Bạn đang xem bài viết Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 2 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đến tuần thứ 2, cơ thể người phụ nữ bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi, do đó chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 2 tuyệt đối không được lơ là. Nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, những cơn buồn nôn và dấu hiệu khác của thai nghén càng gây khó chịu cho các chị em.
Nguyên tắc dinh dưỡng mang thai tuần 2
– Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
– Khẩu phần dinh dưỡng mang thai tuần 2 nên chia thành 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
– Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
– Trong tháng đầu thai kỳ, tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!
– Tránh những thực phẩm có chất gây sảy thai như: đu đủ xanh, dứa, măng tươi…
Những thay đổi trong tuần thứ 2
1. Thay đổi ở người mẹ
– Bạn có thể cảm thấy như bị chuột rút và cảm giác “căng cứng” ở vùng dưới xương chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đầy hơi, hoặc trung tiện nhiều hơn bình thường.
– Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chút buồn nôn, hoặc ốm nghén, đặc biệt là vào buổi sáng. Mùi thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần nghĩ về nó, cho dù đó từng là món khoái khẩu của bạn, cũng có thể làm bạn thấy nhờn nhợn.
– Bạn cảm thấy ngực bị cương lên và đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Ngực trông có thể đầy và tròn hơn, đặc biệt trong trường hợp bình thường bạn vốn có một bộ ngực hơi nhỏ.
– Bạn có thể muốn đi tiểu thường hơn. Và mặc dù mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ, nhưng có vẻ như bạn không thể chịu nhịn được lâu như trước đây bạn đã từng. Điều này là do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực của tử cung ép xuống bàng quang bên dưới.
– Bạn có thể bị rò rỉ chút máu do quá trình túi phôi làm tổ ở thành tử cung.
2. Thay đổi của thai nhi trong tuần này
Vào tuần này, em bé của bạn mới chỉ bằng cỡ một hạt giống thuốc phiện, và hầu như không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Có rất nhiều sự phân chia tổ chức và tế bào diễn ra trong tuần thứ 2 của thai kỳ. Ba lớp tế bào riêng biệt bắt đầu hình thành. Lớp ngoại bì (lớp ngoài) về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, hệ thống thần kinh, não bộ, và thậm chí là men răng của em bé. Lớp giữa (trung bì) sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch (máu). Các lớp bên trong (nội bì) cuối cùng sẽ trở thành cơ quan nội tạng của em bé.
Khi một tế bào có một chức năng cụ thể, nó không thể trở thành một loại tế bào khác. Mỗi tế bào được lập trình ngay từ đầu để thực hiện những công việc cụ thể và sẽ trở thành những cơ quan cụ thể.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 9: Ăn Uống Thế Nào?
Magie, vitamin A là hai dưỡng chất quan trọng nhất định phải được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 9. Tiếp theo là những lưu ý trong ăn uống mẹ bầu cần: chia khẩu phần thành nhiều bữa nhỏ, tập trung ăn trái cây và uống nhiều nước.
Ai cũng biết rằng, dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể lực và trí lực của con người. Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho bà bầu đang được tất cả những người sắp và đang mai thai quan tâm hơn hết.
Dinh dưỡng mang thai tuần 9 cho mẹ
Magiê giúp tăng cường sức khoẻ hệ cơ, bao gồm cả các cơ đang nâng đỡ tử cung. Vi chất này có nhiều trong các loại sa lát rau xanh, các loại hạt họ lạc, đỗ tương, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương và ngũ cốc nguyên cám.
– Các thực phẩm giàu magiê:
Các loại quả khô như nho khô, lạc, hạnh nhân, hạt điều.
Các loại rau như xà lách, hạnh nhân, hạt điều, đậu Hà Lan, ngô ngọt, đỗ tương.
Gạo nâu.
Các sản phẩm từ sữa.
Cá và thịt.
Nhau thai sẽ giúp điều chỉnh lượng magiê vào thai nhi vì thế đừng lo lắng rằng bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn nhu cầu.
– Vitamin A giúp tăng cường sự đàn hồi của da và hỗ trợ lục phủ ngũ tạng. Ăn nhiều các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai và có thể bổ sung tiền vitamin A từ các nguồn thực phẩm sau:
Các loại rau màu đỏ và xanh sẫm như hạt tiêu xanh, bí đỏ, khoai lang, cà rốt.
Các loại quả màu vàng đỏ như cam, chanh ngọt, mơ.
Dầu cá và trứng.
20 Thực phẩm giàu Vitamin A mà bạn cần phải biết
Vitamin A là một nhóm các hợp chất chống oxy hóa, đóng vai trò then chốt trong việc mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ ăn giàu vitamin A có thể giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà, khô và viêm mắt. Bên cạnh đó, Vitamin…
Dinh dưỡng cho thai nhi phát triển
Magiê rất quan trọng với sự phát triển của bé yêu trong giai đoạn này, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của hệ xương. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn nhiều thực phẩm chứa magiê trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ hỗ trợ rất tốt cho cân nặng, chiều dài và vòng đầu của trẻ khi sinh.
Vitamin A cũng rất cần cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này, đặc biệt là làn da, dạ dày – ruột và phổi. Trong 3 tháng đầu, thai nhi cũng tích cực dự trữ vitamin A trong cơ thể, vì vậy bạn cần ăn nhiều khoai lang, cà rốt, bí đỏ, xoài, bí xanh.
Mẹo giúp giảm cơn ốm nghén
Theo số liệu thống kê, 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn ói. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.
Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.
Dù không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn nhưng trên thực tế vẫn có những cách giúp hạn chế triệu chứng ốm nghén khó chịu này:
– Uống trà gừng: Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Chỉ một ly trà gừng có thể khiến chị em cảm thấy nhẹ nhàng hơn đấy. Không chỉ được biết đến với khả năng chữa ốm nghén, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn.
– Ăn thành nhiều bữa: Nếu bình thường bạn ăn khoảng 3 bữa một ngày thì bây giờ bạn nên chia làm 6 bữa/ngày. Không bao giờ để cho bạn bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Bởi vì khi đói, axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và khiến bạn gia tăng các dấu hiệu nghén (trong đó có cả chứng nghén vào buổi sáng). Một bữa tối nhẹ trước giờ ngủ khoảng 1-2 giờ đồng hồ cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày “sống sót” qua một đêm.
– Chú ý trái cây: Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là táo, cam, chuối, bơ, xoài…Tuy nhiên trước tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề “nhức nhối” như ngày nay, các chị em nên lưu ý khi chọn mua trái cây nên mua ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng được kiểm định.
– Ăn vặt bằng bánh quy: Luôn đem theo một túi bánh qui hoặc qui giòn bên mình để có thể nhấm nháp bất cứ lúc nào. Việc giữ cho dạ dày luôn hoạt động sẽ có ích cho tình trạng ốm nghén của bạn.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Lời Khuyên Dinh Dưỡng Tuần 29
Khi mang thai đến tuần 29 có nghĩa là bạn bắt đầu bước sang 1/3 chặng đường thai kỳ cuối cùng. Lúc này, bụng của bạn to hơn, những vết rạn da bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Thai nhi lớn dần và hệ thần kinh dần hoàn thiện hơn. Vì vậy, ở chế độ dinh dưỡng tuần 29, mẹ cần bổ sung lượng DHA cần thiết tốt cho trí não của bé sau này.
Những thay đổi từ tuần 29
Ở người mẹ
Từ quý thứ 3 trở đi, mẹ bầu cảm thấy người nặng nề hơn do trọng lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên không được tăng vượt mức 10 – 12 kg. Ở giai đoạn này, một số trường hợp cảm thấy chán nãn và khó chịu. Mẹ bầu cảm thấy bụng mình ngày càng đầy và chật chội. Đôi khi nhịp thở của bạn dường như ngắn lại, thường là những lúc vội vàng. Sữa non trong suốt hoặc có màu vàng nhạt bắt đầu xuất hiện ở ti của vú.
Ở thai nhi
Độ dài từ đầu đến chân của bé ở tuần 29 là 38,6 – 39cm. Đây được cho là ít hơn độ dài trung bình của bé sơ sinh mới chào đời 10cm. Chuyển động mắt của bé trở nên nhanh hơn, não bộ phát triển mạnh hơn. Các tế bào, khớp thần kinh và hàng triệu kết nối đang được hình thành. Từ đây bé có thể nhận biết được âm thanh và những tín hiệu khác từ thế giới bên ngoài. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 29, lựa chọn những thực phẩm bổ sung DHA cho mẹ bầu cần được ưu tiên hàng đầu.
Lợi ích của DHA
Trong 3 tháng cuối cùng, não bộ và mắt của bé phát triển rất mạnh. Axit docosahexaenoic (DHA) là một axit béo omega 3 giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và duy trì chức năng não bộ. Tăng cường bổ sung DHA trong khẩu phần dinh dưỡng của bà bầu góp phần tăng khả năng vận động của thai nhi. Nếu được cung cấp nguồn DHA cần thiết từ bây giờ, bé sau khi chào đời sẽ rất thông minh và rất nhạy trong việc tiếp thu, chú ý. Theo chuyên gia, nhu cầu axit béo omega 3 của người trưởng thành trung bình khoảng 250mg. Như vậy, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm 100 – 200mg DHA so với lượng cần thiết của người bình thường.
Nguồn cung cấp DHA tự nhiên
Sữa cho bà bầu
Sữa được cho là nguồn dồi dào các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt sữa cho bà bầu vô cùng giàu DHA giúp tăng cường phát triển trí não của bé. Không chỉ thế, sữa còn chứa nhiều Omega 3, Omega 6, ARA hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
Các loại cá
Ăn nhiều cá tươi cung cấp nhiều axit béo Omega 3 cho cơ thể. Nó tác động trực tiếp đến não bộ và thị lực của bé. Những loại cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá cơm…là những thực phẩm nên đưa vào thực đơn dinh dưỡng tuần 29 của thai kỳ. Tuy nhiên các loại cá biển không phải lúc nào cũng tốt. Vì lượng thủy ngân có trong cá biển rất dễ gây hại cho cơ thể.
Trong số đó, cá hồi được cho là thực phẩm “thân thiện” với bà bầu. Nguồn DHA có trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với trong sữa. Cụ thể cứ trong 100g cá hồi có đến 227mg DHA. Dưỡng chất này không chỉ giúp bé thêm thông minh, khỏe mạnh mà còn cải thiện được tâm trạng mẹ bầu khi mang thai.
Như vậy tóm lại trong chế độ dinh dưỡng tuần 29, các mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu DHA cũng như Omega 3 để tập trung phát triển trí não và tăng khả năng vận động của thai nhi.
Dinh dưỡng mang thai tuần 30 nên bổ sung đủ chất
Khi bước sang chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu cần biết ăn uống đúng cách để thuận lợi trong việc sinh đẻ sắp tới. Cụ thể, các chị em nên giảm ăn vặt, hạn chế bánh ngọt, bánh quy, chocolate…tập trung lựa chọn những thực phẩm…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Chế Độ Dinh Dưỡng Đầu Thai Kỳ Phòng Ngừa Dị Tật Ở Thai Nhi
Dị tật ở thai nhi là điều không bao giờ chúng ta mong muốn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ các mẹ không bổ sung đủ chất mà tình trạng bé bị nứt đốt sống cổ, bàn chân vẹo xảy ra phổ biến. Các mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khi mang thai khoa học và hợp lý để thai nhi đảm bảo khỏe mạnh trước khi ra đời.
Ăn uống lành mạnh
Bổ sung axit folic
Vai trò của axit foic
Theo thống kê, nếu chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ của mẹ bầu được bổ sung đầy đủ axit folic thì giảm đến 73% nguy cơ dị tật ở thai nhi. Các bác sĩ cũng từng khuyến cáo hãy tập trung cung cấp axit folic ngay từ 1 tháng trước khi dự định mang thai. Đây là một dạng của vitamin B. Nếu thiếu hụt, nó sẽ gây ra nhiều dị tật bẩm sinh ở ống dây thần kinh. Nhu cầu axit folic cần thiết ở mẹ bầu là 400mcg/ngày. Ngoài việc uống thuốc bổ sung, axit folic từ thực phẩm tự nhiên là nguồn an toàn nhất.
Thực phẩm chứa axit folic
– Ngũ cốc: Một chén ngũ cốc trung bình có từ 100 đến 400 mg axit folic. Mỗi loại ngũ cốc có hàm lượng axit folic khác nhau. Vì vậy, mẹ cần chú ý và quan tâm nhiều hơn.
– Rau bina: 1/2 rau bina nấu chín có đến 100 mg axit folic. Ngoài ra, loại rau này còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón.
– Quả bơ: Loại quả được mệnh danh là “vua dinh dưỡng”. Ăn bơ mỗi ngày nghĩa là bạn đang đáp ứng 41% nhu cầu axit folic cơ thể cần.
– Măng tây: Một trong những loại rau giàu hàm lượng axit folic nhất. Cứ 5 cây măng tây cung cấp cho chúng ta 1000 mg axit folic. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần quan tâm đến cách chế biến với loại thực phẩm này. Nếu măng tây được nấu quá lâu rất dễ hao hụt nguồn axit folic quý giá.
Bà bầu ăn hạt dẻ cười, món ăn đầy chất dưỡng cho mẹ lẫn con
Hạt dẻ cười là món ăn vặt phổ biến, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết hết công dụng của loại hạt này. Những công dụng của hạt dẻ cười với mẹ bầu Duy trì mức độ lipid Hạt dẻ cười giàu axit béo đơn không bão hòa…
Tránh xa thức uống có hại
Thức uống có cồn luôn gây ra nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe của mọi người. Nhiều hành động mất kiểm soát về hành vi và trí tuệ cũng đã diễn ra. Dĩ nhiên là đối với thai phụ thì chúng là mỗi nguy hại thực sự.
Theo một nghiên cứu khoa học tại Mỹ cho biết rượu là một trong những nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi. Uống rượu khi mang thai – đây là hành động đe dọa rất lớn đến sự phát triển của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Kéo theo đó là những hậu quả vô cùng lo ngại. Nứt đốt sống, bàn chân vẹo, chậm phát triển…thậm chí có cả sẩy thai hoặc sinh non. Vì thế rượu, bia và những thức uống có cồn tuyệt đối không được liệt kê vào chế độ dinh dưỡng đầu thai kỳ.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Mẹ Mang Thai Ở Tuần 13 Cần Lưu Ý Những Điều Quan Trọng Gì Về Sức Khỏe?
Mẹ bầu sẽ từ từ tăng cần.
Điều thay đổi nhận thấy rõ rệt nhất ở các mẹ chính là cân nặng tăng dần. Ngoài việc cơ thể mẹ hấp thu các chất dinh dưỡng thì thai nhi trong bụng cũng lớn dần theo.
Từ đó cân nặng của các mẹ sẽ tăng cao từ từ, lúc này bụng của các mẹ đã nhô ra và lộ rõ bụng bầu. Khi nghỉ ngơi, các mẹ phải nằm nghiêng hay dùng gối ôm hỗ trợ khi nằm ngủ.
Mẹ bầu trở nên vụng về
Vào tuần thai thứ 13, chỉ còn thêm một tuần nữa là bước sang tam cá nguyệt thứ hai, đây là khoảng thời gian mang thai dễ chịu, thoải mái nhất trong 3 kỳ tam cá nguyệt (đây là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối).
Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ 2 thì các mẹ dễ trở nên vụng về, nguyên do là hormone Relaxin, đây là loại hormone gây ra chứng rối loạn khi mang thai, nó sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể, giúp thư giãn dây chằng và khớp để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Phần ngực nhạy cảm hơn
Ở giai đoạn tam cá nguyệt này thì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, nhất phần ngực sẽ to căng, nặng nề và hay đau nhức, các mẹ bầu nên chuẩn bị các áo ngực mới, thoáng rộng và thoải mái hơn khi mang.
Chảy máu nướu răng, da căng mịn hẳn ra
Các mẹ bầu sẽ có làn da căng mịn, đẹp hơn vào tuần thai 13, tuy vậy các mẹ cũng phải cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho da trong thời kỳ mang thai bằng cách dùng kem dưỡng ẩm, uống nước đủ.
Tử cung phát triển và dịch âm đạo tiết ra nhiều
Tuần thứ 13 trở đi thì tử cung của các mẹ bầu sẽ phát triển mạnh, dịch âm đạo gia tăng nhiều khiến cho bộ phận này hay ẩm ướt, có mùi, làm cho đồ lót bị bết dính. Thông thường, dịch tiết này có màu trắng đục, có mùi hoặc không, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, được gọi là bệnh bạch huyết.
Bệnh bạch huyết xuất hiện là do hormone sinh dục nữ (estrogen) tăng cao, dẫn đến lưu lượng máu đến vùng xương chậu theo đó cũng tăng lên, khiến cơ thể tiết ra dịch nhầy nhằm để bảo vệ ống sinh sản khỏi bị nhiễm trùng và duy trì sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo.
Trong trường hợp chảy nhiều dịch nhờn thì các mẹ nên thay đồ lót thường xuyên để thoải mái hơn, tránh thụt rửa âm đạo khi mang thai vì sẽ dễ làm nhiễm trùng âm đạo, có thể nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.
Chảy máu cam thường xuyên
Ngoài chảy máu nướu ra thì các mẹ còn dễ bị chảy máu cam, nguyên nhân là do sự lo lắng khi mang thai của hầu hết của các mẹ bầu, dẫn đến tĩnh mạch căng phồng, gây sổ mũi, nghẹt mũi hoặc chảy máu cam.
Các mẹ yên tâm rằng hiện tượng này nhanh đến cũng sẽ nhanh đi, điều quan trọng là các mẹ nên giữ bình tĩnh, không lo lắng nhiều mà hãy lạc quan, khi chảy máu dùng giấy để thấm ngay, luôn giữ ấm khoang mũi và mang khẩu trang thường xuyên,
Đối với thai nhi, vào 13 tuần tuổi sẽ có kích thước chỉ bằng một quả đậu Hà Lan chỉ khoảng 7cm từ đầu đến chân, nặng chừng 30g. Đến khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, lúc này nhau thai của mẹ đã phát triển và có thể cung cấp oxy, chất dinh dưỡng, xử lý chất thải cho thai nhi.
Nhau thai của mẹ cũng sản xuất các hormone progesterone và estrogen giúp duy trì thai kỳ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bé có thể đặt ngón tay vào miệng để mình, dù những cơ ở phần hàm chưa hoàn toàn phát triển nên sẽ chưa thể mút, mí mắt bé khép lại bảo vệ mắt.
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?Khi mang thai cơ thể sẽ có nhiều thay đổi như cảm thấy khó chịu, khó thở nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ bầu thở khó khăn, môi hay ngón tay chuyển thành màu xanh tái, hoặc bị đau ngực và mạch nhanh bất thường thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làmTùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như những chuẩn đoán của bác sĩ sau khi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu các mẹ thực hiện một số kiểm tra hay xét nghiệm như sau:
Kiểm tra kích thước của tử cung
Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
Đo cân nặng và huyết áp
Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
Ngoài ra, các mẹ nên nói với bác sĩ những triệu chứng mà mình mắc phải vào tháng thai kỳ 13, nhất là triệu chứng không bình thường.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhiTập luyện đúng cách không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà nó còn giúp mẹ bầu tránh tình trạng thừa cân khi mang thai, ốm nghén hay các con đau nhức vật lý do hormone thai kỳ gây ra.
Tập luyện đúng cách không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà nó còn giúp mẹ bầu tránh tình trạng thừa cân
Việc vận động 30 phút mỗi ngày các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,…sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, quá trình sinh nở dễ dàng, cũng như tăng khả năng bình phục sau sinh nhanh chóng hơn. Khi tập luyện, các mẹ nên chú ý một số điểm sau đây:
Advertisement
Không tập những môn có cường độ mạnh, yêu cầu sức bền cao
Luôn khởi động cơ trước khi tập để tránh chấn thương như chuột rút,…
Tránh động tác nằm ngửa, giãn cơ,..vì chúng sẽ khiến máu dồn về tử cung, khiến bà bầu chóng mặt, hoa mắt.
Môi trường tập luyện phải thoáng mát, trang bị sẵn nước lọc thanh mát để giải cứu cơn khát.
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai như axit folic, vitamin C, vitamin D, canxi, chất sắt, men probiotic, protein …
Các mẹ tránh tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo, những món chứa caffeine như sô cô la, cà phê,..
Không nên ăn quá no, các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo rằng các mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 360 Kcal trong 3 tháng giữa và 475 Kcal trong 3 tháng cuối vào thực đơn mỗi ngày, trong trường hợp mẹ mang thai đôi, thai sinh ba thì mới tăng lượng Kcal lên gấp 2 hay gấp 3.
Tuyệt đối không ăn kiêng trong khi mang thai vì nó ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây,
Bên trên là những điều mà các mẹ bầu nên lưu ý khi mang thai tuần thứ 13, mong qua bài viết trên có thể có thêm nhiều thông tin lý thú và bổ ích.
Nấu Nấm Bào Ngư: Bí Quyết Nấu Nấm Giòn Ngọt, Giữ Nguyên Chất Dinh Dưỡng
Nấm là món mà chúng ta bắt gặp hằng ngày khi đi chợ. Có nhiều người thích ăn nấm, nhưng lại không biết cách sơ chế nấm như thế nào để nấm ngon hơn và bớt đi mùi đặc trưng của nó. Có rất nhiều loại nấm bạn lựa chọn trong đónấm bào ngư (nấm dai) được các chị em sử dụng rất nhiều vì đặc thù dai ngon ngọt.
Thường thì chị em mua về chỉ rửa sơ với nước muối rồi mang đi xào, cách làm này khiến cho nấm nhạt đi và bị nhũn. Và điều đáng lưu ý nữa, nấm trong dưỡng sinh được xếp hàng cực âm, người bệnh không nên ăn. Còn trong chế độ ăn hàng ngày nấm âm sẽ có cách sơ chế để nó dương hơn, nấm ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
Cách chọn nấmChọn nấm tươi nhất có thể, nấm chất lượng loại 1 giá thành cao hơn một chút nhưng khi làm, nấu sơ chế sẽ không hao. Nấm loại 2, loại 3 rẻ hơn, tuy nhiên “tiền nào của nấy” sau khi sơ chế xong và nấu lại vô cùng hao. Có khi cả rổ nấm teo lại còn chút chút. Điều này không đáng, vừa không ngon, vừa không kinh tế. Nên dù đắt đến mấy thì các chị em cũng chọn loại nấm tươi nhất, loại tốt nhất.
Nấm dai còn gọi là nấm bào ngư có mũ rất phẳng và mỏng, thân xốp nhưng sau khi nấu chín lại rất trơn. Đa số nấm có màu xám, be, thỉnh thoảng có màu vàng nhẹ. Nấm rất dễ hỏng, nên nấu ngay sau khi mua. Nấm ăn ngọt, giòn, dai. Nấm có thân to thường dai, cứng và ngọt hơn loại thân nhỏ. Khi nấu nên chẻ thân nấm ra làm hai, ba tuỳ theo nấm lớn hay nhỏ.
Sơ chế nấm qua 3 công đoạn – Bí quyết cho nấm bào ngư ngọt và giòn hơn Tước nấmTai nấm lớn, bạn tước làm đôi hoặc ba, tùy theo món bạn chế biến. Nếu xào thì tước đôi, còn nấu cháo thì tước nhỏ hơn (4-5 miếng).
Ngâm muối nấm – Lần 1Chuẩn bị 1 thau nước muối. Pha nồng độ muối với tỉ lệ 4 muỗng muối cho 1 thau 2 lít nước khá là đậm đặc. Và ngâm nấm chừng 20 phút sau đó vắt ráo nước để qua 1 bên.
Ngâm muối nấm – Lần 2Pha nước muối loãng lần 2, chừng 2 muỗng muối cho 3 – 4 lít nước để rửa nấm. Rửa nấm lần 2 cho sạch rồi lại vắt kiệt nước. Lúc này nấm sẽ dai dai và giòn. Vắt nước sẽ làm nước thừa được đẩy ra khỏi nấm, và muối làm dương hóa nấm lên và nấm dai hơn. Nấm cũng không bị hôi nữa. Lưu ý là bước này chỉ rửa sạch, không ngâm nữa nha các chị em.
Xào nấm với hành tỏiCho dầu vào,phi hành hoặc tỏi băm để khử âm dầu, hành tỏi phi thơm cũng như là khử nốt mùi hôi (thường có) của nấm. Lần lượt đổ nấm vào xào. Cho một chút muối vào xào cùng nấm (Nên để ý đến lượng muối cho vào nấm xào đừng để bị mặn). Nấm sẽ thơm, dai và tiết ra vị ngọt rất là ngon.
Áp dụng nấm đã xào với các món như thế nào?Chi tiết cách làm Cháo sườn nấm bào ngư Chi tiết cách làm Nấm bào ngư trắng xào trứng Chi tiết cách làmLẩu nấm chay
Chi tiết cách làm Cháo sườn nấm bào ngưChi tiết cách làm Nấm bào ngư trắng xào trứngChi tiết cách làmLẩu nấm chay
Đặc biệt với cách ngâm và sơ chế nấm, vắt nước như này, nấm dù có đun lại vài lần vẫn dai, ngọt mà không bị rã nát.
Có thể bạn chưa biết:
Đăng bởi: Lương Hoàng
Từ khoá: Nấu Nấm Bào Ngư: Bí Quyết Nấu Nấm Giòn Ngọt, Giữ Nguyên Chất Dinh Dưỡng
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần 2 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!