Bạn đang xem bài viết Du Lịch Tâm Linh Thúc Đẩy Kinh Tế Địa Phương Phát Triển được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Du lịch tâm linh là hình thức du lịch dựa trên cơ sở khám phá văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh vừa có mục đích đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Du lịch tâm linh không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm mới lạ về một vùng đất mới, mà còn chứa đựng những giá trị, trải nghiệm tinh thần hết sức thiêng liêng cho người đi du lịch.
Bằng việc duy trì các tour du lịch tâm linh, mở ra khu trưng bày, triển lãm, kết hợp hệ thống nghỉ dưỡng… cũng là cách địa phương gia tăng việc làm, tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Hiện tại du lịch tâm linh ở Việt Nam rất phát triển trên 2 hình thức. Thứ nhất, du lịch tâm linh gắn liền với đức tin và tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Cao Đài… Thứ hai, du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ngoài ra, còn có các hình thức như du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, dòng họ, thể hiện sự tri ân báo hiếu với thế hệ đi trước…
Với những hình thức kể trên, Việt Nam có lợi thế đặc biệt về du lịch tâm linh. Hầu hết các địa phương trên cả nước đều có các điểm đến của du lịch tâm linh. Nổi tiếng trên tầm cỡ quốc gia là Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, được xây dựng nhằm tái hiện lại con đường quy y Tam Bảo của Phật hoàng Trần Nhân Tông với 3 phân khu chính: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, đến đây, du khách có dịp tìm hiểu thêm về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi tiếng gắn với cuộc đời của Phật Hoàng; Khu du lịch tâm linh Tam Chúc với Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam, được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam; Nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình, là quần thể nhà thờ Công giáo được đánh giá đẹp nhất Việt Nam, với ngôi thánh đường cổ kính hơn 100 năm tuổi, được xây dựng trong suốt 30 năm và có kiến trúc rất độc đáo; Thánh đường Mas Jid Khay Ri Yah tại An Giang, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm theo đạo Islam. Đây cũng là một trong những điểm tham quan của du khách khi tới Búng Bình Thiên rộng 200 ha, một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.
Chùa Linh Sơn Tiên Thạch trên núi Bà Đen thu hút nhiều du khách tham quan và lễ Phật
Hầu như tỉnh, thành phố nào, từ Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi địa đầu tổ quốc đến mũi Cà mau, địa phương cũng có những điểm du lịch tâm linh. Theo Tổng cục Du lịch, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn. Thông thường khách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linh được lồng ghép trong nhiều chuyến đi. Vì vậy, khó có thể phân biệt rõ số khách với mục đích du lịch tâm linh thuần túy (ngoại trừ số tăng ni, phật tử, tín đồ, khách hành hương). Năm 2023, trong số 85 triệu lượt khách nội địa, có 34,85 triệu lượt khách đến các điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh), chiếm khoảng 42%.
Tổng cục Du lịch nhận định, chi tiêu của phần lớn khách du lịch tại các điểm tâm linh thường là thấp, chủ yếu chi cho các hoạt động phục vụ tế lễ, cầu nguyện, chiêm bái… mà ít phát sinh chi phí. Một số điểm tâm linh thu phí tham quan, còn lại hầu hết các điểm tâm linh gắn với tín ngưỡng không thu phí nhưng đều có các hòm công đức để khách tự nguyện đóng góp. Số tiền đóng góp tự nguyện đó khá lớn và là nguồn thu chính cho việc trùng tu, quản lý vận hành các điểm du lịch tâm linh. Các chi tiêu cơ bản cho các hoạt động di chuyển (cáp treo, thuyền, đò, xe điện…) chiếm một tỷ trọng đáng kể. Chi cho ăn uống và giải khát, chi cho lưu trú qua đêm, lưu niệm, sản vật địa phương… chiếm một tỷ trọng đáng kể nhưng không lớn do khách hầu hết viếng thăm trong thời gian ngắn, ít nghỉ lại qua đêm. Theo báo cáo của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh thu từ các địa điểm du lịch tâm linh còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa của chi tiêu tại điểm du lịch tâm linh đến cộng đồng dân cư là rất lớn, có tác động rõ rệt thông qua tạo việc làm, bán hàng lưu niệm, sản vật địa phương.
Vì thế các địa phương đặc biệt quan tâm và đầu tư cho loại hình du lịch này. Năm 2023, Tây Ninh nổi lên như một điểm sáng của ngành du lịch Đông Nam bộ với lượng khách khoảng 4,7 triệu lượt, đạt 87% so cùng kỳ 2023, trong đó, riêng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen (bao gồm khu tâm linh – lễ hội) thu hút hơn 2,1 triệu lượt khách (chiếm gần 50% lượng khách cả tỉnh). Vì thế, Tây Ninh đã phối hợp Bộ Xây dựng và các bộ, ngành Trung ương tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 125 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đến năm 2035 làm cơ sở pháp lý quan trọng để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó có du lịch tâm linh; đặc biệt, hệ thống cáp treo với nhà ga lớn nhất Đông Nam Á giúp người dân có thể nhìn thấy toàn cảnh TP. Tây Ninh, hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng và rút ngắn thời gian đưa du khách lên viếng chùa Bà hoặc vãn cảnh trên khu vực đỉnh núi.
Du khách tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm
Với Tuyên Quang, nhiều di tích cổ như chùa Phật Lâm, chùa Hương Nghiêm, đền Minh Cầm, chùa An Vinh, đền Thượng, đền Hạ, đình Song Lĩnh, đình làng Giếng Tanh, đền Kiếp Bạc, đền Ỷ La, đền Cấm… đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Trên thực tế, đã hình thành nhiều tuyến du lịch tâm linh như tuyến du lịch tâm linh thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang bắt đầu từ đền Trình đi đền Hạ đến đền Thượng, đền Cấm, đền Cảnh Xanh, đền Mỏ Than và đi các tuyến ngoài thành phố. Ngoài ra còn các tuyến như tuyến du lịch tâm linh lên Chiêm Hóa – Na Hang, từ thành phố Tuyên Quang đi đền Minh Lương (Yên Sơn) đến đền Bách Thần (Chiêm Hóa), đền Pác Tạ (Na Hang); tuyến du lịch tâm linh từ các đền ở thành phố Tuyên Quang đi đền Minh Lương lên đền Bắc Mục, đền Thác Cái, đền Thác Con (Hàm Yên)…
Hiện Tuyên Quang đang xây dựng Đề án Phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh trong thời gian tới, như định hướng phát triển sản phẩm du lịch; sắp xếp, tổ chức lại các Ban Quản lý di tích; xúc tiến, quảng bá, “thổi hồn” vào di tích; cơ chế chính sách; đầu tư phát triển du lịch; liên kết phát triển du lịch tâm linh…
Với tỉnh Quảng Ninh, sức hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa trong mùa lễ hội đầu xuân rất lớn, nhưng thời gian còn lại trong năm hầu như không khai thác được. Để khắc phục yếu tố mùa vụ này, vài năm trở lại đây, một số điểm di tích lịch sử văn hoá của Quảng Ninh như: Khu di tích danh thắng Yên Tử, chùa Cái Bầu, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, một số điểm di tích trên địa bàn TX Quảng Yên, Đông Triều đang dần tìm biện pháp đầu tư nâng cao hiệu quả du lịch tâm linh trong tất cả các tháng của năm.
Do đó, các khu di tích này đã có nhiều đổi mới, vẫn duy trì được lượng du khách đến tham quan vãng cảnh vào các thời điểm khác trong năm. Tuy lượng du khách đến không đông như dịp đầu năm nhưng nhiều điểm di tích đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các tour du lịch đưa khách đến Quảng Ninh. Trong đó, phải kể đến Khu di tích danh thắng Yên Tử. Khoảng 2 năm trở lại đây, khu du lịch này đã đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng và dịch vụ để phục vụ khách tham quan du lịch như: Làng hành hương, Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, khu nghỉ dưỡng cao cấp Legacy… Đồng thời cũng có chính sách thu hút khách du lịch như: Miễn vé cáp treo cho học sinh, sinh viên, người già vào mùa hè (mùa thấp điểm). Ngoài mùa lễ hội, du khách đến Yên Tử có thể đến tham quan, tham gia các khóa học thiền, tìm hiểu sâu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; về văn hóa truyền thống, lịch sử, thưởng ngoạn cảnh quan, thưởng thức đặc sản địa phương.
Để phát huy hơn nữa thế mạnh du lịch tâm linh tại các địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn, các chuyên gia cho rằng, cần phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh – sinh thái – nghỉ dưỡng để giữ chân du khách được lâu hơn và tạo điều kiện cho du khách chi tiêu nhiều hơn; Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các điểm, khu du lịch tâm linh nhằm phục vụ nhu cầu của du khách và thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong loại hình du lịch này. Đồng thời, tập trung rà soát, kêu gọi đầu tư phát triển các khu, điểm có khả năng phát triển du lịch tâm linh; làm tốt công tác xúc tiến du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh, gắn du lịch tâm linh với những hoạt động văn hóa, giải trí về đêm… để thu hút và giữ chân du khách.
Nhóm phóng viên
Du Lịch Tâm Linh Và Những Điều Cần Biết – Sentayho.com.vn
Du lịch tâm linh là gì?
Ý nghĩa của du lịch tâm linh
Không giống với các loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh vừa có ý nghĩa thư giãn lại vừa mang ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng, tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa bản địa,…Mỗi địa điểm du lịch tâm linh đều mang ý nghĩa khác nhau giúp khách tham quan có dịp khám phá cũng như hiểu thêm về lịch sử của địa điểm du lịch đó.
Du lịch tâm linh cũng là hình thức du lịch góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa không bị mai một theo thời gian.
Bằng việc duy trì hoạt động du lịch tâm linh người dân địa phương cũng có thêm việc làm, tạo thêm thu nhập cho dân cư trong vùng và thúc đẩy kinh tế xã hộ phát triển.
Có những loại hình du lịch tâm linh nào?
Thứ nhất là các hoạt động vãn cảnh, tham quan tại các địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Khách du lịch tới các địa điểm tôn giáo như đền, chùa,…để tham quan, vãn cảnh. Loại hình du lịch tâm linh này mặc dù chưa thể hiện rõ được ý nghĩa của du lịch tâm linh nhưng lại là hoạt động phổ biến nhất đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Thứ hai là các hoạt động tham quan, vãn cảnh kết hợp cúng bái, cầu nguyện tại các địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Loại hình này cũng khá phổ biến hiện nay, nhưng thường chỉ mở rộng ở phạm vi khách du lịch trong nước.
Vãn cảnh, tham quan tại các điểm tôn giáo, tín ngưỡng là loại hình du lịch tâm linh phổ biến nhất
Du lịch tâm linh tại Việt Nam
Xu hướng và đặc điểm các loại hình du lịch tâm linh tại Việt Nam
Đặc điểm các loại hình du lịch tâm linh tại Việt Nam
Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tôn giáo và đức tin chiếm phần lớn là Phật giáo. Ngoài ra còn có thêm các tôn giáo khác như: Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo,….
Du lịch tâm linh tại Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, người sinh thành.
Các hoạt động thể thao tinh thần trong du lịch tâm linh Việt Nam như thiền, yoga giúp con người trở nên thư thái và cân bằng nhờ đó tăng cường sức khỏe cũng như tạo nên sự thoải mái ở cả thể xác và tinh thần.
Những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam
Du lịch tâm linh Côn ĐảoDu lịch tâm linh Côn Đảo
Núi Yên TửDu lịch tâm linh Núi Yên Tử
Quần thể danh thắng Chùa HươngQuần thể danh thắng Chùa Hương
Khu di tích Đền HùngKhu di tích Đền Hùng – Điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội
Chùa Bái ĐínhChùa Bái Đính – Địa điểm du lịch tâm linh miền Bắc
Chùa Thiên Mụ HuếChùa Thiên Mụ Huế – Địa điểm du lịch tâm linh miền Trung nổi tiếng
Tour Du Lịch Tâm Linh Miền Nam 4+ Địa Điểm 5 Điều Cần Phải Lưu Ý
I. Các địa điểm du lịch tâm linh của miền Nam 1. Núi Bà Đen – Tây Ninh
Địa chỉ: xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Chỉ đường: Bấm vào đây
Núi Bà Đen xuất hiện vào khoảng thé kỉ 18. được mệnh danh là ngọn núi cao nhất Nam Bộ là một biểu tượng và còn là niềm tự hào của người dân vùng núi Tây Ninh. Ngọn núi này có chiều cao là 986m, thu hút khách du lịch bởi sự hùng vĩ nước non cùng với thảm thực vật phát triển mạnh mẻ và rộng rãi nơi đây.
Khu danh thắng này có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng như: chùa Thượng, chùa Bà,…và có hệ thống cáp treo rất hiện đại để giúp bạn tham quan thăm thú nơi này. Đến vơi nơi này bạn sẻ được chứng kiến các công trình kiến trúc độc đáo, các chùa chiền cổ xưa và được nghe kể về sự tích vì sao núi này lại có tên là Bà Đen, đến với khu danh thắng này chủ yếu là cầu tài, lộc và bình an.
Núi Bà Đen – Tây Ninh (Ảnh:Fb)
2. Tượng Chúa Ki-tô – Vũng Tàu
Địa chỉ: 01, Bà Rịa – Vũng Tàu
Chỉ đường: Bấm vào đây
Bức tượng được xây dựng vào năm 1974 với tổng chiều cao là 32m, dài 18.3m có 133 bậc thanh để dẫn đến 2 tay của chúa. tượng được xây dựng bằng cốt thép và xi măng với lối kiến trúc độc đáo mặt quay về hướng Nam hướng nhìn ra bờ biển với nét mặt hiền hậu bao dung cùng đôi tay dang rộng như muốn che chở và bao bọc cho tất cả chúng sinh trên thế giới này.
Đến với tượng chúa này ngoài việc hành hương thì bạn có thể khám phá và tham quan những cảnh đẹp ở đây và trãi nghiệm cảm giác đứng ở độ cao trên cánh tay chúa nhìn xuống mặt đất như thế nào.
Đây không những là một nơi du lịch hướng về tâm linh mà còn là một khu du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp ảnh.
Tượng Chúa Ki-tô (Ảnh:Fb)
3. Chùa Bà Thiên Hậu – Bình DươngĐịa chỉ: 4 Nguyễn Du, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chỉ đường: Bấm vào đây
Ngôi chùa này đến nay vẫn chưa có tài liệu sách sử nào nói về nơi thành lập cả, chỉ biết ngôi chùa này là ngôi chùa do người Việt gốc hoa sáng lập để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Ngủ Hành Nương Nương và Bổn Đầu Công
Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng “lưỡng long tranh châu”, “cá chép hóa rồng”. Hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan văn, quan võ…theo lối kiến trúc của người Hoa (Theo Bách Khoa Toàn Thư)
Nơi đây chủ yếu được du khách lui đến để cầu bình an, phước lành, ngày diễn ra lễ hội rước Bà lông trọng nhất là vào ngày 14,15 có rất nhiều người tham gia và nhộn nhịp.
Chùa Bà Thiên Hậu – Bình Dương (Ảnh:Fb)
4. Miếu Bà Chúa Xứ – An Giang
Địa chỉ: phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
Chỉ đường: Bấm vào đây
Ngôi miếu nay ban đầu được dựng lên rất đơn sơ bằng lá tre sau qua nhiều đọt sửa chửa và trùng tu thì nó được hoan thành vào năm 1976 do 2 kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Ba Lăng hoàn thành.
Miếu Bà Chúa Xứ – An Giang (Ảnh:Fb)
II. Tour tham khảo du lịch tâm linh miền Nam 1. Tour du lịch núi Bà Đen 1 ngày Buổi sáng: TP. Hồ Chí Minh – Núi Bà Đen:
05h00: Xe sẻ đến đón bạn tại các điểm hẹn như (Cây Xăng Comeco hay Nhà Văn Hóa Thanh Niên) sau đó xuất phát đi Tây Ninh.
07h30: Ăn sáng bằng bánh canh tại Tràng Bảng.
10h00: Tham quan cơ sở sản xuất rượu tại vườn Nho sẳn đó tham quan vườn nho luôn
11h30: Ăn trưa và tham quan, nghĩ ngơi tại khu du lịch Long Điền Sơn.
Bánh canh Tràng Bảng (Ảnh:Fb)
Vườn nho (Ảnh:Fb)
Khu du lịch Long Điền (Ảnh:Fb)
Buổi chiều: Long Điền Sơn – Công viên 7 kỳ quan – TP.HCM
14h00: Kết thúc chuyến tham quan Long Điền Sơn lên xe về lại Thành Phố Hò Chí Minh.
17h00: Về đến chúng tôi và kết thúc chuyến du lịch Tây Ninh 1 ngày đầy thú vị
2. Tour du lịch núi Bà Đen 2 ngày 2 đêm Ngày 1: Chùa Bà Xứ – Chùa Tây An – Rừng tràm Trà Sư
5h: chuẩn bị lên xe đến tham quan các địa điểm như Miếu Bà Núi Sam (nội dung chi tiết có ở trên), chùa An Tây, Lăng Thoại Ngọc Hầu là 2 công trình kiến trúc mang nét độc đáo của miền đất An Giang
7h: Bạn sẻ được ăn sáng tại Châu Đốc sau đó tìm hiểu về ẩm thực và con người nơi đây củng như thưởng thức các loại đặc sản như mắm, khô cá, trái thốt nốt,…hoặc có thể mua về làm quà cho gia đình bạn bè.
9h30: Lên xe đi đến khu du lịch sinh thái rừng Tràm Trà Sư. với nhiều động thực vật phát triển trong ấy vô cùng phong phú và đa dạng như: chim, bò sát, cá, và các loài thực vật với tổng diện tích lên đến 850 hecta.
12h: Ăn trưa tại Trà Sư
13h: Lên xe đi đến Núi Cấm, để đi lên đây ban có thể lựa chọn đi bằng cáp treo hoặc đi bằng xe máy, đến đây bạn sẽ có 1 cảm giác thư thái yên bình đến khó tả.
17h: Lên xe về lại châu đốc để nhận phòng và nghĩ ngơi.
19h: Ăn tối tại nhà hàng và khám phá cảnh đẹp Châu Đốc về đêm.
Châu Đốc (Ảnh:Fb)
Rừng Tràm Trà Sư (Ảnh:Fb)
Ngày 2: Châu Đốc – Đồng Tháp – TP.HCM
07h: Ăn sáng tại nhà hàng và làm thủ tục trả phòng.
08h00: Lên xe đi lên Đồng Tháp tham quan chùa Kiến An Cung 1 ngôi chùa gần trăm năm tuổi với lối kiến trúc rất độc đáo mang đậm chất Trung Hoa.
12h00: Ăn trưa tại nhà hàng
13h00: Tiếp tục tham quan làng hoa kiểng Sa Đéc, một nơi được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa với khoảng 2000 loài trên diện tích 510 hecta của 2300 hộ dân.
14h30: Ghé thăm ngôi chùa Phước Kiển là ngôi chùa nổi tiếng với lá sen lớn có thể chứa được cả một người lớn. Sau đó về lại chúng tôi và ăn cơm chiều tại trạm dừng chân.
19h30: Về đến chúng tôi và kết thúc chuyến du lịch 2 ngày đầy thú vị.
Chùa Kiến An Cung (Ảnh:Fb)
Làng hoa kiểng Sa Đéc (Ảnh:Fb)
Chùa Phước Kiển (Ảnh:Fb)
III. Những điều phải biết khi du lịch tâm linh
Ăn mặc giản dị lịch sự, kín đáo, không chạy giởn nô đùa hay tự động sờ mó vào Phật.
Nếu đền chùa có cổng Tam Quan thì khi đi vào là đi bên phải còn ra là ra bên trái, ở giữa chỉ dành cho vua chúa.
Có ý thức chung không nên nói chuyện làm ồn hay khạc nhổ, vứt rác bừa bãi hay bình phẩm chốn linh thiên.
Không được lấy bất cứ thứ gì của chùa về làm của riêng, đặc biệt khi vào trong chùa không nên mang dép, nhai trầu hay hút thuốc.
Nên để điện thoại ở chế độ rung, hạn chế chụp hình đặc biệt là lúc đang cúng bái.
Đăng bởi: Hữu Tú Lê
Từ khoá: Tour du lịch tâm linh miền Nam 4+ Địa điểm 5 điều cần phải lưu ý
Lịch Kinh Tế Là Gì? Những Tiện Ích Của Lịch Kinh Tế
Tìm hiểu về lịch kinh tế là gì và những tiện ích quan trọng mà nó mang lại trong việc dự báo và đầu tư kinh tế.
Lịch kinh tế là một trong những công cụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế hiện đạĐược tạo ra để cung cấp thông tin về các sự kiện kinh tế quan trọng và chỉ số kinh tế, lịch kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo xu hướng thị trường và hỗ trợ quyết định đầu tư. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch kinh tế, những thành phần và tiện ích của nó, cùng với cách sử dụng lịch kinh tế hiệu quả.
Lịch kinh tế là một bảng biểu hoặc công cụ mà ghi chép các sự kiện kinh tế quan trọng và chỉ số kinh tế sắp xảy ra trong tương laĐây là một công cụ quan trọng để theo dõi và dự báo xu hướng kinh tế.
Lịch kinh tế giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng có cái nhìn tổng quan về sự phát triển kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Nó cung cấp thông tin quan trọng về các chỉ số kinh tế, như tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, và các sự kiện kinh tế quan trọng như cuộc họp của ngân hàng trung ương, báo cáo tài chính của các công ty lớn, hoặc các cuộc diễn thảo kinh tế quốc tế.
Lịch kinh tế được tạo ra bởi các tổ chức tài chính và kinh tế uy tín như ngân hàng trung ương, tổ chức kinh tế quốc tế, và các công ty tài chính. Các sự kiện kinh tế và chỉ số kinh tế quan trọng được thu thập và cập nhật định kỳ để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của lịch kinh tế.
Lịch kinh tế cung cấp thông tin về các chỉ số kinh tế quan trọng như tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, xuất nhập khẩu, và các chỉ số tài chính khác. Những thông tin này giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể.
Lịch kinh tế cũng ghi chép các sự kiện kinh tế quan trọng như cuộc họp của ngân hàng trung ương, báo cáo tài chính của các công ty lớn, và các cuộc diễn thảo kinh tế quốc tế. Những sự kiện này có thể gây ra biến động mạnh trên thị trường tài chính và tạo ra cơ hội hoặc rủi ro cho nhà đầu tư.
Lịch kinh tế được cập nhật định kỳ, thường hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Thông tin mới nhất về các chỉ số kinh tế và sự kiện kinh tế sẽ được cập nhật vào lịch kinh tế, giúp người dùng luôn cập nhật với các thông tin quan trọng nhất.
Lịch kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo xu hướng kinh tế. Các chỉ số kinh tế và sự kiện kinh tế được ghi chép trong lịch kinh tế có thể giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và dự báo các xu hướng trong tương laĐiều này giúp họ đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh thông minh hơn.
Lịch kinh tế cung cấp thông tin quan trọng cho nhà đầu tư và người tham gia thị trường tài chính. Bằng cách theo dõi lịch kinh tế, họ có thể xác định được thời điểm tốt nhất để mua hoặc bán tài sản, đồng thời cũng có thể đánh giá rủi ro và tiềm năng sinh lợi của các giao dịch.
Lịch kinh tế cung cấp thông tin quan trọng để các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình. Bằng cách theo dõi lịch kinh tế, doanh nghiệp có thể dự đoán được các biến động kinh tế và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiếp thị và tài chính của mình để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.
Để sử dụng lịch kinh tế hiệu quả, người dùng cần quản lý thời gian và ưu tiên thông tin. Họ nên xác định các chỉ số kinh tế và sự kiện quan trọng nhất và theo dõi chúng đều đặn. Đồng thời, họ cũng nên biết cách lọc thông tin và tập trung vào những tin tức quan trọng nhất.
Để hiểu và phân tích các chỉ số kinh tế, người dùng cần có kiến thức về các chỉ số kinh tế cũng như cách chúng ảnh hưởng đến thị trường. Họ nên nắm vững các khái niệm cơ bản và biết cách đọc và hiểu dữ liệu kinh tế. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định thông minh về đầu tư và giao dịch.
Các sự kiện kinh tế có thể gây ra biến động mạnh trên thị trường tài chính, vì vậy người dùng cần tìm hiểu về tác động của những sự kiện này. Họ nên biết cách đánh giá tác động ngắn hạn và dài hạn của các sự kiện kinh tế và sẵn sàng thay đổi chiến lược đầu tư và giao dịch của mình khi cần thiết.
Thông tin trong lịch kinh tế quan trọng đối với nhà đầu tư vì nó cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế và thị trường. Những thông tin này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thông minh và có thể tận dụng cơ hội hoặc giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, thông tin trong lịch kinh tế cũng giúp nhà đầu tư đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế và chính trị đến thị trường.
Lịch kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư ngoại hốThông tin về các chỉ số kinh tế và sự kiện kinh tế có thể gây ra biến động mạnh trên thị trường ngoại hốNhà đầu tư ngoại hối cần theo dõi lịch kinh tế để xác định thời điểm tốt nhất để mua hoặc bán đồng tiền và đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Địa Lí 12 Bài 4: Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Lãnh Thổ Soạn Địa 12 Trang 23
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, đó là quá trình lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo.
1. Giai đoạn tiền Cambri
Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
a) Thời gian
Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.
b) Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay
Các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum…
c) Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
– Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô.
– Thủy quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
-Sinh vật nghèo nàn: tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thủy tức, san hô, ốc…)
Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Là những giai đoạn nào?
Gợi ý đáp án
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có thể chia làm ba giai đoạn chính :
Giai đoạn tiền Cambri
Giai đoạn cổ kiến tạo
Giai đoạn tân kiến tạo
Mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta.
Vì sao nói giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nên nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?
Gợi ý đáp án
Ở giai đoạn tiền Cambri lớp vỏ Trái đất chưa được hình thành rõ ràng và có rất nhiều biến động, đây là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Các đá biến chất tuổi tiền Cambri làm nên những nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta.
Trên lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum làm hạt nhân tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này.
Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì?
Gợi ý đáp án
a/ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.
Các đá biến chất cổ nhất được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2-3 tỷ năm. Và kết thúc cách đây 540 triệu năm.
Advertisement
b/ Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: chỉ diễn ra ở các vùng núi và đồ sộ nhất nước ta.
c/ Trong giai đoạn này các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu:
Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tịch tụ các lớp nước trên bề mặt. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai và đơn điệu như: tảo, động vật thân mềm…
Du Lịch Tâm Linh: Giá Trị Nhân Văn Và Lợi Ích Cộng Đồng
(HNM) – Trong hai ngày 21 và 22-11, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế du lịch tâm linh “Vì sự phát triển bền vững” tại tỉnh Ninh Bình.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một địa chỉ du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách. Ảnh: Bảo Lâm
Lợi ích đã rõ…
Sự kiện Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tổ chức tại Ninh Bình là sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb Rifai sau khi đến thăm Việt Nam. Theo đánh giá của UNWTO, du lịch tâm linh là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Một trong những ưu điểm lớn của du lịch tâm linh là tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống trong khi vẫn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân bản địa.
Tại Việt Nam, khái niệm du lịch tâm linh vẫn còn khá xa lạ. Hiện cả nước có hơn 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác mô hình du lịch tâm linh. Các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước có thể kể tên như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Dầy (Nam Định), chùa Từ Đàm (Huế)… Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với hoạt động tôn giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh thường có mục đích hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên.
Cách đây hơn 10 năm, Bái Đính là một vùng đất chưa được du khách biết đến, cuộc sống của người dân nơi đây khó khăn, kham khổ. Thế nhưng, từ khi dự án xây dựng chùa Bái Đính đi vào hoạt động, đời sống xã hội từng bước được cải thiện, người dân Ninh Bình đã cùng chính quyền địa phương tích cực hơn trong việc tham gia gìn giữ bảo vệ các giá trị văn hóa tâm linh, công trình kiến trúc tôn giáo, để vừa phục vụ cho đời sống tinh thần của cộng đồng và vừa phát triển du lịch. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Hữu Bình chia sẻ, nếu như năm 2005, toàn tỉnh đón 1 triệu lượt khách du lịch với doanh thu 60 tỷ đồng, thì đến năm 2012 địa phương đã đón trên 3,7 triệu lượt khách và doanh thu trên 800 tỷ đồng. Năm 2013, dù kinh tế trong nước và thế giới còn khó khăn nhưng ước tính tỉnh cũng đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó 2/3 là khách tham gia hành trình du lịch tâm linh. Doanh thu từ du lịch của Ninh Bình trong năm 2013 dự kiến đạt khoảng gần 1.000 tỷ đồng.
Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định là điểm đến du lịch tâm linh được du khách ưa thích và lựa chọn nhiều, nhưng du lịch tâm linh tại Ninh Bình vẫn còn đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Việc xây mới, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử để phát triển du lịch tâm linh đang nhận những luồng dư luận trái chiều, khi nhiều người cho rằng, việc đầu tư, xây mới khiến các di tích mất đi vẻ cổ kính, hoang sơ trước đó. Vấn đề quá tải khách du lịch vào mỗi dịp lễ hội cũng đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của loại hình du lịch tâm linh tại Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Điều mà nhiều người tỏ ra quan ngại, đó là song hành với sự phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng cũng kéo theo những nhân tố gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên tại các di tích lịch sử, di sản văn hóa… Do đó, cần có những chính sách bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững cho du lịch tâm linh.
Một đại biểu dẫn chứng, lượng khách tham gia tour du lịch tâm linh tập trung nhiều nhất vào dịp cuối năm, đầu năm âm lịch và các thời điểm diễn ra lễ hội dân gian. Hãy nhìn những hành động của đoàn người tham gia cuộc hành hương vào mùa lễ hội xuân sẽ thấy rất rõ sự ứng xử vô cùng yếu kém của cộng đồng đối với di sản, điểm đến di tích. Đơn cử như tại chùa Hương – một điểm đến luôn trong tình trạng quá tải kéo dài nhiều năm, vào những ngày chính hội, cảnh tượng du khách chen lấn ở cửa vào cáp treo; rồi tình trạng xả rác, gài tiền lễ bừa bãi, kéo theo đủ kiểu “chặt chém” của các loại hình dịch vụ không còn là chuyện mới mẻ. Còn tại lễ hội đền Trần (Nam Định), hằng năm thường diễn ra cảnh đám đông xô đẩy, đạp lên nhau, trèo lên cây…, tìm mọi cách cướp bằng được lá ấn. “Với kiểu ứng xử như vậy, chắc chắn chuyến hành hương đó không còn mang ý nghĩa tốt đẹp là trải nghiệm quá khứ, hướng tới chân – thiện – mỹ, thậm chí càng không phải một trải nghiệm có tính liên kết cộng đồng” – Ý kiến nêu trên đáng để những nhà quản lý phải suy ngẫm.
Để tạo ra môi trường du lịch tâm linh lành mạnh, ông Trần Hữu Bình cho biết, trước những lo ngại về việc du khách đến với chùa Bái Đính bị hàng rong chèo kéo, làm phiền, chính quyền địa phương đã có sự hỗ trợ tích cực không chỉ về cơ chế chính sách, điều kiện phát triển du lịch mà còn liên tục mở những lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên, bán hàng, xe ôm, chụp ảnh… Bắt đầu từ năm 2013, những người bán hàng lưu niệm đã được quy hoạch ra khu vực đỗ xe riêng rộng 200ha, còn những người hành nghề xe ôm cũng đã được tạo điều kiện tham gia lái xe điện chở du khách… Tình hình an ninh trật tự và môi trường du lịch tại khu vực chùa Bái Đính ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng không thể “một sớm, một chiều” dẹp bỏ hết tiêu cực mà cần phải có cả một quá trình.
Theo thống kê của ngành du lịch, trong số 6,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012, ước tính chỉ có khoảng 12% du khách đến các điểm du lịch tâm linh.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, ngành du lịch định hướng sẽ phát triển 3 tuyến du lịch tâm linh phía Bắc, đó là: Hà Nội – Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương) – Đông Triều, Yên Tử (Quảng Ninh) – Tràng An, Bái Đính (Ninh Bình); Hà Nội – Chùa Hương – Tam Trúc, Ba Sao (Hà Nam) – Tràng An, Bái Đính (Ninh Bình) – Đền Trần (Nam Định); tuyến Kinh đô Việt cổ: Đền Hùng (Phú Thọ) – Hà Nội – Hoa Lư (Ninh Bình) – Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) – Cố đô Huế.
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Tâm Linh Thúc Đẩy Kinh Tế Địa Phương Phát Triển trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!