Bạn đang xem bài viết Nét Độc Đáo Bánh Dân Gian Nam Bộ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lễ Hội Bánh Cần Thơ thu hút đông đảo du khách cũng như người dân địa phương, một lễ hội văn hoá ẩm thực dân gian đậm nét chân quê, dân dã, đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long. Lễ hội bánh Cần Thơ 2023 đã chính thức được UBND TP Cần Thơ công bố về kế hoạch tổ chức.
Lễ Hội Bánh Dân Gian Cần ThơLễ Hội Bánh Cần Thơ – một nét đẹp ẩm thực của Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ và cũng là điểm nhấn của du lịch ẩm thực Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Tham gia lễ hội bánh Cần Thơ, bạn có dịp được thưởng thức hơn 100 loại bánh dân gian Nam Bộ với hàng trăm gian hàng, đặc biệt là các loại bánh dân gian, tìm về ký ức tuổi thơ.
Hàng trăm gian hàng trưng bày giới thiệu các loại bánh dân gian như: bánh tằm se tay, bánh khọt nhân tôm, bánh ít, bánh tét, bánh cốm, bánh giầy, bánh nắn lá, xôi lá cẩm, bánh ú, bánh gừng, bánh chuối chiên, bánh nhúng, bánh lá dừa, bánh canh cua bột xắt, bánh ú lá tre…
Bánh bò, bánh đúc mặn, bánh ít trần nhân mặn/ngọt, bánh bột báng, chuối xào dừa, chuối rim, khoai mì nướng, bánh chuối nướng… Màu sắc của bánh được lấy từ màu của rau củ, hoa quả như trái gấc, trái dành dành, hoa đậu biếc, lá cẩm, lá dứa, bí đỏ, khoai tím.
Tại lễ hội, du khách và người dân được trải nghiệm nhiều hương vị hấp dẫn, đặc biệt là các loại bánh dân gian đủ màu sắc. Đồng thời góp phần quảng bá một cách hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của miền Tây Nam Bộ đến du khách trong nước và quốc tế.
Lễ hội bánh Cần Thơ ở đâu ?Những địa điểm tổ chức lễ hội bánh lễ hội bánh dân gian Cần Thơ trong 2 năm gần nhất:
Lễ hội bánh Cần Thơ 2023 diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy (đường Đặng Văn Dầy, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).
Lễ hội bánh Cần Thơ 2023 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (số 108A, đường Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).
Lễ hội bánh Cần Thơ ngày mấy ?Lễ hội bánh Cần Thơ thường diễn ra vào tháng 4 dương lịch, ngày khai mạc cũng như kết thúc có thể được lựa chọn thay đổi theo từng năm. Như đã nói ở trên, năm nay 2023, lễ hội sẽ chính thức diễn ra từ ngày 28-4 đến 2-5 (nhằm ngày 9 đến 13-3 âm lịch).
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Top 10 Bánh Dân Gian Nam Bộ Ngon Được Nhiều Người Yêu Thích
Bánh tằm khoai mì
Điểm đầu tiên thu hút mọi người của bánh tằm khoai mì chính là màu sắc sặc sỡ, cuốn hút. Bánh tằm khoai mì có nhiều sợi dày và dài vừa phải, nhiều màu sắc. Màu vàng nhẹ của khoai mì, màu của củ dền, của lá cẩm và màu của lá dứa thu hút. Cộng thêm cơm dừa nạo màu trắng rải đều bên trên khiến người ta nhìn thôi đã thèm. Làm bánh trải qua một số công đoạn và cũng lưu ý một vài điều khi làm để bánh ăn vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm. Với nguyên liệu bình dân, không quá cao sang hay hiếm có nhưng hương vị mang lại gắn liền với cả một kỷ niệm tuổi thơ quý giá.
Bánh xèoBánh xèo được dân Nam Bộ ưa chuộng, đặc biệt là miền Tây. Bên cạnh việc làm bánh cho các thành viên trong gia đình thưởng thức, người ta còn dùng đãi khách tới chơi nhà, để họ mang theo một dư vị đặc trưng nơi đây, ấn tượng mãi không quên. Bánh xèo to và có nhân thơm ngon nức mũi, ăn kèm rau vừa béo lại vừa thanh. Bánh xèo là món bánh nổi tiếng, được nhiều địa điểm du lịch giới thiệu. Bạn bè miền Bắc, miền Trung ghé qua vẫn khen tấm tắc, người nước ngoài cũng thích vô cùng.
Bánh bòMón bánh dễ ăn, được làm từ những nguyên liệu đơn giản: bột, nước, đường và men. Bánh bò xốp bởi các lỗ li ti do bọt khí tạo nên. Loại bánh này có nhiều loại như: bánh bò nướng, bánh bò hấp,… thích làm to hay nhỏ tùy thuộc vào người chế biến. Bánh bò có thể ăn không hoặc một số người có sở thích chấm với nước cốt dừa. Đây là món ăn mà trẻ con hay người lớn đều thích. Nhiều người còn dùng màu lá dứa, lá cẩm để bánh bò thêm nhiều màu sắc đẹp mắt.
Bánh da lợnBánh da lợn bề ngoài bóng bóng, nhiều lớp nhìn rất hấp dẫn. Bánh mềm và mịn ăn vào rất thích. Bánh da lợn thường đan xen màu xanh tươi bắt mắt của lá dứa với màu vàng của đậu hoặc màu của khoai môn. Các tầng màu đa dạng của bánh càng làm tăng sức hấp dẫn, làm người ta muốn thưởng thức ngay. Cách làm bánh da lợn khá đơn giản, ở các chợ quê vẫn còn bán các loại bánh này. Vị bánh ngọt, bánh mềm và có chút day, là món ăn được nhiều người ưa thích.
Bánh lá mơVới những nguyên liệu dễ tìm nơi vùng sông nước như: bột gạo, nước cốt dừa, lá rau mơ là bạn có thể tự tay chế biến món bánh lá mơ ngon lành. Bánh dẹp và dài, hình dạng lạ mắt, nhiều người sáng tạo thì nắn hình sợi. Bánh lá mơ có màu lá xanh đậm, nhìn hơi trong suốt. Món này thường ăn kèm với nước cốt dừa. Cho thêm xíu mè lên tăng mùi thơm và hòa quyện cùng vị béo bùi của mè. Bánh dễ ăn, dù làm từ bột nhưng ăn không ngán. Một phần là vì miếng bánh dẹp, dài và mỏng vừa phải và vị lá mơ góp phần đêm đến vị thanh, mát.
Bánh chuối hấpChuối được trồng nhiều ở Nam Bộ, các bộ phần của cây đều có nhiều công dụng, làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon, dân dã. Trái chuối là một trong những thứ được ưa chuộng trong làm bánh. Một trong những món bánh ngon được làm từ chuối, đặc biệt là chuối sứ là bánh chuối hấp. Người ta thường làm miếng chuối hấp to, sau đó cắt ra thành từng miếng nhỏ, ăn kèm nước cốt dừa. Bánh chuối hấp béo ngậy, vị chuối đặc trưng, hấp dẫn vị giác bất kỳ ai.
Bánh cam miền TâyBề ngoài tròn bóng như một trái cam kèm thêm màu vàng cam bắt mắt nhìn đã muốn cắn, bánh cam là món bánh quen thuộc với nhiều người. Kết hợp giữa độ giòn và dẻo trong chiếc vỏ bánh tạo cho người ăn một cảm giác rất lạ. Bên trong là nhân bánh bùi và béo ngậy. Trên bánh có một lớp đường thắng, sệt. Nhiều người đặc biệt thích lớp đường thắng này. Chỉ trong một chiếc bánh, những cấp độ khác nhau như: giòn, dẻo, mềm, sệt được hội tụ. Các gia đình chuyên bán bánh cam, được các ông các bà truyền lại tay nghề qua nhiều đời khác nhau. Các bí quyết làm bánh ngon nhất có thể được giữ gìn, mang đến cho thực khác những món ngon hấp dẫn.
Bánh ú nước troĐược làm từ một trong những loại nguyên liệu vô cùng độc đáo, đó chính là nước tro. Chính nước tro đã tạo nên màu sắc chủ đạo của bánh, một màu nâu trầm. Cách làm bánh ú nước tro không hề khó. Một số người gói thành hình bánh ú nhỏ, một số sáng tạo gói thành đòn như bánh tét nhưng nhỏ chứ không to như đòn bánh tét. Vỏ bánh mềm, bóng nhẹ và day day. Nhân bánh béo ngậy bên trong càng thêm đậm vị. Ở các khu chợ vùng quê Nam Bộ, lâu lâu sẽ thấy có người bán loại bánh này, lâu lâu thưởng thức để nhớ một thời hay chờ mẹ đi chợ mua bánh.
Bánh ống lá dứaBánh ống lá dứa có nguồn gốc từ người Khmer. Vị béo của dừa kèm với mùi hương và màu sắc của dứa làm mê mẩn thị giác, khứu giác và kích thích vị giác. Bạn có thể bắt gặp loại bánh thơm ngon này tại những gánh hàng rong khắp các con phố cùng tiếng rao quen thuộc hoặc tại các lễ hội bánh dân gian. Cách làm độc đáo, sự kết hợp giữa các nguyên liệu bình dân tạo nên một món ăn đặc trưng được nhiều người yêu thích. Nếu bạn chưa từng nếm qua món bánh này thì còn chần chờ gì nữa mà không thử ngay.
Bánh cuốn ngọtBánh cuốn là loại bánh khá quen thuộc, nhưng bánh cuốn ngọt thì lại nghe khá lạ tai. Bánh cuốn ngọt hay còn gọi là bánh ướt ngọt là một trong những món ăn gần gũi ở miền Tây. Những gánh cuốn bánh màu vàng nhạt, màu xanh, màu tím nhìn như mời gọi khách ghé mua. Bánh mềm dẻo hấp dẫn khó cưỡng. Giá cả không đắt, rất bình dân, bạn có thể thoải mái mua và thưởng thức. Người miền Tây thường thích ăn ngọt nên các món ăn ngọt tráng miệng, ăn vặt được sáng tạo rất nhiều. Cũng với những nguyên liệu đó thôi nhưng có thể làm ra rất nhiều loại bánh khác nhau.
Ở miền Tây thường tổ chức lễ hội bánh dân gian Nam Bộ. Đây là cơ hội cho nhiều người trải nghiệm đủ loại bánh đa dạng, đồng thời cũng giúp mang đến một bầu không khí tuổi thơ năm nào. Trải qua rất nhiều năm, những các món bánh dân gian vẫn chưa bao giờ giảm độ hấp dẫn. Những món bánh dân gian Nam Bộ được yêu thích như những bức tranh dân dã, độc đáo góp phần vào bức tranh ẩm thực chung của quê hương xứ sở.
Đăng bởi: Yên Vĩnh
Từ khoá: Top 10 bánh dân gian Nam Bộ ngon được nhiều người yêu thích
18 Phong Tục Tập Quán Độc Đáo Nhất Của Các Dân Tộc Việt Nam
Tục xăm cằm của người Mảng
Người Mảng (Lai Châu) có tục lệ xăm cằm cho nam nữ thanh niên ở độ tuổi 12-18, đánh dấu sự trưởng thành của một con người trong cộng đồng. Tục xăm cằm tượng trưng cho sức mạnh của đấng tối cao che chở, giúp đỡ cho con người trước thế giới siêu nhiên cũng như cầu mong đức tính hiền dịu, đảm đang cho người phụ nữ.
Người được xăm cằm cảm thấy tự hào, vui vẻ vì biết được sau nghi thức này mình đã trở thành người trưởng thành, có tiếng nói trong cộng đồng, dòng tộc, được mọi người tôn trọng hơn
Tục khóc trâu của người Cơ tuTục xăm cằm của người Mảng
Vào dịp mùa lua mới, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn một vài món ngon, sau lễ đâm trâu, mang đến nhà gươi góp, tổ chức ăn uống linh đình trong suốt một tuần và nghi thức đâm trâu cũng có nhiều luật tục phức tạp hơn bây giờ, trong đó có nghi thức khóc trâu trong lễ đâm trâu.
Màn tế, khóc trâu, nghi thức khóc trâu do một người già có vai vế trong làng, có năng khiếu về nói lý, hát lý, đại diện cho dân làng ra đứng gần bên con trâu mà than khóc. Nội dung khóc tế trâu nói lên tình cảm, thương tiếc con vật đã suốt đời gắn bó, phục vụ con người, nay lại làm vật hiến sinh cúng thần.
Giữa đêm khuya tĩnh lặng của rừng núi âm u với vài ngọn lửa le lói cháy giữa sân gươi, 5-6 người ngồi vừa tế, vừa đánh trống ngắt nhịp kèm theo lời ai oán, não nề, không gian lúc này rất thiêng liêng, u tịch. Theo các già làng, nhiều con trâu nghe và hiểu tiếng người khóc đã chảy nước mắt theo người tế.
Sau nghi thức “khóc trâu, tốp đàn ông, thanh niên, phụ nữ Cơ Tu mang trống chiêng, gươm, giáo… nhảy múa vòng quanh trụ gươi với vũ điệu múa Tung tung – Za zá. Cánh đàn ông múa gươm oai hùng, phụ nữ thì múa rất uyển chuyển.
Sau buổi nhảy múa, mọi người bắt đầu lễ đâm trâu. Đồng bào Cơ Tu cắt đầu trâu rồi đặt sát trụ gươi cùng với một hũ rượu để cúng trời, đất, tổ tiên, ông bà; thân trâu được mổ và chia đều cho từng hộ dân làng. Buổi chiều, sau khi già làng khấn vái xong lễ, họ mang đầu trâu đi làm sạch, nấu cho những người có công trong việc tổ chức lễ hội ăn uống ngày hôm sau.
Tục khóc trâu của người Cơ tu
Tục ngủ thăm của người Thái, Mông, Dao, MườngTục khóc trâu của người Cơ tu
Đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá như Thái, Mông, Dao Mường có một phong tục rất đặc trưng và thú vị là tục ngủ thăm, nhằm để cưới được vợ.Lệ này cho phép các chàng trai đến “ngủ thăm” nhà cô gái mà họ ưng ý.
Các cô gái khi đã đến tuổi trưởng thành, tối đến sẽ đốt một ngọn đèn trong buồng mình, thả màn sớm, nằm đợi chàng trai ưng ý mình đến “ngủ thăm”. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến “ngủ thăm”, chàng trai có thể vào. Tuy nhiên, chàng trai phải tự cạy cửa vào chứ không ai trong nhà cô gái mở cửa cho. Khi vào buồng cô gái, hai người sẽ nằm cạnh nhau theo kiểu “chung chăn, chung gối”. Nhưng đặc biệt là, hai người sẽ không được động chạm vào nhau, chỉ nằm cạnh và trò chuyện với nhau. Sau 5-6 lần chàng trai đến “ngủ thăm”, cô gái có quyền quyết định xem chàng trai có được phép đến “ngủ thật” hay không.
Khi đã quyết định cùng “ngủ thật”, chàng trai và cô gái phải thưa chuyện với hai bên gia đình để họ xem coi hai người có hợp tuổi không. Nếu hợp thì thời gian “ngủ thật” bắt đầu. Đó cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho nhà cô gái. Sáng đi làm, tối về ngủ chung với cô gái mình thương. Trong quãng thời gian “ngủ thật”, chàng trai không được về nhà cha mẹ đẻ, nếu muốn về thì phải được sự cho phép của gia đình cô gái. Nếu sau thời gian “ngủ thật”, cô gái cảm thấy không còn tình cảm với chàng trai, cô sẽ gói ghém quần áo của chàng trai cho vào địu cùng một gói cơm nắm và bảo:”Anh cứ về thôi!”. Điều đó có nghĩa là chàng trai đã không lọt vào mắt xanh của cô gái.
Để được qua ngủ thăm ở bên nhà gái, người con trai phải được gia đình nhà gái chấp thuận, nếu như nhà gái chê người con trai thì sẽ khuyên bảo con gái mình không được cưới. Nếu cô gái vẫn nhất quyết một mực đòi cưới, thì gia đình nhà gái vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận.
Tục ra gà – Một nét văn hóa ở Chu HóaTục ngủ thăm của người Thái, Mông, Dao, Mường
Tục ra gà là tập tục ở xã Chu Hóa, Lâm Thao, Phú Thọ. Đây là tập tục đã có từ thời phong kiến, được thực hiện vào Tết âm lịch hằng năm dành cho những bé trai sẽ được sinh ra trong năm đó. Sau khi hoà bình lập lại, tục ra gà bị quên lãng. Nhưng từ khoảng 20 năm trở về đây thì tập tục này đã dần được hồi sinh và lại trở thành một trong những tập tục đặc trưng của con người ở Phú Thọ mỗi đầu năm mới.
Tục ra gà được làng Thượng và làng Hạ duy trì và bảo tồn, được thực hiện vào mùng 5 Tết. Gia đình nào có con trai (gọi là Đinh) sẽ chọn một con gà trống tầm 3-4kg (không được chọn gà trống thiến) đem nhốt vào lồng rồi cho ặn ngày 3 bữa với cơm nóng trộn cám loại 1. Đến đúng mùng 5 Tết, gia chủ sẽ bắt gà ra và mổ, thổi xôi rồi làm lễ gánh ra đình làng. Lễ cúng tại đình bắt đầu từ 1 giờ sáng, một cụ già hoặc một người lớn tuổi nhất trong mỗi gia đình sẽ đứng ra làm các bước cúng lễ. Lễ được cúng xong thì vừa vặn lúc trời sáng, lúc bấy giờ, mọi người sẽ tổ chức thi xem con gà của nhà nào đẹp mắt và to chắc nhất. Bởi người dân ở đây tin rằng con gà cúng càng khoẻ mạnh, to chắc thì bé trai khi được sinh ra sẽ có sức khoẻ càng dẻo dai. Cuối cùng, dân làng cùng nhau tụ tập lại hưởng lộc ngay tại đình.
Ngày nay, không chỉ người ở hai làng Thượng và làng Hạ mới được tổ chức lễ ra gà, mà ngay cả người ở nơi khác, bất kì đâu trên đất nước đều có thể làm lễ này để đón chào thành viên mới chào đời.
Tục ra gà ở Phú Thọ mang đậm tính tín ngưỡng thờ Phật tại đình làng của người Việt Cổ. Bằng cách thực hiện tập tục này, dường như con người lúc vừa được sinh ra đã gắn liền với truyền thống, phong tục của dân tộc, của quê hương. Đây không chỉ là một nét đẹp truyền thống của một làng quê mà còn là một trong những tập tục đậm bản sắc của một vùng cần được bảo tồn và duy trì.
Tín ngưỡng phồn thực quanh vùng Đền HùngTục ra gà – Một nét văn hóa ở Chu Hóa
Hàng năm vào xuân thu nhị kỳ, các làng xung quanh đền Hùng đều mở hội với mục đích là cầu mong mùa màng, con người, con của được sinh sôi nảy nở cho đông đàn dài lũ, ngô lúa đầy cót đầy bồ. Lễ hội đó chính là phồn thực – là tín ngưỡng của các cộng đồng trồng lúc nước.
Để giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu thì ‘phồn thực’ chính là từ nói về sự sự sinh trưởng, sinh sôi nảy nở.Mà vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở chính là ‘nõ nường’. ‘Nõn’ chỉ dương vật của người đàn ông và ‘nường’ chỉ âm hộ của người phụ nữ. Do vậy, quanh đền Hùng có nhiều làng thờ sinh thực khí – biểu tượng chung của tín ngưỡng phồn thực.
Tín ngưỡng phồn thực quanh vùng Đền Hùng
Tục bắt vợ của người MôngTín ngưỡng phồn thực quanh vùng Đền Hùng
Ở miền Tây Nghệ An, tục bắt vợ vẫn được đồng bào ở đây lưu giữ như một nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đối với người Mông xứ Nghệ, bắt vợ là nâng cao giá trị của người phụ nữ.
Tục bắt vợ của người Mông có tự bao giờ, chẳng ai còn nhớ nữa. Chỉ biết rằng, đến tuổi cập kê, trai gái hò hẹn trên nương, trên những sườn núi 4 mùa bung nở đủ các loại hoa rừng. Mùa xuân là mùa hò hẹn, khi tình yêu đủ chín, người Mông sẽ làm lễ cưới. Nhưng trước khi lễ cưới chính thức diễn ra, các cặp đôi người Mông sẽ phải trải qua một “nghi lễ” hết sức đặc biệt: các chàng trai sẽ tìm cách bắt và đưa cô gái mình thương về nhà.
Đối với người Mông, tục bắt vợ còn là cách để các chàng trai thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của mình. Khi chàng trai yêu cô gái và được cô gái đáp lại tình cảm, việc tiến tới hôn nhân là chuyện được cả hai bàn tới. Tuy nhiên, việc “bắt vợ” sẽ được chàng trai giấu kín, âm thầm lên kế hoạch thực hiện cùng với sự hỗ trợ của các bạn mình.
Việc kéo vợ về cũng phải rất khéo léo để chân cô gái không chạm đất, không có lực giằng co, không đánh trả được, miệng không cắn lại được mà không gây thương tích cho cô gái. Chàng trai sau khi bắt vợ về sẽ giữ vợ trong nhà ba ngày rồi mới đến thông báo chính thức cho nhà gái rằng con gái họ đã là vợ chàng trai. Theo quan niệm, đám bắt nào càng nhiều bạn bè tham gia giúp, kéo càng quyết liệt, thì đôi vợ chồng đó càng hạnh phúc và sống lâu, càng đông con, nhiều của…
Nhưng từ lâu, tục lệ này đã bị biến tướng thành hủ tục. Ban đầu, bản chất của tục lệ là dành cho những đôi nam nữ yêu nhau mà trong đó, người con trai tha thiết yêu thương và muốn cưới người con gái về làm vợ mình. Và trong quá trình “bắt vợ” cũng không được dùng vũ lực hay áp bức cô gái. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, tục bắt vợ không còn được thực hiện dựa trên bản chất đó nữa. Nó đã trở thành hủ tục cũng bởi vì chịu sự ảnh hưởng từ tục làm nương – nguời phụ nữ sau khi được cưới về nhà chồng thì thường trở thành lao động chính. Vì muốn con mình có thêm kẻ hầu người hạ, muốn con mình ngơi tay, không phải làm việc mà nhiều bậc cha mẹ trong các gia đình dân tộc Mông bất chấp con mình chưa đủ tuổi trưởng thành đã vội vàng đi “bắt vợ” giúp con, mà lại là bằng cách sử dụng vũ lực, ép buộc. Dù cho cô gái có không cam tâm đến thế nào thì cũng không thể quay trở về nhà được nữa bởi người Mông đã có một tục lệ rằng con gái mà đã ở lại trong nhà con trai một đêm rồi thì vĩnh viễn không được quay trở về nhà cha mẹ đẻ. Nếu dựa theo pháp luật hiện nay để định nghĩa thì tục bắt vợ chính là hành vi cưỡng ép kết hôn và bắt giữ người trái pháp luật. Hiển nhiên, việc này cần được xử lí theo quy định của pháp luật.
Tục lệ uống rượu cầnTục bắt vợ của người Mông
Tục uống rượu cần là một loại đồ uống phổ biến và bất biến của những người dân bản địa vùng Tây Nguyên. Uống rượu cần từ lâu đã trở thành một phần trong phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Rượu cần được coi là loại rượu quý, chỉ được dùng vào những ngày lễ tế thần linh, hội làng hay để đãi khách.
Vào những ngày lễ hội, rượu được mang ra để thưởng thức bằng cách đặt vào trong bình nhiều vòi hút nhỏ. Mọi người ngồi theo vòng và lần lượt từng người uống một. Khi rượu trong bình lớn vơi đi sẽ được đổ thêm nước vào. Vì vậy khi uống những ngụm rượu cần đầu tiên, ta cảm thấy vị nồng mạnh mẽ hơn là những ngụm rượu lúc sau.
Rượu cần là một thứ rượu ngọt và thơm, không khiến người ta say mà lại khơi lên nỗi nhớ. Nếu có dịp thưởng thức loại rượu này một lần, có lẽ bạn sẽ không thể quên được hương vị của nó.
Tục lệ uống rượu cần
Tục bó vỏ ống cơm lam của Tây Bắc, Đông Bắc Việt NamTục lệ uống rượu cần
Cơm lam là loại cơm có nguyên liệu chủ yếu là gạo (thường là gạo nếp). Tất cả các nguyên liệu được bỏ vào ống tre, ống giang hoặc ống nứa rồi được nướng chín trên lửa. Cơm lam có vị thơm đậm, dẻo và ngọt. Đây là một món ăn đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam.
Cơm lam thoạt nhìn bề ngoài thì chỉ đơn giản là cơm được đặt trong ống tre, nứa. Nhưng để nói đến quá trình làm ra một ống cơm lam thì lại không hề đơn giản chút nào. Công thức, nguyên liệu tuy ít, không đòi hòi quá nhiều thứ nhưng bước chọn lựa nguyên liệu, canh thời gian lại đòi hỏi sự khéo léo của người nấu:
Chọn ống tre, nứa tươi, không quá non hoặc quá già, thích hợp nhất là từ tháng 10 đến tháng 1. Ống tre, nứa còn tươi, đem về chặt chia ra mỗi đốt thành một ống lam.
Chọn gạo nếp. Đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định độ dẻo độ ngon của cơm lam. Muốn cơm lam ngon phải chọn gạo nương mới gặt và phải đúng loại gạo nương có hạt to, mẩy, trắng và có mùi thơm.
Vo gạo cho thật sạch rồi ngâm nước khoảng 5 đến 6 tiếng, vớt ra để ráo nước.
Đổ gạo vào ống nứa, đổ nước vào ống cho ngập gạo. Không nên đổ gạo đầy ống mà phải để cách miệng một ít khi gạo chín sẽ nở ra kín miệng ống.
Lấy lá chuối hoặc lá dong đậy kín miệng ống rồi cho vào bếp lửa nướng. Khi nướng phải xoay ống nứa liên tục, không cho ống lam quá cháy và để hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi thơm của cơm tức là cơm lam đã chín.
Khi cơm chín đem chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng, khi ăn mới bóc vỏ. Cơm lam có thể chấm với muối vừng hoặc nam phrik (nước chấm pha loãng có vị cay của ớt, là loại nước chấm kiểu Thái), hai loại nước chấm này sẽ góp phần tăng thêm độ thơm ngon của cơm lam.
Những người con gái mới sinh xong đang ở cữ khi ăn cơm lam xong không được vứt ống đi mà bó vỏ ống lại cùng với nhau của đứa trẻ với hi vọng đứa trẻ sinh ra ở trần gian sẽ được bảo vệ khỏe mạnh và khi chết đi sẽ được đưa lên thiên đàng hưởng cuộc sống tươi đẹp
“Củi hứa hôn” và phong tục cưới hỏi của người Giẻ TriêngTục bó vỏ ống cơm lam của Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam
Những cô gái Giẻ Triêng khi đến tuổi cập kê, nếu được một chàng trai mà mình ưng ý cầu hôn và muốn lấy người đó làm chồng thì thường lên rừng tìm những cây gỗ tốt đốn bằng nhau, phơi khô và cõng về nhà xếp ngay ngắn ở đầu nhà, hoặc trước sân và được che chắn cẩn thận để chuẩn bị cho “ngày lành tháng tốt” cõng đến nhà trai. Những bó củi đó được gọi là củi hứa hôn của người Giẻ Triêng.
Không chỉ cõng củi cho gia đình nhà chồng mà còn mang cho cả anh chồng, chị ruột của chồng đã xây dựng gia đình và ở riêng. Mang đến mỗi gia đình như vậy khoảng 20 đến 30 bó, còn nhà trai thường làm thịt 60 đến 70 con chim, con chuột để tiếp đãi khi nhà gái cõng củi đến nhà mình. Ngoài ra nhà trai còn tặng quần áo cho những người cõng củi đến để thay lời cảm ơn. Sau hôm cõng củi và lễ mời cơm ấy, họ hàng hai bên mới chính thức trở hành “sui gia”, tiếp tục đi lại thăm hỏi nhau theo phong tục của người Việt Nam.
Tục nhảy lửa của người Pà Thẻn“Củi hứa hôn” và phong tục cưới hỏi của người Giẻ Triêng
Lễ hội nhảy lửa hay tục nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang là một hoạt động văn hoá mang tính tâm linh, với mục đích là thể hiện sức mạnh cùng ý chí phi thường, dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi được tà ma và bệnh tật. Lễ hội này thường diễn ra vào cuối năm, khi mà mùa đông đang ở giai đoạn khắc nghiệt nhất.
Bắt đầu cho lễ hội nhảy lửa này là phần lễ. Thầy mo sẽ ngồi trên một cái ghế dài để cúng thần linh, gõ vào hai vật bằng sắt, tạo ra những âm thanh gấp gáp, liên tục. Việc cúng thần này nhằm tạo nên sức mạnh phi thường cho những con người Pà Thẻn, để họ có thể nhảy vào lửa. Thông thường, phần cúng lễ sẽ được bắt đầu trước phần hội ít nhất là 4 tiếng đồng hồ. Đống lửa mang lại sự ấm áp cho mọi người, đồng thời cũng là biểu trưng cho buổi ăn mừng một mùa vụ hoa màu vừa kết thúc, thần linh phù hộ nhân dân sống an khang thịnh vượng, xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Khi đến phần hội, các thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tụ tập xung quanh thầy mo, tiếng gõ của thầy mo ngày một gấp gáp hơn. Trong phút chốc, họ run bầng bậc và bắt đầu nhảy lên nhảy xuống. Trong khi đó, có một người thanh niên khác chạy vòng vòng quanh sân, thỉnh thoảng lại nhặt một cục than còn đỏ lên và cho vào miệng ăn. Đến một lúc nhất định, người này mới bước vào vòng lửa.
Họ dùng tay trần bốc lửa, nhảy trên những cục than còn đò rực bằng chân trần, có những người còn nằm hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài. Những người khác đứng ở ngoài chiêm ngưỡng, cổ vũ bằng những tiếng reo hò, tán dương.
Lễ hội Xíp xí (Tết xíp xí) của người Thái, người KhángTục nhảy lửa của người Pà Thẻn
Lễ hội Xíp xí của người Thái, người Kháng tại vùng Tây Bắc được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm là một phong tục giống như ngày rằm tháng 7 của người Kinh. Lễ hội này được tổ chức với mục đích thể hiện tình yêu quê hương, lòng biết ơn với người đã khai phá tạo mường, lập bản. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội này là một hành động đẹp đẽ của người Thái, người Kháng nhằm giữ gìn bản sắc đặc trưng của dân tộc.
Vịt là lễ vật gần như quan trọng nhất trong lễ hội Xíp Xí này, bởi người Thái và người Kháng quan niệm rằng loài vịt gắn liền với đồng ruộng, sống suối, đời sống của những người làm nông; cúng thịt vịt là để vịt ăn hết sâu bọ hại lúa và mang những điều xui xẻo trôi tuột theo dòng chảy của sông suối.
Vào ngày Tết này, người người nhà nhà sẽ đến thăm nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp bằng một thái độ niềm nở, hiếu khách. Phần hội của ngày Tết này có đa dạng các hoạt động cho người dân cùng vui chơi, như: hát chúc mừng, hát dạy làm người, hát bè trên sông, hát trao duyên, hát lúc ăn uống, lúc thăm hỏi nhau,…
Hãy thử một lần đến Tây Bắc vào dịp tết Xíp Xí, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp, những nét đặc sắc, độc đáo, những giá trị tinh hoa còn được lưu giữ đến tận ngày nay trong các bản làng của người Thái, người Kháng.
Tục bát canh rêu đá của người TháiLễ hội Xíp xí (Tết xíp xí) của người Thái, người Kháng
Rêu đálà một món ăn đặc sản của người Thái ở miền núi Tây Bắc, Việt Nam. Đối với người Thái đây là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm tiếp đãi khách quý cùng với măng chua, thịt gác bếp và cũng là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ của người dân ở đây. Thời điểm thường mọc của cây rêu đá là lúc chớm thu khoảng vào tháng ba âm lịch và chỉ được sử dụng chế biến món ăn trong vòng 2 đến 3 ngày vì rêu đá rất nhanh hỏng.
Canh rêu đá được chế biến như sau:rêu đá sau khi dùng chày đập nát và loại bỏ hết tạp chất sẽ cho vào nước luộc gà hoặc canh xương, khi ăn bạn sẽ thấy rất bùi và ngậy. Rêu đá nướng hay nộm rêu đá… cũng đều là những món rất thơm ngon, đậm đà bản sắc dân tộc Thái.
Tục trao vòng cầu hôn của người Ê đêTục bát canh rêu đá của người Thái
Trai gái Ê Đê khi đã yêu nhau, muốn nên duyên vợ chồng liền báo cho gia đình biết để sắp xếp lễ đính hôn. Gia đình bên gái nhờ ông đăm đai (ông cậu) sang nhà trai đặt vấn đề xin cưới, hẹn ngày gặp và chuẩn bị trao vòng (trôk kôông). Đến ngày hẹn, họ hàng nhà gái đến nhà trai làm lễ. Hai già làng có uy tín đại diện hai bên bàn bạc. Mỗi bên đại diện đặt trên chiếu một cái vòng bạc. Khi hoàn toàn đồng ý, họ cầm vòng lên trao cho đôi nam nữ. Chàng trai và cô gái yêu nhau mỗi người đeo một cái vòng ấy. Và sau là đến việc tổ chức lễ cưới.
Trường hợp chàng trai bội ước, không làm lễ cưới, thì anh ta phải trả cho cô gái một khoản phạt bằng hiện vật, và làm cho cô gái một lễ hiến sinh (một con lợn).
Lễ ăn cơm mới của người Xá PhóTục trao vòng cầu hôn của người Ê đê
Lễ ăn cơm mới hay còn gọi là Tết cơm mới của người Xá Phó cũng diễn ra trong 3 ngày chính như trong ngày Tết cổ truyền của cả nước:
Ngày đầu tiên: người lớn tuổi nhất trong nhà phải dựng một ngôi sàn nhỏ trên nương, bày một hòn đá, ba chén rượu, ba đôi đũa, một quả trứng gà luộc, ba sợi chỉ trắng và một nắm cơm rồi khấn thần lúa. Sau đó một mình đi gặt một vài cụm lúa mới để đem về cúng tổ tiên và trước khi về người gặt sẽ cắm một cái ta leo để cấm người lạ.
Ngày thứ 2: không còn là một người đi gặt nữa mà là cả hai vợ chồng chủ nhà cùng ra đồng cắt lúa nhưng không được nói với nhau câu gì và mỗi người sẽ gặt đủ 15 bó lúa về để cúng.
Ngày thứ 3: cả nhà cùng nhau đi gặt nhưng cũng trong sự im lặng. Chỉ khi lúa gặt xong chủ nhà rút ta leo lên thì mọi người mới được nói chuyện thoải mái với nhau.
Sau 3 ngày lễ, chính chủ nhà sẽ làm cơm tiếp đãi mọi người, dân làng sẽ đến ăn cơm mới của gia đình. Lúc này lễ hội ăn cơm mới coi như là kết thúc.
Tục ngủ duông của người Cơ tuLễ ăn cơm mới của người Xá Phó
Ở người Cơ Tu còn tồn tại một phong tục mà chỉ ở dân tộc này mới có, đó là tục ngủ duông (lướt zướng). Tục ngủ duông là một thông điệp gửi gắm những mối tình trai gái Cơ Tu nên vợ nên chồng để hôm nay nó vẫn còn trường tồn mãi với thời gian.
Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng, gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm bằng cây lá. Sự tồn tại của ngôi nhà này cả làng đều biết và được người Cơ Tu gọi là nhàngủ duông.
Tuỳ ở mỗi đôi nam nữ Cơ Tu mà ngủ duông có thể kéo dài từ 3 đến 5 đêm hoặc hơn thế nữa để họ tự do tìm hiểu mà không phải lén lút, thầm kín… Trước khi cưới được người mà mình thực sự ưng ý, không thiếu những người con trai và thậm chí là con gái đã từng ngủ duông với không ít người.
Tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơ tu cũng quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Nếu trường hợp này xảy ra, tuỳ ở mức độ vi phạm, thường thì chàng trai bị phạt rất nặng, làng bắt người con trai đó phải giết heo có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn. Đôi khi phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý… hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và đôi khi bị cộng đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc. Còn đối với cô gái mang thai trước khi cưới sẽ bị đuổi ra khỏi bản làng, phải sống trong rừng sâu và không được giao tiếp hay tiếp xúc với ai. Hình phạt nặng nề này đã có từ xa xưa, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Cơ Tu. Vì thế, nam nữ Cơ Tu mỗi khi thực hiện tục ngủ duông đều biết giữ chừng mực, tôn trọng lẫn nhau, giữ vững giá trị của bản thân và tuân theo những giá trị đạo đức của dân tộc mình.
Tục thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sa PaTục ngủ duông của người Cơ tu
Phần lớn các dân tộc như Mông, Tày, Giáy,… đều cư trú tại Sa Pa và sống dọc theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa được bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan-xi-păng. Phiên chợ tình này thường diễn ra vào Chủ Nhật mỗi tuần và nằm ở vị trí khá xa trung tâm thị trấn. Lúc trước con đường dẫn đến phiên chợ này khá hiểm trở, chỉ dành cho người đi bộ và gia súc. Vì vậy, để đến được chợ bằng đường mòn thì phải mất đến tận nửa ngày. Những người đi du lịch hay người sống ở trung tâm thị trấn nếu muốn tham quan chợ tình đều phải bắt đầu đi từ ngày hôm trước (tức ngày thứ bảy).
Đêm thứ bảy đến rạng sáng Chủ Nhật, nơi phiên chợ thường rất ồn ào và náo nhiệt bởi có sự góp vui của những người già đi dạo, tán chuyện cùng nhau và lớp trẻ vui chơi cùng nhau, tạo nên cơ hội để hai con người có thể tiếp xúc, làm quen với nhau. Điểm đặc biệt là người ở đây thổ lộ tình cảm của mình thông qua tiếng khèn, tiếng sáo của họ.
Tuy nhiên, theo thời gian, bởi vì sự đổi mới không ngừng nghỉ của xã hội và chợ tình đã mất đi vẻ đẹp vốn có của nó, không còn không khí trong trẻo, truyền thống như ngày xưa.
Nhưng không vì thế mà chợ tình Sa Pa không còn là một điểm đáng đến. Tuy mất đi vẻ đẹp xưa cũ nhưng chợ tình của ngày nay cũng còn rất đậm chất Sa Pa. Nếu có dịp đi du lịch Sa Pa vào những ngày cuối tuần thì bạn nên đi chợ tình một lần. Chợ tình đã thu hút rất nhiều khách du lịch với những món đồ thổ cẩm rất đẹp được bày bán. Hơn nữa vào những ngày này bạn sẽ được nghe tiếng khèn rất hay lay động lòng người của những chàng trai đã đến tuổi cập kê dùng tiếng khèn của mình để tìm bạn gái.
Và đôi khi người dân Sa Pa cũng dùng tiếng khèn để giải trí sau những ngày làm việc vất vả. Tiếng khèn Sa Pa là một nét đẹp văn hóa của người H’mông và cần được trân trọng.
Tục đi ăn trộm lấy may của người Lô LôTục thổi khèn tìm bạn tình ở chợ tình Sa Pa
Đi ăn trộm lấy may trong đêm giao thừa là tục lệ khá kỳ lạ của người dân tộc Lô Lô huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Người Lô Lô tin rằng, ở thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, nếu ai đó mang về được một cái gì đó thì gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Chính vì thế, việc ăn trộm trong đêm giao thừa được người Lô Lô coi là đi lấy may. Một điều thú vị là khi đi… lấy trộm vào đêm giao thừa, người Lô Lô đi đúng nghĩa “ăn trộm”, lặng lẽ, không rủ nhau, không để chủ nhà bắt được. Và đã trộm là phải trộm “tận gốc”, như nhổ tỏi thì không nên để bị đứt.
Tuy nhiên, tục ăn trộm lấy may này bản chất không đáng bài trừ như cái tên “ăn trộm”. Người Lô Lô khi đi ăn trộm lấy may không lấy nhiều, không lấy đồ có giá trị mà chỉ lấy những thứ như hành, tỏi, rau,…
Trong đêm giao thừa ở các bản làng của người Lô Lô thì nhà nhà “ăn trộm”, người người là “kẻ trộm”, mặc dù là ăn trộm, song chẳng pháp luật nào can thiệp đến và nó đã trở thành một phong tục đón Tết không thể thiếu của người Lô Lô.
Tục “bắt chồng” của người Chu Ru, Cơ Ho,…Tục đi ăn trộm lấy may của người Lô Lô
Mùa xuân, các dân tộc Chu Ru, Cơ Ho, Cil , Giẻ Triêng….ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội “bắt chồng”. Tục bắt chồng của người Tây Nguyên có nét tương tự với tục cướp vợ của đồng bào miền núi phía Bắc, chỉ có điều ở đây ngược lại, người phụ nữ đi “bắt chồng” chứ không phải là người đàn ông đi “bắt vợ”. Củi là một trong những lễ vật “bắt chồng”của người Tây Nguyên.
Khi Tết Nguyên Đán đến, đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho… ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng. Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.
Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là “Đêm hội bắt chồng”. Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: “Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước…”. Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra, hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.
Các dân tộc thực hiện tập tục này đa phần đều là các dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Cho nên, sau khi người đàn ông được “bắt” về nhà vợ sẽ không có quyền hành gì trong gia đình.
Đăng bởi: Hồng Hải Mai Thị
Từ khoá: 18 phong tục tập quán độc đáo nhất của các dân tộc Việt Nam
Chợ Đêm Nha Trang – Nét Độc Đáo Văn Hóa Biển
Mục Lục
Nha Trang có bao nhiêu chợ đêm?Không chỉ ban ngày mà cả về đêm Nha Trang cũng trở nên náo nhiệt với các khu chợ đêm trong thành phố. Đây vừa là nơi buôn bán, mua sắm sôi nổi vừa là nơi giúp du khách vui chơi, tận hưởng bầu không khí thành phố Nha Trang về đêm tuyệt diệu. Hiện nay, ở Nha Trang có 4 khu chợ đêm, đó là :
Chợ 46 Trần Phú : số 46 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Nha Trang Night Market : số 78 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Yasaka Night Market : khu chợ này được diễn ra do khách sạn Yasaka Sài Gòn Nha Trang tổ chức và cũng nằm trên con đường Trần Phú
Tropicana Shopping : còn có tên gọi khác là chợ đêm Hải Yến Nha Trang vì khu chợ nằm trong khuôn viên của khách sạn Hải Yến
Chợ đêm Nha Trang nằm ở đâu?Chợ đêm Nha Trang nằm trên tuyến đường giao thoa giữa con đường vàng Trần Phú và con đường được mệnh danh là “phố tây” Hùng Vương. Tọa lạc tại vị trí đắc địa của thành phố nên du khách rất dễ dàng di chuyển đến chợ đêm. Hơn nữa, chợ đêm ở Nha Trang còn gần trung tâm văn hóa thành phố và đối diện là Quảng trường 2/4 và bãi biển Trần Phú xinh đẹp.
Chợ đêm Nha Trang có gì chơi?Với diện tích nhỏ như vậy nhưng ở chợ đêm Nha Trang được bán đa dạng các loại mặt hàng và được chia thành các khu như : khu ẩm thực, khu quà lưu niệm, khu thời trang, khu vui chơi,…Mỗi khu vực trong chợ lại đem đến cho du khách những trải nghiệm riêng biệt và đáng nhớ. Chợ đêm mang lại một không gian gần gũi, thân thiện cùng những thứ chân thật nhất của những con người nơi miền biển.
Khu ẩm thựcChắc chắn phải kể đến đầu tiên trong chợ đêm Nha Trang là khu ẩm thực. Đây là khu có những gian hàng bày bán phong phú từ những món ăn đặc sản Nha Trang như bánh căn, bún cá, nem nướng,… và đặc biệt là các món ăn hải sản thơm ngon đậm chất vùng biển. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những mùi hương thơm phức của đồ ăn ngay khi vừa đặt chân vào chợ đấy.
Thêm vào đó, khu chợ còn có các gian hàng đồ ăn vặt như đồ xiên que, các loại kem, các loại chè với giá cả phải chăng. Dạo quanh chợ đêm, thưởng thức vài món ăn ngon, trò chuyện cùng bạn bè và ngắm nhìn khung cảnh chợ đêm tấp nập ở thành phố biển cũng góp phần làm nên một trải nghiệm đầy thú vị trong chuyến hành trình khám phá Nha Trang của bạn.
Tại khu ẩm thực, bạn cũng có thể mua đặc sản khô Nha Trang về làm quà cho gia đình và bạn bè như mực rim me, cơm cháy, mực khô, bánh tráng xoài,…
Khu đồ lưu niệmBên cạnh những món đồ quà tặng bằng đặc sản khô thì những món đồ lưu niệm cũng là một gợi ý cho những ai muốn mua quà tặng cho người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Khu đồ lưu niệm tại chợ đêm Nha Trang nổi bật với những gam màu rực rỡ bởi phong phú mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, túi xách, ba lô, móc khóa,…
Đây là khu sau khi ăn uống thả ga, du khách sẽ ghé qua rất nhiều. Những món đồ thủ công mỹ nghệ được làm một cách tinh xảo và đẹp mắt bởi những nghệ nhân khéo léo nên luôn thu hút ánh nhìn của mọi du khách, đặc biệt là những du khách nước ngoài. Giá cả của các mặt hàng đa dạng, từ thấp đến cao nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn món đồ ưng ý cho mình.
Khu vẽ tranh truyền thầnNgoài khu ẩm thực và khu đồ lưu niệm thì khu vẽ tranh truyền thần là một điểm nhấn trong chợ đêm Nha Trang. Bạn mong muốn lưu giữ hình chân dung của bản thân bằng nghệ thuật vẽ chứ không phải bằng những tấm ảnh thì hãy để những nghệ nhân vẽ tranh truyền thần giúp bạn. Họ sẽ khắc họa chân dung của bạn trong một thời gian ngắn, vô cùng nhanh chóng.
Đi du lịch và có một tấm hình chân dung làm kỷ niệm bằng tranh vẽ cũng rất đặc biệt đấy chứ. Không những vậy, ở khu này bạn cũng có thể trải nghiệm một số loại hình khác như viết thư pháp, khắc tranh,…
Một số lưu ý khi đi chợ đêm Nha Trang Tình trạng giá cảThông thường, giá cả của một món đồ ở chợ đêm Nha Trang thường được người bán đẩy lên cao vì chủ yếu nơi đây bán cho khách du lịch là chính, đặc biệt là những du khách quốc tế.
Vì vậy, bạn nên khảo sát qua một lượt các gian hàng, xem chất lượng sản phẩm có ổn không, có phù hợp với nhu cầu và kinh phí của mình bỏ ra hay không, sau đó khi quyết định mua hàng thì bạn sẽ thương lượng với người bán, biết đâu sẽ được giảm giá và có một mức giá hợp lý.
Tình trạng móc túiTình trạng móc túi thường xảy ra ở những nơi đông người và ở khu chợ đêm Nha Trang cũng vậy. Khung cảnh chen chúc, người mua kẻ bán tấp nập nên không thể tránh khỏi tình trạng xấu này.
Các địa điểm lưu trú gần chợ đêm Nha Trang Khách sạn Havana Nha TrangĐược xây dựng là một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, khách sạn Havana Nha Trang có phong cách thiết kế sang trọng và hiện đại. Khách sạn cung cấp đa dạng các hạng phòng nghỉ như phòng hướng biển, phòng hướng phố, phòng gia đình,…để phục vụ cho kỳ nghỉ 2 người, cho nhóm bạn hay một gia đình.
Cùng với đó là hệ thống nhà hàng, quầy bar đẳng cấp và các dịch vụ tiện ích nổi bật như hồ bơi, tổ chức sự kiện, hội nghị, tiệc cưới,…khách sạn Havana Nha Trang chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một kỳ nghỉ dưỡng trọn vẹn và đáng mong đợi.
Địa chỉ : số 38 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Số điện thoại : 0943 333 333
Khách sạn Novotel Nha TrangTọa lạc trên con đường Trần Phú và hướng biển xanh bao la, khách sạn Novotel Nha Trang được xây dựng là khách sạn đạt chuẩn 4 sao với tổng cộng 154 phòng nghỉ, bao gồm 6 hạng phòng là phòng standard, phòng superior, phòng deluxe, phòng executive, phòng junior suite và phòng suite.
Bạn sẽ được trải nghiệm ẩm thực thơm ngon tại nhà hàng The Square, hệ thống hồ bơi trong xanh, thư giãn với trung tâm spa và rèn luyện sức khỏe tại phòng tập thể dục. Khách sạn cũng là nơi được nhiều khách hàng lựa chọn để tổ chức các sự kiện lớn nhỏ, các hội nghị, hội thảo.
Địa chỉ: số 50 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Số điện thoại : 025 7777 7777
Khách sạn Libra Nha TrangKhách sạn Libra Nha Trang nằm rất gần với chợ đêm Nha Trang và tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố nên du khách rất thuận tiện để di chuyển. Đây cũng là một khách sạn được xây dựng đạt chuẩn 4 sao nhưng tất cả dịch vụ tiện ích cũng như hệ thống phòng nghỉ đều đạt chuẩn quốc tế.
Khách sạn mang phong cách thiết kế trang trọng, nhã nhặn và lịch sự cũng như mang đến một không gian nghỉ dưỡng thoải mái cho khách hàng.
Địa chỉ : số 4 Hùng Vương, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Số điện thoại : 0943 333 333
Một số địa điểm vui chơi gần chợ đêm Nha Trang Bãi biển Trần Phú – Nha TrangBãi biển Trần Phú – Nha Trang được biết đến là một trong những bãi biển đẹp nhất Nha Trang với vẻ đẹp thơ mộng của làn nước xanh trong cùng dải cát trắng mịn trải dài.
Ban ngày tại bãi biển thường diễn ra những hoạt động vui chơi của du khách như tắm biển, chơi lướt ván, lặn biển ngắm san hô, các hoạt động teambuilding,…
Khác với ban ngày, bãi biển trở nên tĩnh lặng và bình yên khi màn đêm buông xuống, đi dạo quanh biển vào khoảng thời gian này, tận hưởng hương vị biển mặn mà và lắng nghe tiếng gió rì rào, tiếng sóng biển vỗ về, bạn sẽ cảm nhận được sự thư giãn và thanh thản đến lạ.
Quảng trường 2/4Từ chợ đêm Nha Trang, bạn chỉ cần đi bộ thêm vài phút là đến Quảng trường 2/4. Đây giống như là một biểu tượng của thành phố Nha Trang vậy. Với khuôn viên rộng lớn nằm gần bãi biển Trần Phú, quảng trường là nơi được người dân địa phương rất yêu thích để đi dạo hay tập thể dục vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối.
Đăng bởi: Hiếu Nguyễn
Từ khoá: Chợ đêm Nha Trang – Nét độc đáo văn hóa biển
Top 10 Quán Cafe Ngon, Không Gian Đẹp, Độc Đáo Nhất Tại Nam Từ Liêm
Đi cà phê cà pháo không đơn giản chỉ là thưởng thức cà phê hay các loại đồ uống khác mà đi để thư giãn, tận hưởng nhưng phút giây nghỉ ngơi, tụ tập bạn bè nói vài câu chuyện vui; hay chỉ đơn giản là bình thản ngắm nhìn thế giới xung quanh. Nhưng không dễ để bạn có thể tìm được một quán cà phê có không gian đẹp và độc đáo. Vì vậy trong bài viết này chúng mình sẽ bật mí cho các bạn top 10 quán cafe đẹp nhất tại quận Nam Từ Liêm.
1. L’ami Coffee- Quán cafe đậm chất Châu Âu ngay tại Nam Từ LiêmL’ami Coffee là một địa chỉ quán cafe đẹp tại Nam Từ Liêm mà bạn không thể bỏ qua. Quán được xây theo kiểu biệt thự, gồm 2 tầng và 1 tầng trệt, xung quanh toàn là cây cối nhìn rất mát mắt. Tone màu của quán chủ yếu là trắng xanh nhìn như một toà biệt thự ở Pháp. Quán rộng rãi, yên tĩnh, vừa bước quán sẽ ngửi được hương thơm nhẹ nhàng khiến thực khách thêm phần dễ chịu.
Đồ uống ở đây ngon với một quán cafe view xịn xò như thế này. Quán có cả cái máy pha cafe, ai là tín đồ cafe máy thì phải qua thử liền, nghe đồn Barista ở đây không phải dạng vừa đâu.
Thông tin liên hệ
2. Quán cafe Hàn Quốc siêu đẹp giữa Nam Từ Liêm- Secret GardenSecret Garden vừa là quán cafe vừa là quán bar Quán có đến 2 cửa, cửa mặt trước với tone màu gỗ nâu và đen. Nhìn từ ngoài vào thấy không có gì nổi bật; nhưng vào đến bên trong là một thế giới hoàn toàn khác. Còn mặt cửa sau thì đúng là như một chiếc vườn nhỏ xinh được trồng trước nhà.
Bước vào bên trong là một không gian tone xanh, trắng và hoa. Quán phối màu khá xinh và nhiều cây nên rất thoáng mát. Secret Garden có 2 tầng; tầng 1 là bar và có khá nhiều bàn với các góc decor khác nhau. Còn tầng 2 thì là cả coffee và nail.
Menu thức uống khá đa dạng, đủ từ trà hoa quả, sinh tố, cafe,… Khu bar thơm mùi cafe, vì là ở khu hàn nên cafe có vẻ khá là được đầu tư. Bạn có thể gọi avocado coffee and coconut coffee. Bởi cafe bơ thì vị bơ siêu thơm, không hề bị ngọt mà thanh thanh ngậy ngậy, thêm 1 chút cafe đen hoà quyện rất hợp.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Lô 39 TT4 Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì – Nam Từ Liêm
Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00
3. Balzac CafeBalzac cafe được decor theo phong cách châu âu sang xịn. Đây sẽ là một quán cafe đẹp-độc- lạ ở Nam Từ Liêm, phù hợp cho ai thích chụp sang chảnh trà chiều, cũng có những góc cầu thang hay tường siêu deep. Bên dưới quán còn sở hữu một hầm rất rộng, thuận tiện trong việc tổ chức event hay họp hành làm việc sẽ rất thích với dàn âm thanh, wifi, máy chiếu tốt.
Quán có đa dạng các loại đồ uống khác nhau. Bạn có thể thử món nước chanh hương berry, uống lạ mà ngon lắm chưa thấy quán nào có món này. Vẫn là nước chanh nhưng có thêm chút trà whitetart vị berry. Vị chua thanh mà thơm lừng, màu lại hồng hồng đẹp mắt.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: ML6-29 đường Lương Thế Vinh, Vinhomes Greenbay Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
4. Bread Factory- Tiệm cafe đẹp tại Nam Từ LiêmBread Factory là quán cafe đẹp và mới mở tại Nam Từ Liêm nhưng lại gây sốt trong những ngày gần đây bởi quán có không gian phải nói là cực kì Hàn Quốc; ngoài ra về chất lượng bánh và đồ uống thì không cần phải bàn cãi. Quán bánh và cà phê sống ảo dành cho những bạn nhà ở khu vực Nam Từ Liêm mà ngại đi xa.
Chắc chắn Bread Factory chính là thiên đường với những tín đồ mê bánh ngọt. Quán được chia làm 2 tầng, cả 2 tầng đều có không gian chỗ ngồi rộng rãi và thoải mái lại còn có view nhìn ra mấy tòa nhà cao tầng đối diện “chill” hết cỡ. Bread Factory còn là một không gian cũng khá yên tĩnh để bạn có thể tìm đến ngồi làm việc, hay học nhóm.
Thông tin liên hệ
5. Eurosian CoffeeThêm một địa chỉ quán cafe đẹp tại Nam Từ Liêm mà chúng mình gợi ý cho bạn nữa là Eurosian Coffee. Bước vào quán sẽ hơi bị bất ngờ về cách trang trí, đậm phong cách Hàn; chú trọng từng chi tiết từ những đồ decor nhỏ cho đến máy pha chế, tranh ảnh, bàn ghế. Đồ uống ở đây pha rất kỹ, trang trí rất đẹp.
Đồ uống cũng khá đa dạng. Tráng miệng có cả patbingsu nữa. Frappuchino vị bạc hà mát mát dễ uống. Smoothie xoài cũng khá ổn. Sữa chua cam vị thanh thanh chua chua thích hợp với ăn đồ chiên ngấy. Rất thích hợp với một đám nhỏ bạn bè tụ tập vừa ăn uống vừa trò chuyện.
Thông tin liên hệ
6. Quán Cafe Hội An đẹp giữa lòng Nam Từ LiêmCà phê Hội An là một trong các quán cafe ở khu vực Nam Từ Liêm. Đến với Cà phê Hội An bạn sẽ được đắm chìm vào một không gian thoải mái. Ngập tràn sắc xanh tươi của cây xanh và hoa cỏ, không gian phố cổ Hội An. Không gian ngoài trời tươi mát với ánh sáng mặt trời tự nhiên. Sẽ mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho những buổi cafe sáng, trà chiều của bạn.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Số 6 BT3 Lưu Hữu Phước, Nam Từ Liêm, Hà Nội
7. C’est Lavie Kitchen“C’est Lavie” là câu nói bắt nguồn từ Pháp, có nghĩa “Đó là cuộc sống”. Cuộc sống đầy những bất ngờ; cũng chính là tính đặc trưng của đời người là muôn màu, đa vẻ. C’est Lavie Kitchen được ấp ủ ra đời với ý nghĩa đó. C’est Lavie Kitchen tái tạo lại một xúc cảm bình yên, gần gũi và thân quen bên những ly nước uống mang đậm hương vị của tự nhiên, những bữa ăn ấm áp, giản đơn mà tinh tế trong mỗi căn bếp gia đình người Việt.
C’est Lavie Kitchen sẽ mang đến cho bạn cảm nhận rõ sự bình thản trong tâm hồn; lấy an nhiên làm động lực cốt lõi để tận hưởng và sáng tạo nên một cuộc sống kỳ diệu.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: SH04, pearl 1, Mỹ Đình Pearl, Hà Nội
Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00
Điện thoại: 088 869 58 39
8. Lofita Tea & Coffee – Quán cafe đẹp tại quận Nam Từ LiêmKhông gian quán lấy màu cam trendiez làm chủ đạo, tạo cảm giác tươi mát. Quán sở hữu một không gian hiện đại, phóng khoáng vừa phù hợp để làm không gian làm việc mà còn là địa điểm của các buổi tụ tập bạn bè hàn huyên với nhau vài câu chuyện thật vui.
Ngoài không gian hiện đại, view cực chill mà tại Lofita Tea & Coffee còn có những món thức uống cực hấp dẫn như: Sữa hạt điều trân châu đường đen thần thánh, các loại trà hoa quả cực hấp dẫn cho mùa hè hay những set trà chiều kiểu Anh sang chảnh,…
9. Kafa Cafe- Cafe đường phố tại Nam Từ LiêmKafa Café đã đến với Nam Từ Liêm cùng trải nghiệm “cà phê đường phố” quen thuộc nhưng vẫn bất ngờ mới mẻ. Du ngoạn phố cổ hay ngồi nhâm nhi 1 cốc nâu đá đậm đà vị Hà Thành chẳng còn khó nữa. Nếu bạn yêu cà phê vỉa hè, đang muốn tìm một không gian mới và không phải một người uống cà phê dễ dãi, thì Kafa Café sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Không gian tại Kafa Café mang cảm hứng retro từ các giai đoạn Hà Nội đổi mới: các biển hiệu với phông chữ từ thập niên 70-80, cột đèn, các bức vẽ khoan cắt bê tông trên tường… không quá xưa cũ mà mang hơi thở giao thoa quá khứ và hiện tại. Ngoài các sản phẩm đặc trưng, được yêu mến như cà phê nâu, đen, cốt dừa… Kafa còn mở rộng menu với các sản phẩm từ trà, các sản phẩm nước ép tươi phục vụ các khách hàng không quen với cà phê hay chỉ đơn giản dừng chân giải khát sau khi khám phá thành phố sôi động.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 36 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, HN
Giờ mở cửa: 07:00- 23:30
Điện thoại: 035 712 9999
10. Milano CoffeeMilano sẽ đặc biệ hơn cả bởi đây là quán cafe rang mộc có không gian đẹp tại khu vực Nam Từ Liêm. Quán có không gian rộng rãi thoáng mát, không chật chội như các quán cafe rang xay khác. Thức uống ngon, đặc biệt là cà phê đá, cà phê sữa. Milano là một trong số ít quán cafe có cà phê rang mộc pha máy. Mặc dù menu quán rất đa dạng nhưng khách hàng thường ghé nơi đây bởi bị mê mẩn những cốc cà phê pha phin truyền thống với hương vị đậm đà, thơm ngon.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: chung cư An Sinh, ngõ 44 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 1900 636873
Đăng bởi: Nguyễn Thành Phúc
Từ khoá: Top 10 Quán Cafe Ngon, Không Gian Đẹp, Độc Đáo Nhất Tại Nam Từ Liêm
Đổ Gục Trước 5 Món Bánh Mì Độc Đáo Của Ẩm Thực Việt Nam
Bên cạnh những thương hiệu bánh mì vang danh cả nước như bánh mì Sài Gòn, bánh mì Hội An… nếu dạo một vòng từ Bắc chí Nam trên mảnh đất hình chữ S Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp có không ít phiên bản bánh mì độc đáo khác khiến nhiều du khách trong và ngoài nước mê mẩn.
Bánh mì kem trứng, Hà Nội
Ảnh: @HUKHA Foodaholic Bánh mì kem trứng là món ăn phổ biến tại Hà Nội, đặc biệt là trong những ngày trời se lạnh. Trứng đánh kem béo ngậy hòa quyện cùng bánh mì giòn rụm khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Ngoài hương vị truyền thống, món này còn được sáng tạo thêm khi bánh mì được chấm cùng kem trứng trà xanh, phô mai… ngon ngất ngây.
Bánh mì dân tổ Hà NộiẢnh: @bachuaviahe Phục vụ cho những “chiếc bụng đói” lúc đêm muộn, bánh mì dân tổ Hà Nội tạo được sức hút với các tín đồ ẩm thực bởi vẻ ngoài ngoại cỡ. Ổ bánh mì “siêu to khổng lồ” này được lấp đầy các loại topping như trứng, lạp xưởng, pate, bò khô… Nhân bánh mì được xào trên một chiếc chảo lớn, nhiều người còn gọi món này với cái tên “bánh mì tả pí lù”.
Bánh mì cay, Hải PhòngẢnh: Nofoodphobia Xuất xứ từ ngõ Khánh Lạp, gần Hàng Kênh, bánh mì cay đã trở thành đặc sản nức tiếng Hải Phòng cũng như trên bản đồ ẩm thực đường phố Việt Nam. Dù chẳng phải thức quà cầu kỳ, món ăn vẫn chinh phục những tín đồ ẩm thực gần xa bởi hương vị hấp dẫn riêng biệt. Không “xôi thịt” như bánh mì dân tổ Hà Nội hay bánh mì phố Hội, bánh mì cay có phần nhìn khá đơn giản. Món ngon Hải Phòng chỉ to bằng gần hai ngón tay, dài khoảng 20cm, ăn cùng với một loại nhân duy nhất là pate, đôi khi thêm tương ớt và chút rau mùi. Linh hồn làm nên hương vị đặc sắc của bánh mì cay nằm ở tương ớt. Ở mỗi quán, tương ớt sẽ được làm theo một công thức gia truyền đặc biệt. Cắn ngập răng một miếng bánh mì cay, hương vị giòn rụm của bánh mì, nhân pate béo ngậy, mềm tan và vị cay nồng của tương ớt hòa quyện trên đầu lưỡi, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi.
Bánh mì bột lọc, HuếẢnh: Instagram: @Hana.foodie Bánh mì bột lọc thành hình từ món bánh bột lọc nổi tiếng xứ Huế. Thay vì ăn bánh bột lọc thông thường, người Huế đã biết cách cho những chiếc bánh bột lọc trần vào nhân bánh mì để ăn được no, chắc bụng. Linh hồn món này nằm ở nước mắm ớt cay, một gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Huế.
Bánh mì xíu mại, Đà LạtẢnh: Beafood22 Bánh mì xíu mại là món ăn nổi tiếng hút khách ở Đà Lạt, được nhiều người ưa chuộng cho bữa sáng. Không phải bánh mì kẹp nhân xíu mại ở giữa như thường thấy, tại thành phố ngàn hoa, bánh mì được để riêng, phục vụ kèm theo chén nước dùng ấm nóng có xíu mại, chả gói lá, da heo luộc. Trên mặt nước dùng trong veo, có điểm chút váng mỡ beo béo, người ta rắc thêm hành lá xắt nhuyễn, ít tiêu, chút ớt cay cay để hương vị thêm đậm đà. Khi ăn, bánh mì sẽ được xé nhỏ ra sau đó chấm nước dùng.
Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)
Đăng bởi: Đoàn Ngọc Chinh
Từ khoá: Đổ gục trước 5 món bánh mì độc đáo của ẩm thực Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Nét Độc Đáo Bánh Dân Gian Nam Bộ trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!