Bạn đang xem bài viết Gà Tre Ấp Trứng Bao Nhiêu Ngày Thì Nở, Câu Hỏi Từ Những Người Nuôi Gà Tre được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà tre ấp trứng bao nhiêu ngày thì nởNNO xin khẳng định lại với các bạn rằng gà tre ấp trứng chuẩn thì 20 ngày trứng sẽ nở là câu trả lời chính xác. Vậy thế nào là ấp trứng chuẩn và thế nào là ấp trứng không chuẩn. Ấp trứng chuẩn là ấp trứng khiến phôi trứng phát triển tốt, đến ngày 20 trứng nở, gà con nở ra khỏe mạnh. Còn ấp trứng không chuẩn tức là phôi trứng phát triển không tốt, trứng có thể nở muộn hoặc nở sớm hơn vài ngày, gà nở ra dễ bị sát vỏ, chết ngạt bên trong trứng hay gà yếu, khô chân, khó nuôi.
Đối với các bạn nuôi gà nhỏ lẻ, khi ấp trứng thường cho gà tre tự ấp và thời gian trứng nở chuẩn thường vào khoảng 20 – 21 ngày. Còn nếu dùng máy ấp trứng để ấp thì thời gian nở chuẩn của trứng vào khoảng 19 – 21 ngày. Chính vì chênh lệch ngày nở chuẩn giữa ấp bằng máy và ấp tự nhiên nên có không ít bạn nuôi gà tre thắc mắc gà tre ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở.
Điều chỉnh để trứng gà tre nở đúng ngàyĐể trứng gà tre nở đúng ngày các bạn cần chú ý nhiều tới vấn đề nhiệt độ ấp. Khi cho gà ấp trứng, bạn cần chú ý chống nóng cho chuồng trại vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Mùa hè bạn có thể dùng bạt che nắng hoặc có các biện pháp che chắn giúp khu vực gà ấp trứng không bị quá nóng. Nhiệt độ môi trường quá cao là nguyên nhân khiến trứng gà ấp vào mùa hè thường bị hỏng hoặc nở sớm. Còn về mùa đông, nhiệt độ môi trường quá lạnh trứng không đủ nhiệt để phát triển cũng là nguyên nhân khiến trứng nở muộn hoặc chết phôi. Do đó, mùa đông cần chú ý che chắn không để chuồng gà bị gió lùa và thắp thêm bóng đèn để tăng nhiệt độ cho chuồng ấp. Khi đảm bảo được nhiệt độ môi trường không quá cao và không quá thấp thì gà ấp trứng sẽ nở tương đối chuẩn ngày.
Nếu bạn đang dùng máy ấp trứng để ấp trứng gà tre thì còn tùy vào từng loại máy sẽ có cách điều chỉnh khác nhau để trứng nở đúng ngày. Đầu tiên, bạn hãy cài đặt nhiệt độ ấp trứng gà tre theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất, thường nhiệt độ cài đặt là 37,4 – 37,5 độ C. Bạn tiến hành ấp như bình thường và theo dõi thời gian trứng bắt đầu nở (khẻ mỏ). Nếu thời gian nở của trứng hầu hết rơi vào khoảng ngày 19 – 21 tức là bình thường và bạn để nguyên nhiệt độ như vậy để ấp cho các mẻ sau. Nếu thấy nhiều trứng nở sớm trước ngày 19 thì bạn giảm nhiệt độ ấp xuống 0,1 độ C và giữ nguyên nhiệt độ đã giảm để ấp các trứng lần sau. Nếu thấy trứng nở muộn sau ngày 21 thì bạn tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 độ C để ấp lần sau. Sau 1 hoặc 2 lượt ấp bạn sẽ điều chỉnh được nhiệt độ phù hợp nhất để trứng nở sát ngày 20.
Tới đây, có thể kết luận được trứng gà tre nở chuẩn là 20 ngày. Trong quá trình ấp trứng thời gian nở có thể dao động trong khoảng 19 – 21 ngày. Để đảm bảo gà con nở ra khỏe mạnh không bị dị tật thì tốt nhất khống chế cho trứng nở càng sát ngày 20 càng tốt.
Nhiệt Độ Ấp Trứng Gà Bao Nhiêu, Những Thông Tin Cần Biết
Nhiệt độ ấp trứng gà từng giai đoạn
Trứng gà khi có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp sẽ bắt đầu phát triển để tạo thành gà con. Quá trình phát triển này chia ra làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có nhiệt độ ấp phù hợp khác nhau:
Giai đoạn 1 (từ ngày ấp thứ 1 – 7): nhiệt độ ấp giai đoạn này là 37,5 – 37,8 độ C
Giai đoạn 2 (từ ngày ấp thứ 8 – 18): nhiệt độ ấp giai đoạn này là 37,4 – 37,6 độ C
Giai đoạn 3 (từ ngày ấp thứ 19 đến khi nở): nhiệt độ ấp giai đoạn này là 37,2 độ C
Lưu ý với các bạn rằng đây là nhiệt độ ấp chung cho các loại gà phổ biến như gà nhà, gà Đông Tảo hay gà tre, gà tân châu. Một số loại gà khác như gà Mỹ, gà Peru, gà Nhật, gà Serama sẽ có nhiệt độ phát triển theo từng giai đoạn thấp hơn một chút.
Khi ấp trứng, các bạn cần biết nhiệt độ ấp theo từng giai đoạn và nếu có thể thì hãy điều chỉnh nhiệt độ ấp cho phù hợp để trứng có nhiệt độ phát triển tốt nhất.
Nhiệt độ ấp trứng gà trốngCó rất nhiều bạn thắc mắc về vấn đề làm sao để ấp được trứng cho ra tỉ lệ trống cao. Vấn đề trên các diễn đàn nông nghiệp cũng có nhiều người chia sẻ rồi. Bí quyết để ấp trứng cho tỉ lệ trống cao là tăng nhiệt độ ấp đúng lúc. Trên cơ bản bí quyết ấp trứng nở ra nhiều trống trống chính là đến ngày ấp thứ 9 thì tăng nhiệt độ ấp lên 0,3 – 0,4 độ C đến hết ngày ấp thứ 10 (tăng trong 2 ngày) thì cài nhiệt độ ấp trở lại như bình thường. Làm như vậy tỉ lệ gà con nở ra con trống sẽ nhiều hơn con mái. Hiện kinh nghiệm này vẫn được lưu truyền nhưng không có cơ sở khoa học, các bạn có thể làm thử để kiểm chứng về vấn đề này.
Nhiệt độ gà ấp trứngKhi gà ấp trứng các bạn sẽ thấy thân nhiệt của gà rất nóng. Đây là đặc điểm sinh lý của gà trong giai đoạn ấp trứng. Nếu bạn dùng nhiệt kế đo thân nhiệt của gà sẽ thấy có lúc thân nhiệt của gà lên đến 40 độ C. Tuy nhiên, thân nhiệt của gà cao nhưng nhiệt độ gà ấp trứng thì vẫn chỉ dao động quanh khoảng 37,5 độ C mà thôi.
Nhiệt độ ấp trứng gà bằng máyKhi ấp trứng gà bằng máy, các loại máy ấp trứng đơn kỳ sẽ điều chỉnh nhiệt độ theo các giai đoạn phát triển của phôi trứng như vừa nói ở trên. Còn các dòng máy ấp trứng đa kỳ thì sẽ cài đặt nhiệt độ ấp như bảng sau:
Giống gà
Nhiệt độ (oC)
Gà ta, gà công nghiệp, gà chọi, gà rừng
37,5
Gà hồ, gà Đông Tảo
37,6
Gà Tân Châu, gà tre, gà mía
37,4
Gà serama
37,3 – 37,8
Gà Mỹ, gà Japan, gà Peru
37,3
Trong quá trình ấp trứng bằng máy, các bạn nên lưu ý là nhiệt độ ấp trứng gà vừa nêu trên không phải luôn luôn chuẩn do trứng đôi khi sẽ có loại vỏ dày, vỏ mỏng, quả to, quả nhỏ nên các bạn có thể cân nhắc tăng hoặc giảm 0,1 độ C theo nhiệt độ ở bảng trên. Tùy tình trạng trứng mà bạn sẽ điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để ấp sao cho trứng nở đúng ngày 20 là được.
Lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu. Gà nhà bạn là loại gà ta, khi đẻ trứng các bạn mang trứng vào máy ấp trứng để ấp với nhiệt độ cài đặt chuẩn theo hướng dẫn từ nhà sản xuất là 37,5 độ C. Trong quá trình ấp bạn soi trứng và thấy trứng vẫn phát triển bình thường nhưng đến ngày 20 chưa thấy trứng nở. Đến hết ngày 21 cũng chưa thấy trứng nở thì bạn nên tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 độ C để trứng có đủ nhiệt sẽ nở tốt hơn. Trường hợp trứng nở trong khoảng ngày 19 – 21 thì bình thường. Nếu nhiều trứng có dấu hiệu nở trước ngày 19 thì bạn nên giảm nhiệt độ ấp xuống 0,1 độ C để trứng nở sát ngày 20 hơn.
Gà Tàu Vàng Đẻ Bao Nhiêu Trứng 1 Năm? Hỏi Đáp Từ Nno
Nhiều bạn thắc mắc gà Tàu Vàng đẻ bao nhiêu trứng 1 năm và sản lượng trứng như vậy là nhiều hay ít. Với câu hỏi này, còn phải tùy thuộc vào cách thức nuôi gà Tàu Vàng của các bạn. Nếu các bạn nuôi gà Tàu Vàng theo đúng kỹ thuật với chế độ dinh dưỡng tốt thì gà Tàu Vàng sẽ cho sản lượng trứng cao nhất. Nếu bạn nuôi theo hình thức thả vườn kết hợp thức ăn ngoài thì sản lượng trứng rõ ràng sẽ kém hơn. Trong bài viết này Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn có câu trả lời cụ thể cho vấn đề trên.
Gà Tàu Vàng đẻ bao nhiêu trứng 1 nămGà Tàu Vàng là giống gà được nuôi rất nhiều ở nước ta để làm gà thịt. Gà Tàu Vàng sau khi thành thục sẽ cho sản lượng trứng khoảng 70 – 90 quả/mái/năm. Năm đầu đẻ trứng gà Tàu Vàng có thể cho sản lượng trứng cao hơn đôi chút, các năm sau sản lượng trứng mới ổn định ở mức 70 – 90 quả/mái/năm. Nếu các bạn cho gà Tàu Vàng đẻ sau đó ấp trứng và nuôi con thì mỗi năm gà chỉ đẻ được khoảng 3 – 4 lứa với sản lượng 40 – 50 trứng/năm. Nếu bạn cho gà Tàu Vàng đẻ nhưng không cho ấp trứng thì sản lượng trứng có thể đạt 70 – 90 quả/năm,
Sản lượng trứng nhiều hay ítGà Tàu Vàng đẻ trứng với sản lượng trung bình khoảng 70 – 90 trứng mỗi năm. Nếu so với gà công nghiệp chuyên trứng thì sản lượng trứng này thấp vì gà công nghiệp có thể đẻ khoảng trên dưới 200 trứng mỗi năm. Nếu so sánh với các giống gà ta hiện nay thì sản lượng này có thể nói là ở mức cao. Các giống gà ta đẻ nhiều trứng nhất hiện nay là gà ri đẻ được khoảng trên dưới 100 trứng, các giống gà ta khác thường đẻ ở mức 50 – 70 trứng mỗi năm. Vậy nên, so với gà ta thì gà Tàu Vàng cho sản lượng trứng ở mức cao, còn so với gà siêu trứng thì gà Tàu Vàng cho sản lượng trứng ở mức thấp.
Một vài lưu ý
Nếu gà Tàu Vàng được nuôi đúng kỹ thuật sẽ cho sản lượng trứng nhiều đảm bảo ở mức trung bình 70 – 90 trứng/năm. Nếu nuôi gà Tàu Vàng không đảm bảo kỹ thuật, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không phù hợp thì sản lượng trứng gà Tàu Vàng sẽ thấp hơn.
Thời tiết, dịch bệnh hay vấn để chuồng trại cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sản lượng trứng của gà Tàu Vàng. Do đó, chỉ khi đảm bảo gà Tàu Vàng khỏe mạnh, chế độ chăn nuôi đúng kỹ thuật thì sản lượng trứng mới đảm bảo được trung bình 70 – 90 quả/mái/năm.
Các yếu tố vừa kể trên ngoài việc ảnh hưởng đến sản lượng trứng còn có thể ảnh hưởng đến thời gian thành thục của gà Tàu Vàng. Thời gian thành thục của gà Tàu Vàng vào khoảng 180 ngày và nếu điều kiện nuôi không đảm bảo thời gian thành thục có thể sẽ muộn hơn.
Với những thông tin trên, có thể thấy rằng gà Tàu Vàng là giống gà đa dụng có thể nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng đều được. Hiện nay gà Tàu Vàng được nuôi chủ yếu lấy thịt là chính, còn nuôi lấy trứng thì người chăn nuôi thường sẽ chọn gà ri hoặc gà ác chứ ít người chọn gà Tàu Vàng.
Chi Phí Nuôi 100 Con Gà Đẻ Trứng Và Gà Thịt, Hoạch Toán Cụ Thể
Chi phí nuôi 100 con gà thịt
Để nuôi 100 con gà thịt các bạn cần biết về một số chi phí đó là chi phí mua con giống, chi phí chuồng trại, chi phí nhân công, chi phí điện nước, chi phí thức ăn và chi phí phòng bệnh. Các chi phí này nếu bạn từng nuôi gà thì sẽ tính được ngay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hoạch toán cụ thể thì có thể căn cứ vào giá cả ở thời điểm hiện tại để hoạch toán cho cụ thể. Các bạn có thể tham khảo bảng hoạch toán sau đây:
Hạng mục
Chi phí
Ghi chú
Chuồng trại
0
Chuồng trại sẵn có
Nhân công
0
Tự nuôi quy mô gia đình
Con giống
1.400.000
Giá năm 2023
Thức ăn
7.200.000
290.000 đ/bao cám
Điện nước
200.000
Đèn thắp sáng, đèn úm
Phòng bệnh
300.000
Tiêm vắc xin
Tổng chi phí
9.100.000 đ
Nuôi tới khi xuất bán
Giải thích cụ thể hơn các chi phí nuôi 100 con gà ở bảng trên để các bạn có thể căn cứ vào giá hiện tại để tính:
Chuồng trại: thông thường nuôi quy mô 100 con các bạn đều có sẵn chuồng trại hoặc có thể tận dụng những vật liệu có sẵn để làm chuồng trại nên sẽ không tính vào chi hoạch toán chi phí.
Nhân công: với 100 con gà thì cũng chỉ cần 1 người là có thể chăm được nên với quy mô này gần như là các bạn lấy công làm lãi.
Con giống: hiện tình hình dịch covid vẫn đang khá căng thẳng nên giá con giống thay đổi theo ngày và có xu hướng tăng. Trước khi dịch covid thì giá gà thịt chỉ khoảng 10.000 – 11.000 đ/con. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 thì giá con giống đã tăng lên trung bình vào khoảng 14.000 đ/con. Chi phí mua 100 con gà giống mất khoảng 1,4 triệu đồng.
Điện nước: chi phí điện nước không tốn nhiều và tùy mùa mà tốn nhiều hoặc ít. Do đó lấy trung bình khoảng 200 ngàn đồng tiền điện nước.
Chi phí phòng bệnh: con giống khi mới mua cũng cần tiêm một số loại vắc xin ngừa bệnh. Ngoài ra cũng cần dùng một số loại thuốc úm cho gà con hay thuốc tăng sức đề kháng … Chi phí phòng bệnh này tùy từng người chăn nuôi nhưng thực ra cũng không tốn nhiều. Nếu gà không bị dịch bệnh thì chỉ mất khoảng 200 – 300 ngàn là đủ.
Chi phí nuôi 100 con gà đẻ trứngTương tự như chi phí nuôi 100 con gà thịt ở trên, khi nuôi 100 con gà lấy trứng thì thời gian nuôi cũng vào khoảng 4 tháng gà sẽ bắt đầu đẻ. Trong thời gian gà đẻ sẽ tiêu tốn thức ăn bằng khoảng 1/10 trọng lượng của gà. Ví dụ như giống gà siêu trứng D300 nuôi khoảng 4 tháng bắt đầu đẻ, trong thời gian gà đẻ tiêu thụ thức ăn 122 g/ngày. Từ đây chúng ta có thể hoạch toán được giống như nuôi gà thịt.
Hạng mục
Chi phí
Ghi chú
Chuồng trại
0
Chuồng trại sẵn có
Nhân công
0
Tự nuôi quy mô gia đình
Con giống
1.900.000
Giá năm 2023
Thức ăn
7.200.000
Nuôi trong 4 tháng
Điện nước
200.000
Đèn thắp sáng, đèn úm
Phòng bệnh
300.000
Tiêm vắc xin
Tổng chi phí
9.600.000
Nuôi tới khi đẻ
Chi phí duy trì
150.000 đ/ngày
Duy trì khi gà đẻ
Giải thích thêm cho các bạn rõ về chi phí duy trì trong thời gian gà đẻ. Lấy ví dụ về giống gà D300 ở trên, khi gà đẻ sẽ tiêu thụ thức ăn khoảng 122 g/ngày. Như vậy, 100 con gà sẽ tiêu thụ hết 12,2 kg cám mỗi ngày. Với giá cám 300 ngàn/bao 25kg thì chi phí thức ăn mỗi ngày cho gà vào khoảng 146 ngàn đồng. Cộng thêm một số chi phí điện nước thì chúng ta làm tròn vào khoảng 150 ngàn đồng/ngày.
Với các giống gà siêu trứng như gà D300 sẽ cho sản lượng khoảng 284 quả/năm. Như vậy, mỗi ngày trung bình gà đẻ 0.78 quả trứng. Đàn gà 100 con mỗi ngày sẽ cho năng suất trứng vào khoảng 78 quả. Với sản lượng trứng như vậy và giá bán trứng thực tế thì bạn có thể tính được tiền lãi mỗi ngày cũng như hoạch toán được chi phí khi nuôi gà đẻ trứng.
Kết luậnVới tình hình dịch bệnh covid hiện nay thì giá con giống cũng như thức ăn chăn nuôi đang tăng cao khiến việc hoạch toán chi phí gặp nhiều khó khăn. Theo hoạch toán của NNO thì chi phí nuôi 100 con gà thịt vào khoảng 9,1 triệu đồng. Với giá gà hiện tại thì các bạn có thể lãi được khoảng 10 – 15 triệu đồng khi bán 100 con. Còn đối với gà nuôi lấy trứng thì có thể lãi được khoảng trên dưới 100 ngàn đồng/ngày.
11 Thông Tin Hữu Ích Cần Biết Về Loài Gà Tre
Gà tre là giống gà bản địa xuất hiện phổ biến tại khu vực miền Nam của Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Tây Nam Bộ. Gà tre thu hút người nhìn bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn, xinh xắn cùng bộ lông sặc sỡ nhiều sắc màu vô cùng bắt mắt. Cùng chúng mình tìm hiểu thêm về loài gà tre.
Một số thông tin thú vị khácMột số thông tin thú vị khác về loài gà tre:
Xuất hiện giống gà Tân Châu tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có chiếc đuôi dài gần 1m với giá bán hàng nghìn đô
Gà tre sở hữu một nguồn gen độc đáo của Việt Nam nhưng do không được nuôi phổ biến, cộng với việc nhiều chủ nuôi áp dụng lai tạo với nhiều giống gà khác để cải thiện vóc dáng, thể chất ngày càng cao nên nguy cơ mai mọt giống, tuyệt chủng là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.
Một số thông tin thú vị khác
Đặc điểm tính cách của gà treMột số thông tin thú vị khácMột số thông tin thú vị khác
Gà tre trống rất hiếu chiến và có tính bảo vệ lãnh thổ rất cao đối với những đối thủ cạnh tranh nhưng sẵn sàng bỏ qua cho những con trống cùng bầy nếu như những con này chịu phục tùng nó, tức là không được gáy trước mặt nó và dĩ nhiên là không được tranh giành gà mái với nó.
Gà tre trống đá rất giỏi và lì đòn, nhất là các con gà được hai năm tuổi trở lên (nếu nhỏ hơn tuổi này chúng rất dễ bỏ chạy khi đang đá để rồi sau đó quay lại đá tiếp rồi lại bỏ chạy cứ thế lặp đi lặp lại vài lần rồi chạy hẳn), khi đó chúng có thể đánh bại những đối thủ nặng ký hơn gấp ba, bốn lần thuộc các giống gà thịt, thậm chí gà chọi (gà nòi) tơ cũng không phải là đối thủ. Một trận đấu của hai con gà tre trưởng thành kéo dài vài tiếng đồng hồ là thường. Nhiều người cho rằng chúng đá tới chết là hơi phóng đại, tuy nhiên một trong hai con có thể chết sau đó do bị thương quá nặng hoặc không thể nào phục hồi lại thể lực là có thật.
Các giống gà treĐặc điểm tính cách của gà treĐặc điểm tính cách của gà tre
Dựa vào màu sắc của sự lai tạo với các giống gà khác, gà tre gồm 3 giống với 3 sắc lông chính như sau:
Gà chuối tre: con trống có lông màu trắng – đỏ – đen với phần lông cổ và lông mã ở lưng có màu trắng cùng vài điểm sọc đen hơi mờ ở giữa; lông bụng, lông ngực, lông đuôi có màu đen tuyền; con mái có lông màu trắng-đen
Gà điều tre: con trống có lông phần lưng và phần đuôi giống gà chuối tre nhưng lông mã ở lưng lại có màu đỏ tía hoặc đỏ lửa; con mái có màu lông pha giữa màu nâu và đen
Một số giống gà tre khác với nhiều màu sắc đa dạng và bắt mắt như đỏ tía, trắng-đỏ, vàng-trắng muốt, đen, xám, trắng, vàng,…
Ngoài ra, tại Việt Nam còn sở hữu các giống gà tre đặc trưng gồm: gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ và gà tre Serama có giá trị kinh tế khá cao, được nuôi làm cảnh hoặc thi chọi tại các cuộc thi trên cả nước.
Các giống gà treCác giống gà tre
Nguồn gốc tên gọi gà treCác giống gà treCác giống gà tre
Gà tre (chính xác là “gà che” theo tiếng Khmer là mon-che) là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Là giống gà có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh.
Tuy nhiên giống gà này dường như chưa được giới khoa học nghiên cứu một cách nghiêm túc, chưa thấy có tư liệu chính thức nào viết về loài này. Tên gọi của nó là “Gà Che” theo cách gọi của người Khmer, về sau, khi giống gà này phổ biến khắp Việt Nam, người Việt ta lại tưởng cái tên “Che” là do dân miền Tây Nam Bộ phát âm sai nên sửa lại là Gà Tre. Cái tên gà tre bắt đầu xuất hiện và phổ biến từ đó.
Nguồn gốc tên gọi gà treNguồn gốc tên gọi gà tre
Trọng lượngNguồn gốc tên gọi gà treNguồn gốc tên gọi gà tre
Có thể nói đây là giống gà nhỏ nhất Việt Nam nếu không tính đến các giống gà cảnh ngoại nhập. Gà mái có trọng lượng từ 400 gam đến 600 gam, gà trống nặng từ 500 gam đến 800 gram nhưng trọng lượng lý tưởng nhất là từ 600 gam đổ lại đối với gà trống, cá biệt một vài cá thể trống chỉ nặng 400 gram mà thôi.
Gà Tre có khối lượng cơ thể:
Gà con lúc mới nở là 16,5 – 21,2 g.
Lúc 8 tuần tuổi:
Gà trống 371,2 – 420,3 g/con
Gà mái 337,30 – 368,7 g.
Đến 20 tuần tuổi
Gà trống 857,22 – 910,8 g/con
Gà mái 565,3 – 586,6 g/con.
Tình trạng bảo tồnTrọng lượngTrọng lượng
Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, gà Tre Nam Bộ bị suy giảm số lượng nghiêm trọng do các nguyên nhân sau:
Không mang lại hiệu quả kinh tế nên không được nuôi.
Bị lai tạo với các giống gà thịt khác để tăng trọng lượng rồi bán về thành thị làm món đặc sản vì thịt gà tre vốn có tiếng là ngon.
Bị lai tạo với gà chọi (gà nòi lông), gà Mỹ, Asil, Pêru, Mã Lai nhằm cải thiện tầm vóc, thể lực và khả năng dùng cựa sắt phục vụ cho giới chọi gà.
Cơn sốt các giống gà cảnh khác như gà tre Tân Châu mà thực ra là một sản phẩm lai tạo từ gà tre Nam Bộ với các giống gà khác của những người nuôi gà cảnh vùng An Giang, gà tre Thái Lan, Malaisia, Nhật Bản… đã thúc đẩy những người nuôi gà cảnh ít ỏi còn lại từ bỏ giống gà tre nguyên thủy hoặc lai tạo chúng với các giống gà trên càng làm cho gà tre Nam Bộ tiến nhanh đến nguy cơ tuyệt chủng.
Đặc điểm sinh sản của gà treTình trạng bảo tồnTình trạng bảo tồn
Gà có thể trưởng thành sau sáu tháng nuôi tuy nhiên để thật sự thành thục thì phải sau tám tháng với gà mái và một năm đối với gà trống. Khả năng đẻ trứng của gà mái có sự thay đổi tùy theo cá thể. Nếu để sinh sản tự nhiên gà đẻ khoảng ba đến bốn lứa một năm. Nếu ta lấy trứng không cho gà ấp thì mỗi lứa trứng sẽ cách nhau từ hai mươi đến ba mươi ngày.
Số lượng trứng mỗi lúa thường trên dưới mười quả, một số cá thể có thể đẻ liên tục hai mươi quả trên một lứa. Tuy nhiên đây là giống gà ít được nuôi phổ biến nên một số trường hợp bị thoái hóa do cận huyết số trứng mỗi lứa có khi chỉ là năm sáu quả mà thôi, thậm chí gà đẻ không liên tục.
Đặc điểm ngoại hìnhĐặc điểm sinh sản của gà treĐặc điểm sinh sản của gà tre
Màu lông của gà tre hiện nay rất đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống gà khác. Căn cứ vào sự thống kê không chính thức các ý kiến của những người đã sống vào những thập niên 40, 50 thế kỉ trước ở miền Tây Nam Bộ thì gà tre có ba sắc lông chính.
Đặc điểm các bộ phận chính của gà tre:
Lông gà bóng mượt, khá dài và ôm chứ không quá xù như một số gà cảnh ngoại nhập hiện nay.
Màu sắc mỏ và chân: Lý tưởng nhất cho gà thuần chủng là màu vàng tươi.Mỏ xinh xinh như hình tam giác.
Mào gà: Phổ biến nhất là mồng lái, kích thước vừa phải và luôn thẳng đứng gần giống mồng gà rừng.
Đuôi: Đuôi gà nghiêng một góc 30 đến 40 độ so với mặt đất với nhiều lớp lông phủ lên nhau, lông đuôi gà trống thường dài và nhiều. uốn cong thành một cung tròn, những sợi dài nhất có thể dài chạm đất, thậm chí kéo lê trên đất hai, ba xăng-ti-mét. Tuy nhiên đuôi gà tre Nam Bộ lại không xòe rộng sang hai bên theo kiểu đuôi tôm.
Chân: Chân gà tre Nam Bộ tương đối cao so với các giống gà cảnh ngày nay với cẳng chân thon, nhỏ dài bằng với đùi gà nhưng rất nhanh nhẹn trong việc bới đất,kiếm mồi. Gà trống có bộ cựa rất phát triển, thường là cựa kim dài và cong vút rất lợi hại
Vóc dáng tổng thể: Gà có vóc dáng cao khá gọn gàng, đẹp mắt, tiếng gáy thanh, dáng đi nhẹ nhàng và khỏe mạnh.
Chăm sóc gà tre đúng cách
Gà tre là giống gà khá dễ nuôi, tốn ít diện tích cho chuồng trại, chủ yếu được nuôi thả trong vườn nhà, ở góc sân hay dưới mái hiên.
Chúng có khả năng miễn dịch khá cao nên rất ít bị bệnh tật. Tuy nhiên, người nuôi cũng cần lưu ý một số bệnh thường gặp ở gà tre, nhất là những tháng đầu tiên sau sinh nở như: bệnh đậu gà, cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng gà, bệnh marek, bệnh hô hấp mãn tính,…
Vì đặc điểm kích thước cơ thể giống gà tre khá nhỏ nên khi nuôi nhốt, không nên để gà tre chung chuồng với giống gà khác có kích thước lớn hơn.
Chuồng nuôi, máng cho ăn, cho uống phải được khử trùng sạch sẽ, khô ráo, đảm bảo mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm, tránh gió lùa. Có thể dùng trấu, bột cưa độn chuồng và phun sát trùng trước khi nuôi.
Giá bán gà treChăm sóc gà tre đúng cáchChăm sóc gà tre đúng cách
Giá gà tre cảnh hay gà tre chọi cao hay thấp chủ yếu dựa vào tổng quan hình dáng cơ thể và màu sắc của bộ lông. Được biết, giống gà Tân Châu có giá bán khoảng từ 1 triệu cho đến vài chục triệu đồng/ 1 con; giống gà Serama có giá khoảng từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng/ 1 con
Gà tre thịt giá bao nhiêu?
Giá gà tre thịt từ 150.000 – 200.000 đồng/kg.
Giá gà tre con từ 1 tuần tuổi có giá 25.000 – 35.000 đồng/con.
Giá trứng gà tre từ 2500 – 3000 đồng/quả.
Thức ăn của gà treGiá bán gà treGiá bán gà tre
Thức ăn cho gà tre không quá khác biệt với các loại gà khác nhưng cần chuẩn bị và cho ăn một cách cẩn thận. Gà tre thường nhạy cảm thức ăn hơn nên chế độ dinh dưỡng ѕẽ phải cầu kỳ hơn. Đối với gà tre thương phẩm và gà tre cảnh, gà tre đá chọi lại có chế độ chăm sóc tương đối khác nhau để phù hợp với đặc điểm của nó.
Để đảm bảo cho gà tre sống khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì cần cho ăn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các loại thức ăn chủ yếu cho gà tre bao gồm:
Thóc lúa: Thóc lúa là thành phần chủ yếu của gà tre cũng như các loại gà khác. Trong thóc lúa sẽ có các thành phần giúp thịt gà săn chắc, các cơ khỏe mạnh giúp gà tăng sức đề kháng, có thể chịu được đòn khi đá chọi. Đối với gà đẻ thì nó không thể thiếu để tạo nên lớp vỏ trứng cứng cáp.
Rau xanh: Thành phần rau xanh cung cấp chất xơ tất nhiên đồng thời có cả vitamin K giúp gà thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng trong ngày hè nắng nóng. Rau xanh có thể cho gà ăn trực tiếp hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn để gà ăn được nhiều hơn.
Mồi: loại mồi sẽ cung сấp cho gà trе chất đạm, protein gіúp cho gà hồi phục sức khỏe. Сhính vì vậу, khі nuôi bất kỳ loại gà nào thì đều không thể thiếυ thành phần này.
Thức ăn công nghiệp
Nước
Đăng bởi: Thủy Tiên
Từ khoá: 11 Thông tin hữu ích cần biết về loài gà tre
Gà Đông Tảo Là Gì? Gà Đông Tảo Giá Bao Nhiêu 1Kg? Mua Ở Đâu?
Chắc hẳn mọi người đã từng nghe qua cái tên Gà Đông Tảo, số ít người biết rằng Gà Đông Tảo loại gà quý hiếm, hảo hạng ở Việt Nam. Vậy Gà Đông Tảo là gì? Gà Đông Tảo giá bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu?
Gà Đông Tảo là loại gà quý hiếm, thịt ngon, chắc thịt, đây là giống gà có giá cao đến ngất ngưỡng. Để hiểu rõ hơn giống gà này, cũng như cách lựa chọn gà ngon, chỗ mua uy tín, bạn hay tham khảo qua bài viết này.
Nguồn gốc gà Đông TảoGà Đông Tảo hay còn được gọi gà Đông Cảo, đây là giống gà quý hiếm, có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ trăm năm và từ xưa, gà được nuôi để dùng làm vật phẩm tiến Vua, các bậc quý tộc hoặc dùng làm đồ cúng tế. Đây là niềm tự hào của người dân Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đặc điểm gà Đông TảoĐây là giống gà có kích thước khá lớn, nặng từ 3.5-4.5kg. Thân hình to, chân thô, to lớn nhưng cũng rất vững chãi. Gà Đông Tảo có da đỏ, lông màu tím pha đen.
Tuy to lớn nhưng thịt gà rất ngon, chất thịt mềm, không dai, không có gân được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy Gà Đông Tảo thường được dùng hầm thuốc bắc hay đơn giản là chỉ luộc rồi chấm muối.
Đối với Gà Đông Tảo trưởng thànhKhác với những giống gà lai khác, Gà Đông Tảo có đôi chân to, vững chãi bằng cánh tay người, có lớp da đỏ sần sùi bao bọc xung quanh, 4 ngón chân xòe ra, cân đối. Gà trưởng thành có thể nặng từ 4-6.5kg đối với con trống và 2.5-3.5kg đối với con mái.
Đối với Gà Đông Tảo con
Đối với gà con 1 tháng tuổi: Trong thời buổi thật giả lẫn lộn rất khó để có thể tìm ra đâu là gà lai và đâu là gà thuần chủng. Nếu muốn tìm gà giống tốt, bạn nên tìm những cơ sở uy tín, chất lượng tốt.
Gà từ 2-3 tháng tuổi: So với gà lai, Gà Đông Tảo thuần chủng từ 2-3 tháng tuổi có cặp chân to hơn và có lớp da đỏ đặc trưng.
Gà trên 3 tháng tuổi: giai đoạn này gà có dấu hiệu khá rõ ràng: cặp chân to, chắc khỏe bằng ngón tay cái, da đỏ, thịt dày, mào gà đỏ tía và trông khỏe khoắn.
Để lựa được gà Đông Tảo ngon, chất lượng cao bạn nên chọn những con có sắc mào đỏ, mắt linh hoạt. Khi sờ vào đùi, chân gà, cảm nhận được độ rắn chắc và đàn hồi của thịt. Khi dùng thấy phần thịt đỏ, thì chắc chắn là Gà Đông Tảo ngon, chất lượng.
Vì Gà Đông Tảo là giống gà quý hiếm nên có giá thành khá cao. Nếu gà Đông Tảo được bán theo ký thì gà trưởng thành có giá 400.000 – 600.000 đồng/ kg, thậm chí nhiều nơi giá trên 1 triệu đồng/ kg.
Advertisement
Còn đối với gà giống hay gà nguyên con, có các mức giá sau đây:
1 gà con mới nở khoảng 1 – 3 ngày có giá 100.000 – 150.000 đồng.
1 gà con 1 tháng tuổi (khoảng 3 lạng) có giá 250.000 – 300.00 đồng.
1 gà con 3 tháng tuổi (khoảng 800gr) có giá từ 400.000 – 600.000 đồng.
1 gà con 6 tháng tuổi (khoảng 3.5kg) có giá từ 1.3 – 1.5 triệu đồng.
1 con trưởng thành có giá từ 1.5 – 3 triệu đồng.
1 con chân to, chắc khoẻ có giá lên đến 5 – 8 triệu đồng.
Để chọn mua được gà Đông Tảo chất lượng, an toàn, bạn nên đến những trang trại chuyên nuôi và mua bán gà Đông Tảo trên thị trường để tìm mua được những con gà ưng ý nhất.
Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức về Gà Đông Tảo và tìm được cơ sở uy tín để chọn mua.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Tre Ấp Trứng Bao Nhiêu Ngày Thì Nở, Câu Hỏi Từ Những Người Nuôi Gà Tre trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!