kỳ vô cùng quan trọng vì thai còn non và khá yếu. Do đó, các bác sĩ có thể khuyến nghị thêm một số xét nghiệm sàng lọc khác. Ví dụ như: nghiệm pháp dung nạp glucose, đo đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ,…
Trong trường hợp thai phụ chưa được tiến hành sàng lọc trong 3 tháng đầu, vẫn có thể thực hiện các xét nghiệm trên trong 3 tháng giữa thai kỳ. Giai đoạn này rơi vào tuần 14 – 18 của thai kỳ, lý tưởng nhất là tuần 15 – 17.
Triple test được thực hiện ở giai đoạn tuần 15 – 20.
Siêu âm thai cũng được thực hiện trong 3 tháng giữa, cụ thể là tuần 12 – 24.
Chọc ối thường được khuyến nghị trong tuần 15 – 20 thai kỳ.
Nghiệm pháp dung nạp glucose: Nhằm phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu thường làm xét nghiệm này vào khoảng tuần 24 – 28 của thai kỳ.
Ngoài ra còn có tầm soát chiều dài kênh cổ tử cung vào tuần 19 đối với mọi thai kỳ đặc biệt các thai kỳ có tiền căn sinh non.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 – 40), mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm vào tuần 24 – 40. Điều này nhằm phát hiện một số dị tật muộn ở thai nhi. Chẳng hạn như dị tật đường tiêu hóa, giãn não thất,…
Khi thai được 34 – 35 tuần, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (hay GBS) có thể được chỉ định. Xét nghiệm này giúp loại bỏ nguy cơ lây bệnh nhiễm trùng từ mẹ sang con.
Thông thường, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là những phương pháp không xâm lấn. Do đó, sản phụ không cần phải nhịn ăn hay kiêng cử gì cả. Các xét nghiệm có thể được tiến hành ở bất kì thời gian nào trong ngày tùy thuộc vào lịch hẹn khám định kỳ của thai phụ tại cơ sở khám chữa bệnh.
Bên cạnh việc nắm các mốc thời gian cho việc thực hiện các sàng lọc trước sinh, thai phụ nên lưu ý một vài điều sau đây đến tránh ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc:
Trang bị đầy đủ kiến thức về các phương pháp sàng lọc trước sinh sắp thực hiện.
Tránh xa cồn và chất kích thích. Mục đích là để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm cũng như ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
Lựa chọn các đơn vị y tế uy tín với cơ sở vật chất hiện đại để gửi gắm sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và thoải mái nhất khi tiến hành xét nghiệm và nhận kết quả.
Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với các nguy cơ dị tật, cần bình tĩnh đối mặt và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Sản phụ nên giữ trạng thái thoải mái để đón nhận kết quả và chuẩn bị để chăm con
Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường khá an toàn cho thai nhi và mẹ bầu. Nhất là các phương pháp không xâm lấn như xét nghiệm máu, siêu âm thai, nghiệm pháp dung nạp glucose,…
Khi phát hiện các bất thường trên thai nhi, các phương pháp xâm lấn thường được chỉ định kết hợp để tăng mức độ tin cậy của kết quả chẩn đoán. Các phương pháp như chọc ối, xét nghiệm CVS, sinh thiết nhau thai,… thường đòi hỏi kỹ thuật cao hơn cũng như độ uy tín của cơ sở khám chữa bệnh bởi tính chất phức tạp của nó. Vì thế, việc lựa chọn một cơ sở uy tín để trao gửi niềm tin là điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe của các thai phụ.
Việc sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ. Do đó, cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt tùy vào giai đoạn của thai kỳ.
Kiểm tra sàng lọc sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời, các thông số của bé như kích thước, giới tính, tuần thai, vị trí trong tử cung,… cũng được theo dõi. Ngoài ra, dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Việc sàng lọc sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu dị tật và các bệnh ở mẹ.
Tất cả những điều này sẽ giúp hành trình mang thai của người mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp nâng cao chất lượng nòi giống và giảm nguy cơ di truyền các bệnh về sau.
Ngày nay, nhiều bệnh viện và trung tâm đã được thành lập và mong muốn đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, lựa chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ chuẩn xác, uy tín cùng với chi phí phù hợp với khả năng tài chính là một bài toán khó cho mọi gia đình.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số địa chỉ sau để thực hiện các sàng lọc trước sinh.
Trung tâm/Bệnh viện Địa chỉ
Khoa xét nghiệm Di truyền Y học – Bệnh viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM.
Bệnh viện Hùng Vương 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 217 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
Trung tâm xét nghiệm di truyền GENTIS 8/24 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Tầng 2, tòa nhà HCMCC, 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Trung tâm xét nghiệm Genlab Tầng 8, Tòa nhà Loyal số 151 Đường Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.
Trung tâm xét nghiệm NOVAGEN Phòng 601, số 383, Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam Tầng trệt tại Khu văn phòng VINAFOR số 4 Đường Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 38 Phố Cảm, Hà nội.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.
99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Loại xét nghiệm Chi phí
Siêu âm thai 100.000 – 500.000 VNĐ, tùy loại hình siêu âm.
Double test 450.000 – 500.000 VNĐ.
Triple test 450.000 – 500.000 VNĐ.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT 4.000.000 – 10.000.000 VNĐ.
Chọc ối 700.000 – 2.500.000 VNĐ.
Positive Là Gì Trong Xét Nghiệm? Giải Thích Ý Nghĩa Của Một Số Xét Nghiệm Dương Tính
Positive là từ tiếng Anh, trong tiếng Việt có nghĩa là “dương tính”. Đây là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ kết quả xét nghiệm trong y học. Nếu bạn nhận được kết quả (+) hoặc Positive cho thấy bạn đã bị bệnh hoặc đang mang mầm bệnh trong cơ thể.
Và ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm là (-) hoặc Negative, đồng nghĩa với việc bạn âm tính với xét nghiệm, bạn không bị bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong người.
Trong y học, xét nghiệm là hoạt động được diễn ra nhằm mục đích giúp điều tra và phân tích. Quy trình xét nghiệm diễn ra tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Và được các bác sĩ, kĩ thuật viên có chuyện môn thực hiện. Mẫu xét nghiệm rất đa dạng. Đó có thể là nước tiểu, máu và nhiều mẫu hữu cơ khác. Kết quả xét nghiệm thu được là cơ sở để hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác.
Khi làm các xét nghiệm, kết quả trả về là xét nghiệm dương tính (+) hoặc Positive – điều này chứng tỏ bạn đã mắc bệnh/có nguy cơ mắc một bệnh nào đó do mang yếu tố gây bệnh ở bên trong cơ thể.
Khái niệm dương tính hay âm tính được dùng để chỉ kết quả xét nghiệm mang ý nghĩa định tính. Trong một số xét nghiệm, việc chẩn đoán dựa vào sự bất thường của các chỉ số.
Positive trong xét nghiệm cho thấy bạn có thể đã bị bệnh hoặc đang mang mầm bệnh
Dương tính giả là trường hợp người đó không thực sự có bệnh, nhưng kết quả xét nghiệm trả về kết quả Dương tính hay Positive.
Trong mọi quy trình đều có những lỗ hổng. Những xét nghiệm có độ chính xác cao cũng chỉ cho ra kết quả đúng đến 99%. Tình trạng dương tính giả và âm tính giả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác để củng cố chẩn đoán.
Một số ví dụ về dương tính giả, âm tính giả như sau:
Xét nghiệm Covid-19Trong đại dịch vừa qua, bộ kit test nhanh phát hiện virus SARS-CoV-2 được nhiều tỉnh thành trong cả nước áp dụng để sàng lọc nhanh và sớm phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19. Đây là bộ xét nghiệm nhanh tìm kháng thể IgM/IgG có trong máu người bệnh. Tuy nhiên, kết quả test nhanh chưa thể khẳng định có bị mắc Covid-19 hay không. Một số trường hợp test nhanh 3 lần đều cho kết quả dương tính. Nhưng khi xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR thì cho kết quả âm tính.
Một số chuyên gia phân tích về bộ kit và cho rằng đó là dương tính giả. Có thể bệnh nhân đã khỏi bệnh và trong cơ thể tồn tại kháng thể hoặc do chủng Virus SARS-CoV-2 bắt chéo với các chủng virus cùng loại khác và sinh miễn dịch.
Xét nghiệm Covid 19 bằng bộ kit test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả
Xét nghiệm HIV2Trong giai đoạn cửa sổ, xét nghiệm HIV sẽ cho kết quả âm tính giả. Lúc này cơ thể đã nhiễm virus, nhưng cơ thể lại chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại virus HIV đó.
Một số ít trường hợp cho ra kết quả dương tính giả. Có nghĩa là người xét nghiệm không bị HIV, nhưng kết quả lại là dương tính. Giải thích cho trường hợp này có thể là nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm, người bệnh đang sử dụng các thuốc làm cho xét nghiệm không nhận diện được kháng thể HIV hoặc đang mắc một số bệnh lý.
Xét nghiệm beta HCGNếu thực hiện xét nghiệm quá sớm, cơ thể chưa sản xuất đủ beta-HCG có thể dẫn tới kết quả âm tính giả. Các thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc kháng dị ứng, thuốc an thần cũng có thể gây ra kết quả âm tính giả.
Nếu trong mẫu xét nghiệm có chứa protein, máu hoặc gonadotropin tuyến yên dư thừa có thể dẫn tới kết quả xét nghiệm dương tính giả.
Qua đó, các bác sĩ, nhân viên y tế cần sàng lọc, khai thác tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, tư vấn trước xét nghiệm. Cần lưu ý người bệnh đã tuân thủ đúng các quy định trước khi lấy mẫu xét nghiệm hay chưa. Thời điểm lấy mẫu và sức khỏe của bệnh nhân lúc lấy mẫu rất quan trọng. Những yếu tố này đều có thể là nguyên nhân gây ra sai sót kết quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn những nơi xét nghiệm uy tín, đáng tin cậy. Cơ sở có đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ cao. Chủ động trao đổi với bác sĩ về những quy định trước khi thực hiện xét nghiệm, để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm máu là phương pháp xét nghiệm rất phổ biến hiện nay. Mẫu máu sẽ được đem đi phân tích và đánh giá. Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của người xét nghiệm thông qua các chỉ số trong kết quả thu được.
Trong một số bệnh, xét nghiệm máu chỉ là xét nghiệm sàng lọc hay hỗ trợ chẩn đoán chứ không phải là xét nghiệm khẳng định. Tức là, nếu kết quả của bạn là dương tính thì chưa chắc bạn đã mắc bệnh. Vẫn có trường hợp dương tính giả xảy ra. Trường hợp này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, khi có kết quả xét nghiệm máu dương tính bạn không nên quá lo lắng. Nếu kết quả cho thấy sức khỏe bạn đang có vấn đề, bác sĩ sẽ chẩn đoán, giải thích và có phương pháp điều trị cho bạn hợp lí.
Bạn có thể kiểm tra nhiều lần để đảm bảo có kết quả chính xác nhất. Nếu cần, bạn có thể đến cơ sở khác uy tín hơn xét nghiệm để đối chứng kết quả.
Xét nghiệm CRP đo mức độ protein phản ứng C trong mẫu máu của bạn. CRP là một loại protein do gan tạo ra. Thông thường, lượng CRP trong máu thấp. Gan tiết ra nhiều CRP hơn vào máu nếu bạn bị viêm trong cơ thể. Mức CRP cao có thể có nghĩa là bạn đang có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng gây viêm. Xét nghiệm CRP dương tính cho biết bạn bị viêm trong cơ thể và mức độ. Tuy nhiên không thể cho biết nguyên nhân gây ra viêm hoặc viêm ở vị trí nào.
Xét nghiệm CRP có thể được sử dụng để giúp tìm hoặc theo dõi tình trạng viêm trong các tình trạng cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm:
Nhiễm trùng do vi khuẩn/vi rút.
Bệnh rối loạn đường ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, viêm ruột.
Rối loạn tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm mạch.
Bệnh hô hấp.
Trường hợp dương tính giả có thể xảy ra khi dùng các thuốc điều trị hormone thay thế, thuốc ngừa thai, đặt vòng, gắng sức, có thai, béo phì…
Xét nghiệm H. Pylori giúp kiểm tra người bệnh có nhiễm khuẩn HP không và mức độ nhiễm khuẩn như thế nào. Nếu xét nghiệm H. Pylori dương tính có nghĩa là người bệnh đã nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày và ngược lại.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xét nghiệm HP với độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau. Tùy vào từng tình trạng và nhu cầu của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
Xét nghiệm máu là phương pháp phổ biến, tuy nhiên phương pháp này có khả năng dương tính giả cao. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn ở rất nhiều bộ phận khác như đường ruột, hốc xoang hay khoang miệng,… Mặc khác, với những bệnh nhân đã điều trị khỏi, kháng thế của virus này vẫn tồn tại trong máu.
Khi xét nghiệm HP dương tính, người bệnh không nên quá lo lắng; dựa vào tình trạng hiện tại, bác sĩ sẽ có những phác đồ phù hợp. Đa số các trường hợp đều được chữa khỏi. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình, nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, stress…
Xét nghiệm H. Pylori dương tính
Nếu kết quả IgM âm tính và IgG dương tínhTrong trường hợp này, bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ, tức là đã từng bị nhiễm Rubella trước khi thực hiện xét nghiệm ít nhất là 10 tuần.
Nếu nồng độ IgG tăng lên sau khi thực hiện xét nghiệm 2 tuần thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm Rubella trước đó, hoặc đã được tiêm phòng.
Nếu nồng độ IgG thấp thì có thể mắc Rubella. Cần làm xét nghiệm IgM và IgG sau 1 tuần, nếu IgM dương tính và IgG tăng thì bệnh nhân bị Rubella cấp.
Nếu kết quả xét nghiệm IgM dương tính, IgG âm tínhTrong trường hợp này, người bệnh mới bị nhiễm virus Rubella, mới chỉ có kháng thể IgM đáp ứng. Nên làm xét nghiệm IgM và IgG sau 2 tuần tiếp theo.
Nếu IgM vẫn dương tính, IgG bắt đầu xuất hiện thì chắc chắn thai phụ đã nhiễm Rubella.
Nếu IgM dương tính, IgG âm tính thì kết quả IgM là không đặc hiệu. Dưới 12 tuần tuổi mà thai phụ có chỉ số IgM dương tính, thì khả năng là thai bị nhiễm hoặc không bị nhiễm. Khả năng di truyền tự mẹ sang con là 80%.
Nếu chỉ số IgM dương tính, IgG dương tínhTrường hợp này ít gặp hơn. Có khả năng dương tính giả do thai phụ mới bị nhiễm siêu vi nào đó. Mẹ cần được theo dõi và xét nghiệm IgM và IgG; sau 2 – 3 lần mà kết quả không thay đổi thì thai phụ có thể hoàn toàn yên tâm.
Nếu IgM âm tính và IgG âm tínhTrường hợp này thì có thể thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ sẽ mắc Rubella. Mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên. Nên thực hiện xét nghiệm lặp lại sau 2 – 3 tuần.
Chỉ có khoảng 0,04 – 0,07% dân số có nhóm Rh(-) vì vậy đây được coi là nhóm máu hiếm. Trong các trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, truyền máu,… Rh(-) là một yếu tố quan trọng cần phải đặc biệt chú ý.
Xét nghiệm nhóm máu Rh dương tính, hay Rh dương có nghĩa là trong cơ thể người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu và ngược lại.
Xét nghiệm nhóm máu Rh dương tính và âm tính có ý nghĩa rất to lớn trong vấn đề thực hành truyền máu, nhất là trong sản khoa. Nếu mẹ có máu Rh âm nhưng bố có máu Rh dương, thì bào có khả năng sẽ mang nhóm máu Rh dương, lúc này cơ thể mẹ sẽ sinh ra những kháng thể phá hủy hồng cầu của thai nhi.
Người có nhóm máu Rh âm có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh dương nhưng chỉ được nhận máu từ người có cùng nhóm. Nếu người có xét nghiệm máu Rh dương thì có thể nhận máu từ người có Rh dương hoặc Rh âm đều được.
Cúm A là bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh này gây ra bởi các virus cúm mùa. Cúm A dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Nếu người bệnh chủ quan và không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Chính vì vậy, xét nghiệm cúm A là phương pháp để chẩn đoán chính xác bệnh lý này.
Có nhiều phương pháp xét nghiệm cúm A như: RT-PCR, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm nhanh RIDTs (dùng trong trường hợp các xét nghiệm khác âm tính)…
Nếu kết quả xét nghiệm cúm A dương tính, tức là bạn đã mắc virus cúm. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn, phân loại virus, dựa vào đó sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Trong một vài trường hợp, các triệu chứng có thể tự khỏi. Người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, bạn có thể dự phòng cúm bằng cách tiêm vaccine định kì hằng năm.
Mẫu giấy xét nghiệm cúm A dương tính
Viêm gan B là tình trạng viêm nhiễm, bệnh gây ra bởi virus viêm gan B. Xét nghiệm HBsAg dương tính (+) cho thấy trong người bệnh đang có kháng nguyên này. Điều này có nghĩa người này đã từng hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan B.
Chỉ có khoảng 10 – 15% người xét nghiệm (+) rơi vào trường hợp mang mầm bệnh mãn tính. Trong đa số trường hợp khác, viêm gan B sẽ tự khỏi, không cần điều trị đáng kể. Trong số những người mang mầm bệnh viêm gan B mạn tính cũng chỉ có số ít chuyển thành xơ gan, viêm gan mạn hoặc ung thư gan. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng. Việc có cần điều trị hay không tùy trường hợp cụ thể.
Vẫn có trường hợp dương tính giả xảy ra. Có nghĩa là không có sự xuất hiện của virus viêm gan B trong máu bệnh nhân nhưng kết quả vẫn dương tính.
Để tránh lây nhiễm cho người xung quanh, người nhiễm viêm gan B cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh và không sử dụng chung vật dụng cá nhân. Khi trong gia đình có người kết quả xét nghiệm viêm gan B dương tính thì các thành viên trong gia đình cũng nên đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm. Nên tiêm ngừa viêm gan B khi chưa bị nhiễm hoặc khi bị nhiễm viêm gan B nhưng chưa có kháng thể. Nếu đã có kháng thể rồi thì không cần tiêm ngừa nữa.
Xét nghiệm ma túy giúp nhận biết và đánh giá tình trạng sử dụng các chất gây nghiện hay ma túy.
Một số phương pháp phổ biến được sử dụng để xét nghiệm ma túy như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm nước bọt, xét nghiệm tóc. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu được áp dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, xét nghiệm thông qua nước tiểu vẫn có thể xảy ra sai sót trong trường hợp người xét nghiệm có sử dụng các loại thuốc như thuốc có chứa riboflavin, creatinine… hoặc mẫu nước tiểu bị pha loãng hay pha phụ gia như amoniac, xà phòng,… Do đó, trước khi làm xét nghiệm, người bệnh nên thông báo trước với bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Xét nghiệm sốt xuất huyết được sử dụng để tìm xem bạn có bị nhiễm virus sốt xuất huyết không. Xét nghiệm sốt xuất huyết dương tính có nghĩa là bạn có thể đã bị nhiễm virus sốt xuất huyết.
Không có thuốc trị sốt xuất huyết, nhưng bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước để tránh mất nước. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau không kê đơn với acetaminophen (tylenol), để giúp giảm đau nhức cơ thể và hạ sốt. Chống chỉ định với ibuprofen và aspirin.
Xét nghiệm Dengue NS1 Antigen là xét nghiệm giúp phát hiện kháng nguyên của virus gây nên bệnh sốt xuất huyết Dengue có trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm Dengue NS1 Antigen dương tính chứng tỏ người bệnh đang bị nhiễm virus trong cơ thể.
Xét nghiệm Dengue NS1 AG có thể xảy ra tình trạng dương tính giả do nhiễm virus mang một số chủng khác. Tuy nhiên, tình trạng dương tính giả chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (< 2%). Vì vậy khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dựa thêm vào các dấu hiệu lâm sàng, hoặc chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nếu cần thiết.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính và có các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue, bệnh nhân có thể phải nhập viện để điều trị. Điều trị có thể bao gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch (IV), truyền máu nếu bạn bị mất nhiều máu và theo dõi huyết áp.
HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là một loại virus tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hiện không có cách chữa trị hiệu quả.
Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính, nhân viên y tế sẽ tiến hành xét nghiệm lần 2, thường là trên cùng một mẫu máu với lần xét nghiệm đầu tiên. Nếu kết quả tiếp theo cũng cho kết quả dương tính, điều đó có nghĩa là bạn đã bị nhiễm HIV.
Một số ít trường hợp cho kết quả dương tính giả. Nghĩa là không bị nhiễm HIV nhưng kết quả trả về lại là dương tính. Nguyên nhân:
Do việc quá trình xét nghiệm bị nhầm lẫn.
Do người làm xét nghiệm đang mắc các bệnh như lao, xơ gan, suy gan… hoặc đang dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng nhận diện kháng thể khi xét nghiệm.
Những kháng nguyên, kháng thể có cấu trúc tương tự như virus HIV cũng có thể khiến kết quả dương tính.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để xét nghiệm HIV. Trong đó, xét nghiệm combo 28 ngày được đánh giá là phương pháp có độ đặc hiệu và độ nhạy khá cao. Có thể nhanh chóng phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV của người bệnh; từ đó có các phương án điều trị kịp thời. Nếu xét nghiệm combo 28 ngày dương tính thì thường là khả năng mắc bệnh là rất cao.
Khi nhận kết quả dương tính với HIV, người bệnh:
Không nên quá lo lắng và đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị sớm nhất.
Dùng thuốc điều trị HIV đúng cách, đều đặn.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh lây bệnh cho bạn tình và bảo vệ bản thân khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Khi bị nhiễm HIV, nguy cơ nhiễm cùng các bệnh lý lây qua đường tình dục tăng lên. Vì vậy nên thường xuyên kiểm tra để được điều trị kịp thời nếu mắc phải.
Xét nghiệm ASLO là xét nghiệm đo lượng antistreptolysin O (Kháng thể liên cầu) có trong máu người bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm ASLO dương tính thì có khả năng người bệnh bị nhiễm trùng gần đây.
Tùy tình trạng bệnh (biểu hiện lâm sàng tổn thương hô hấp hay có biến chứng khớp, tim, thận) bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thuốc thích hợp.
Xét nghiệm Chlamydia để tìm vi khuẩn gây nhiễm trùng (Chlamydia trachomatis). Nếu kết quả xét nghiệm Chlamydia dương tính tức là bệnh nhân đã bị nhiễm Chlamydia và sẽ cần điều trị.
Nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong khi chờ đợi kết quả và trong thời gian điều trị, hãy tránh quan hệ tình dục. Chờ cho đến khi bác sĩ nói rằng có thể an toàn để quan hệ tình dục trở lại. Đảm bảo sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục an toàn để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Xét nghiệm Toxocara canis là xét nghiệm tìm ấu trùng sán chó. Nếu xét nghiệm Toxocara canis dương tính (Positive) thì có nghĩa là trong máu của người làm xét nghiệm có tồn tại kháng thể của ấu trùng sán chó.
Trường hợp này, bác sĩ cần kết hợp với những biểu hiện lâm sàng như có vấn đề về mắt, bệnh nhân nổi mề đay kéo dài, huyết thanh chẩn đoán toxocara (+),… kèm theo đó là kết quả xét nghiệm công thức máu có bạch cầu ái toan cao hơn giá trị bình thường thì lúc này mới nghĩ đến khả năng bệnh nhân thực sự bị nhiễm sán chó và cần điều trị.
Bệnh sán chó có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Đồng thời, người bệnh cần tuân theo phác đồ của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đó, bệnh nhân cần duy trì thói quen đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Xét nghiệm tầm soát lao Quantiferon thực hiện phân tích trên mẫu máu của bệnh nhân.
Nếu kết quả xét nghiệm Quantiferon dương tính, người đó có thể đã nhiễm khuẩn lao và cần phải khám chuyên khoa; cũng như thực hiện các xét nghiệm để xác định xem bị mắc lao ẩn hay bị bệnh lao. Để chẩn đoán chính xác hơn, bên cạnh xét nghiệm Quantiferon, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm khác như: xét nghiệm 3 mẫu đờm tìm AFB, PCR đờm/dịch tìm lao, nuôi cấy tìm lao,…
Các liệu pháp điều trị hiện nay phần lớn giúp bệnh nhân lao phục hồi hoàn toàn được. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cần đặc biệt lưu ý đến phòng ngừa truyền nhiễm sang cộng đồng. Với người nhiễm lao tiềm ẩn, có thể cần điều trị phòng ngừa, tránh phát triển thành bệnh lao.
Xét nghiệm PSA là xét nghiệm định lượng PSA – một loại glycoprotein có mặt trong cả các mô bình thường và mô khối u ung thư tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm PSA có thể dương tính giả do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: nhiễm trùng, mới, quan hệ tình dục gần đây,… Nên khi kết quả xét nghiệm bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm hay chẩn đoán khác để khẳng định kết quả.
Xét nghiệm HPV là phương pháp được áp dụng với các chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục nhằm phát hiện sự hiện diện của Human Papillomavirus. Một loại virus gây ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục,…
Kết quả xét nghiệm HPV dương tính thì điều đó có nghĩa là cơ thể có sự hiện diện của virus HPV. Điều này chỉ nói lên được rằng cơ thể đã bị nhiễm virus chứ không có tác dụng khẳng định bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh biết đã dương tính với virus type nào, hoặc chỉ định làm thêm xét nghiệm để khẳng định dương tính với type nào (nếu phương pháp xét nghiệm chưa xác định được type HPV).
Người bệnh cần phải thực sự bình tĩnh và nghe theo những tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các kiểm tra chuyên sâu nhằm đánh giá chính xác nhất tình hình sức khỏe bản thân.
Xét nghiệm Campylobacter-Like Organism (CLO test) để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) hay không. Nhưng nhiễm HP không có nghĩa là chắc chắc bạn bị viêm loét dạ dày hay bị ung thư dạ dày. Có nhiều loại virus HP sẽ không viêm cho con người, chỉ có một số ít gây viêm loét dạ dày tá tràng, và một lượng rất ít loại HP gây ung thư dạ dày tá tràng.
Xét CLO test dương tính chứng tỏ có sự xuất hiện và hoạt động của vi khuẩn H. Pylori trong môi trường dạ dày.
Trong vài trường hợp, xét nghiệm CLO test có thể cho kết quả dương tính giả. Bản chất xét nghiệm viêm dạ dày CLO test chỉ chứng tỏ rằng trong dạ dày bệnh nhân có chứa men urease – loại men vi khuẩn H. Pylori tiết ra khi tồn tại trong dạ dày. Trên thực tế, một số vi khuẩn khác tồn tại ở khoang tiêu hóa cũng có khả năng tiết men urease như H. Pylori gây kết quả dương tính giả. Bởi vậy, xét nghiệm CLO test cần được thực hiện cùng với các phương pháp khác để đánh giá lại.
Trong trường hợp cần được điều trị bằng thuốc, bạn cần:
Tuân thủ theo phác đồ điều trị HP và viêm dạ dày.
Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế thực phẩm cứng, khó tiêu, không tốt cho dạ dày.
Sau khi đã tìm hiểu hiểu positive là gì trong xét nghiệm, khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Trong một số xét nghiệm, kết quả dương tính được xem là kết quả khẳng định. Đôi lúc, kết quả xét nghiệm cũng có là dương tính giả.
Để kết luận bạn có thật sự đã mắc bệnh hay không, bác sĩ còn kiểm tra dịch tể, theo dõi, đánh giá các triệu chứng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác, hoặc thực hiện xét nghiệm lặp lại sau một thời gian theo dõi để kết luận chẩn đoán.
Do đó, cần bình tĩnh và chủ động đặt câu hỏi để làm rõ hơn về các chỉ số có trong xét nghiệm. Đối với các trường hợp xét nghiệm âm tính, bạn không nên chủ quan. Nên kiểm tra sức khỏe định kì hoặc khi có các triệu chứng bất thường.
Kinh Nghiệm Du Lịch Angkor Wat: Chơi Đâu, Chi Phí Rẻ?
Hướng dẫn đi tham quan, vui chơi, du lịch Angkor Wat tự túc
Kinh nghiệm du lịch Angkor Wat 2023 mới nhất Thủ tục xin visa du lịch Angkor WatXin visa du lịch Angkor Wat như thế nào? Muốn đến du lịch Angkor Wat, trước tiên bạn cần có visa nhập cảnh Campuchia, vậy thủ tục xin visa Campuchia như thế nào? Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Giấy xin cấp visa đi du lịch Campuchia
Hộ chiếu bản gốc, còn thời hạn ít nhất 6 tháng.
2 hình 3×6, ảnh chụp trên nền trắng.
Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp như: Thẻ tạm trú, thẻ lao động tại Việt Nam…
Hồ sơ xin visa du lịch Campuchia nộp tại: 71A Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Visa Campuchia
Mùa nào thích hợp nhất để đi du lịch Angkor Wat?Nên đi du lịch Angkor Wat vào mùa nào? Campuchia có khí hậu khá giống Việt Nam vì vậy mà bạn có thể đến Campuchia vào bất kì tháng nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Angkor Wat 2023 thuận lợi của tôi tìm hiểu, thời tiết ở Campuchia có phần nắng nóng oi bức hơn, vì vậy mà bạn nên tránh đi vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8.
Thời điểm đi Angkor Wat
Cách đi du lịch tới Angkor Wat?Đi du lịch Angkor Wat như thế nào? Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều hãng bay có chuyến bay đến Capuchia. Các bạn có thể tham khảo các hãng như: Cambodia Angkor Air, Vietnam Airlines,…
Khu vực miền Bắc, các bạn đi chuyến bay từ Hà Nội tới thành phố Siêm Riệp, sau đó đi xe tuk tuk tới các khu di tích. Đối với khu vực miền Nam các bạn qua cửa khẩu Mộc Bài bằng đường bộ. Từ trung tâm Siem Reap, có hai đường chính là đại lộ Sivatha và đường Pokambor, đoạn kế tiếp là Tusamuth và Charles De Gaulle là đoạn đường cuối đến tận Angkor Wat.
Cambodia Angkor Air
Cách di chuyển ở Angkor Wat?Phương tiện đi lại ở Angkor Wat? Ở đây phương tiện đi lại phổ biến là tuk tuk, xe ôm hoặc bạn có thể thuê ô tô để tự lái. Còn phương tiện di chuyển trong khu quần thể Angkor Wat bạn có thể chọn đi bộ hoặc thuê xe đạp để chiêm ngưỡng kiến trúc đồ sộ của quần thể nơi đây.
Xe tuk tuk
Chơi đâu khi đi du lịch Angkor Wat? Địa điểm tham quan, vui chơi ở Angkor WatDu lịch Angkor Wat nên đi đâu, chơi đâu? Là khu quần thể nổi bật với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, nơi in dấu những lịch sử hào hùng của người dân Campuchia, Angkor Wat thu hút với những địa danh nổi tiếng, gồm có:
Đền Angkor Wat: là ngôi đền nổi tiếng nhất ở Campuchia, với diện tích 6km, được xây dựng dưới thời vua Suryavarman II vào thế kỉ thứ 11. Đến với Angkor Wat bạn sẽ sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc Khmer độc đáo với những bức phù điêu khắc trên tường cùng với sự tinh xảo trong cách xây dựng. Bạn nênleo lên đỉnh của ngọn tháp cao 65m để ngắm toàn bộ cảnh của Angkor Wat để thấy được vẻ đẹp hài hòa hấp dẫn của toàn bộ khu quần thể Angkor Wat.
Đền Bayon: được xây dựng vào đầu thế kỉ 13. Ngôi đền có kiến trúc rất độc đáo gồm có 3 tầng, 2 tầng dưới có 54 tháp lớn nhỏ có những bức phù điêu có hình mặt người đang cười được tác vào đá, ngoài hanh lang là những bức phù điêu khắc họa cuộc sống của vua và hoàng gia, những cảnh sinh hoạt và cả nhừn trận chiến của người Khmer.
Đền Ta Prohm: được xây dựng bởi vua Jayavarman VII, theo phong cách Bayon vớo diện tích 650.000m2. Ngôi đền sau 1 thời gian dài bị nỏ hoang bây giờ lại là điểm thu hút khách du lịch vì những rễ cây mọc um tùm nhưng tránh khuôn mặt của những bức phù điêu tạo nên 1 khung cảnh vô cùng huyền bí chính vì thế mà ngôi đền Ta Prohm được lấy làm bối cảnh cho bộ phim Hollywood “Bí mật ngôi mộ cổ”.
Đỉnh đồi Bakheng: là ngọn đồi nằm giữa Ạngkor Wat và Angkor Thom huyền thoại với độ cao 65m thì đây là địa điểm lý tưởng để cho bạn ngắm hoàng hôn và toàn cảnh Angkor Wat.
Đền Angkor Wat
Ở đâu khi du lịch Angkor Wat? Khách sạn ở Angkor Wat tiện nghi, giá tốtKhách sạn ở Angkor Wat rất đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên trước khi đi các bạn nên đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng và bị ép giá. Một số khách sạn chất lượng uy tín ở Angkor Wat bạn có thể tham khảo như:
Khách sạn Templation Hotel: Khách sạn có vị trí vô cùng thuận lợi để các bạn di chuyển đến các địa điểm du lịch. Dịch vụ khách sạn luôn được đảm bảo tốt nhất, wifi miễn phí và an ninh được đảm bảo rất tốt.
Địa chỉ: Rok Rak Street, Mondul 3, Sangkat Slor Kram, Siem Reap, Cambodia, Công viên Quốc gia Angkor, Siem Reap.
Giá phòng: khoảng 2.000.000đ – 4.000.000đ.
Khách sạn Le Meridien Angkor Hotel: Khách sạn với những phòng ốc đầy đủ tiện nghi, wifi miễn phí, nhân viên rất nhiệt tình và thân thiện.
Địa chỉ: Vithei Charles De Gaulle, Khum Svay Dang Kum, Công viên Quốc gia Angkor, Siem Reap, Cambodia.
Giá phòng: khoảng 1.500.000đ – 2.200.000đ.
Khách sạn Galaxy Angkor Boutique Hotel Roa: Khách sạn có những dịch vụ rất tiện ích, wifi miễn phí, an ninh tốt và còn có cả hồ bơi ngoài trời.
Địa chỉ: Road to Angkor Wat, Mongol 3 Village, Sangkat Slokram, Công viên Quốc gia Angkor, Siem Reap, Cambodia.
Giá phòng: 500.000đ – 2.000.000đ.
Khách sạn Templation Hotel
Ăn gì khi đi du lịch Angkor Wat? Món ăn ngon đặc sản ở Angkor WatĐi du lịch Angkor Wat nên ăn món gì ngon, ở đâu? Tuy là điểm tham quan khá “khô khan” của Campuchia, song Angkor Wat cũng có đủ những món ngon phục vụ bạn trong suốt cuộc hành trình. Một số món ăn nổi tiếng ở Angkor Wat bạn nên thưởng thức như:
Bai sach chrouk – cơm thịt heo
Bai sach chrouk, hay đơn giản là cơm thịt heo, là một trong những món đơn giản nhất tại quốc gia này. Thịt heo thái mỏng được nướng qua than hồng. Đôi khi, người ta ướp thịt heo với nước cốt dừa hoặc tỏi, khiến cho bai sach chrouk mang nhiều hương vị khác nhau ở những vùng khác nhau. Đi kèm với thịt heo nướng là cơm tấm, dưa chuột và củ cải, gừng và một bát nước dùng với hành tươi và hành khô phi thơm.
Cá sốt
Món này có sử dụng slok ngor, một loại thảo dược tại địa phương để tạo nên vị đắng. Cá được sốt với nước cốt dừa, kroeung, một loại bột cà ri Khmer làm từ cỏ chanh, nghệ tây, tỏi, hành và gừng. Trong các nhà hàng, cá sốt được hấp trong một chiếc bát làm từ lá chuối để giữ cho món ăn luôn nóng trước khi phục vụ khách hàng.
Cà ri Khmer đỏ
Không cay như cà ri Thái, cà ri Khmer đỏ lấy vị cốt dừa làm chủ đạo, mà không có bột ớt. Các loại thịt được sử dụng là bò, cá, gà kèm với cà tím, đậu đũa, khoai tây, nước dừa tươi, cỏ chanh và kroeung. Cà ri Khmer đỏ ăn kèm với bánh mỳ. Đi du lịch Campuchia thì phải 1 lần ăn được món này.
Lap Khmer
Lap Khmer thường có nhiều thịt bò hơn là salad. Một số dân bản địa thích thịt bò gần như tươi sống. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hàng đều nướng qua thịt bò trước khi làm salad. Salad bò Khmer tái chanh gồm những miếng thịt bò thái mỏng được trần qua hoặc làm tái bằng nước chanh. Trộn cùng với cỏ chanh, hành, tỏi, nước mắm, húng quế, bạc hà, đậu đũa và tiêu tươi, thịt bò cho vị ngọt, mặn vừa đủ và thêm chút cay cay của ớt miếng.
Nom banh chok – mỳ Khmer
Nom banh chok có thể gọi đơn giản là món mỳ Khmer. Món ăn gồm mỳ gạo, cà ri xanh với cá, cỏ chanh, nghệ và chanh. Lá bạc hà tươi, đậu đũa, bột chuối, dưa chuột và một số loại rau xanh khác cũng được ăn kèm với nom banh chok.
Bai sach chrouk – cơm thịt heo
Những lưu ý khi du lịch Angkor Wat
Bạn nên đi du lịch sớm để tránh cái nắng gay gắt vào ban trưa, hơn nữa khung cảnh buổi sáng và xế chiều thường đẹp hơn
Chú ý giữ lại tấm vé vào cửa để có thể dễ dàng di chuyển tới những điểm tham quan trong khu di tích
Ở Angkor Wat thường có lừa đảo mạo danh là tổ chức từ thiện hoặc thu thập tiền để bảo trì ngôi chùa…bạn cần lưu ý tuyệt đối không đưa tiền cho những người này.
Tình trạng ăn xin ở các khu di tích rất phổ biến, bạn nên chú ý về vấn đề này.
Nên mang theo một số loại kem trị ngứa vì ở khu vực Angkor Wat thường rất nhiều muỗi
Nên di chuyển bằng tuk tuk khi ra ngoài và ban đêm vì giá rẻ và tiện lợi
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm du lịch Campuchia 2023 tự túc cùng những địa điểm nổi tiếng khác tại: Tổng hợp các địa điểm du lịch ở Campuchia đẹp, hot nhất; Tổng hợp món ăn đặc sản truyền thống nổi tiếng ở Campuchia
Đăng bởi: Chiên Đặng
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Angkor Wat: chơi đâu, chi phí rẻ?
Xét Nghiệm Sàng Lọc Dị Ứng Lông Chó Và Những Điều Cần Lưu Ý
Chó, mèo là những loài vật gần gũi và thân thuộc với con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với lông chó, mèo có thể gây kích ứng. Trong đó, dị ứng lông chó có xu hướng nghiêm trọng hơn. Trong bài viết hôm nay, 7-dayslim sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng và các xét nghiệm dị ứng lông chó dưới góc nhìn khoa học và y học.
Chó sản xuất loại protein đặc hữu có trong lông, nước bọt và nước tiểu. Thông thường, protein ở lông chó vô hại khi tiếp xúc với con người. Dẫu vậy, một số người có hệ miễn dịch nhạy cảm với protein này sẽ dị ứng với lông chó.
Ngoài ra, bụi và lông tơ là những dị nguyên gây kích ứng, có thể bám trên lông chó. Đây cũng là một nguyên nhân khác làm lông chó trở nên mẫn cảm với một số người. Những loại bụi và lông tơ này có thể tích tụ dần trên thảm, bàn ghế,… cùng các vật dụng khác trong nhà.
Lông chó, bụi và lông tơ có thể tồn tại một thời gian dài trong không khí. Khi đi vào mũi, chúng sẽ gây phản ứng dị ứng.
Lông chó có thể tồn tại ở gia đình trong thời gian rất dài gây kích ứng với những người mẫn cảm.
Các dấu hiệu của dị ứng lông chó có thể không xuất hiện ngay ở những người mẫn cảm. Chúng có thể xuất hiện sau một thời gian tiếp xúc dài như là:
Sưng, ngứa mũi hoặc quanh hốc mắt.
Đỏ da sau khi bị chó liếm.
Ho, khó thở hoặc thở khò khè trong vòng 15 đến 30 phút sau khi tiếp xúc lông chó.
Phát ban trên mặt, cổ và ngực.
Xuất hơn cơ suyễn cấp trên cơ địa từng bị hen suyễn trước đó.
Ở trẻ nhỏ, ngoài những triệu chứng trên, còn xuất hiện dấu hiệu bị chàm sữa.
Đặt lịch xét nghiệm tại 7-Dayslim để không còn chờ đợi
Xét nghiệm dị ứng lông chó là xét nghiệm da và xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm máu để phát hiệu IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng là lông chó. Một số người cho rằng họ bị dị ứng lông chó nhưng hoá ra không phải vậy. Thay vào đó, thông qua xét nghiệm, họ phát hiện họ bị dị ứng với phấn hoa hoặc nấm mốc mà chú cún mang trên người.
Thử phản ứng ở da là một trong những xét nghiệm đặc trưng để tìm nguyên nhân dị ứng lông chó. Có 3 xét nghiệm thử phản ứng ở da như sau: 2
Test lẩy da (scratch test hay còn gọi là prick test).
Test áp bì (patch test).
Test trong da (intradermal test).
Cả hai phương pháp test lẩy da và trong da đều cần dùng một cây kim nhỏ có chứa dịch trích từ lông chó nghi ngờ dị ứng. Nhân viên y tế sẽ đưa vào vùng da trên cẳng tay sau đó theo dõi phản ứng trong vòng 15 phút. Nếu xảy ra những phản ứng da đồng nghĩa với việc bạn có dị ứng với lông chó.
Nếu dị ứng lông chó, khi tét lẩy da bạn sẽ nổi mẫn cho thấy phản ứng dương tính.
Riêng test áp bì là xét nghiệm dị ứng bằng miếng dán. Phương pháp thực hiện thông qua các miếng dán có chứa chất nghi gây dị ứng. Mỗi miếng dán có dị nguyên sẽ đặt lên vùng da lành của bạn. Bạn sẽ lưu miếng dán đó 48 giờ hoặc lặp lại một lần nữa vào 72 đến 96 giờ để xem có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
Xét nghiệm máu thực hiện trên nguyên lý tìm và đo lượng IgE có trong máu khi hoà chung với trích xuất của lông chó. Nếu trong mẫu máu xét nghiệm có IgE nói lên rằng bạn có khả năng dị ứng với lông chó.
Các xét nghiệm giúp ích nhiều trong việc chẩn đoán. Nhưng chúng có độ chính xác nhất định.
Cách an toàn nhất để loại bỏ dị ứng là tránh tiếp xúc với vật nuôi. Song song đó, vẫn có những cách giảm thiểu các dấu hiệu dị ứng lông chó.
Lông chó thường xâm nhập vào mũi, gây dị ứng. Do đó, các cách điều trị thường có tác dụng tại mũi như là:
Thuốc kháng histaminMột trong những thuốc không kê đơn điều trị dị ứng hiệu quả là thuốc kháng histamin. Những hoạt chất kháng histamin có thể kể đến là: diphenhydramine, fexofenadine,… Trên thị trường hiện có đa dạng các dòng thuốc: dạng bôi ngoài da – Benadryl, thuốc uống – Claritin, Allegra… Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người dị ứng lông chó có thể lựa chọn cách dùng tiện lợi nhất. Thuốc sẽ giúp bạn giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi.
Benadryl là thuốc bôi chống dị ứng lông chó hiệu quả
CorticosteroidCorticosteroid là loại thuốc cực kỳ cần thiết cho người bị dị ứng. Chúng có khả năng kháng viêm và kiểm soát các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Natri cromolynNatri cromolyn là thuốc phòng ngừa những dấu hiệu dị ứng tại mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa, hắt hơi do dị ứng,… Đây là thuốc xịt mũi không kê đơn thường được sử dụng trước khi xuất hiện triệu chứng.
Thuốc kháng leukotrieneLeukotriene là hoạt chất trung gian xuất hiện trong phản ứng viêm của dị ứng. Thuốc kháng leukotriene ngăn các phản ứng như thế. Tuy nhiên thuốc này chỉ được khuyến nghị khi không dung nạp được thuốc kháng histamin và corticosteroid. Vì thế, người dị ứng cần sự theo dõi sát của bác sĩ khi sử dụng.
Chích ngừa dị ứngChích ngừa là liệu pháp miễn dịch đặc hữu để phòng ngừa dị ứng. Đặc biệt, khi các triệu chứng kích ứng nghiêm trọng thì việc chích ngừa giúp giảm nhẹ triệu chứng đó. Các bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ tuỳ theo thể trạng người bệnh để đưa ra lời khuyên phù hợp.
Tải ứng dụng 7-Dayslim và đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng, miễn phí
Rửa mũi. Ngoài việc dùng thuốc, việc súc mũi miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ loại bỏ các chất dị ứng, làm sạch đường mũi. Từ đó, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng chảy mũi, sổ mũi về sau.
Tắm chó hằng tuần. Đồng thời, bạn nên vệ sinh nhà cửa cùng các vật dụng hằng ngày trong gia đình. Bởi vì mẫn cảm khi tiếp xúc lông chó, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ công việc này.
Sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng chất gây dị ứng tồn tại trong không khí tại nhà.
Quy định những khu vực không cho chó vào ở trong nhà; hoặc giữ chó bên ngoài căn nhà.
Dị ứng lông chó có thể xuất phát từ chính lông chó hoặc các loại bụi, lông tơ bám trên lông chó. Biểu hiện dị ứng chủ yếu ở đường mũi như chảy nước mũi, sổ mũi,… và nổi ban ở da. Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tiến hành xét nghiệm da hoặc máu để chẩn đoán xác định. Hiện nay, thuốc chống dị ứng không kê đơn thường được sử dụng nhất là thuốc kháng histamin, natri cromolyn,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Phí Xét Nghiệm Gbs Và Thực Hiện Xét Nghiệm Ở Đâu? trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!