Xu Hướng 9/2023 # Những Món Bánh Bình Dị Ở Cố Đô # Top 9 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Những Món Bánh Bình Dị Ở Cố Đô # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Món Bánh Bình Dị Ở Cố Đô được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngoài những món đặc sản Huế nức tiếng như cơm hến, bún bò Huế thì còn có những món bánh bình dị ở Cố đô mà bạn nhất định phải thử.

Bánh ép Thuận An

Đối với nhiều người dân Huế, nhất là các bạn trẻ, bánh ép là món ăn khoái khẩu vào những buổi chiều muộn hay các buổi tụ tập bạn bè. Tuy chỉ là món ăn vặt nhưng bánh ép đã trở thành món ăn đặc biệt của xứ Huế.

Bánh ép – món ăn dân dã xứ Huế

Không quá khó để có thể tìm một quán bánh ép ven đường ở thành phố Huế. Món ăn đơn giản này luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với các bạn trẻ ở Huế. Bởi thế, nên đã nhiều hàng quán bánh ép nối đuôi nhau mở ra và trở thành “phố bánh ép”trên những con Nhật Lệ, Nguyễn Du… ở thành phố Huế.

Nhẹ nhàng đổ từng chiếc bánh

Bánh ép được chế biến khá đơn giản từ bột lọc và nhân. Giống như tên gọi của nó, bánh ép được làm chín bằng cách ép bột bánh và nhân giữa hai miếng nhôm với nhau trên lò than hồng cho đến độ là được.

Bánh được ăn kèm với nộm chua ngọt, rau răm và dưa leo. Nước mắm được pha sẵn hoặc khách có thể tự mình pha chế tùy thích với nước măm, ớt khô chiên dầu và tương ớt. Với những bạn trẻ, món này thường được chấm với nước mắm pha nhiều ớt, vừa ăn vừa hít hà mới ngon. Khi ăn, vị dai dai, giòn giòn của bột lọc và mùi thơm béo của nhân hòa quyện cùng rau dưa khiến món này ăn hoài mà không ngán.

Bánh khoái cá kình làng Chuồn

Bánh được ăn kèm cùng rau răm, nộm chua ngọt và dưa leo

Bánh khoái cá kình làng chuồn là một món ăn mộc mạc, dân dã Xứ Huế mang đậm dấu ấn chốn thôn quê. Mặc dù chiếc bánh không được bắt mắt và hấp dẫn như bánh xèo thông thường, nhưng lại có vị ngon riêng mà không chiếc bánh xèo thông thường nào có được.

Bánh khoái làng Chuồn vẫn được làm bằng bột gạo, nhưng nhân bánh không phải làm bằng tôm, thịt như truyền thống ở nhiều nơi khác, mà được làm bằng cá kình. Đây là một trong những loài cá đặc sản của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, thịt cá kình ăn rất thơm và ngọt.

Những mẻ cá kình tươi rói là đặc sản của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Khi làm bánh khoái cá kình, người ta sẽ để cá nguyên con, vì ruột của loài cá này rất sạch và béo, có tác dụng giúp người ăn ngủ ngon. Cá kình nguyên được rửa sạch, sau đó bỏ vào chảo đổ thành bánh rồi ăn với nước mắm ruốc và ớt tươi.

Bánh khoái cá kình sau khi chế biến xong

Một món bánh ngon không thể nào thiếu món nước chấm chất lượng, hợp khẩu vị, hòa quyện được với món ăn, món nước chấm ăn với bánh khoái phải là nước mắm pha nhạt, thêm chút ớt hiểm cay xè khiến khách càng ăn càng khoái như chính cái tên của loại bánh độc đáo này vậy.

Bánh ướt Xứ Truồi

Nước mắm chua ngọt góp phần tạo nên thành công của món ăn

Từ đèo Hải Vân đến Lăng Cô, đi dọc quốc lộ 1A, hướng về phía thành phố Huế chừng 50km, bạn sẽ đi ngang khu vực có con sông Truồi cắt ngang mà người ta thường gọi là khu Truồi.

Khu Truồi Xứ Huế

Du khách đi ngang qua đây thường không thể không dừng lại quán bánh ướt thịt heo quay nổi tiếng ở khu này. Mặc dù bánh ướt rất phổ biến ở Huế, nhưng bánh ướt ở đây lại mang một hương vị rất đặc biệt mà nếu đã nếm thử qua một lần rồi, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi.

Bánh ướt heo quay – Món bánh nổi tiếng Xứ Truồi

Bánh ướt được làm từ bột gạo pha chung với bột năng hoặc bột khoai mì. Ba loại bột này hòa tan với nước sao cho khi người thợ tráng bánh tạo được lớp bánh ướt thật mỏng nhưng lại không bị rách. Bánh ướt tráng càng mỏng càng thể hiện sự khéo léo của người thợ và cũng thường được người trong nghề xem là loại bánh ướt ngon nhất.

Những miếng bánh ướt được tráng mỏng

Một phần ăn của quán bao gồm một đĩa thịt heo quay, một đĩa dưa giá chua, một đĩa rau sống, một chén nước mắm ớt tỏi, một đĩa bánh ướt. Màu đỏ của bì xen cùng màu hồng nhạt của thịt khi xếp cùng rau sống xanh, bánh ướt trắng nhìn vô cùng ngon mắt, khiến khách chỉ nhìn thôi cũng đã thèm thuồng, muốn nhanh chóng được thưởng thức.

Đĩa heo quay vàng giòn

Nhai miếng bánh ướt heo quay ở đây, người ăn sẽ cảm nhận được đủ 5 vị ngọt – chua – cay – mặn – béo kết hợp hài hòa. Cứ như đó là một quy ước chung về sự hài hòa trong quan niệm “ngũ hành”, lấy triết lý phong thủy làm chuẩn đối với những món ăn mang đậm nét đặc trưng Huế.

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Võ Thị Xuân An

Từ khoá: Những món bánh bình dị ở Cố đô

Khám Phá 10 Món Ngon Ninh Bình Thơm Ngon Hấp Dẫn Nức Tiếng Cố Đô

Ninh Bình không chỉ níu chân khách du lịch bởi nét đẹp cổ kính của cố đô Hoa Lư hay những thắng cảnh nổi tiếng như Tràng An, Thung Nham, Bái Đính… mà còn bởi những món ngon Ninh Bình, những món đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. Ẩm thực Ninh Bình vô cùng độc đáo từ nguyên vật liệu cho đến cách thức chế biến, nó tạo nên một vẻ đẹp trong nét văn hóa của người dân Ninh Bình. Trong bài viết sau đây chúng mình chúng tôi đã tổng hợp danh sách 10 món ngon Ninh Bình mà bạn nhất định phải thử một lần nếu có dịp đặt chân tới.

1. Dê núi Ninh Bình

Được chăn thả trên những ngọn núi đá, thịt dê ở Ninh Bình rất săn chắc và dai nên mọi người đến Ninh Bình nhất định phải ghé qua những quán dê ngon Ninh Bình và thử món ăn này một lần. Ngoài ra, thịt dê ở đây còn được chế biến ra rất nhiều món ăn hấp dẫn với nhiều cách chế biến khác nhau như làm thành nem dê, dê nướng, dê hấp hay nổi tiếng nhất là dê tương gừng, một món ăn vô cùng giàu dinh dưỡng.

Nhiều người cũng nói rằng, thịt dê còn có thể chữa được nhiều loại bệnh, nên đến Ninh Bình bạn chớ bỏ qua thịt dê núi nức tiếng nơi đây.

Giá từ: 150.000 VNĐ/ dĩa

2. Xôi trứng kiến

Ẩm thực Ninh Bình xưa đến giờ vẫn luôn phong phú, đa dạng với những món ngon ăn độc đáo. Trong đó, xôi trứng kiến là một món đặc sản Ninh Bình nổi tiếng được nhiều du khách “săn lùng”. Trứng kiến non sau khi khai thác ở vùng núi đá vôi Nho Quan được đem về rửa sạch rồi tẩm ướp gia vị và xào chín. Xắn một muỗng xôi, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến hòa quyện cùng với hương thơm của xôi nếp.

Đặc biệt, nhấm nháp từng chút một, chắc hẳn bạn sẽ nghe tiếng trứng kiến lách tách tan dần trong miệng thật sự rất thú vị.

Giá từ: 40.000 VNĐ/ đĩa

3. Gỏi cá nhệch

Cá nhệch là loài cá có thân dài giống như con lươn thân rất trơn, thường sống vùng nước lợ và nước ngọt. Kim Sơn Ninh Bình được coi là nơi chế biến gỏi Nhệch ngon nhất vùng Bắc Bộ.

Cách chế biến gỏi Nhệch cũng rất công phu: Khi mang về Nhệch được người chế biến xát muối hoặc là cho để bỏ hết toàn bộ lớp da trơn của cá. Tiếp đến là cắt tiết và làm sạch vùng bụng bên trong và lọc toàn bộ phần thịt của cá ra khỏi xương. Thịt cá được bóp cùng với 1 số loại gia vị chuyên dụng để có thể giữ được mùi hương và độ ngọt của Cá.

Xương Nhệch được giã nhỏ và bóp cùng với mẻ, sau đó ninh lên tạo thành nước chẻo để chấm gỏi nhệch. Khi dùng, thực khách sẽ ăn kèm với Lá sung, lá đinh lăng, cùng các loại rau củ chuyên ăn gỏi cuốn, chấm với nước chẻo thơm ngon, béo ngậy.

4. Bún mọc

Bún mọc Kim Sơn vốn nổi tiếng bởi sự kết hợp của sợi bún trắng, dẻo, cùng viên mọc giòn, dai. Nếm thử một chút nước dùng, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm ngọt lan tỏa. Khi thưởng thức, các bạn có thể ăn kèm với các loại rau sống, giá đỗ, rau chuối thái, húng, kinh giới,…

Giá từ: 20.000 VNĐ/ tô

5. Cá kho gáo

Cá kho gáo là một món ăn lạ miệng mang đậm hương vị vùng núi phía Bắc. Quả gáo có vị chua, ngọt dịu, có chút tính mát, thường được dùng để thay me, sấu. Với hương vị vô cùng đặc biệt, quả gáo không những khử được mùi tanh của cá mà chúng còn mang vị thơm đặc trưng làm nên món cá kho vô cùng “bắt cơm”. Món ăn không chỉ trở thành đặc sản được nhiều du khách biết đến mà còn là niềm tự hào của người Ninh Bình với sự tinh tế trong cách chế biến món ăn.

Giá từ: 100.000 VNĐ/ phần

6. Bánh xèo Ninh Bình

Vẫn là món bánh xèo vàng rụm quen thuộc nhưng bánh xèo ở Ninh Bình hơi khác một chút. Ở đây, chúng được ăn kèm với nem lụi nóng hổi thơm lừng. Đầu tiên là làm ướt bánh tráng, thêm một chút lá cải lớn, thêm bánh xèo, nem lụi lên rồi cuộn lại. Dùng với nước chấm đậm đà cùng đồ chua vô cùng kích thích vị giác. Nào có ai ăn thử bánh xèo Ninh Bình mà không suýt xoa và nhớ mãi hương vị ấn tượng đâu!

7. Miến lươn

Là một trong số những món ngon thường được dùng vào buổi sáng khi tham quan tại Ninh Bình, miến lươn là món ăn được rất nhiều thực khách yêu thích. Người Ninh Bình thường dùng loại lươn cốm để chế biến món miến lươn thơm ngon và bổ dưỡng này. Lươn cốm có phần lưng màu nâu hồng, phần bụng thì có màu vàng đậm. Loại lươn này tuy nhỏ hơn những loại lươn bình thường nhưng thịt lại rất chắc và thơm. Miến lươn có vị ngọt thanh, mùi thơm của lươn đồng ăn kèm cùng với hoa chuối thật khó có thể cưỡng lại được.

8. Cua đồng rang lá lốt

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Ninh Bình những cánh đồng, những con sông nhỏ xen kẽ với những núi đá vôi, tất cả đã tạo nên 1 phong cảnh nên thơ, hữu tình. Trong phong cảnh tuyệt vời đó, cua chính là một trong những món đặc sản được khai thác từ nơi hữu tình ấy. Cua được sơ chế sạch sẽ, sau đó được ướp gia vị cẩn thận rồi chiên lên cùng với lá lốt mỗi khi thực khách yêu cầu. Vì cua được khai thác tự nhiên nên mùi vị thơm ngon hơn rất nhiều so với các vùng miền khác trên mảnh đất Việt Nam.

9. Ốc núi Ninh Bình

Ốc núi là loại ốc sống trong các hang đá, núi đá vôi, chúng có mùi vị khác biệt hoàn toàn so với các loại ốc ở sông, biển. Thịt ốc núi dai, giòn và có hương vị gần giống như mùi thuốc Bắc nên thường được luộc để có thể giữ nguyên vị độc đáo. Từng con ốc thịt ngọt thanh, giòn, thơm ngon, bổ dưỡng, chấm cùng nước mắm chanh ớt chắc chắn sẽ đem đến cho thực khách một hương vị lạ miệng, khó quên.

Giá từ: 100.000 VNĐ/ phần

10. Cá chuối Đầm Vân Long

Trong chuyến khám phá Ninh Bình, du khách chắc chắn sẽ được đến tham quan đầm Vân Long – Địa điểm check in yêu thích của cộng đồng phượt thủ cũng như các đôi tình nhân muốn tìm kiếm sự lãng mạn. Nhưng ngoài cảnh đẹp nên thơ ra thì ít ai biết được danh thắng này còn có 1 đặc sản vô cùng quý, đấy là cá chuối đầm Vân Long.

Những con cá được đánh bắt ở đây đều có thân to tròn, sinh sống chủ yếu trong những hang động ngập nước. Thịt cá chuối đầm Vân Long rất chắc, dai, ngọt thịt và ngon nhất là nướng ngay sau thời điểm vừa bắt được. Thông thường thì người ta chỉ rửa cho sạch ruột, sau đó mới nướng lên, ít khi nêm nếm, tẩm ướt thêm gia vị bởi sẽ làm mất đi vị ngon đặc trưng của cá. Món cá chuối đặc sản Ninh bình sau khi vừa nướng lên thì được dùng cùng nước chấm hoặc cuốn bánh tráng ăn kèm.

Giá từ: 100.000 VNĐ/ phần

Đăng bởi: Phương Nguyễn

Từ khoá: Khám Phá 10 Món Ngon Ninh Bình Thơm Ngon Hấp Dẫn Nức Tiếng Cố Đô

Kinh Nghiệm Du Lịch Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình

Cố đô Hoa Lư Ninh Bình Cố đô Hoa Lư và những thăng trầm lịch sử

Hoa Lư Ninh Bình là một quần thể kiến trúc đặc sắc với bề dày lịch sử hơn 1000 năm. Được UNESCO công nhận là 1 trong 4 vùng lõi thuộc Quần thể Di sản Thế giới Tràng An.

Và cũng được nhà nước xếp hạng là quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần gìn giữ.

Khi xưa Kinh thành Hoa Lư được xây dựng với 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. Trong đó 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông.

Cố đô Hoa Lư

Thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu đã chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên, thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự, phòng thủ mặt sau.

Dân gian thường gọi với tên gọi riêng là thành Tràng An. Còn 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện gọi là thành Hoa Lư….

Năm 1010 Vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long. Hoa Lư – Ninh Bình trở thành cố đô – kinh đô cũ. Bên cạnh đó, di tích cố đô Hoa Lư còn được biết đến là một trong những căn cứ địa quân sự quan trọng của quân dân Đại Việt triều đại: Lý – Trần – Lê – Mạc – Tây Sơn…..

Ngày nay, hình ảnh Cố đô Hoa Lư tuy không còn nguyên vẹn nhưng thay vào đó đền thờ Vua Đinh – Vua Lê được dựng ngay trên nền của Kinh đô Hoa Lư xưa. Hai ngôi đền cách nhau khoảng 500m, người dân địa phương lẫn khách thường gọi Cố Đô Hoa Lư là “Đền Vua Đinh – Vua Lê”.

Kinh thành Hoa Lư xưa giờ là nơi thờ Vua Đinh – Vua Lê

Hoa Lư ở đâu? 

Di tích cố đô Hoa Lư cách Hà Nội khoảng 100km về phía Nam,cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 10km. Với sự thuận tiện của hệ thống giao thông, du khách chỉ mất khoảng hơn hai giờ đồng hồ đi Ôtô – xe khách, hoặc hơn 3 tiếng đi phượt bụi xe máy.

Bạn cũng có thể đi bằng tàu hỏa, sau đó sử dụng các phương tiện công cộng đến Di tích Cố đô Hoa Lư hoặc thuê xe máy để tự khám phá nhiều cảnh đẹp khác ở Ninh Bình.

Toàn bộ khu di tích Cố đô Hoa Lư bao gồm: vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích.  Nếu có cơ hội nhìn toàn cảnh cố đô Hoa Lư từ trên cao bạn sẽ phải choáng ngợp bởi không gian rộng lớn, cổ kính của Hoa Lư.

Gắn liền với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử. Trong đó phải kể đến đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Thăng Long – Hà Nội.

Bản đồ cố đô Hoa Lư

Bản đồ du lịch Ninh Bình

Với tấm bản đồ du lịch Ninh Bình, du khách có thể dễ dàng lên lịch trình khám phá cố đô Hoa Lư nói riêng và Ninh Bình nói chung, bởi các địa điểm du lịch của Ninh Bình tương đối gần nhau.

Bản đồ du lịch Tràng An Ninh Bình (Trippy)

Bản đồ du lịch Ninh Bình (Trippy)

Toàn cảnh cố đô Hoa Lư

Mỗi kiến trúc đều mang một nét riêng, làm nên vẻ cổ kính và hào hùng của di tích lịch sử cố đô Hoa Lư. Các dấu tích vẫn còn lưu lại tại quần thể rất đa dạng và phong phú.

Gồm có các kiến trúc tường thành, hoàng thành, đền chùa, lăng mộ, hang động, và nhiều loại công trình kiến trúc có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Khu di tích Hoa Lư được chia ra làm 3 vùng:

1. Vùng bảo vệ đặc biệt

Vùng bảo vệ bao gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư. Tại đây gồm có các di tích như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng; đền thờ Vua Lê Đại Hành; phủ Vườn Thiên; chùa Kim Ngân; bia Câu Dền; lăng vua Đinh và lăng vua Lê; đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ; chùa Cổ Am, phủ Chợ, hang Bim, chùa Duyên Ninh; sông Sào Khê,… một phần khu sinh thái Tràng An cùng nền cung điện dưới lòng đất…

Cổng vào di tích cố đô Hoa Lư Ninh Bình (ảnh: Maria Tuyền)

2. Vùng đệm

Vùng này bao gồm: khu vực cảnh quan ở hai bên sông Sào Khê và quần thể di tích Tràng An. Có chùa và động Am Tiên, đình Yên Trạch; hang Quàn, hang Sinh Dược; hang Luồn, hang Địa Linh, hang Muối; hang Ba Giọt, hang Nấu Rượu, phủ Khống, phủ Đột, động Liên Hoa, hang Bói, chùa Bà Ngô, đền Trần, …

Với không gian rộng như vậy bạn nên có cho mình một bản đồ cố đô Hoa Lư. Hoặc bạn cũng có thể lên lịch trình các địa điểm mình muốn tới để đảm bảo có thể tham quan hết mà không bỏ lỡ bất kỳ sự thú vị nào.

Kiến trúc đình trong quần thể đền thờ Vua Đinh – Vua Lê – Ninh Bình

Du lịch cố đô Hoa Lư vào thời điểm nào là thích hợp?

Các bạn có thể đến du lịch cố đô Hoa Lư  vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đều được. Tuy nhiên, thời điểm mùa xuân có lẽ là thời điểm đẹp nhất trong năm. Bởi khi đó đồng thời tổ chức rất nhiều lễ hội.

Thế nên, có thể nói đây là thời điểm thích hợp nếu bạn muốn tham gia và trải nghiệm không khí nhộn nhịp, đông đúc của những lễ hội dân gian này.

Ngoài ra, Ninh Bình còn nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, khu du lịch. Bạn có thể tới Ninh Bình và tham quan hành trình Hoa Lư Tam Cốc. Nơi đây được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn”; Tam cốc Bích Động, Nam thiên đệ nhị….

Với vị thế quan trọng cũng như ý nghĩa về kinh thành cũ của nước Việt, Hoa Lư được dùng làm tên đặt cho nhiều địa điểm tại Ninh Bình như: Sân vận động Hoa Lư, trường đại học Hoa Lư, huyện Hoa Lư, khách sạn Hoa Lư Ninh Bình, nhà hàng Hoa Lư, Hoa Lư tứ trấn để nói đến 4 vị thánh thần trong truyền thuyết cua người dân địa phương, …

Lễ hội Hoa Lư – Lễ hội Trường Yên

Các lễ hội Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư tổ chức rất nhiều lễ hội. Với mục đích chính là tưởng niệm các vị vua có công xây dựng và gìn giữ đất nước. Tiêu biểu nhất là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.

Trong các lễ hội Hoa Lư  thì Lễ hội Trường Yên, hay còn gọi là lễ hội cờ lau là lễ hội lớn nhất. Lễ hội Trường Yên có quy mô rộng lớn và sắp nâng tầm lên thành lễ hội quốc gia.

Lễ hội Trường Yên mở ra để tưởng nhớ vị vua Đinh Tiên Hoàng, người xây dựng nên kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ. Người từ nhỏ đã “dùng cờ lau phất giặc”.

Ngoài lễ hội Trường Yên thì các lễ hội khác diễn ra ở Cố đô Hoa Lư có rất nhiều như là lễ hội đền Trần, lễ hội đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, lễ hội chùa Kim Ngân, lễ hội động Thiên Tôn, lễ hội chùa Nhất Trụ, lễ hội động Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính và lễ hội chùa Duyên Ninh.

Dù đã trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, Hoa Lư vẫn còn lưu giữ lại được những dấu vết minh chứng theo thời gian.

Đó là những bức tường thành vững chãi, mốc rêu sơn, là hai ngôi đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Đền thờ đầy uy nghiêm được xây dựng mô phỏng kinh đô Hoa Lư xưa.

Lưu trú khi du lịch cố đô Hoa Lư

Cách trung tâm thành phố Ninh Bìnhchỉ khoảng 15km, các bạn nên lựa chọn nghỉ tại thành phố Ninh Bình để có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm khách sạn, nhà nghỉ phù hợp. Từ đây, chỉ mất khoảng 20 phút di chuyển là tới cố đô Hoa Lư nên không quá bất tiện. Hơn nữa, chọn một vị trí trung tâm để nghỉ ngơi, các bạn có thể dễ dàng đi đến các địa điểm khác tại Ninh Bình. Ngoài ra, không khí buổi tối ở Ninh Bình ở gần trung tâm thành phố sẽ nhộn nhịp và nhiều chỗ chơi không

Homestay ở Hoa Lư Ninh Bình

Nếu không thích di chuyển xa và muốn tận hưởng cuộc sống giữa bốn bề là thiên nhiên tươi đẹp, các bạn có thể cân nhắc việc lựa chọn ở trong một số homestay ngay gần Tràng An, tuy nhiên lại không có quá nhiều lựa chọn để các bạn có thể quyết định.

Cách nhanh nhất là đặt phòng trên Agoda, có rất nhiều phương án để các bạn lựa chọn như: khách sạn, homestay, resort. Mã giảm giá khi đặt phòng cũng có sẵn để các bạn lựa chọn đặt phòng trên: Agoda

Ăn gì khi đi du lịch cố đô Hoa Lư Ninh Bình? Thịt dê núi Ninh Bình

Thịt dê núi Ninh Bình có đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm. Người ta cho rằng sở dĩ như vậy vì ở Ninh Bình có nhiều núi đá, dê chạy nhảy nhiều nên cơ thịt săn chắc, ít mỡ hơn hẳn dê chăn thả trên đồi.

Mặt khác, với địa hình đặc trưng của núi đá vôi ngập nước có rất nhiều các loại rau, cỏ, thảo dược thích hợp là thức ăn cho dê như giò gai, giò vàng, bách bộ, ô zô, lim xẹt, móng bò, dướng, bầu trích, mộc sông, mõm chuột, xoan dù, cà gai leo, tạo nên chất lượng và vị ngon của thịt dê.

Cơm Cháy

Món cơm cháy không phải là món ăn cổ truyền của người Ninh Bình, nhưng do một người con cố đô sáng tạo ra và được lưu giữ, phát triển cho tới nay. Một món ăn mộc mạc, thể hiện sự khéo léo của bàn tay con người, đã được lưu truyền cả trăm năm nay, trở thành đặc sản của vùng đất cố đô,một trong những món ngon nổi tiếng của Ninh Bình.

Ốc núi Ninh Bình

Loài ốc núi Ninh Bình này cực hiếm vì chúng chỉ sống trong các hang đá, phải đến mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 ốc núi mới bò ra tìm kiếm thức ăn và sinh sản. Ốc núi có ở hầu hết các nơi tỉnh Ninh Bình nhưng tập trung nhiều là ở các dãy núi đá vôi Tam Điệp, Yên Mô và Nho Quan, Hoa Lư.

Ốc núi rất khó phát hiện, người ta thường phải dậy từ sáng sớm khi ốc bò ra khỏi hang kiếm ăn mới tìm mà bắt được. Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt, thơm mùi thuốc bắc. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món như nướng, xào me, hấp gừng, luộc xả hết, trộn gỏi hành tây…đều rất hấp dẫn.

Cá rô đồng

Cá rô Tổng Trường là loại cá rô sống ở môi trường hang động ngập nước vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình. Gọi là cá rô Tổng Trường vì loài cá này được phát hiện thấy ở vùng hang động ngập nước thuộc Tổng Trường Yên, nay là quần thể di sản thể giới Tràng An ở huyện Hoa Lư.

Cá rô Tổng Trường có thịt rắn, vàng, thơm và có thể chế biến thành nhiều món ăn như: rang, rán, nấu canh chua cá rô hoặc kho khô.

Một số hành trình du lịch cố đô Hoa Lư

Trên hành trình du lịch cố đô Hoa Lư trong 1 ngày, bạn cũng có thể lựa chọn thêm 1 đến 2 địa điểm:

Một số gợi ý có thể đi trong ngày:

Tràng An Ninh Bình – Hoa Lư – Tuyệt Tình Cốc (Hoa Lư và Tuyệt Tình Cốc rất gần nhau)

Du lịch cố đô Hoa Lư – hang Múa

Du lịch cố đô Hoa Lư – chùa Bái Đính

Du lịch cố đô Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động

Du lịch cố đô Hoa Lư – đầm Vân Long

Du lịch cố đô Hoa Lư – Thung Nham

Du lịch cố đô Hoa Lư rừng Cúc Phương

Có thể nói, khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư quả thật là một công trình có ý nghĩa lịch sử to lớn. Mang giá trị tinh thần hết sức lớn lao mà cha ông ta đã cất công gìn giữ và bảo tồn. Hãy một lần cùng về nơi đây, thăm lại cố đô xưa, sống lại với những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc.

Đến đây và nghe những câu chuyện về các vị vua anh hùng được kể một cách sống động. Đầy thành kính và tự hào của các thuyết minh viên tại điểm đến. Chắc chắn sẽ khiến cho bạn có cảm giác tự hào về lịch sử nước nhà.

Một Ngày Thú Vị Ở Cố Đô Ayutthaya

Rời khỏi Bangkok ồn ào và náo nhiệt, tôi thuê một chiếc taxi tới thăm cố đô Ayutthaya của đất nước Thái Lan vào một ngày nắng vàng rực rỡ, nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1991.

Một ngày thú vị ở cố đô Ayutthaya

Cố đô Ayutthaya một thời vang bóng. Ảnh: Dương Quán Hạ

Kinh đô cổ Ayutthaya phát triển rất rực rỡ từ triều đại của vua U Thong nhờ vị trí đắc địa, nằm trên con đường buôn bán trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, đến năm 1767, Ayutthaya đã bị xâm lược bởi người Miến Điện (Myanmar). Sau khi giành được độc lập, nhà vua đã di dời kinh đô về Bangkok.

Hiện tại, cố đô Ayutthaya là một phế tích gồm nhiều ngôi đền như Wat Phra Mongkhon Bophit, Wat Phutthaisawan, Wat Pra Sri Sanphet, Wat Worachettharam…Bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe đạp để khám phá nơi này.

Nếu bạn ngại trời nắng nóng thì có thể thuê một chiếc xe tuk tuk. Tôi chọn cách đi bộ dạo quanh những ngôi đền cổ kính với nền gạch đỏ sậm nổi bật dưới màu trời xanh ngắt, một cảm giác nuối tiếc khi cách đây mấy thế kỷ, nơi này đã từng là một thời vàng son.

Cảm giác khi ở cố đô Ayutthaya khá bình yên, các pho tượng được bao bọc bởi những hàng cây lá bàng đỏ tạo nên một khung cảnh hết sức thanh tịnh và trầm lắng.

Ngôi đền Wat Mahathat với những tàn tích huy hoàng là hàng loạt pho tượng Phật không đầu bên cạnh nền móng và những bức tường thành đổ nát bằng gạch đỏ.

Đường vào Ayutthaya. Ảnh: Dương Quán Hạ

Các pho tượng được bao bọc bởi những hàng cây lá bàng đỏ tạo nên khung cảnh rất bình yên. Ảnh: Dương Quán Hạ

Những ngôi đền với kiến trúc đặc trưng của Thái Lan. Ảnh: Dương Quán Hạ

Ấn tượng nhất với tôi là hình mặt Phật được bao bọc trong rễ cây ở chùa Wat Mahathat với thần thái rất bình yên, luôn mỉm cười nhìn mọi sự đổi thay, vần vũ của lịch sử như một điều tất yếu.

Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh khuôn mặt Phật này, tôi được nghe kể lại rằng trong lúc người Miến Điện phá hoại kinh đô Ayutthaya, một binh lính đã đặt đầu của pho tượng vào gốc cây.

Trải qua bao nhiêu năm tháng, những chùm rễ theo thời gian đã vươn ra và ôm trọn lấy khuôn mặt đức Phật tạo thành một bức tranh sống động và lạ kỳ.

Mặt Phật được bao bọc trong rễ cây ở chùa Wat Mahathat. Ảnh: Dương Quán Hạ

Người dân Thái Lan tin rằng khi dán những tấm vàng lên mặt tượng Phật sẽ gặp nhiều may mắn. Ảnh: Dương Quán Hạ

Dấu tích Phật giáo thấm đẫm ở cố đô Ayutthaya. Tôi thuê một chiếc xe tuk tuk chở tới đền Wat Lokaya Sutha cách khu đền trung tâm khoảng 4km. Nơi đây có bức tượng Phật nằm khổng lồ nghiêng đầu trên tòa sen, mặt hướng về phía đông.

Bức tượng cao 8m và dài khoảng 29m, làm bằng xi măng, phủ thạch cao và thường được phủ bởi áo cà sa vàng rực.

Dấu tích Phật giáo thấm đẫm ở Ayutthaya. Ảnh: Dương Quán Hạ

Những tàn tích huy hoàng. Ảnh: Dương Quán Hạ

Tượng Phật nằm cao 8m và dài khoảng 29m. Ảnh: Dương Quán Hạ

Khi ngắm nhìn những tượng Phật ở Ayutthaya, tôi luôn cảm thấy một sự an yên và bình thản trong tâm hồn.

Tôi đã dành trọn một ngày ngắn ngủi để đi hết các ngõ ngách, đắm chìm trong không gian cổ kính, nằm dài trên thảm cỏ gối đầu ngắm nhìn các tượng Phật, hồi tưởng lại những gì vàng son của quá khứ trong tiếng gió, tiếng lá cây xào xạc.

Đó là một trải nghiệm đáng nhớ trong những ngày ở đất nước chùa tháp của tôi.

Thông tin thêm

1. Bạn mua tour 1 ngày ở tại khách sạn hoặc thuê xe taxi tới đây.

2. Đi tàu từ ga Hua Lamphong tới Ayutthaya mất khoảng gần 2h. Tới nơi bạn có thể thuê tuk tuk chở đi nguyên cụm di tích này.

3. Tới bến xe Mochit rồi bắt xe đi Ayutthaya, 30 phút có 1 chuyến.

1. ibis Styles Bangkok Khaosan Viengtai 

2. Khách sạn Ramada D’MA Bangkok 

3. Khách sạn Narai Bangkok 

Đăng bởi: Đúng Huỳnh Thanh

Từ khoá: Một ngày thú vị ở cố đô Ayutthaya

‘Bật Mí’ Những Điểm Đến Ở Cố Đô Huế Đi ‘Vạn Lần Không Chán’

Huế – thành phố cổ với vẻ đẹp dịu dàng thơ mộng, là nơi lưu trữ biết bao di sản, di tích lịch sử. Cần gì phải đi đâu xa, tới Cố Đô Huế để cùng nhìn ngắm quần thể di tích y như “phim cổ trang này”.

Luôn được mọi người nhớ tới với vẻ đẹp mộng mơ bên dòng sông Hương, Cố đô Huế trở thành địa danh quần thể di tích Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Đến Huế và cảm nhận nền Di sản văn hóa thế giới ghi nhận

Đại Nội Huế

Điểm tới đầu tiên mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua – Đại Nội Huế, di sản văn hóa được thế giới ghi nhận với vẻ đẹp trường kỳ.

Vẻ đẹp nghìn năm lưu giữ dấu ấn lịch sử cố đô đẹp nghiêng nước nghiêng thành tại Đại Nội Huế.

Sở hữu hơn 100 công trình kiến trúc cổ với vẻ đẹp tráng lệ, huy hoàng như : Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Ngọ Môn, Cung Trường Sanh,…

Vẻ đẹp tráng lệ tại Đại Nội Huế khiến khách du lịch trầm trồ với lối kiến trúc cổ.

Quần thể di tích này được thiết kế với công trình kiến trúc theo nguyên tắc tính từ trong ra ngoài, từ trái qua phải theo thứu tự thời gian: “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”, “tả chiêu hữu mục”.

Chạm tay, hòa mình vào nền kiến trúc cổ xưa tráng lệ của kinh thành Huế.

Đại nội Huế với quần thể gồm ba khu vực nổi tiếng: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Quần thể di tích Huế với những kiến trúc hoành tráng, Đại nội Huế luôn được coi là điểm checkin không thể bỏ qua.

“Bộ Ba lăng tẩm”

Bộ ba lăng tẩm vua Huế nổi bật được đánh giá là đẹp nhất gồm Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức.

Nơi đây luôn thu hút rất nhiều du khách tới tham quan.

Nơi đây bạn có thể tham quan, chiêm ngưỡng kiến trúc cũng như tìm hiểu về đời sống, sự nghiệp của các vị vua nhà Nguyễn.

Một trong những lăng tẩm không thể bỏ qua khi đặt chân tới cố đô Huế – Lăng Khải Định.

Tùy vào mỗi lăng đều sẽ có kiến trúc, lối trang trí và những chạm khắc khác nhau.

Lăng Minh Mạng còn có tên gọi khác là Hiếu Lăng với khung cảnh nên thơ, trữ tình.

Di sản văn hóa Cố đô Huế cùng thiết kế cổ, nơi đây mang vẻ đẹp hoà chung với thiên nhiên, cây cối xung quanh cùng bầu không khí tĩnh lặng hiếm có tại những địa danh nổi tiếng.

Ghé qua các lăng tẩm nổi tiếng để không bỏ lỡ vẻ đẹp di tích kinh thành cổ xưa tại Huế.

Sông Hương

Từ lâu khi nhắc tới Huế, dòng sông Hương đã trở thành biểu tượng xuyên suốt và không thể bỏ qua với vẻ đẹp nên thơ, da diết. Vẻ đẹp miền đất Cố đô – một vẻ đẹp khiến các thi sĩ chìm đắm và đưa vào câu ca, tranh họa của mình.

Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình bên dòng sông Hương xứ Huế.

Đắm chìm trong những câu ca sâu lắng từ giọng thơ ngọt ngào xứ Huế, tất cả tạo nên bức tranh phi vật thể đẹp đến ngây người.

Xuôi theo dòng thời gian, dòng sông hương với vẻ đẹp trường tồn say đắm biết bao trái tim người lui tới tham quan.

Có lẽ sẽ không bút danh hay câu ca nào có thể miêu tả hết được vẻ đẹp lãng mạn của dòng sông này khi hoàng hôn buông xuống. Cùng chiêm ngưỡng “bức tranh” đó với các hoạt động chèo thuyền đầy sinh động và cảm nhận sự yên bình nơi đây.

Sông Hương với Huế mang một vẻ đẹp trữ tình man mác, xao động trái tim biết bao thi sĩ.

Ẩm thực Huế có gì đặc biệt

Trước khi tìm hiểu những món ăn đặc sản đậm chất Huế, bạn có thể ghé qua Cafe Mắt Biếc để thử cảm giác sống giữa những năm 80, 90 của thế kỉ XX như “cô bạn Hà Lan”!

Bánh bèo Huế – món ăn bình dị đậm chất xứ Trung mà bạn không nên bỏ qua. Một vài địa chỉ nổi tiếng để có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị nhất như: Quán Bánh Bèo Nậm Lọc Bà Đỏ, Bánh Bèo Nậm Lọc O Lé…

Bánh bèo thường dược đựng trong những chén nhỏ, mang hương vị dân dã, mộc mạc.

Đừng quên ghé qua Chợ Đông Ba – Khu chợ ẩm thực xứ Huế với các món bánh bèo, bột lọc, nậm, khoái,… Ngoài ra còn có cả nem lụi, nộm bò…

Ẩm thực Huế với các món ăn dân dã, mộc mạc nhưng đầy dư vị như người dân nơi đây.

Tới Huế nhất định đừng quên thử các món bánh bèo, bánh nập, bún thịt nướng…

Tới Huế để cảm nhận vẻ đẹp di sản văn hóa và nét đẹp con người cùng ẩm thực nơi đây.

Bún bò Huế – món ăn nổi tiếng và được bán ở cả những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Tuy nhiên, nếu có cơ hội được ăn thử tại “vùng đất sinh ra” của nó, chắc chắn bạn sẽ biết một món ăn đúng chuẩn là như thế nào. Gợi ý một số quán ăn phổ biết ở vùng như: Bún bò bình dân Bà Phụng, Bún bò Bà Tuyết…

Bánh bột lọc tại Bánh Khoái Hạnh 11 Phó Đức Chính

Bánh bột lọc ở đây rất dẻo và thơm, ngoài ra còn có bánh bèo, nộm khô bò…

Ảnh: Quynh Anh, Ngoc Tu, Lưu Thủy

Thanh Huyền

Đăng bởi: Thành Nguyễn Đức

Từ khoá: ‘Bật mí’ những điểm đến ở cố đô Huế đi ‘vạn lần không chán’

Thiền Viện Trúc Lâm Huế – Bình Yên Chốn Thiền Nơi Cố Đô

Vẻ đẹp của Huế không chỉ nằm tại khu vực nội thành với Kinh thành Huế – Nơi lưu giữ một thời vàng son, mà đi xa ở khu vực ngoại thành, điển hình như nơi mà Thiền Viện Trúc Lâm Huế đang tọa lạc, chúng ta cũng sẽ thấy một vẻ đẹp của Huế rất khác với quan cảnh non nước hữu tình. Đây cũng là địa điểm mà chúng mình muốn giới thiệu với bạn trong bài viết này.

Mục Lục

Một vài nét về Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Chạy về phía Nam của thành phố Huế khoảng 30km, đi sâu vào khu vực của rừng Bạch Mã tại khu vực hồ Truồi, bạn sẽ bắt gặp khung ảnh uy nghi, hương trầm phảng phất, đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Huế.

Đây được biết đến là thiền viện đầu tiên của khu vực miền Trung, thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, được Tôn sư Thượng Thanh Hạ Từ sáng tạo và xây dựng nên.

Tọa lạc giữa núi rừng Bạch Mã nên Thiền Viện Trúc Lâm thừa hưởng được khí hậu trong lành mát mẻ, thích hợp là chiêm bái, nghỉ dưỡng cho du khách phương xa.

Lịch sử vùng đất linh thiên tại Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Năm 1932, một người Pháp đã phát hiện ra Đập Truồi và núi Bạch Mã. Mãi đến năm 1945, người ta bắt đầu tiến hành xây dựng 140 biệt thự, cùng các công trình công cộng, phục vụ cho nhu cầu của người dân sinh sống ở đây gồm bưu điện, đường xá, chợ,… hình thành nên thành phố Bạch Mã.

Sau khi chiến tranh nổ ra, nơi này không còn được ai nhắc đến. Cứ ngỡ đã chìm vào quên lãng, nhưng ngày nay nơi đây đang là địa điểm thu hút nhiều du khách tham quan, đặc biệt hình thành nên Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế, thổi nguồn sinh khí mới mẻ cho vùng đất này.

Thời điểm thích hợp để du lịch Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Mùa hè sẽ là thời gian lý tưởng để bạn sắp xếp một chuyến đi đến thăm Thiền Viện Trúc Lâm. Thời tiết nắng ráo, bạn sẽ cảm nhận được rõ nhất thời tiết mát mẻ của nơi đây.

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác uống trà ấm dưới làn mưa phùn lất phất, hay thích cảm giác se se lạnh của Bạch Mã, bạn có thể đến đây vào những tháng mùa đông cũng khá thú vị đó.

Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Thiền Viện Trúc Lâm Huế Thiền Viện Trúc Lâm Huế ở đâu

Thiền Viện Trúc Lâm có vị trí tại Hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí này cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 65km và thành phố Huế khoảng 30km, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Đường đến Thiền Viện Trúc Lâm Huế đi như thế nào

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy, taxi, xe khách, ô tô để đến xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng để đến được Thiền Viện Trúc Lâm bạn sẽ phải di chuyển bằng đò để đi qua khu vực Hồ Truồi.

Vẻ đẹp hút hồn và các hoạt động thú vị tại Thiền Viện Trúc Lâm Huế Vẻ đẹp hút hồn của Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Sau khi đến bến đò, tiếp tục leo lên 172 bậc tam cấp là bạn đã có thể bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Nơi Thiền Viện Trúc Lâm Huế hiện ra cao vút trong làn sương khói mờ ảo của khu rừng nguyên sinh tươi tốt, tựa như một đóa hoa tinh khôi, đang nhẹ nhàng gối đầu vào rừng núi Bạch Mã.

Nằm trên độ cao 1450m so với mực nước biển, luồng không khí đi qua đây không chỉ mát mẻ từ biển Đông, mà còn mang theo chút vị mặn của biển cả.

Đứng từ trên cao của khu vực thiền viện, nhìn xuống mặt hồ giống như một tấm gương ngọc bích khổng lồ giữa rừng núi đại ngàn. Phảng phất xung quanh là mùi hương của cây cỏ, khiến tâm tư rất đỗi nhẹ nhàng.

Ngoài khung cảnh trầm mặc, nhẹ nhàng. Đến Thiền Viện Trúc Lâm Huế bạn còn được chiêm ngưỡng các tác phẩm kiến trúc Phật giáo độc đáo. Họa tiết trang trí tinh xảo, nhuộm màu cổ kính, thiết kế theo lối kiến trúc xưa, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Mái chùa được xây hai tầng, 8 mái cong vút như đầu đao, theo lối kiến trúc của đình chùa xưa, không quên điểm xuyết lên đó những hình rồng sinh động. Cổng chùa và cổng của các khu vực thờ Phật đều là cổng tam quan, gồm một cổng chính và hai cổng phụ.

Các điểm tham quan và hoạt động không thể bỏ lỡ tại Thiền Viện Trúc Lâm Huế Tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

Thiền Viện Trúc Lâm Huế gồm có ba khu vực chính đó là điện thờ chính, nơi thờ Phật tổ, phía sau khu vực chính điện là nơi thờ thờ Tổ sư Đạt Ma và các dòng thiền của phái Trúc Lâm, Tăng viện và Ni Viện là nơi tu hành dành cho tu sĩ và phật tử, trong đó Tăng ni là khu vực dành cho nam và Ni viện dành cho nữ.

Xung quanh các khu vực chính của Thiền Viện Trúc Lâm, được bao quanh bởi cây cối tươi tốt của rừng nguyên sinh Bạch Mã, thêm bàn tay chăm sóc kỹ lưỡng của các tăng ni, toàn bộ khu vực này toát lên một nguồn sinh khí sảng khoái lạ thường.

Chiêm bái tượng Phật khổng lồ giữa rừng núi Bạch Mã đại ngàn

Hiện lên sừng sững giữa rừng núi Bạch Mã là một tượng Phật lớn đang thiền định, được làm bằng đá, cao khoảng 24 mét, nặng khoảng 1.500 tấn, tạo thêm nét uy nghi cho Thiền Viện Trúc Lâm Huế.

Bao quanh phía dưới đế ngồi của bức tượng là vô số các bức tranh sinh động kể về cuộc đời của Phật, về sự gian truân trong quá trình cứu độ chúng sinh. Khu vực này được rất nhiều tăng ni, phật tử quy tụ về chiêm bái để tỏ lòng biết ơn và cầu bình an.

Check-in tại khuôn viên của Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Di chuyển ra khu vực ngoài chính điện, bạn sẽ thấy tháp chuông, chiếc chuông có kích thước vô cùng lớn và được đúc hoàn toàn bằng đồng. Phía trên mái được xây dựng thống nhất theo kiến trúc mái chính điện, nơi đây được nhiều du khách ghé đến để chụp ảnh lưu niệm.

Tu tập sống trong cõi thiền

Từ 3 giờ sáng bạn sẽ tham gia vào hoạt động ngồi thiền, 6 giờ sáng đi ăn, sau đó sẽ tham gia lao động. Ăn trưa xong, bạn sẽ có 1 giờ để nghỉ ngơi. Buổi chiều sẽ bắt đầu học Phật lý và tụng kinh.

Tham khảo giá vé

Giờ mở cửa vào thiền viện: 6:00 – 17:00

Giá vé vào tham quan thiền viện: 60.000/lượt/người.

Giá vé đi thuyền đến thiền viện: 25.000đ/người/lượt (chở tối đa 20 người/lượt)

Ngoài ra, nếu bạn đi theo đoàn khoảng từ 20 người trở xuống, có thể thuê riêng thuyền với giá khoảng 200.000đ – 250.000đ/lượt, sẽ tiết kiệm hơn đó.

Một số món ăn bạn nên thử khi đi du lịch

Quả thanh trà

Dâu Truồi

Các loại cá suối

Mít xứ Truồi

Bánh ướt 

Kinh nghiệm bỏ túi khi đi du lịch

Một số khách sạn và resort gần Thiền Viện Trúc Lâm Huế Angsana Lăng Cô Resort Huế

Địa chỉ: Làng Cù Dù, Xã Lộc Vĩnh, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiêu chuẩn: 5 sao

Cách sân bay Phú Bài Huế khoảng 40km, Angsana Lăng Cô Resort Huế là khu nghỉ dưỡng sang trọng và tiện nghi bậc nhất khu vực Lăng Cô. Resort đã đem những giá trị truyền thống kết hợp cùng lối thiết kế hiện đại, tạo nên một Angsana Lăng Cô Resort Huế độc đáo, đẳng cấp.

Hệ thống phòng nghỉ của Angsana Lăng Cô Resort Huế gồm 200 phòng cao cấp, có tầm nhìn thoáng đãng hướng ra biển và sân vườn. Các hạng phòng ở đây được thiết kế độc đáo, bố trí hồ bơi riêng phía trước phòng rất tiện lợi.

Qúy khách có thể liên hệ vào hotline 0943 333 333 để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tại Angsana Lăng Cô Resort Huế.

Banyan Tree Lăng Cô

Địa chỉ: thôn Cù Dù, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiêu chuẩn: 5 sao

Nằm ở thế tựa sơn hướng thủy, Banyan Tree Lăng Cô hứng trọn từng nhịp thở của vườn quốc gia Bạch Mã và làn gió biển trong lành từ khơi xa thổi vào, mang lại cảm giác tươi mới cho mỗi căn phòng nơi đây. Đặc biệt, vị trí này thích hợp cho du khách đang có ý định đến thăm Thiền Viện Trúc Lâm Huế.

Phong cách chủ đạo bao trùm lên toàn bộ không gian của Banyan Tree Lăng Cô đó là sự những nét cổ xưa của kiến trúc cung đình Huế của thời nhà Nguyễn. Mái nhà có thiết kế đơn giản, nhưng khi phối hợp cùng với ga màu trầm ấm, không gian toát lên vẻ quý tộc lạ thường.

Các khu biệt thự có diện tích đa dạng từ 1 – 3 phòng ngủ, mỗi phòng được bố trí hướng nhìn đa dạng như hướng biển, hướng sân vườn, hướng đầm phá,… phù hợp với nhiều đối tượng khách.

Qúy khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Banyan Tree Lăng Cô.

Laguna Park Home Lăng Cô

Địa chỉ: thôn Cù Dù, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiêu chuẩn: 4 sao

Khu phức hợp Laguna Park Home Lăng Cô gồm hệ thống nghỉ dưỡng đẳng cấp và sang trọng, kết hợp với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, nằm trọn trong khu vườn rừng cây nhiệt đới xanh mướt, thật khó để chúng ta chối từ một địa điểm lưu trú chất lượng như vậy trong chuyến đi thăm thu Thiền Viện Trúc Lâm Huế của mình.

Laguna Park Home Lăng Cô được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, đơn giản nhưng vẫn toát lên sự sang trọng. Laguna Park Home Lăng Cô cực kỳ chú trọng vào không gian xanh xung quanh, với mục đích tạo nên một khu nghỉ dưỡng với hệ sinh thái đa dạng và trong lành.

Qúy khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Laguna Park Home Lăng Cô.

Các hình ảnh check – in của du khách tại Thiền Viện Trúc Lâm Huế

Đăng bởi: Thị Cẩm Ly Nguyễn

Từ khoá: Thiền Viện Trúc Lâm Huế – Bình yên chốn Thiền nơi cố đô

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Bánh Bình Dị Ở Cố Đô trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!