Xu Hướng 10/2023 # Nguyên Nhân Bệnh Trĩ: Hiểu Đúng Để Phòng Tránh Đúng Cách # Top 19 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nguyên Nhân Bệnh Trĩ: Hiểu Đúng Để Phòng Tránh Đúng Cách # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Bệnh Trĩ: Hiểu Đúng Để Phòng Tránh Đúng Cách được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trĩ (hay còn gọi là bệnh trĩ) là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng phồng ở phần dưới của hậu môn và trực tràng. Tương tự như dãn tĩnh mạch, thành của các mạch này bị kéo cho căng dãn, khi đó chúng sẽ bị kích thích.

Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội); hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).

Gần ba trong số bốn người trưởng thành sẽ mắc bệnh trĩ theo thời gian. Bệnh trĩ có một số yếu tố nguy cơ, nhưng thường không xác định được nguyên nhân bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có thể gây nên nhiều triệu chứng khó chịu. Như cảm giác nóng rát khi đi cầu; đau đớn và chảy máu hậu môn; có thể có máu vấy theo phân hoặc chảy thành giọt… Bệnh trĩ thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian; thường gây ảnh hưởng đến tâm lí và hạn chế sinh hoạt, chất lượng cuộc sống suy giảm. Các bác sĩ khuyên rằng trĩ nên được điều trị ngay khi chúng mới xuất hiện.

May mắn thay, các lựa chọn điều trị có sẵn vào thời điểm hiện tại cho thấy nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ. Nhiều trường hợp cũng đã ghi nhận sự thuyên giảm với các phương pháp điều trị tại nhà; kèm theo thay đổi lối sống.

Trĩ có thể ở trong (trĩ nội) hoặc ở ngoài (trĩ ngoại).

Trĩ nội

Búi trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng và không thể nhìn thấy được từ bên ngoài một cách thông thường. Chúng thường không đau. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh trĩ nội là chảy máu từ trực tràng.

Đôi khi, nguyên nhân bệnh trĩ nội là áp lực cơ thể có thể đẩy búi trĩ bên trong sa xuống khiến nó nhô ra ngoài qua hậu môn. Đây được gọi là bệnh trĩ lồi ra hoặc sa ra ngoài. Lúc này nó có thể gây đau đớn.

Bệnh trĩ nội được phân làm 4 cấp độ: Trĩ nội độ I, II, III, và IV.

Bệnh trĩ ngoại

Các búi trĩ ngoại nằm dưới phần da xung quanh hậu môn. Do đó có thể nhìn thấy được qua quan sát thông thường. Vì phần này của cơ thể có nhiều dây thần kinh nhạy cảm nên chúng thường đau đớn và đau hơn trĩ nội. Việc rặn khi đi đại tiện có thể khiến búi trĩ ngoại bị chảy máu.

Về mặt bản chất, chính sự giãn nở của các tĩnh mạch xung quanh hậu môn gây ra bệnh trĩ. Vấn đề này xày ra bởi sự phối hợp của nhiều yếu tố và điều kiện sau.

Một số điều kiện và thói quen được cho là nguyên nhân bệnh trĩ.

Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy.

Rặn quá mạnh khi đi tiêu.

Ngồi lâu trong toilet.

Gia tăng áp lực; táo bón và ngồi lâu đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong khu vực trực tràng hậu môn. Từ đó, khiến máu không di chuyển theo tốc độ mong đợi (được gọi là tụ lại) trong mạch, dẫn đến bệnh trĩ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ

Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.

Béo phì. Thừa cân có thể gây áp lực lên mô trĩ.

Lão hóa. Khi chúng ta già đi, các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn trở nên yếu hơn, có khả năng gây ra việc các búi trĩ căng phồng.

Mang thai. Khi thai nhi lớn lên và gây áp lực lên bụng, các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn có thể bị giãn rộng. Vấn đề này thường biến mất sau khi sinh.

Bệnh trĩ và việc mang thai

Mang thai là một nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp. Đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ, khi tử cung mở rộng gây áp lực lên khung chậu và các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng. Mức độ tăng của hormone progesterone trong thời kỳ mang thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ. Trong đó, progesterone làm giãn các thành của tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị sưng lên.

Một số phụ nữ mắc bệnh trĩ lần đầu tiên khi họ mang thai. Nhưng nếu bạn đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này khi mang thai.

May mắn thay, bệnh trĩ thường không gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi, và chúng thường tự biến mất sau khi bạn sinh con. Bạn thường có thể giảm bớt các triệu chứng bằng cách chăm sóc tại nhà. Nhưng hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước để đảm bảo rằng bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng an toàn khi bạn mang thai.

Trĩ là một căn bệnh gây nhiều phiền toái nhưng tỉ suất mắc bệnh lại ngày càng tăng. Sau bài viết này, hy vọng đã có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về nguyên nhân bệnh trĩ. Chúng tôi mong từ đây bạn cùng gia đình có thể phòng tránh và có được chất lượng cuộc sống luôn ở mức cao nhất.

Virus Hpv Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Các Phòng Tránh Nhiễm Hpv

Nhiễm virus HPV là tình trạng nhiễm bệnh lây qua đường tình dục phổ biến, có khả năng gây u nhú ở người. Cùng tìm hiểu rõ hơn về virus HPV qua bài viết sau đây.

Hầu như bất cứ ai cũng có thể mắc virus HPV một lần trong đời và thường ít dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, nhưng cũng có một số chủng gây ung thư cổ tử cung.

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus, một loại virus lây lan phổ biến qua đường tình dục hoặc tiếp xúc với da của người bệnh.

Các nhà nghiên cứu sinh học đã chỉ ra hơn 100 loại virus HPV tồn tại gây u nhú, trong đó có khoảng 40 loại nguy hiểm, gây ra các bệnh về sinh dục như: cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, trực tràng, dương vật, bìu,…

Các trường hợp mụn cóc sinh dục và u nhú đường hô hấp gây ra bởi HPV loại 6 và 11. Đây được coi là virus có nguy cơ thấp, không gây ra ung thư hay các tình trạng bệnh lý khác.

Nhóm virus nguy cơ cao có hơn 10 loại HPV có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung, phổ biến nhất là 2 loại: HPV 16 và HPV 18. Đáng nguy hiểm hơn là 2 loại virus này hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào nhưng lại là căn nguyên của hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử trên toàn cầu.

Nguyên nhân nhiễm HPV

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục hoặc các việc tiếp xúc da kề da với người đã nhiễm bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể lây sang người bình thường ngay cả khi người bệnh không có bất cứ dấu hiệu hay biểu hiện nào của bệnh.

Việc nhiễm HPV không phụ thuộc vào số lượng bạn tình. Người bệnh vẫn có khả năng bị nhiễm HPV ngay cả khi chỉ quan hệ tình dục với một người. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn nếu quan hệ với nhiều bạn tình.

Các yếu tố chính làm tăng nguy cơ nhiễm HPV:

Hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu có khả năng nhiễm HPV cao hơn.

Tiếp xúc không an toàn: Chạm vào mụn cóc của người khác hoặc tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ tồn tại virus HPV như: vòi tắm, bồn vệ sinh công cộng, hồ bơi,…

Tình trạng sinh sản: Chị em có số lần sinh đẻ càng nhiều và tuổi sinh đẻ lần đầu tiên càng sớm thì khả năng bị ung thư cổ tử cung do virus HPV càng cao.

Dấu hiệu nhiễm HPV

90% virus HPV sẽ tự biến mất trong khoảng 2 năm mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp các loại virus HPV khác nhau tiếp tục tồn tại trong cơ thể, gây ra mụn cóc sinh dục.

Mụn cóc sinh dục lần đầu xuất hiện với những mụn nước nhỏ, sau đó bể ra và chảy máu, đóng thành vảy và tự lành lặn sau một vài ngày. Thông thường khi mắc phải mụn cóc sẽ đi kèm với những triệu chứng cảm cúm, sốt và sưng bạch huyết.

HPV là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh ung thư khác như ung thư họng và lưỡi.

Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường thấy là: Chảy máu hoặc chảy mủ từ âm đạo, chảy máu giữa chu kỳ, sau quan hệ tình dục hoặc khi đã mãn kinh, đau ở vùng dưới bụng hoặc vùng chậu.

Nếu nhiễm các chủng HPV nguy hiểm, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như mụn cóc, mụn rộp và một số biến chứng như:

Tổn thương miệng và đường hô hấp trên như: lưỡi, amidan, vòm miệng mềm hoặc trong thanh quản và mũi.

Các căn bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư bộ phận sinh dục, hậu môn, …

HPV là loại virus không lây truyền qua các chất dịch cơ thể như tinh dịch hoặc nước bọt, mà là do tiếp xúc da chạm da với người bị nhiễm bệnh.

Do đó, HPV sẽ dễ lây lan nhất khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.

Lưu ý rằng, việc lây nhiễm cũng có thể xảy ra nếu HPV tiếp xúc với những vết nứt trên da, chẳng hạn như vết rách âm đạo.

Nhiễm HPV là căn bệnh hầu như không thể tránh khỏi nên bạn hãy thực hiện các biện pháp sau đây để giúp bản thân phòng tránh tối đa khả năng nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung:

Sử dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục có thể giúp bạn chống lại sự lây lan của virus HPV. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng vì nó không thể bao phủ toàn bộ da của bộ phận sinh dục nên sẽ không thể loại bỏ khả năng bạn bị nhiễm loại virus này.

Do đó, phòng bệnh bằng vắc xin mới là phương pháp tối ưu nhất, có thể sử dụng cho cả nam và nữ từ 9 – 26 tuổi, bất kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa, giúp chống lại mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch khuyến nghị tiêm vaccine HPV định kỳ cho cả bé trai và gái từ 9 – 26 tuổi. Tốt nhất là chưa từng quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc ngoài da với người nhiễm bệnh vì vaccine ngừa HPV sẽ không có tác dụng khi đã nhiễm bệnh.

Làm thế nào có thể phát hiện có bị nhiễm HPV hay không?

Để kiểm tra bạn có đang bị nhiễm HPV hay không? Đầu tiên các bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nhiễm HPV qua việc quan sát các mụn cóc trên cơ thể của người bệnh.

Đối với mụn cóc sinh dục, nếu bác sĩ khó quan sát, sẽ cho bạn tiến hành một hoặc nhiều loại xét nghiệm như sau để hiểu rõ hơn về bệnh tình:

Thử nghiệm VIA: Bác sĩ bôi acid acetic lên vùng sinh dục bị nhiễm HPV khiến để kiểm tra và xác định các tổn thương phẳng khó nhìn thấy.

Xét nghiệm Pap: Bác sĩ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc âm đạo của người bệnh để gửi đi phân tích trong phòng thí nghiệm để phát hiện xem có những tình trạng bất thường nào có thể dẫn đến ung thư hay không.

HPV có thể chữa trị được không?

Đối với mụn cóc sinh dục thì bạn có thể điều trị bằng thuốc kê đơn từ các bác sĩ hoặc đông lạnh bằng nitơ lỏng.

Ung thư cổ tử cung hoặc ung thư sinh dục do virus HPV có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật và có thể kết hợp nhiều phương pháp.

Advertisement

Nhiễm HPV khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một ngoại lệ duy nhất hiếm gặp là khi một số bà mẹ bị mụn cóc sinh dục đang ở dạng hoạt động do HPV thì có thể sẽ truyền virus HPV sang cho em bé. Việc này sẽ gây ra tình trạng nhiễm HPV thanh quản, gây ảnh hưởng đến khả năng thở của em bé nên sẽ rất nguy hiểm.

Ai nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV?

Cả nam và nữ đều nên tiêm phòng vắc xin ngừa HPV (đặc biệt là nữ) trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa là chưa từng quan hệ tình dục.

Đối với nữ, nếu đã qua 26 tuổi và có xét nghiệm chưa nhiễm virus HPV, thì vẫn được các bác sĩ khuyên nên tiêm phòng vì virus có nhiều chủng khác nhau mà rất ít người nhiễm đồng thời nhiều chủng, việc tiêm vắc xin sẽ giúp bạn phòng ngừa việc nhiễm các chủng còn lại.

Đối với nam giới, virus HPV là 1 trong các tác nhân gây ung thư vòm họng, ung thư bộ phận sinh dục… Chính vì vậy, nam giới cũng được khuyến cáo nên tiêm phòng virus HPV để tầm soát các bệnh ung thư nguy hiểm.

Phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã quan hệ tình dục thì vẫn có thể tiêm vắc xin HPV trong trường hợp xét nghiệm chưa thấy nhiễm virus HPV.

10 Bệnh Phụ Khoa Thường Gặp Ở Phụ Nữ Và Cách Phòng Tránh

Bệnh phụ khoa là gì?

Nữ giới mắc bệnh phụ khoa nếu như đi khám kịp thời thì sẽ không quá khó khăn trong quá trình điều trị, bệnh sẽ được chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu như người bệnh chủ quan không đi chữa trị, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Kinh nguyệt không đều: Nữ giới nếu như có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bất thường thì đây chính là một trong những dấu hiệu bạn đã bị mắc bệnh phụ khoa.

Khí hư bất thường: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết viêm nhiễm phụ khoa điển hình. Khí hư bình thường sẽ có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, nhưng khi mắc bệnh thì khí hư sẽ có màu sắc bất thường (vàng, xanh, nâu, đen).

Ngứa vùng kín: Hiện tượng âm đạo bị ngứa là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa phổ biến, ngứa âm đạo khiến cho người mắc bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.

Đau và chảy máu khi giao hợp: Rất nhiều trường hợp nữ giới e ngại chuyện yêu, khoái cảm chuyện chăn gối bị suy giảm do bệnh phụ khoa gây đau đớn trong quá trình quan hệ tình dục. Đặc biệt, chảy máu sau khi giao hợp chính là một hiện tượng bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa:

Bệnh phụ khoa xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân gây nên, ngoài nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng, bệnh còn do một số những nguyên nhân phổ biến khác như:

Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ không sử dụng biện pháp phòng tránh, quan hệ quá thô bạo thì tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa là không tránh khỏi. Khi này, những loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục sẽ tận dụng cơ hội đó để xâm nhập vào trong cơ thể và gây bệnh.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, sử dụng chất kích thích như rượu, bia cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và là tác nhân gây nên bệnh phụ khoa.

Hệ miễn dịch suy yếu: hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu sẽ khiến cho cơ thể có sức đề kháng kém, khả năng chống lại bệnh thấp. Từ đó, rất dễ gặp phải một số bệnh.

Do chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi không hợp lý: Những căng thẳng và stress kéo dài sẽ khiến cho nội tiết tố trong cơ thể nữ giới thay đổi, điều này sẽ là ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.

Top 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng xảy ra ở âm đạo khi có vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể. Đây là một bệnh lý phổ biến nhất trong tất cả các loại bệnh phụ khoa, nữ giới hầu như ai cũng sẽ bị viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời.

Viêm âm đạo do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Ngoài sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm men hay ký sinh sinh trùng, bệnh còn xuất hiện do quan hệ tình tục không lành mạnh, quan hệ quá mạnh bạo; do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sai cách,…Bên cạnh đó cũng có thể là do quá trình sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày gây nên.

2. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở ngoài cổ tử cung, thường phổ biến xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đây cũng là một bệnh phụ khoa có tỷ lệ người mắc phải nhiều nhất hiện nay.

Bệnh viêm cổ tử cung có biểu hiện ra bên ngoài để nhận biết: đầu tiên cũng là dấu hiệu bất thường của khí hư, khí hư lúc này sẽ có màu nâu kèm mùi hôi khó chịu. Xuất hiện những cơ đau, đau khi đi tiểu và đau trong quá trình quan hệ, khoái cảm chuyện “chăn gối” bị suy giảm. Viêm cổ tử cung phát triển theo 2 giai đoạn, cấp tính và mãn tính. Tùy vào mỗi giai đoạn bệnh sẽ lại có thêm những triệu chứng và biểu hiện khác nhau.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là hiện tượng ở tử cung nữ giới xuất hiện những khối u nhỏ, mọc đơn lẻ với nhiều kích cỡ khối u khác nhau. U xơ tử cung thông thường là những khối u lành tình. Tuy là bệnh phụ khoa lành tính nhưng nếu để lâu không được chữa trị thì những khối u này vẫn có nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Người mắc bệnh u xơ tử cung sẽ có những triệu chứng: Kinh nguyệt bị rối loạn ( kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt thất thường và không đều); Đau bụng, đau lưng, đau vùng xương chậu; Triệu chứng bí tiểu; Vùng bụng sờ vào cứng, thậm chí có thể sờ thấy khối u.

4. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là hiện tượng buồng trứng xuất hiện sự phát triển bất thường của các khối u nang, khối u này hình thành lên có thể là do sự tích tụ dịch tiết bất thường hoặc do sự phát triển bất thường của khối cấu tạo không nằm trong buồng trứng tạo thành.

U nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa thường gặp, nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng đầu tiên phải kể đến đó là do dư thừa hàm lượng HCG ( chorionic gonadotropin ) trong cơ thể, hay do tác động kích thích của LH ( hormone luteinizing) lên buồng trứng hoặc do các nang trứng phát triển kém hoàn thiện.

5. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng ở cổ tử cung nữ giới xuất hiện những tế bào tuyến phát triển quá mức xâm lấn ra mặt ngoài của cổ tử cung. Khi những tế bào tuyến này xâm lấn ra bên ngoài sẽ gây nên những tổn thương cho cổ tử cung. Từ đó, tiết dịch âm đạo tăng lên, lợi dụng cơ hội đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và gây nên bệnh.

Biểu hiện rõ rệt nhất của viêm lộ tuyến cổ tử cung là xuất hiện khí hư nhiều, đặc dính, có bọt và có mùi hôi. Xuất hiện triệu chứng tiểu nhiều, tiểu rắt, đau khi đi tiểu. Có hiện tượng đau rát ở âm hộ, âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng thắt lưng….Trên thực tế, các bệnh phụ khoa ở nữ giới thường có những biểu hiện khá giống nhau, do đó để có thể biết được chính xác tình trạng bệnh của mình thì phái nữ nên có quá trình thăm khám bệnh.

6. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến xuất hiện ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung do virus HPV gây nên. Đây là bệnh phụ khoa vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh ung thư cổ tử cung thường phát triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 2: Xuất hiện một số những triệu chứng và dấu hiệu, thườnggiống như các bệnh phụ khoa khác nên người bệnh thường chủ quan.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư gây ảnh hưởng đến cơ thể, đây là giai đoạn mà bệnh phát triển mạnh mẽ nhất.

Tùy vào từng giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. Bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như các chị em có quá trình khám và phát hiện bệnh sớm. Bệnh để càng lâu sẽ càng khó điều trị, bệnh còn gây nên những biến chứng tác động đến chức năng sinh sản nói riêng và tính mạng nói chung. Vì vậy, khi mắc bệnh chị em không nên thường được và chủ quan.

7. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory) là bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục nữ giới, lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục. Thông qua đường tình dục, vi khuẩn từ âm đạo sẽ đến tử cung và ống dẫn trứng, buồng trứng gây nên tình trạng viêm nhiễm ở vùng chậu. Hiện nay, bệnh chiếm tỷ lệ lớn người mắc bệnh, chủ yếu là ở nữ giới trong độ tuổi sinh dục.

Viêm vùng chậu là một trong những bệnh phụ khoa vô cùng nguy hiểm, nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mắc bệnh, bệnh còn có nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn rất cao. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Khi bệnh nặng, có triệu chứng áp xe thì sẽ áp dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị.

8. Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm xảy ra niêm mạc tử cung do vi khuẩn, vi sinh và các ký sinh trùng gây nên. Trên thực tế thì bệnh viêm nội mạc tử cung sẽ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, tình trạng nhiễm trùng quá lâu có thể sẽ gây nên một số những biến chứng nguy hiểm: gây vô sinh, nhiễm trùng vùng chậu, áp xe tử cung hoặc xương chậu, gây nhiễm trùng huyết,…

Viêm nội mạc tử cung thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để điều trị, đối với những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn thì có thể truyền tĩnh mạch và sau đó cho mọi người nghỉ ngơi để ổn định lại tình trạng cơ thể.

9. Hội chứng đau âm hộ mãn tính (Vulvodynia)

Hội chứng đau âm hộ mãn tính hay còn có tên gọi khác là Vulvodynia là tình trạng âm hộ bị đau đớn, ngứa ngáy kéo dài do nhiều nguyên nhân gây nên. Hiện nay, Vulvodynia được đánh giá là một trong những loại bệnh phụ khoa mà nữ giới dễ mắc phải nhất.

Trên thực tế thì những biểu hiện của bệnh phụ khoa thường khá giống nhau, đối với hội chứng đau âm hộ mãn tính thì nữ giới khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện: Cảm thấy đau ở bộ phận sinh dục, xuất hiện triệu chứng ngứa, đau rát và nhói ở âm hộ bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi đi tiểu. Khi bệnh phát triển nghiêm trọng hơn thì những cơn đau đớn sẽ trở nên dữ dội, nữ giới thậm chí không thể mặc quần bó sát, không thể quan hệ tình dục và luôn đau nhức kể cả khi đi cũng như khi ngồi.

Vulvodynia gây ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ và cuộc sống hằng ngày. Để nhanh chóng chấm dứt đi tình trạng này thì nữ giới nên có quá trình thăm khám bệnh kịp thời, sau những thăm khám và xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

10. Viêm phần phụ

Nguyên nhân chính gây viêm phần phụ đó là: do quan hệ tình dục không an toàn, quá trình vệ sinh vùng kín sai cách, tiền sử nạo phá thai. Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung,… cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên viêm phần phụ cho nữ giới.

Viêm phần phụ được chia ra làm 2 loại là: viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mãn tính, với những biểu hiện cụ thể như sau:

Hiện tượng rong kinh kéo dài, rối loạn kinh nguyệt.

Âm đạo chảy máu bất thường.

Ngứa ngáy âm đạo

Cơ thể mệt mỏi, ốm, sốt

Các bác sĩ khuyên rằng: Viêm phần phụ cần phải được điều trị sớm để ngăn chặn những biến chứng, đồng thời có quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng và có hiệu quả cao nhất.

11. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Các bệnh lây qua đường tình dục thường là những bệnh như: bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, hạ cam,….

Biểu hiện của các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường giống như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, thêm vào đó là một số triệu chứng như:

Xuất hiện những vết lở loét, phát bạn hay mụn cóc, mụn rộp ở quanh bộ phận sinh dục hay ở hậu môn, miệng.

Âm đạo sưng, đỏ và ngứa ngáy.

Cơ thể suy nhược, giảm cân nhanh chóng, hay đổ mồ hôi, ớn lạnh và sốt

Phòng tránh bệnh phụ khoa như thế nào?

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì nữ giới cần phải có quá trình vệ sinh vùng kín cẩn thận, vệ sinh thường xuyên hằng ngày sạch sẽ bằng nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, chị em nên có quá trình thụt rửa âm đạo đúng cách, bởi nếu như thụt rửa âm đạo sai cách thì sẽ càng tác động để đẩy cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong cơ thể.

Ngoài ra, các chị em cũng nên lựa chọn cho mình trang phục quần lót thoải mái và rộng rãi với chất liệu cotton thấm hút tốt để cho vùng kín luôn trong tình trạng khô thoáng. Điều này sẽ hạn chế đi được môi trường lý tưởng của vi khuẩn, khiến cho vi khuẩn không thể xâm nhập được vào trong cơ thể để gây bệnh.

Quan hệ tình dục lành mạnh

Quan hệ tình dục an toàn là quá trình quan hệ có sử dụng bao cao su để phòng tránh, quan hệ chung thủy với một bạn tình và tuyệt đối không quan hệ với người nhiễm bệnh.

Có chế độ sinh hoạt ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học chính là yếu tố để đảm bảo cho quá trình hoạt động của cơ thể, khi cơ thể có sức khỏe và sức đề kháng ổn định thì sẽ hạn chế đi được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Nữ giới nếu như muốn ngăn chặn nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa thì nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất. Hạn chế sử dụng những đồ ăn cay nóng, những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và những loại đồ uống có ga, những đồ uống có cồn để giảm nguy cơ béo phì, rối loạn nội tiết tố.

Có quá trình khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần

Các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khuyên rằng: nữ giới nên có quá trình đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ 1 lần để đảm bảo cho sức khỏe sinh sản được an toàn nhất. Nếu như đi khám phụ khoa định kỳ thường xuyên thì sẽ phát hiện ra mầm bệnh sớm, từ đó tránh được nguy cơ mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm.

Đối với những nữ giới đã từng có quan hệ tình dục thì quá trình đi khám phụ khoa định kỳ lại càng vô cùng quan trọng.

Bệnh Bướu Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, có hình con bướm nằm ở đáy của cổ ngay dưới quả táo Adam. Nó sản sinh ra các chất có vai trò giúp điều hòa hoạt động tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Đôi khi tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường, cổ bị sưng lên thành hình bướu gọi là bướu cổ. Bướu cổ xảy ra khi chức năng của tuyến giáp bị rối loạn. Các bệnh như cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp, một bệnh rất nguy hiểm theo đó mà xuất hiện.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến bướu cổ bao gồm:

Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.

Do chế độ dinh dưỡng hằng ngày như: ăn nhiều thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì…

Dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối lithium dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc có chứa i-ốt như thuốc cản quang, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc trị thấp khớp, thuốc trị hen, thuốc chống loạn nhịp…

Phụ nữ trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị bướu cổ.

Bệnh bướu cổ mới xuất hiện thường khó phát hiện do không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp. Khi bướu còn nhỏ thì rất khó phát hiện, nhưng có thể cảm nhận sự tồn tại của nó qua các biểu hiện:

Cảm giác đau cổ họng hoặc luôn cảm giác cổ họng bị vướng.

Khó nuốt.

Khó thở.

Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân hay có các biểu hiện của thừa hoóc-môn…

Mệt hoặc căng thẳng, trí nhớ giảm sút, bị táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.

Khi bướu lớn hơn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cục u cứng và cổ bị bành ra.

Bướu cổ có thể to hoặc nhỏ. Ta có thể phân loại các cấp độ bướu cổ theo kích thước:

Độ 1: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.

Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.

Độ 3: Bướu quá to.

Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán như sau:

Bướu giáp chìm: xuất hiện ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Tình trạng này gây khó chịu mỗi khi nuốt và thở.

Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.

Tùy thuộc vào kích thước của bướu, dấu hiệu và triệu chứng, nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể khuyên bạn:

1. Quan sát: Khi bướu còn nhỏ và chức năng tuyến giáp vẫn bình thường, bác sĩ có thể chưa đưa ra phác đồ điều trị và đề nghị tiếp tục quan sát.

2. Thuốc: Bạn sẽ được chỉ định thuốc điều trị theo yêu cầu của bác sĩ dựa theo tình trạng và nguyên nhân bệnh.

3. Phẫu thuật: Nếu bướu đã lớn và gây khó chịu khi thở hoặc nuốt, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hay một phần của tuyến giáp.

4. Iod phóng xạ: Trong một số trường hợp, iod phóng xạ được sử dụng để điều trị việc hoạt động quá mức của tuyến giáp. Các iod phóng xạ giúp phá hủy các tế bào tuyến giáp. Các kết quả điều trị trong giảm kích thước của bệnh bướu cổ, nhưng cuối cùng cũng có thể gây ra một tuyến giáp kém.

Bổ sung đủ iod: Ăn thức ăn giàu iod như ăn hải sản hoặc rong biển, hoặc cá, mắm tôm, nước mắm, hoặc dùng muối iod. Tôm, cua đặc biệt chứa nhiều iod. Mọi người cần khoảng 150 microgram iod / ngày. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú và cho trẻ sơ sinh và trẻ em, bổ sung đầy đủ iod hết sức quan trọng.

Giảm tiêu thụ iod: Hấp thu quá nhiều iod đôi khi dẫn đến bệnh bướu cổ, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp. Trong trường hợp này tránh dùng muối chứa iod, hải sản, rong biển,…

Bệnh bướu cổ nếu biết cách phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra phòng ngừa bệnh bằng việc bổ sung đầy đủ iod qua nguồn dinh dưỡng hàng ngày cũng vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh bướu cổ.

Hiểu Đúng Và Đủ Về Gậy Driver Tùy Chỉnh

Những cây gậy driver tùy chỉnh có thể giúp golfer khắc phục các nhược điểm trong cú swing, đồng thời giúp nâng cao trình độ của golfer.

Với những người chơi đang tìm cách để cải thiện chất lượng của cú swing nói riêng hay nâng cao trình độ của mình nói chung thì gậy driver tùy chỉnh là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Thế nhưng, để chọn và hiểu tinh chỉnh gậy driver là gì và sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất vẫn là câu hỏi với nhiều golfer. Bài viết này sẽ đem đến những thông tin hữu ích và lời giải đáp hợp lý cho câu hỏi trên.

Gậy driver tùy chỉnh và những thông tin mà golfer nên biết Khả năng tinh chỉnh gậy driver 

Gậy driver tùy chỉnh giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện cú swing của golfer. Ảnh: Golf Group

Gậy driver tùy chỉnh không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với golfer, vì mẫu gậy này ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường. Một cây gậy golf có khả năng tinh chỉnh là khi phần Hosel có thể tùy chỉnh và trọng lượng di động. Cụ thể, khả năng tinh chỉnh gậy driver là khi cây gậy đó được thiết kế để điều chỉnh bất cứ thông số kỹ thuật nào. Tuy nhiên không phải cây gậy nào cũng có khả năng tùy chỉnh giống nhau.

Gậy driver tinh chỉnh là những cây gậy có thể điều chỉnh thông số. Ảnh: Golf Group

Với những cây gậy có thiết kế đơn giản, người chơi có thể điều chỉnh thông số hosel, cho phép thay đổi góc loft và lie. Hoặc với những cây gậy nâng cao như di chuyển trọng lượng của những mẫy gậy nhà TaylorMade thì golfer có thể điều chỉnh thông số trọng tâm. Điều này giúp golf thủ có thể kiểm soát cú slice hoặc fade tốt hơn. Đây cũng chính là công dụng chính mà nhiều golfer tìm đến gậy golf tinh chỉnh.

Vì sao nên sử dụng gậy driver tùy chỉnh 

Thông thường, golfer có thể thay đổi góc loft hoặc lie của gậy. Ảnh: Golf Digest

Theo lời khuyên của những người chơi dày dặn kinh ngiệm chơi golf, gậy driver tùy chỉnh thường được sử dụng cho những người chơi vấp phải một lỗi sai nhất định. Khi đó, gậy sẽ khắc phục lỗi sai này và đem lại sự khác biệt đáng kể trong mỗi cú đánh. Thông thường, gậy golf được tinh chỉnh sẽ mang lại sự hỗ trợ cực tốt dành cho những golfer mới chơi hay có điểm  Handicap nằm ở mức trung bình.

Gậy driver tùy chỉnh được dùng cho những golfer thường mắc một lỗi sai nhất định. Ảnh: Golf MonthlyKhi sử dụng gậy tinh chỉnh, golfer có thể cảm nhận được sự khác biệt đáng kể trong mỗi cú đánh. Ảnh: Golfcity

Tuy nhiên, có một điều lưu ý dành cho những golfer khi có ý định tìm đến sự giúp đỡ của những cây gậy driver được tinh chỉnh là cần phải hiểu rõ lỗi sai của mình. Ví dụ, người chơi thường có cú đánh lệch phải thì nên sử dụng gậy driver tùy chỉnh trọng lượng về phía toe để tạo cú drive thẳng hơn. Nếu người chơi thường xuyên có cú đánh thấp, khoảng cách ngắn, thì nên tùy chỉnh tăng góc loft sẽ giúp cú swing bay bổng hơn đáng kể.

Đối với hosel tùy chỉnh 

Muốn sử dụng gậy driver tùy chỉnh hiệu quả, golfer cần phải hiểu rõ lỗi sai của mình. Ảnh: chúng tôi năng điều chỉnh hosel của gậy sẽ giúp các golfer có thể tăng hoặc giảm độ loft để quyết định quỹ đạo bóng bay như thế nào khi thực hiện cú đánh từ tee. Bên cạnh đó, những cây gậy driver tùy chỉnh còn có thể tăng giảm góc loft đồng thời cũng tăng giảm khả năng đóng của mặt gậy tương ứng. Và hiệu quả thường thấy ở những mẫu gậy này chính là thay đổi góc lie độc lập với góc loft để tạo ra những cú đánh lệch trái hoặc phái. Cụ thể, người chơi muốn đánh lệch trái thì tăng góc lie, và giảm góc lie khi đánh lệch phải. Từ đó, golfer có thể tận dụng khả năng này để điều chỉnh hướng đi cú đánh đúng như ý muốn của mình.

Đối với tùy chỉnh trọng lượng di động 

những cây gậy có thể tùy chỉnh hosel sẽ giúp golfer thay đổi độ loft ban đầu của gậy. Ảnh: International Golf AcademyNhững mẫu gậy này sẽ giúp golfer đièu chỉnh quỹ đạo bay của bóng. Ảnh: GolfTimes

Một số mẫu gậy driver tùy chỉnh hiện nay được trang bị thêm khả năng điều chỉnh trọng lượng được thiết kế ở mặt lưng gậy. Với bộ phận này, golfer có thể dễ dàng điều chỉnh sao cho bóng bay bổng hoặc thấp hơn tùy ý. Thông thường, thiết kế trọng lượng di chuyển có thể tăng giảm trong phạm vi là 10gr.

Bên cạnh điều chỉnh hosel, gậy driver tùy chỉnh còn có loại giúp thay đổi trọng lượng di động của gậy. Ảnh: Bunkered

Cụ thể, nếu điều chỉnh khối kim loại lùi sẽ giúp tăng độ mở mặt gậy, tạo nên những cú đánh bổng hơn và bóng ít lăn. Còn nếu chuyển khối kim loại ra phía mặt gậy, góc phóng theo đó sẽ giảm đi làm cho cú đánh thẳng và bóng đi xa hơn. Ngoài ra một số mẫu gậy driver tùy chỉnh còn thiết kế phần trọng lượng di dộng độc lập ở đế gậy hay toe. Thiết kế này dành cho những golfer muốn tạo ta cú fade hay slice đẹp mắt. Muốn tạo độ fade, golfer chỉ cần di chuyển khối kim loại về phía toe và tạo ra độ slce thì di chuyển về phía heel.

Gợi ý một số mẫu gậy có khả năng tùy chỉnh được yêu thích nhất hiện nay 

Với kiểu này, golfer có thể tăng giảm độ mở của mặt gậy. Ảnh: Hanoi Golf ShopĐiều này giúp cải thiện độ cao và khoảng cách của bóng. Ảnh: Golfgroup Academy

Gậy driver tùy chỉnh mang lại rất nhiều công dụng dành cho golfer. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố hàng đầu giúp tạo nên một cú swing hoàn hảo. Để khả năng này phát huy tối đa hiệu quả của nó, người chơi nên có kiến thức cơ bản về kỹ thuật swing, hiểu rõ những ưu khuyết điểm khi swing của mình. Và tất nhiên, golfer không nên lạm dụng công nghệ này quá nhiều.

Công dụng lớn nhất của tinh chỉnh gậy golf là giúp hạn chế lỗi slice trong cú đánh. Ảnh: Golf Monthly

Hiểu được nhu cầu của golfer về gậy driver có thể tùy chỉnh, nhiều thương hiệu golf đã đầu tư và cho ra những mẫy gậy golf được trang bị công nghệ này và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Đó là Driver Ping GLe2, một dòng gậy dành cho nữ có trọng lượng nhẹ và tốc độ đầu gậy được cải thiện đáng kể khi golfer có thể điều chỉnh góc loft +-1.5 độ. Tiếp theo là dòng Ping G410 Driver có thể điều chỉnh hosel tại 8 vị trí với sự chênh lệch 1,5 đến 3 độ, giúp người chơi dễ dàng đạt được khoảng cách bóng mong muốn. Hay mẫu Driver TaylorMade M5, người chơi có thể thay đổi trọng lượng với hai vị trí nút di chuyển. Đó là Đó là 2 vùng Fade hoặc Draw và High hoặc Low. Từ đó có thể dễ dàng kiểm soát độ bay cao/xa/xoáy của bóng. Hơn thế nữa, golfer có thể điều chỉnh được độ Loft, Lie và Face Angle của gậy +/- 1.5.

Hoàng Yến

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Thảo Nguyên Vũ

Từ khoá: Hiểu đúng và đủ về gậy driver tùy chỉnh

Uống Sữa Tươi Đúng Cách

Mặc dù sữa tươi rất tốt, tuy nhiên với từng cơ địa, từng độ tuổi mà bạn cần bổ sung đủ lượng sữa cần thiết như sau:

– Người lớn: Lượng sữa cần thiết là 200ml/lần.

– Trẻ nhỏ: Lượng sữa cần thiết là 150ml/lần.

Nên chia nhỏ lượng sữa thành nhiều phần để uống trong ngày sẽ tốt hơn.

– Buổi sáng, trước khi uống sữa khoảng 30 phút, bạn nên ăn một ít thức ăn vào. Nếu để bụng đói mà uống sữa, sẽ gây hại xấu cho dạ dày. Và nếu khi dạ dày đã có thức ăn, chúng ta uống sữa vào, thức ăn sẽ giúp dạ dày hấp thụ tốt nhất lượng Canxi có trong sữa.

– Buổi tối, trước khi đi ngủ bạn nên uống trước 30 phút. Không nên uống sữa rồi đi ngủ liền, sẽ khiến cho bạn bị no rất khó chịu. Uống vào thời điểm thích hợp ở buổi tối sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.

Thức ăn tinh bột

Các thức ăn nhỏ có tinh bột như một chiếc bánh cookie, bánh ngọt có thể giúp sữa được trì hoãn trong dạ dày lâu hơn. Các men tiêu hóa và dịch vị trong các Enzyme thủy phân giúp ruột từ từ đào thải để tạo điều kiện hấp thu tốt hơn.

Mật ong

Uống sữa tươi và mật ong là cách tốt nhất để bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu và điều trị căn bệnh đau bụng kinh của phụ nữ rất hiệu quả.

Nước trái cây

Protein có trong sữa khi gặp axit có trong trái cây sẽ gây phản ứng kết tủa gây nặng bụng, đau bụng và làm mất phần Protein có trong sữa. Chính vì thế, khi uống nước các bạn nên tránh những loại trái cây như: Cam, chanh, quýt. Khi uống sau 30 phút bạn có thể ăn những loại trái cây này.

Trà xanh

Trong trà xanh có một chất chuyên đào thải Canxi. Trong sữa, lượng Canxi rất nhiều, chính vì thế không nên kết hợp 2 thực phẩm này chung với nhau, sẽ làm mất hết tác dụng của sữa.

Chocolate

Cả chocolate và sữa đều là 2 thực phẩm ngon miệng, được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cũng giống như trà xanh, chocolate cũng là một nhóm thực phẩm chuyên đi đào thải chất Canxi. Vì vậy, không nên ăn hoặc uống 2 loại thực phẩm này cùng một lúc với nhau.

Thuốc

Thuốc khi uống ngoài nước lọc ra bạn không nên dùng bất kì loại nước nào để uống thuốc, kể cả sữa. Bởi nếu khi dùng sữa để uống thuốc, sẽ làm giảm bớt tác dụng của thuốc, các thành phần dinh dưỡng có trong sữa cũng bị tiêu hao mất hết.

Đây là thói quen rất hay gặp và rất nhiều người cũng vì thói quen này làm giảm đi lượng chất dinh dưỡng có trong sữa đáng kể. Nếu bạn muốn uống sữa ở nhiệt độ hơi ấm thì đặc biệt chú ý những điểm sau:

– Khi đun sữa, hãy tắt ngay bếp khi sữa có dấu hiệu sôi lên, nếu để sôi các chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ bị thoát ra ngoài.

– Uống đến đâu đun đến đó, không nên đun một lúc quá nhiều rồi chứa trong các bình để uống từ từ. Như vậy, sữa có khả năng bị thiu và bị hư.

– Nếu muốn uống sữa ngọt hơn chút, nên để đường vào khi nhiệt độ của sữa đã trở về bình thường. Vì nếu ở nhiệt độ cao, phản ứng giữa đường và sữa có thể làm mất hết chất dinh dưỡng có trong sữa.

Advertisement

Nếu túi sữa nylong hoặc sữa hộp được sử dụng, thì cần được được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (ngăn mát tủ lạnh). Thời hạn là không quá 48 tiếng với điều kiện túi nylong, hộp giấy phải được đóng lại thật kỹ. Nếu qua 2 ngày, lượng sữa có thể bị đóng cục hoặc ôi thiu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Bệnh Trĩ: Hiểu Đúng Để Phòng Tránh Đúng Cách trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!