Xu Hướng 10/2023 # Kinh Nghiệm Đi Chùa Linh Thiêng # Top 11 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Kinh Nghiệm Đi Chùa Linh Thiêng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Đi Chùa Linh Thiêng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm du lịch chùa Linh Ứng Bà Nà Hill 

Đà Nẵng có bao nhiêu chùa Linh Ứng?

Có thể nhiều du khách sẽ bất ngờ khi nhắc đến số lượng ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng. Có tất cả 3 ngôi chùa mang tên chùa Linh Ứng, đó là 

  • Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, Sơn Trà, Đà Nẵng.

  • Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn (chùa Linh Ứng Non Nước), Hòn Thủy Sơn, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

  • Chùa Linh Ứng Bà Nà – đỉnh Bà Nà Hills, Thôn An, Hòa Vang, Đà Nẵng.

    Cả 3 ngôi chùa Linh Ứng này đều là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Nếu có dịp đến đây, du khách cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và cầu nguyện cho một cuộc sống hạnh phúc, tài lộc. 

    Đà Nẵng có bao nhiêu chùa Linh Ứng

    Tổng quan chùa Linh Ứng Bà Nà Hill

    Địa chỉ

    Thuộc khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ, thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

    Thời gian mở cửa

    7h đến 18h hàng ngày

    Giá vé

  • 650.000 đến 800.000 đồng đối với du khách ngoại tỉnh.

  • 350.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người Đà Nẵng.

    Chùa Linh Ứng Bà Nà Hill được xây dựng trên đỉnh núi Bà Nà, thuộc khu du lịch Bà Nà Hill. Đây là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng bậc nhất ở Đà Nẵng với kiến trúc độc đáo và không gian yên tĩnh, trong lành.

    Tổng quan chùa Linh Ứng Bà Nà Hill

    Những điểm thu hút đặc biệt của chùa Linh Ứng Bà Nà Hill Chốn bồng lai tiên cảnh

    Điểm ấn tượng nhất của chùa Linh Ứng Bà Nà Hills là cả ngôi chùa được bao trùm bởi không gian huyền ảo của núi rừng. Nếu đến đây vào buổi sáng sớm, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh ngôi chùa được phủ trắng xóa bởi màn sương dày đặc. Đặc biệt, từ phía trên chùa nhìn xuống, bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh của toàn Đà Thành được thu nhỏ trong tầm mắt. 

    Chốn bồng lai tiên cảnh ở chùa Linh Ứng 

    Kiến trúc đậm nét Việt cổ

    Chùa Linh Ứng được xây dựng xây dựng theo lối kiến trúc Việt Cổ, mang đặc trưng của trường phái Bắc Tông. Điểm nổi bật nhất của ngôi chùa là phần chính điện được khắc theo hình chữ Nhất. Cổng tam quan nằm ngay ở lối ra vào chùa được thiết kế theo hình mái cong, 4 góc mái được chạm trổ theo hình đầu rồng với nét hoa văn cực kỳ tinh tế và bắt mắt. 

    Kiến trúc đậm nét Việt cổ của chùa Linh Ứng 

    Bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ

    Chùa Linh Ứng gây ấn tượng với du khách bởi bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ. Bức tượng có chiều cao lên đến 27m và có đường kính rộng tới 14m. Đặc biệt, bức tượng này được đúc hoàn toàn từ đá trắng nguyên khối. Phần lưng của bức tượng được đặt tựa vào Núi Chúa. Phía trước tượng là không gian núi non rộng lớn bao trùm cả thành phố Đà Thành. 

    Bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ

    Một số lưu ý khi đi chùa Linh Ứng Bà Nà Hill

    Khi tham quan Chùa Linh Ứng ở Bà Nà Hill, du khách cần phải chú ý một vài điều sau:

  • Trang phục: Đây là một địa điểm du lịch tâm linh, vì vậy bạn nên mặc trang phục lịch sự khi đến tham quan chùa, tránh mặc quần shorts hoặc váy quá ngắn. Lưu ý, bạn nên mang giày thể thao để thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển ở chùa. 

  • Giữ gìn vệ sinh chung: Khi tham quan các địa điểm ở chùa Linh Ứng, bạn cần giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý giữ yên lặng để không làm ảnh hưởng bầu không khí linh thiêng của ngôi chùa. 

  • Chuẩn bị phụ kiện: Thời tiết Bà Nà Hill có sự chênh lệch khá lớn trong 1 ngày. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những phụ kiện cần thiết cho chuyến tham quan như: Nón, kính mát, áo khoác,…

    Một số lưu ý khi đi chùa Linh Ứng Bà Nà Hill

    Kết luận

    Chùa Sư Muôn – Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Ở Phú Quốc

    Nằm trên triền núi Điện Tiên, tuy chỉ cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 5km nhưng đến với chùa Sư Muôn, du khách có cảm giác như đến một thế giới khác với thiên nhiên khoáng đạt, không khí trang nghiêm.

    Chùa Sư Muôn – Ngôi chùa cổ linh thiêng ở Phú Quốc

    Từ cổng tam quan, đi ngược lên triền núi uốn lượn khoảng 1km là đến chùa Sư Muôn. Để lên đến chánh điện, du khách phải leo thêm 60 bậc đá, số bậc đá ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu của vòng quay đời người (lục thập hoa giáp).

    Hùng Long tự, chùa Sư Muôn. Ảnh: Thành Huỳnh.

    Xung quanh chùa cây cối xanh tốt, tạo cho du khách cảm giác thư thái mỗi khi viếng chùa. Trước chùa có tượng Quan Âm tọa trên tòa sen, hai bên là hai khối đá mang hình dáng “rồng chầu, hổ phục” tự nhiên. Từ đây nhìn xuôi triền núi là thảm cỏ tranh xanh mướt cùng những vườn tiêu sinh thái.

    Ảnh: Rifid Nwo.

    Ảnh: Rifid Nwo.

    Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc dân gian dựng trên nền đá cao 3m, bên trong bày trí đơn giản với tượng Phật tổ và các vị Bồ Tát. Phía trước “đại hùng bảo điện” là đôi rồng ôm cột dũng mãnh, tượng trưng cho tên chữ của ngôi chùa “Hùng Long tự”.

    Ảnh: Hưng Hồ Hữu.

    Không gian phía sau chánh điện chùa Sư Muôn là thế giới để du khách khám phá. Đầu tiên là giếng nước có nhiều câu chuyện huyền thoại. Tuy chỉ sâu khoảng 2m nhưng quanh năm giếng luôn đầy nước, không chỉ đáp ứng sinh hoạt trong chùa mà còn cung cấp cho dân cư dưới chân núi.

    Giếng nước của chùa. Ảnh: Báo Lao Động.

    Ảnh: Báo Lao Động.

    Không gian chùa xanh mát.

    Bảo tháp trong khuôn viên chùa. Ảnh: Báo Lao Động.

    Từ đây leo thêm 50m là đến cây kơ-nia cổ thụ 200 tuổi, dưới gốc cây là tượng Phật Thích Ca tĩnh tâm tu hành. Cách đó không xa là bảo tháp của các vị ni sư nằm giữa rừng sim xanh mướt. Đi theo hướng bên trái chánh điện khoảng 200m là ngôi chùa tổ do tổ khai sơn Thiền sư Giai Minh (tên thật Nguyễn Kim Môn) thường gọi là sư Muôn, xây dựng vào năm 1930.

    Đá hình hổ chầu. Ảnh: Báo Lao Động.

    Sư Muôn xuất thân là một nhân viên kế toán của ngân hàng Đông Dương, sau thời gian ngộ đạo đã đi tu và truyền đạo ở các nơi như đảo Thổ Chu, đảo Hòn Thơm, cuối cùng dừng chân ở Phú Quốc và chọn đỉnh núi Điện Tiên rồi xây chùa Hùng Long.

    Ảnh: Võ Văn Hiến.

    Sư tham gia phong trào cách mạng và từng tổ chức nuôi chứa cán bộ trong chùa. Do đó, năm 1946 khi Pháp đổ bộ lên Phú Quốc đã đốt rụi ngôi chùa rồi giam cầm Sư Muôn. Do nhiều thăng trầm lịch sử, có lúc ngôi chùa bị đổi thành am. Mãi đến đời trụ trì thứ 4 Minh Úc, chùa mới được xây dựng lại, đến đời trụ trì thứ 5, chùa Sư Muôn mới được đầu tư xây dựng khang trang.

    Ảnh: Thắng Vũ.

    Ảnh: Trung Ruan.

    Chùa Sư Muôn còn có ngôi nhà tưởng niệm với bia đá ghi lại câu chuyện về cuộc đời của Thiền sư Gia Minh, cùng những bài kinh kệ đầy tính thâm sâu của triết lý nhà Phật. Vì thế, nơi đây là địa điểm tâm linh tín ngưỡng được du khách yêu thích mỗi lần đến Phú Quốc.

    Lối lên chùa tổ. Ảnh: Văn Vũ.

    Đăng bởi: Ngọc Hải

    Từ khoá: Chùa Sư Muôn – Ngôi chùa cổ linh thiêng ở Phú Quốc

    Chiêm Bái Chùa Hội Linh Cổ Tự: Ngôi Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng Xứ Tây Đô

    Chùa Hội Linh là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơ cực “hút khách”. Tới đây, bạn sẽ cảm nhận rõ không gian tĩnh lặng, tìm thấy chốn bình yên nhất trong cõi tâm. Đồng thời, ngôi chùa mang vẻ đẹp uy nghiêm khiến cho bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

    1. Địa chỉ chùa Hội Linh ở đâu? 

    Chùa Hội Linh được biết đến là công trình kiến trúc có nhiều giá trị nghệ thuật với các tôn tượng lâu đời, độc đáo. Tham quan địa danh này bạn sẽ được khám phá nhiều điều thú vị mới mẻ.

    Địa chỉ: số 314/36, đường Cách Mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

    Giá vé: miễn phí

    Giờ mở cửa: 6 – 17h hàng ngày

    2. Đường đến chùa Hội Linh từ trung tâm thành phố Cần Thơ

    Chùa Hội Linh nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 4km, trong một con hẻm nhỏ gần chợ An Thới. Du khách có thể tới đây bằng phương tiện cá nhân, taxi và xe ôm đều rất thuận tiện. Đồng thời, bạn đừng quên nắm chắc bản đồ du lịch Cần Thơ để chủ động trong chuyến hành trình của mình.

    Khi di chuyển bằng taxi hoặc đi xe ôm bạn có thể đến với chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ sau khoảng 10 phút. Bạn chỉ cần đọc địa chỉ sẽ được các bác tài đưa đến tận nơi nhanh chóng, tiện lợi.

    Trường hợp du khách muốn tự mình di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên đi về hướng Bắc đến Phan Đình Phùng về phía Ngô Đức Kế. Tại Công Trường Độc Lập tiếp tục đi thẳng vào Nguyễn Trãi, tới vòng xuyến đi theo lối ra thứ 2 đường Cách Mạng Tháng Tám, rẽ phải vào hẻm 314 nhìn phía bên phải đường sẽ thấy chùa Hội Linh Cổ Tự Cần Thơ.

    3. Tìm hiểu lịch sử chùa Hội Linh Cổ Tự ở Cần Thơ

    Chùa Hội Linh Cần Thơ là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơ được nhiều người tìm đến. Nơi đây không chỉ nổi bật với kiến trúc đẹp, cảnh vật yên bình mà còn có bề dày lịch sử và nhiều đời trụ trì thay phiên nhau xây dựng, quản lý.

    Năm

    Lịch sử Hội Linh Cổ Tự

    2/1907

    Chùa được hòa thượng Thích Khánh Hưng cho khởi công xây dựng với tên gọi Hội Long Tự

    1914

    Hòa thượng Thích Khánh Hưng viên tịch, hòa thượng Thích Hoằng Đạo lên trụ trì thay. Người đã cho tu sửa chùa và đổi tên thành Hội Linh Tự

    1922

    Hòa thượng Thích Hoằng Đạo viên tịch, hòa thượng Thích Trí Đăng đảm nhận chức trụ trì

    1944

    Hòa thượng Thích Trí Đăng viên tịch, thượng tọa Thích Pháp Thân lên trụ trì thay

    1945

    Chùa Hội Linh phải tự thiêu hủy một phần để ngăn chặn sự chiếm đóng của thực dân Pháp

    1967

    Thượng tọa Thích Pháp Thân lên chức danh hòa thượng

    1970

    Hòa thượng Thích Pháp Thân viên tịch, hòa thượng Thích Pháp Hiện lên trụ trì thay

    1972

    Hòa thượng Thích Pháp Hiện tu hành ở một nơi khác, thượng tọa Thích Chơn Đức lên thay trụ trì 

    1993

    Chùa Hội Linh được chứng nhận là di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia

    1998

    Thượng tọa Thích Chơn Đức được tấn chức danh hòa thượng

    2005

    Hòa thượng Thích Chơn Đức tuổi cao sức yếu giao truyền trụ trì cho thượng tọa Thích Thiện Pháp.

    2011

    Hòa thượng Thích Chơn Đức viên tịch, thượng tọa Thích Thiện Pháp chính thức làm trụ trì

    2023

    Thượng tọa Thích Thiện Pháp được tấn chức danh hòa thượng

    4. Kiến trúc độc đáo tại Hội Linh Cổ Tự

    Chùa Hội Linh là một trong những khu du lịch Cần Thơ được nhiều du khách tìm đến. Nơi đây có diện tích 2.500m2 với kiến trúc độc đáo, tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

    4.1. Cổng ngoài

    Chùa Hội Linh cổ tự có 1 cổng chính và 2 cổng phụ, mỗi cổng là một câu đối khác nhau, ngày thường chỉ mở cổng phụ bên tay trái. Phía trước cổng phụ có bia đá chứng nhận đây là di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia và tiểu sử tóm tắt ngôi chùa.

    Cổng chính của chùa nổi bật với 2 lớp ngói âm dương xanh lá. Phần mái dưới ghi chữ “chùa Hội Linh”, bên trên là dòng chữ Hán chỉ tên chùa. Đỉnh mái có hình lưỡng long thanh chầu, hai bên thành với hai câu đối bằng chữ Hán.

    4.2. Bố cục chùa

    Bước qua cổng chính bạn sẽ bắt gặp ao sen hình bán nguyệt, giữa hồ là tượng Bồ Tát. Hai bên có cây liễu được uốn cong về phía tượng Phật để che nắng, che mưa. Bên phải là kiến trúc chùa Hội Linh, phòng ngủ nghỉ. Bên trái được đặt các bảo tháp thờ nhiều vị hòa thượng đã quá cố của chùa cùng thần thổ địa, miếu ngũ hành,…

    4.3. Chánh điện

    Chánh điện được chia ra làm 3 gian nhỏ với từng phần cụ thể như sau:

    Gian thờ chính: thờ Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát

    Giữa chánh điện: thờ tượng Phật Di Lặc, Phật Dược Sư

    Gian thờ cuối: thờ tổ, Đạt Ma tổ sư

    Hậu đường: được chia ra nhiều gian khác nhau để tiếp khách, thuyết pháp, nhà bếp, phòng ăn

    5. Hội Linh Cổ Tự lưu lại nhiều giá trị tâm linh to lớn

    Nhìn chung, chùa Hội Linh được xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được phong cách của các ngôi chùa Việt Nam. Điển hình như kết cấu tường gạch, mái vòm, chân đế bằng đá, trụ xi măng,… Điều này giúp cho ngôi chùa thêm phần vững chắc và kiên cố.

    Ngoài ra, ngôi chùa còn lưu giữ nhiều giá trị tâm linh to lớn như vô số pho tượng làm bằng nhiều chất liệu đồng, gỗ, xi măng, thạch cao. Bên cạnh đó, nổi bật với tượng Giám Trai với đường nét điêu khắc độc đáo. Chùa có thêm các hiện vật chuông, đồng, mõ, bộ binh khí, bộ bàn ghế gỗ cẩn xà cừ vô cùng quý giá.

    Du lịch Cần Thơ 1 ngày bạn đừng bỏ qua chuyến hành trình đến với chùa Hội Linh. Đồng thời, bạn nên chọn cho mình nơi lưu trú an toàn, nghỉ dưỡng đẳng cấp. Vinpearl Hotel Cần Thơ chắc hẳn sẽ là điểm dừng chân đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

    Tọa lạc tại vị trí đắc địa giúp du khách tiện kết nối với các địa điểm du lịch khác như bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, khu du lịch Mỹ Khánh Cần thơ, du lịch Cồn Sơn Cần Thơ.

    Phòng nghỉ tiện nghi giúp bạn có những giây phút nghỉ ngơi thư thái, thoải mái nhất.

    Hệ thống nhà hàng sang trọng giúp du khách tận hưởng không gian ấm cúng và thưởng thức nhiều đặc sản Cần Thơ.

    Các tiện ích, dịch vụ đầy đủ đạt tiêu chuẩn 5 sao giúp du khách tái tạo năng lượng tốt nhất.

    Khám phá ẩm thực miền Tây với 24 món ngon Cần Thơ nổi tiếng nhất 

    Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ 3 ngày 2 đêm tự túc: ăn gì – chơi gì – ở đâu?

    5 trải nghiệm sang chảnh không thể bỏ lỡ tại Vinpearl Hotel Cần Thơ

    Đăng bởi: Vương Tiêu

    Từ khoá: Chiêm bái chùa Hội Linh Cổ Tự: Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng xứ Tây Đô

    Chùa An Giang – Top 12 Ngôi Chùa Đẹp Và Linh Thiêng Nhất!

    1. Chùa An Giang nổi tiếng nhất – Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 

    Địa chỉ: 132 Châu Thị Tế, phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

    Ưu điểm: Địa điểm dễ tìm, dễ di chuyển đến các địa điểm khác

    Nhược điểm: Nhiều tiểu thương chèo kéo mua hàng

    Nhắc đến vùng đất An Giang thì ai cũng biết đến Miếu Bà Chúa Xứ, nơi đây không chỉ là một địa điểm linh thiêng được nhiều người tin tưởng. Mà chùa ở An Giang này còn là một địa điểm tham quan mà nhiều người phải ghé lại, thắp một nén nhang trầm cho bà Chúa Xứ. 

    Miếu Bà Chúa Xứ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

    Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

    Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”

    Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy.

    Bên trong thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. 

    Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.

    Nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

    Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nổi tiếng linh thiêng và ứng nghiệm

    2. Chùa Vạn Linh 

    Địa chỉ: An Hảo, Tịnh Biên, An Giang

    Ưu điểm: Kiến trúc đẹp, không khí trong lành

    Nhược điểm: Khó di chuyển

    Nhắc đến chùa An Giang ít ai có thể quên được chùa Vạn Linh trên núi Cấm. Chùa không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hữu tình mà còn có ngôi chùa linh thiêng gắn liền với những giai thoại của núi Cấm. Chùa Vạn Linh có kiến trúc ấn tượng, khuôn viên xanh mát cực kì thích hợp cho những ai muốn tìm đến không khí trong lành. Muốn lên được chùa bạn có thể đi cáp treo hoặc thuê xe ôm lên đỉnh núi Cấm.

    Toàn cảnh chùa Vạn Linh

    Chùa Vạn Linh còn được gọi là chùa Lá

    Chùa được xây dựng lần đầu tiên năm 1927.

    Năm 1976, chùa được trùng tu lại, tọa lạc trên độ cao 600m.

    Tổng diện tích chùa lên tới 6ha được chia làm nhiều công trình

    Chùa Vạn Linh được xây dựng trên địa thế rất đẹp, nằm bên sườn đồi Bồ Hong mặt trước hướng thẳng nhìn ra hồ Thủy Liêm, bên trong khuôn viên rất nhiều cây bonsai, vườn hoa rực rỡ sắc màu… tạo nên không khí trong lành. Lễ hội chùa Vạn Linh được tổ chức vào ngày 23 – 24/11 Âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều tăng ni, phật tử tới tham gia. Đến với chùa Vạn Ninh, bạn còn có thể kết hợp du lịch khám phá núi Cấm hứa hẹn nhiều trải nghiệm thú vị.

    3. Chùa ở An Giang nổi tiếng thu hút nhiều khách – Chùa Hang 

    Địa chỉ: QL91, xã Vĩnh Tế, thị Xã, Châu Đốc, An Giang

    Ưu điểm: Không khí trong lành, view đẹp

    Nhược điểm: Địa điểm hơi khó tìm

    Đây là một công trình tín ngưỡng, một di tích lịch sử mang tầm quốc gia, một điểm đến nổi tiếng của vùng đất An Giang. Ngôi chùa này được xây dựng từ rất lâu đời vào khoảng thời gian những năm 1840 và 1850. Hiện chùa Hang đã trải qua đến 200 năm nên tự hào là một trong những chùa nổi tiếng ở An Giang. 

    Chùa bốn bên là cây xanh phủ mát tạo không gian xanh mất và trong lành.

    Trong chùa có thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Phật Di Lặc, các vị hộ Pháp. Và còn có nơi thờ phụng tưởng nhớ bà Thợ cùng nhà sư Thích Huệ Thiện. Là hai người có công lớn trong việc xây dựng chùa.

    Bên trong chính điện chùa có nhiều bức tượng Phật đẹp và các bức phù điêu chạm trổ tinh tế.

    Khuôn viên chùa có một hang động nhỏ, bên trong có am thờ với bức tượng Bạch Xà và Thanh Xà. Điều này đem đến không khí kì bí, linh thiêng.

    4. Chùa Koh Kas – Cổng trời Tri Tôn

    Chùa Koh Kas (Cổng trời Tri Tôn) là một địa điểm check-in khá hot của các bạn trẻ khi du lịch An Giang. Đây là ngôi chùa ở An Giang mà bạn nên đến khám phá bởi sắc màu văn hóa Khmer cũng như Phật Giáo Nam Tông được thể hiện khá rõ nét. Khác với Chùa Vạn Linh Núi Cấm, Chùa Koh Kas thuộc hệ phái Phật Giáo Nam Tông. Điều ấy được thể hiện khá rõ nét trong kiến trúc chùa cũng như phương thức tu tập của các vị tăng nơi đây. 

    Điểm thu hút của Chùa Koh Kas chính là chiếc cổng chùa nằm sừng sững mang đậm dấu ấn thời gian. Chùa một chiếc cổng được xây dựng và chạm khắc cẩn thận. Lại nằm giữa cánh đồng lúa vàng bao la bát ngát. Tất cả đã gợi nên một không gian thanh bình, yên ả, nhẹ nhàng. 

    Chùa Koh Kas ẩn hiện với tone màu vàng cam nổi bật giữa những cánh đồng lúa bạt ngàn.

    Cổng của Chùa Koh Kas được đặt khá xa chánh điện chùa.

    Cổng được chạm khắc với những đường nét hoa văn, họa tiết Phật giáo vô cùng tinh xảo.

    Phần nóc cổng là một cụm gồm ba tháp nhỏ. Ba tháp này được chống đỡ bởi những hàng cột trụ vững chắc phía dưới.

    5. Ngôi chùa rồng ở An Giang – Chùa Huỳnh Đạo

    Địa chỉ: Vĩnh Đông 2, quốc lộ 91, Tân Lộ Kiều Lương, phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

    Ưu điểm: Không gian rộng, kiến trúc đẹp

    Nhược điểm: Khó di chuyển đến các điểm du lịch khác

    Chùa Huỳnh Đạo là một ngôi chùa ở An Giang Phật giáo lớn tương tự như chùa Bà Chúa Xứ là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng ở An Giang. Điểm độc đáo của chùa Huỳnh Đào là chín bức tượng rồng trước chùa. Ngoài ra, khuôn viên của chùa rất yên bình với vẻ đẹp thuần khiết của những hồ sen tỏa hương thơm. 

    Cổng vào chùa

    Màu sắc và cảnh trí ở chùa được sắp xếp một cách tinh tế, hài hòa và đẹp mắt.

    Chùa gồm 2 gian thờ chính với khu vực bên ngoài là nơi thờ các vị thần bốn phương.

    Chùa sở hữu diện tích rộng lớn đến 3.000m2.

    Chùa có tượng Phật Bà Quan Âm trong tư thế ngồi thiền cao trên 30 mét. Đây chắc chắn là tạo nét chấm phá ấn tượng trong lòng bạn.

    Kèm theo đó là hồ sen vào mùa hè trổ hoa và tỏa hương thơm ngát khắp xung quanh.

    Điểm đặt biệt của chiếc hồ này chính là trên mặt nước có hình ảnh chín con rồng được chạm khắc tinh tế và toát ra được sự dũng mãnh. Đây xứng đáng trở thành biểu tượng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    6. Chùa ở An Giang có kiến trúc độc đáo – Chùa Lầu

    Chùa Lầu hay còn gọi là Phước Lâm Tự. Đây được biết là một điểm đến thu hút nhiều bạn trẻ khi ghé qua An Giang. Với lối kiến trúc độc đáo của xứ Phù Tang nên chùa lầu tạo sự độc đáo và khác biệt. Các tầng lầu được xếp lên nhau với tông màu đỏ nổi bật đã tạo nên một không gian vô cùng ấn tượng khiến bạn phải nao lòng.

    Những góc check in ấn tượng tại chùa Lầu An Giang

    Sở dĩ chùa được gọi là chùa Lầu, bởi được xây dựng rất nhiều tầng trông rất độc đáo. Ngôi chùa đang là điểm đến của đông đảo du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, khi chụp ảnh nhìn lung linh như đang ở xứ sở Phù Tang. Chùa Lầu được cho là một trong sáu ngôi chùa ở Việt Nam mang hơi hướng kiến trúc của xứ sở mặt trời mọc, trở thành điểm tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ.

    Ngôi chùa này có tuổi đời hơn 130 năm.

    Với tông màu màu gạch đỏ là chủ đạo.

    Những thanh lan can xếp chồng lên nhau, mái ngói xanh cong vút

    Bên trong chánh điện giữ nguyên lối kiến trúc như những ngôi chùa khác ở Việt Nam.

    Không gian chùa rất rộng rãi, thoáng mát, xung quanh là một “công viên hoa” thu nhỏ

    Đặc biệt, điểm nhấn cảnh quan phải nhắc đến đó là chiếc cầu treo bắc lơ lửng trên cao. Đứng trên cầu, du khách có thể nhìn ngắm những hàng cây thốt nốt, những cánh đồng xanh mướt cùng những cánh chim bay lượn.

    Kiến trúc mang màu sắc Nhật Bản

    7. Chùa Tây An Cổ Tự

    Địa chỉ: Đường Vòng Núi Sam, phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

    Ưu điểm: Gần các địa điểm du lịch

    Nhược điểm: Bị chèo kéo bởi các tiểu thương

    Tây An Cổ Tự được biết là một trong những chùa ở An Giang được nhiều người lựa chọn. Tọa lạc dưới chân núi Sam với lối kiến trúc độc đáo giữa Việt Nam và Ấn Độ. Do vậy đây là một điểm du lịch nổi tiếng tại An Giang. Với lối kiến trúc thoáng đãng cùng sắc vàng đặc trưng đã tạo nên một tổng thể rất riêng và mang đầy tính nghệ thuật cho ngôi chùa này.

    Chùa Tây An Cổ Tự

    Ngôi chùa An Giang – Tây An được xây dựng trên nền cao, thoáng rộng trong khuôn viên có diện tích 15.000m2.

    Chùa có kiến trúc kết hợp giữa Ấn Độ và Việt Nam độc đáo.

    Chùa được trang trí rất cầu kỳ tinh xảo

    Cổng Tam Quan của chùa nổi bật với tượng Quan Âm Thị Kính

    Phía sau của khuôn viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo

    Khu vực chánh điện là khu nhà rộng và được xây dựng ở chính giữa trong thửa đất của chùa.

    Từ trên cao, có thể thấy toàn cảnh khu di tích chùa Tây An như một con chim phượng hoàng đang vỗ cánh tung bay.

     8. Chùa An Giang nổi tiếng ý nghĩa – Chùa Kim Tiên

    Ngôi chùa toát lên vẻ thiêng liêng, huyền bí nhưng cũng đầy thanh tịnh, an yên, trút bỏ mọi ưu phiền.

    Bước qua cổng phụ để vào Niệm Phật đường. Du khách gặp ngay ngôi quần tượng Tam thánh Tây phương cao to bên gốc trái.

    Bên trong Niệm Phật đường mênh mông, sức chứa lên đến ngàn người. Ban thờ Tam bảo được lập theo kiểu mới rộng, lớn.

    Điểm nhấn của chùa là có tượng phật A Di Đà cao 24m được xây dựng trên nóc chùa.

    Tất cả những họa tiết được điêu khắc tỉ mẩn và sắc nét, dát vàng ở trên vòm mái.

    Từ ngôi chùa, bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh núi rừng xanh tươi An Giang bao quanh

    Tượng phật A Di Đà cao 24m

    9. Chùa Pà Tạ

    Chùa Pà Tạ được xây theo kiến trúc Khmer đặc trưng, nằm trên đồi Tà Pạ – Tri Tôn, An Giang. Chùa không được xây trên nền đất bằng phẳng. Mà được xây trên những cột chống đỡ vững chắc cao hàng chục mét. Vì thế, khi nhìn từ xa ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa rừng núi hoang sơ.

    Lối vào chánh điện

    Chùa Pà Tạ có lối kiến trúc Khmer đặc trưng, rất đồ sộ, uy nghi. Nơi đây được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No… vô cùng độc đáo. Đứng từ chùa Pà Tạ, bạn còn có thể ngắm toàn bộ cảnh quan thị trấn Tri Tôn, các ngọn núi như Núi Cô Tô, Núi Cấm, Núi Dài và những cánh đồng xanh tươi bất tận.

    10. Chùa thiêng liêng nhất ở An Giang – Miếu bà Chúa Xứ Bàu Mướp

    Miếu Bà Chúa xứ Bàu Mướp là chùa ở An Giang ở vùng quê yên tĩnh, thơ mộng với xa xa là ngọn Anh Vũ sơn huyền bí, có cùng nguồn gốc từ thời khai hoang lập làng Thới Sơn. Khi khai lập, miễu Bà chỉ là một ngôi miễu nhỏ bằng cây lá đơn sơ. Đến năm 2011, qua nhiều lần sửa chữa, miễu được xây dựng uy nghi và to đẹp với quy mô rộng khoảng 1,7 héc-ta.

    Tượng Phật Di Lặc

     Miễu nhìn ra cánh đồng lúa xanh rì. Tạo cho du khách cảm giác thư thái, nhẹ nhàng mỗi khi đặt chân đến đây.

    Sân miếu rộng, thoáng đãng, lót đá núi, có nhiều cây xanh, hoa kiểng tạo dáng nghệ thuật cầu kỳ. 

    Miễu gồm 3 gian, 2 chái, nóc cổ lầu, mái tam cấp đổ bê tông ốp ngói men màu vàng âm dương

    Miễu Bà kết cấu 4 phần: võ ca, phủ quy, chánh điện và nhà hậu. 

    Chính điện là nơi thờ tự chính – nơi đặt bàn thờ Thánh Mẫu Tiên Nương

    Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước, miễu Bàu Mướp là địa điểm sinh hoạt, hội họp, nơi nuôi chứa, tiếp tế lương thực, thuốc uống, cất giấu tài liệu

    11. Chùa Bánh Xèo

    Bên trong Chánh điện

    Chùa Bánh Xèo tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Là ngôi chùa ở An Giang quen thuộc của du khách khi đặt chân đến vùng đất Thất Sơn. Nơi đây không chỉ có không gian thanh tịnh, yên bình để các Phật tử về bái vọng đức Phật cầu may mắn, bình an cho gia đình mà còn có truyền thống hết sức đặc biệt là làm bánh xèo miễn phí phục vụ cho tất cả phật tử thập Phương.

    Chùa phục vụ bánh xèo chay miễn phí cho khách thập phương

    Chùa Bánh xèo có tên gọi là Thiền viện Đông Lai hay chùa Phật Nằm. 

    Nổi tiếng với cái tên “Chùa Bánh Xèo” bởi mỗi ngày nơi này phục vụ hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí cho khách thập phương. 

    Những năm chống Mĩ, chùa là nơi tiếp tế lương thực (gạo, muối…). Và còn là nơi dân làng lui tới hốt thuốc Nam trị bệnh cho người nghèo.

    Chánh điện sắp xếp khá hiện đại với bàn thờ Tam Thế Phật, gọn gàng, thếp vàng lộng lẫy, uy nghiêm. Dài hai tường chùa là phù điêu Thập Bát la hán. Tất cả được chạm khắc tinh xảo, mỹ thuật.

    Bên trái Chánh điện là đài Quan Âm gồm tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen. 

    Phía sau chánh điện là nhà ăn, phía trong cùng là khu vực bếp. Khu vực đổ bánh xèo nằm bên phải chánh điện.

    12. Ngôi chùa tuyệt đẹp ở An Giang – Chùa Phước Thành

    Tọa lạc ngay tại xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, chùa Phước Thành là một ngôi chùa đặc biệt ở An Giang đã được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam với công trình Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ tát Thánh chúng lớn nhất.

    Chùa đã xác lập kỷ lục Việt Nam với Quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ tát Thánh chúng lớn nhất.

    Chùa Phước Thành được Hòa thượng Thích Bửu Đức khai sơn tạo lập năm 1872

    Trong chiến tranh chùa Phước Thành là nơi các chiến sĩ cách mạng ẩn náu hoạt động

    Vào năm 2005, chùa Phước Thành được đại trùng tu toàn diện chánh điện và khuôn viên

    Đến năm 2012, Chùa khởi công xây dựng tôn tượng Phật tổ A Di Đà cao 39m cùng 48 vị Bồ tát Thánh chúng mỗi tượng cao 5m bằng chất liệu bê tông cốt thép. Công trình hoàn thành năm 2023 mang kiến trúc đặc thù của Phật giáo.

    Đến với chùa Phước Thành mà được đi bộ vãn cảnh chùa thì thật là một điều tuyệt vời.

    Đăng bởi: Vũ Đức

    Từ khoá: Chùa An Giang – TOP 12 ngôi chùa đẹp và linh thiêng nhất!

    Ngôi Chùa Linh Thiêng Được Làm Từ Mảnh Sành

    Chùa Ve Chai ở đâu?

    Chùa Ve Chai cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 8km. Từ trung tâm thành phố bạn có thể đi đến chùa bằng taxi (cả đi lẫn về hết khoảng 500k) qua đèo Trại Mát. Một phương án khác, tiết kiệm và thú vị hơn đó là thuê xe máy Đà Lạt.

    Mách nhỏ: Việc thuê xe máy tại Đà Lạt sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa ( khoảng 120.000đ/ngày). Bạn có thể rong ruổi khắp mọi nơi.

    Lịch sử chùa Ve Chai – Linh Phước Đà Lạt

    Chùa Ve Chai được xây dựng từ năm 1949 và phải mất tới 3 năm để hoàn thiện. Cho đến năm 1990 thì ngôi của được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình mới và cũng từ thời điểm này ngôi chùa mới thật sự được nhiều du khách thâp phương biết đến. Ngày nay, chùa Ve Chai là một trong số 21 điểm du lịch đẹp nhất của Đà Lạt.

    Cho đến nay, ngôi chùa đã trải qua 5 đời trụ trì:

    Hòa thượng Thích Minh Thể (1951 – 1954)

    Hòa thượng Thích An Hòa (1954 – 1956)

    Hòa thượng Thích Quảng Phát (1956 – 1959)

    Hòa thượng Thích Minh Đức (1959 – 1985)

    Trụ trì hiện nay là thương tọa Thích Tâm Vị.

    Kiến trúc chùa Ve Chai

    Tượng Phật ngọc nguyên khối tại chùa Ve Chai

    Với tổng diện tích 6.666,84m2; ngôi chùa được xây dựng hoàn kiến trúc từ khảm sành – khảm sứ vô cùng độc đáo; cũng vì điều này mà ngôi chùa được người dân bản địa quen gọi với cái tên “ chùa Ve Chai “.

    Điểm đặc biệt là những kiến trúc đồ sộ này do chính tay các tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên Huế xây dựng nên.

    Hiện tại chùa có 6 khu: Chính điện; sân chùa ( Hoa Long Viên ); Bảo tháp; điện Quan Thế Âm; khu trưng bày cổ vật; 18 tầng địa ngục.

    11 kỷ lục quốc gia mà chùa Ve Chai đạt được

    Nơi chưng bày của bảo tàng cổ vật của Ve Chai

    Không tự dưng chẳng cần khua chiêng – gõ trống như những địa điểm du lịch khác; ngôi chùa vẫn thanh tinh, yên tĩnh tu tập mà vẫn được hàng ngàn du khách trong ngoài nước mong muốn được đến 1 lần trong đời.

    Ngoài kiến trúc đẹp lạ, ngôi chùa này hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục như:

    Ngôi chùa tạo tác bằng miếng sành nhiều nhất

    Để hoàn thiện ngôi chùa, các nghệ nhân và tăng ni người Huế đã phải rất cố gắng, tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ. Ngôi chùa được tạo dựng phần cốt bằng xi măng với các hoa văn hình rộng – phượng;… Sau đó họ ghép những mảnh sành; mảnh sứ và cả những chất liệu từ ve chai đắp vào từng bờ tường, góc mái.

    Riêng mình thì cảm thấy, công đoạn các sư thầy phải đi gom góp đủ số lượng ve chai về; chưa kể còn xúc rửa từng món; cắt ra mài khảm thật tỉ mỉ rồi ghép được chúng khớp với nhau đã vô cùng khó khăn và vất vả.

    Tháp chuông cao nhất Việt Nam

    Tháp chuông nằm đối diện với Long Hoa Viên và là điểm check in của đông đảo các bạn trẻ.

    May mắn bạn còn có thể nhìn thấy ” hào quang bảo tháp ” nếu đến đúng dịp. Ở đây, người ta truyền miệng với những câu chuyện ánh hào quang rực sáng phía trên đỉnh bảo tháp. Nhưng các nhà khoa học lại nhận định rằng đó chỉ là hiện tượng cầu vồng không hoàn hảo.

    Dù sao thì đây cũng là một hiện tượng tự nhiên mà ai cũng muốn chứng kiến tận mắt phải không nào!

    Bảo tháp có 7 tầng với chiều cao hơn 37m. Phía bên trong tháp được treo một đại Hồng Chung cao 4.3 và nặng 8.700kg. Đại Hồng Chung này được ghi nhận là chuông chùa nặng nhất nước ta.

    Tượng Phật trong nhà bằng bê tông cao nhất Việt Nam

    Đại Hồng Chung chùa Ve Chai

    Pho tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao 17m; phía sau là phiến lá Bồ Đề có họa tiết tinh xảo. Nhìn tổng quan thì pho tượng phật khổng lồ được đặt chính giữa bảo điện như một điểm sáng để làm hài hòa lại màu sắc kiến trúc.

    Tượng phật bằng bê tông lớn nhất Việt Nam

    Ở các tầng đều được đặt rất nhiều pho tượng phật khác nhau ( khoảng 327 pho tượng ); kích thước mỗi pho tượng cũng cao tới 3,7m.

    Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát làm từ hoa Bất Tử lớn nhất thế giới

    Với chiều cao lên tới 18m và được chế tác từ 650 triệu bông hoa Bất Tử; chùa Ve Chai đã xác lập kỉ lục Châu Á vào năm 2010.

    Để hoàn thiện các nghệ nhân phải mất tới 36 ngày; chỉ tính riêng cân nặng của hoa thôi cũng khoảng chừng 1.630kg. Cứ 2 năm 1 lần, hoa gắn trên tượng sẽ được thay mới hoàn toàn. Những con số vô cùng ấn tượng phải không nào?

    Tượng Bồ Đề Đạt Ma & Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam

    Tượng Quan Thế Âm được làm từ hoa bất tử

    Cùng năm 2011, chùa Linh Phước được xác lập cùng lúc 2 kỷ lục là ” tượng Bồ Đề Đạt Ma ” và ” tượng chim Khổng Tước Vương ” bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam; do Tổ chức kỷ lục Việt Nam công bố.

    Hiện cả 2 pho tượng đều được đặt trong khuôn viên chùa.

    Tượng Bồ Đề Lạt Ma cao nhất Việt Nam

    Gốc cây gỗ Trâm chứa bộ kinh pháp lớn nhất Việt Nam

    Khổng Tước Vương bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam

    Gốc cây này được đặt ở Bảo tàng cổ vật chùa Linh Phước( Ve Chai ). Bên trên được điêu khắc lời dạy trong trích từ bộ kinh pháp Phật giáo; đáng chú ý nhất là tài điêu khắc tinh xảo với hình ảnh Đức Phật phía trên đỉnh gốc cây.

    Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ Sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam

    Cũng tại Bảo tàng cổ vật, bộ bàn ghế được trưng bày và thu hút được sự chú ý của đông đảo du khách.

    Song Tùng Bách Hạc

    Vào cuối năm 2013, chùa Ve Chai đã xác lập thêm 2 kỷ lục. Một trong số đó là bức điêu khắc gỗ ” Song Tùng Bách Hạc ” lớn nhất Việt Nam. Tác phẩm này thể hiện hai cây tùng với 120 con chim hạc;  được làm từ gỗ sao cao 4,5 m, rộng 7,2m hết sức tinh xảo và đẹp mắt.

    Bộ phản bằng gỗ Sao lớn nhất Việt Nam

    Với chiều dài 15m, rộng 2,5m  và dày 0,3m làm từ gỗ Sao. Bộ phản gỗ này được xác lập kỷ lục cùng thời điểm với tác phẩm Song Tùng Bách Hạc.

    Chùa ve chai 18 tầng địa ngục

    Căn hầm với chiều dài 300m; bên trong thiết kế cảnh quang mô phỏng 18 tầng địa ngục. Xuyên suốt từ khi bước vào cho tới khi kế thúc, căn hầm bao trùm nỗi đau khổ cùng cực trên mỗi tội nhân.

    Lấy cảm hứng từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ ruột ra khỏi kiếp đọa đầy, đau khổ. Mỗi tầng là 1 bức tranh sống động của nhân quả nghiệp báo và lòng hiếu thảo của Mục Liên.

    Cũng tại nơi này, khu trưng bày tượng sáp chùa Linh Phước đã khiến ai ai cũng phải trầm trồ.

    Thoáng nhìn cảm tưởng đây chính là người thật vậy!

    Chùa Ve Chai còn có rất nhiều tác phẩm và cổ vật đẹp – có giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc mà mình không thể liệt kê hết tại bài viết này được. Vẻ đẹp văn hóa – kiến trúc sẽ càng đẹp hơn khi ta cảm nhận nó ở thực tế.

    Những điểm du lịch gần chùa Ve Chai Thung lũng Đèn Lồng

    Ở đỉnh đèo Trại Mát, buổi tối có thể nhìn khắp thung lũng. Nơi đây được gọi là thành phố đèn lồng vì nó tạo bởi các nhà vườn trồng trong nhà kính và thắp đèn cho cây sinh trưởng.

    Gợi ý nhỏ là bạn nên ngủ lại đây một đêm. Tại đây thì có rất nhiều các homestay xinh đẹp, có view ngắm cảnh cực đã.

    Thác Voi

    Con thác thơ mộng này cách chùa Ve Chai không xa. Nơi này có vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã và là nơi khá thú vị để vui chơi cùng bạn bè.

    Bạn nào mà mê sống ảo thì đến đây là chuẩn luôn. Nơi này chuyên cho ra những bức hình siêu đỉnh; gây bão rần rần trên mạng xã hội.

    Hang Dơi

    Thác Voi – khi nhìn khung cảnh từ đỉnh thác

    Ngay cạnh thác Voi là Hang Dơi. Nơi này thì sẽ yêu cầu bạn phải mạnh mẽ và gai góc một chút. Vì đến đây, càng đi sâu thì mức độ nguy hiểm càng cao; các vách đá rất dễ trơn trượt nếu không cẩn thận.

    Nơi này khiến ta có cảm tưởng như khung cảnh trong các bộ phim thám hiểm

    Những điều này sẽ chẳng nhằm nhò gì so với những khung cảnh bạn sẽ nhận được đâu. Mạnh mẽ mà đi nha!

    Chùa Quan Âm Đà Nẵng: Thánh Địa Phật Giáo Linh Thiêng

    Chùa Quan Âm Đà Nẵng hay tên gọi đầy đủ là Chùa Quan Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một trong ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng tại Đà Nẵng. Sự uy nghiêm, trang trọng của kiến trúc, sự tịch mịch thanh bình của không gian hòa với khung cảnh non nước hữu tình sẽ đem đến cho du khách những cảm xúc khó quên.

    Nội dung chính

    1. Giới thiệu chùa Quan Âm Đà Nẵng

    Với người dân Đà Nẵng, chùa Quan Âm Đà Nẵng tựa như một chốn linh thiêng, một địa điểm không chỉ để thăm thú, vãn cảnh mà còn là nơi để mọi người tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn. 

    Chùa Quán Thế Âm nằm tại chân núi Kim Sơn – một trong năm ngọn Ngũ Hành và cũng là “Thánh địa Phật Giáo”. Chùa được thành lập vào năm 1957, trải qua nhiều cuộc trùng tu, chùa Quan Âm hiện nay là công trình tâm linh đồ sộ, nổi bật giữa non nước Ngũ Hành Sơn.

    Ảnh: Sưu tầm

    2. Hướng dẫn đường đi đến chùa Quan Âm

    Chùa cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 11km về hướng Đông Nam. Do khoảng cách không quá xa nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức di chuyển như: xe máy, ô tô, xe bus. Tuyến đường đến chùa cũng là tuyến đường chính nên rộng rãi và đẹp, khá an toàn nếu bạn tự di chuyển.

    Quãng đường từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đến chùa Quan Âm sẽ tầm 22 phút lái xe. Có 2 tuyến đường chính để đến chùa Quan Âm: 

    Tuyến Duy Tân – cầu Trần Thị Lý – QL14B – Lê Văn Hiến – Sư Vạn Hạnh

    Tuyến Nguyễn Hữu Thọ – Đường 30/4 – Lê Thanh Nghị – Nguyễn Phước Lan – đường Minh Mạng – Lê Văn Hiến – Sư Vạn Hạnh

    Ảnh: Google Maps

    3. Những điều thú vị về chùa Quan Âm Đà Nẵng

    Là địa điểm du lịch nổi tiếng, chùa Quán Thế Âm có rất nhiều điều kỳ thú chờ bạn đến khám phá. Từ những câu chuyện huyền bí, vẻ đẹp ẩn sau từng nét chạm trổ, khung cảnh thiên nhiên hữu tình,… Đây sẽ thực sự là một chuyến hành trình mà bạn không nên bỏ lỡ.

    3.1. Ngôi chùa được hình thành từ một giấc mơ

    Chùa Quan Âm Đà Nẵng được xây dựng dựa trên một giấc mơ đầy tâm linh. Trong một giấc mơ, Cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã thấy Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng – pháp đàn của Ngài. Theo những kí ức trong giấc mơ đó, Hòa thượng đã tìm thấy ngôi thạch động có tôn tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên. Từ đó thành lập ngôi chùa Quán Thế Âm.

    Cũng vì có sự màu nhiệm của Phật Pháp như vậy mà chùa Quan Âm Đà Nẵng luôn được bao bọc bởi nét huyền bí. Đây được coi là ngôi chùa vô cùng linh thiêng, thu hút rất nhiều du khách về cúng bái.

    Ảnh: Sưu tầm

    3.2. Tham quan không gian chùa Quan Âm Đà Nẵng

    Nằm giữa non nước Ngũ Hành Sơn, chùa Quan Âm Đà Nẵng được thừa hưởng rất nhiều cảnh đẹp từ thiên nhiên. Nhìn về phía Đông sẽ thấy biển xanh ngút ngàn tầm mắt, bãi cát trải dài. Phía Tây Trường Giang sống lượn khúc quanh co, đồng quê yên ả. 

    Chùa có diện tích rất rộng, được bố trí hợp lý thành từng khu, khuôn viên luôn ngập tràn cây xanh.

    Ảnh: Sưu tầm

    Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm vô cùng đẹp mắt. Đi sâu vào bên trong sẽ đến khu vực khuôn viên sau – là nơi mọi người nghỉ chân, vãn cảnh. Khuôn viên nhìn ra dòng sông Cổ Cò thơ mộng tươi mát, mọi ưu phiền như được trôi đi theo dòng nước, chỉ còn lại sự thanh bình trong tâm hồn. 

    Ảnh: Sưu tầm

    3.3. Động Quan Âm – hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn

    Hiếm có một ngôi chùa nào lại có ngay trong lòng một hang động ngầm như chùa Quan Âm. Động Quan Âm mang đậm những đặc trưng của hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn, vừa huyền bí thúc giục du khách đến khám phá, nhưng cũng rất thanh bình, tĩnh lặng.

    Đường xuống động nằm cạnh chùa, chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trên trần động có vô số thạch nhũ đầy màu sắc hình thù đặc sắc. Càng đi vào bên trong, bạn sẽ càng cảm thấy không khí mát lạnh, xen lẫn mùi nhang trầm thoang thoảng rất dễ chịu.

    Ảnh: Sưu tầm

    Bên trong động, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng Quán Thế Âm cao 1,75m, một bức phù điêu thiên. Và đặc biệt là Thạch Chung thiên cổ – “chuông đá lớn” âm thanh tựa như tiếng chuông phát ra từ một thạch nhũ to tròn như cây cột.

    3.4. Pháp Hội Đường – Nơi quy tụ hàng trăm hiện vật cổ về Phật giáo

    Chùa Quan Thế Âm không chỉ có những vật thuộc về thiên nhiên mà nơi đây còn là khu trưng bày vô số các hiện vật cổ về Phật giáo.

    Khu vực Pháp Hội Đường sẽ trở thành Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây sẽ lưu giữ và trưng bày các hiện vật, tàng thư về Phật pháp Việt Nam. Bên trong Pháp Hồi Đường là nơi các tín đồ, tăng ni, phật tử và du khách thờ cúng, hành lễ. 

    Ảnh: Sưu tầm

    4. Lễ hội chùa Quan Thế Âm

    Lễ hội chùa Quan Âm được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960. Đây là lễ hội dân gian mang đậm tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội diễn ra trong vòng 3 ngày, bắt đầu từ tối ngày 18 cho đến ngày 20; trong đó các nghi lễ quan trọng nhất như: Lễ khai kinh, Lễ trai đàn chấn tế, Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc, Lễ rước tượng Quan Thế Âm sẽ được tổ chức vào sáng ngày 19.

    Đến chùa vào thời gian này, du khách sẽ hòa mình vào bầu không khí trang trọng, linh thiêng. Khắp mọi nơi được trang hoàng lộng lẫy với vô số các màu sắc. Tất cả các hoạt động đều hướng đến việc cầu bình an, mưa thuận gió hòa cho cuộc sống.

    Ảnh: Sưu tầm

    Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó càng khẳng định thêm sự trang nghiêm và những đóng góp của lễ hội vào đời sống tinh thần của người dân. Và cũng như quảng bá nét đẹp Phật Pháp đến gần hơi với nhiều người.

    Đăng bởi: Nguyễn Thị Minh Châu

    Từ khoá: Chùa Quan Âm Đà Nẵng: Thánh địa Phật giáo linh thiêng

    Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Đi Chùa Linh Thiêng trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!