Xu Hướng 10/2023 # Tác Hại Của Đậu Bắp, Gây Tiêu Chảy, Đau Khớp, Sỏi Thận Và Đông Máu # Top 16 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Tác Hại Của Đậu Bắp, Gây Tiêu Chảy, Đau Khớp, Sỏi Thận Và Đông Máu # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tác Hại Của Đậu Bắp, Gây Tiêu Chảy, Đau Khớp, Sỏi Thận Và Đông Máu được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

6 Tác hại của đậu bắp các bạn nên biết

1. Đậu bắp có thể gây sỏi thận

Trong đậu bắp hay một số loại rau xanh khác cũng có chứa oxalate. Thông thường, hàm lượng oxalat trong rau củ quả không nhiều và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu các bạn ăn nhiều hoặc ăn thường xuyên các loại rau củ có chứa oxalate như đậu bắp thì sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Vì thế, các bạn đừng lạm dụng ăn quá nhiều đậu bắp hay một số loại rau củ khác có chứa oxalate như rau chân vịt, đậu cove, đậu đũa, củ cải đường, dưa chuột, rau muống, củ cải đỏ, khoai lang, rau diếp cá, …

2. Đậu bắp cũng có thể khiến bạn bị đau khớp

Có thể bạn thấy nhiều thông tin về việc đậu bắp có thể chữa các vấn đề về khớp thậm chí là dùng để hỗ trợ điều trị bệnh gút thì những thông tin này không hề sai. Tuy nhiên, trong đậu bắp có chứa solanine với hàm lượng nhỏ. Một số người bị viêm khớp rất mẫn cảm với solanine mà ăn đậu bắp sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Ngược lại, những ai không mẫn cảm với solanine thì ăn đậu bắp sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm. Đây là lý do đậu bắp chữa được viêm khớp, chữa được gút nhưng không phải ai cũng nên dùng đậu bắp để chữa bệnh.

3. Đậu bắp không thích hợp với người bị phong hàn

Đậu bắp trong y học cổ truyền cũng là một vị thuốc. Theo đánh giá của Đông y thì đậu bắp là một vị thuốc có tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ngược lại, những ai bị phong hàn, lạnh tay chân, lạnh bụng thì không nên ăn đậu bắp sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

4. Ăn nhiều đậu bắp có thể gây khó tiêu, đầy hơi

Đậu bắp là một trong những loại rau xanh có hàm lượng chất xơ cao. Khi bạn ăn 100g đậu bắp sẽ cung cấp 9% nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong 1 ngày. Với lượng chất xơ nhiều như vậy nếu bạn ăn quá nhiều đậu bắp cùng lúc có thể làm cho cơ thể bị dư thừa chất xơ. Khi chất xơ trong dạ dày quá nhiều nó sẽ cản trở quá trình thức ăn được tiêu hóa dẫn đến triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.

5. Đậu bắp cũng là một tác nhân gây tiêu chảy

Trong quả đậu bắp có chứa fructan, đây là một chất mà nếu hàm lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tiêu chảy. Vì thế, việc ăn quá nhiều đậu bắp không chỉ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu mà còn có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy. Trong y học cổ truyền, đậu bắp cũng được dùng để điều trị bệnh nhân bị táo bón, một phần nguyên nhân đậu bắp điều trị được táo bón có lẽ nằm ở lượng fructan có trong đậu bắp.

6. Đậu bắp làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu

Trong bài viết Đậu bắp bao nhiêu calo mà NNO đã đăng tải trước đây có nói về giá trị dinh dưỡng của quả đậu bắp. Trong 100g đậu bắp cung cấp tới 44% nhu cầu vitamin K cho cơ thể trong 1 ngày. Thực tế không có nhiều loại rau xanh có chứa hàm lượng vitamin K cao nên đậu bắp có thể nói là một nguồn bổ sung vitamin K rất dồi dào. Vitamin K cũng có tác dụng làm đông máu nhanh hơn khi các bạn bị chảy máu, nhưng đồng thời lượng vitamin K này cũng khiến các loại thuốc chống đông máu bị mất phần nào tác dụng. Đây là lý do khi các bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên ăn đậu bắp.

Với 6 tác hại của đậu bắp vừa kể trên, có thể thấy trong một số trường hợp cụ thể thì đậu bắp không hề tốt cho sức khỏe. Dù vậy các bạn cũng đừng quá lo lắng về tác hại của đậu bắp vì nếu bạn chỉ dùng đậu bắp như một món ăn bình thường hàng tuần và không ăn quá nhiều đậu bắp cùng lúc thì gần như đậu bắp rất an toàn và không hề có tác dụng phụ nào đáng kể.

Những Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Mũi Ở Trẻ Là Gì?

Chảy máu mũi là tình trạng xuất huyết ở mũi và là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện tượng này gây ra nhiều khó chịu, thậm chí là hoảng sợ, tuy nhiên chảy máu mũi ở trẻ không phải là triệu chứng hay bệnh trầm trọng cần cấp cứu nhưng bạn cũng cần có kiến thức cơ bản để có thể sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi. Vậy cùng chúng tôi nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ, cũng như cách điều trị và phòng tránh ngay bài viết sau nha!

Những nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ là gì?

Tác động lực mạnh ở vùng mũi:

Trẻ chảy máu mũi do bị va chạm mạnh vào mũi trong quá trình hoạt động, đánh nhau hay bé ngoáy mũi, đút dị vật vào mũi khi nô đùa, hắt hơi, xì mũi không đúng cách.

Trẻ ngoáy mũi quá mạnh và thường xuyên sẽ làm rụng lông mũi, làm tổn thương các mạch máu trong mũi, dẫn đến hậu quả làm vỡ mạch máu, chảy máu mũi. Nếu trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn, làm giảm chức năng bảo vệ khoang mũi, gây ra các triệu chứng nghiệm trọng hơn.

Tiếp xúc với thời tiết nóng và khô quá lâu:

Thời tiết nóng, khô làm các vùng da gần mạch máu cũng bị khô và rát. Gây khó chịu với các tác động nhẹ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương vùng dưới da ở mũi. Từ đó mà làm vỡ mạch máu, chảy máu mũi ở trẻ.

Sử dụng điều hòa, máy lạnh, máy sưởi trong thời gian dài cũng gây ra hiện tượng tương tự.

Viêm mũi dị ứng:

Các mô dọc theo mũi bị sưng lên do dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang bởi các tác nhân từ môi trường, độ ẩm. Gây nên tình trạng giãn mao mạch, khi có các tác động dù là nhỏ cũng sẽ gây ra các vết loét và chảy máu, khi hắt hơi hoặc xì mũi sẽ kèm theo máu ở dạng vệt nhỏ.

Viêm xoang:

Viêm xoang gây chảy máu mũi khi người bệnh ngoáy mũi thường xuyên, hắt hơi mạnh, sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc chống viêm trong thời gian dài,… Nếu máu mũi có màu đậm, mùi hôi khi chảy thì có thể do nhiễm trùng xoang và bệnh nhân phải đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra.

Khối u hốc mũi:

Xuất hiện một số triệu chứng như: Một bên mũi gồm thay đổi khứu giác, chảy máu mũi, chảy dịch mũi hôi, nghẹt mũi. Trạng thái phản ánh sức khỏe không được đảm bảo với các giai đoạn khác nhau, trừ u mạch máu ra thì thường mức độ chảy máu sẽ không trầm trọng.

U lành tính có thể là: U xơ vòm mũi họng, u hạt, u mạch, u nhú. Nếu trẻ xuất hiện u lành tính này cần được điều trị kịp thời để mang đến hiệu quả sức khỏe tốt nhất.

U ác tính sẽ hiếm gặp hơn, bao gồm: Ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng và khối u lympho không hodgkin.

Cần làm gì khi trẻ chảy máu mũi?

Một số việc cần làm ngay khi trẻ bị chảy máu mũi để kịp thời điều trị, hạn chế sự ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tránh những biến chứng ung thư mũi:

Cần phải bình tĩnh trấn an trẻ không được để trẻ hoảng sợ. Cho bé ngồi thẳng bằng cách dựa lưng vào ghế hoặc người lớn, đầu bé hướng ra trước hơi cúi đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ ép cánh mũi hai bên lại trong thời gian khoảng 5-10 phút. Đây là phương pháp hiệu quả nhất cho hầu hết các trường hợp.

Nếu bé thường xuyên bị chảy máu mũi, hoặc chảy máu mũi kèm theo tình trạng đi tiểu, đi ngoài có máu, để lại vết bầm trên da khi va chạm nhẹ, hoặc vết bầm tự nhiên, đang dùng thuốc kháng đông hoặc điều trị bệnh có sẵn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để xem xét khi nào thì cần thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện.

Nếu trẻ chảy máu mũi kéo dài 10 – 20 phút mà không cầm được, chảy với lượng máu nhiều, ói ra máu, tim đập nhanh, da nổi ban, sốt cao,…. thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Theo Báo Vinmec: “Khi trẻ bị chảy máu mũi, không cầm máu bằng cách cho trẻ ngửa cổ hay nằm ngửa xuống giường, việc này có thể làm máu chảy từ khoang mũi xuống họng, trẻ bị ói máu và đi tiểu ra máu”.

Cách phòng và điều trị chảy máu mũi ở trẻ em

Để phòng tránh chảy máu mũi ở trẻ em, chúng ta cần:

Tránh lui tới thường xuyên hai trạng thái không khí nóng lạnh, luôn đảm bảo điều kiện thở trong thời tiết ổn định, không khí duy trì độ ẩm vừa phải.

Advertisement

Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng trẻ tự gây tổn thương niêm mạc mũi khi hoạt động, dặn trẻ không nên ngoáy mũi hay xì mũi.

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, thông báo cho bác sĩ tình trạng của trẻ nếu trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên.

Phụ huynh nên ngừng hút thuốc khi trong nhà có trẻ nhỏ nhằm giúp cho trẻ không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, gây chảy máu mũi.

Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định và điều trị bằng những phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ như: Nhét bấc mũi để cầm máu tại chỗ, dùng thuốc hay có thể là làm phẫu thuật…

Nguồn: Báo Vinmec

Tác Hại Của Rau Chùm Ngây, Tưởng Không Hại Mà Hại Không Tưởng

Tác hại của rau chùm ngây

Nếu nói về hàm lượng dinh dưỡng của rau chùm ngây, các bạn sẽ thấy ngay loại rau này cực kỳ giàu dinh dưỡng. Cũng chính vì giàu dinh dưỡng như vậy nên không phải cứ ăn nhiều là tốt, do nhiều dinh dưỡng nên nếu ăn không đúng cách sẽ gây ra những tác hại cực kỳ không tốt như hại dạ dày, gây ra sỏi thận, sỏi mật, thiếu chất, khó ngủ. Đặc biệt, ăn nhiều rau chùm ngây cực kỳ không tốt cho phụ nữ có thai nhất là phụ nữ có thai trong giai đoạn đầu.

1. Rau chùm ngây giàu dinh dưỡng nhưng có thể gây thiếu chất

Rau chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu bạn ăn nhiều rau chùm ngây trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị  thừa chất và thiếu chất. Nguyên nhân vì rau chùm ngây cũng không có đủ các vitamin và khoáng chất, nếu bạn ăn nhiều trong thời gian dài mà không bổ sung thêm các loại rau củ khác sẽ khiến cơ thể bị thiếu một số chất đặc biệt là các nguyên tố vi lượng.

2. Rau chùm ngây là tác nhân gây sỏi thận, sỏi mật

Hàm lượng canxi và magie trong rau chùm ngây khá cao, bình thường nó sẽ không ảnh hưởng gì tới cơ thể mà còn giúp bổ sung canxi phát triển, bảo vệ xương khớp. Nhưng nếu cứ bổ sung liên tục trong thời gian dài dẫn đến hàm lượng canxi quá cao rất dễ dẫn đến tình trạng bị sỏi mật hay sỏi thận.

3. Rau chùm ngây khiến bạn khó ngủ

Rau chùm ngây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, khi ăn nhiều rau chùm ngây cơ thể sẽ cần thời gian lâu hơn để tiêu hóa hết hàm lượng dinh dưỡng cao được nạp vào cơ thể. Khi cơ thể đang tiêu hóa thức ăn như vậy thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ. Vì thế không chỉ rau chùm ngây mà các thực phẩm khác bạn cũng không nên ăn quá nhiều và quá no trước khi đi ngủ.

4. Rau chùm ngây gây hại cho dạ dày

Nhiều người có thói quen ép lá chùm ngây để uống hoặc uống bột chùm ngây sấy lạnh, khi uống nước lá chùm ngây sẽ cung cấp cho cơ thể khá nhiều dinh dưỡng. Nhưng các bạn nên nhớ rằng rau chùm ngây có hàm lượng vitamin C cao, nếu bạn uống nước ép chùm ngây khi đói sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị không hề tốt cho dạ dày. Nếu duy trì lâu thói quen uống nước lá chùm ngây khi đói có thể khiến bạn bị loét dạ dày.

5. Rau chùm ngây cực kỳ không tốt cho phụ nữ có thai

Rau chùm ngây trong y học cổ truyền cũng là một vị thuốc, trước đây rau chùm ngây được sử dụng như một loại thuốc tránh thai tự nhiên rất an toàn. Chính vì lý do này nên phụ nữ có thai không nên ăn rau chùm ngây, nếu ăn nhiều có thể khiến dạ con bị co bóp mạnh gây xảy thai.

Như vậy, rau chùm ngây thực tế là một loại rau rất tốt và giàu dinh dưỡng, nhưng khi sử dụng rau chùm ngây làm thực phẩm các bạn không nên lạm dụng và phải sử dụng đúng cách. Nếu bạn sử dụng sai cách có thể gây hại dạ dày, tăng khả năng bị sỏi mật, sỏi thận, gây tình trạng khó ngủ và ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ có thai. Để tránh những tác hại của rau chùm ngây, bạn nên ăn rau chùm ngây như các loại rau xanh thông thường, không nên ăn quá nhiều trong thời gian ngắn. Đặc biệt lưu ý đối với phụ nữ có bầu không nên ăn rau chùm ngây.

Thực Phẩm Bẩn Là Gì? Nguyên Nhân Và Tác Hại Khi Tiêu Thụ Thức Ăn Bẩn

Thực phẩm bẩn là gì?

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, thực phẩm bẩn là khái niệm chung dùng để chỉ những loại thực phẩm chứa chất độc hại (thường là các hóa chất, thuốc kháng sinh có nồng độ vượt mức an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong quá trình nuôi trồng) đối với sức khỏe người sử dụng.

Đồng thời, thực phẩm bẩn có thể còn chứa những hợp chất kích thích sự xâm nhập, phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, virus bắt nguồn từ việc các giai đoạn sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm được thực hiện không đúng theo cách thức tiêu chuẩn.

Nguyên nhân khiến thực phẩm bẩn Tác nhân sinh học

Khi thực phẩm được sơ chế, chế biến không hợp vệ sinh hoặc cách bảo quản không đạt tiêu chuẩn, thức ăn con người tiêu thụ vào sẽ rất dễ bị các loài côn trùng như ruồi, nhặng, muỗi,…bám lên, dẫn đến sự ký sinh trong thực phẩm của vi khuẩn, virus cũng như những vi sinh vật khác và từ đó gây bệnh cho người ăn phải.

Tác nhân hóa học

Sử dụng chất kích thích trong trồng trọt: Việc lạm dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay những hóa chất chứa acid gibberellic (GA3) để tăng năng suất trồng trọt, có khả năng kích thích quá trình phân chia, giãn nở tế bào và dẫn đến sự hình thành khối u ác tính.

Lạm dụng các chất phụ gia: Ngày nay, nhiều loại nước giải khát, bánh kẹo, giò chả, thịt quay,… thường được chế biến từ phẩm màu, đường hóa học và một số hóa chất gây ung thư khác như nitrat (giúp giữ được màu hồng đẹp mắt của thịt) hay hydrogen peroxide interox ST50 (hóa chất dùng để ngâm cá, mực khô),…

Thói quen ăn uống, chế biến thực phẩm không đúng cách

Sử dụng thực phẩm lên men, chế biến sẵn trong thời gian dài: Việc sử dụng các loại thực phẩm muối, thực phẩm lên men hay những loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản như thịt hun khói, xúc xích, xì dầu… có thể gây nên bệnh tim hay thậm chí là ung thư trực tràng.

Cho hộp nhựa vào lò vi sóng: Khi cho cả hộp nhựa chứa thức ăn vào lò vi sóng, hộp nhựa có thể chảy ra và phthalates (chất hóa học có công dụng làm hộp nhựa được dẻo và bền hơn) sẽ ngấm vào thức ăn, gây rối loạn nội tiết tố, rối loạn hormone và căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Chế biến thức ăn với nhiệt độ quá cao: Khi cá hay các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt gà, thịt heo được chế biến dưới nhiệt độ cao, hợp chất amin dị vòng (HCAs) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) sẽ được sản sinh, từ đó gây đột biến gen và ung thư trực tràng.

Tác hại của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe

Từ các tác nhân sinh, hóa, lý đã nói ở trên, ta có thể thấy việc tiêu thụ thực phẩm bẩn sẽ gây nên những mối nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhẹ thì có thể là ngộ độc thực phẩm và xuất hiện những triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,… nặng thì có thể gây ra ung thư đại trực tràng và dẫn đến tử vong.

Đặc biệt, theo thống kê được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế Việt Nam, căn bệnh ung thư đại trực tràng do thực phẩm bẩn gây ra hiện chỉ đứng thứ 5 sau ung thư phổi, dạ dày, gan và ung thư vú và vẫn số lượng ca bệnh vẫn đang ngày càng tăng.

Những lưu ý giúp tránh mua thực phẩm bẩn

Để tránh việc tiêu thụ những loại thực phẩm bẩn không tốt cho sức khỏe, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

Advertisement

Chỉ chọn mua thực phẩm có thời hạn sử dụng, nguồn gốc rõ ràng tại những địa chỉ uy tín như siêu thị hay các cửa hàng thực phẩm đã được các cơ quan chức năng chứng nhận.

Quét mã QR trên bao bì hoặc tham khảo giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (nếu có) để kiểm tra nguồn gốc thực phẩm.

Ưu tiên chọn những loại thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ.

Cân nhắc khi chọn mua các loại thực phẩm có giá thành rẻ, không rõ nguồn gốc hay có màu sắc, kích thước và độ tươi mới quá nổi bật so với bình thường.

Thường xuyên trau dồi kiến thức, thông tin về các thực phẩm bẩn, thực phẩm sạch được cơ quan chức năng công bố và đồng thời tuyên truyền cho mọi người xung quanh.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Nhận Biết Đau Dạ Dày, Đau Đại Tràng Và Rối Loạn Tiêu Hóa

Trong những bệnh về tiêu hóa như: bệnh đau dạ dày, đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa đều có triệu chứng là những cơn đau dai dẳng khiến bạn khó chịu ở vùng bụng. Triệu chứng gần giống nhau khiến bạn chẩn đoán bệnh một cách mơ hồ dựa trên cảm tính. Từ đó dẫn đến chọn sai phương pháp chữa trị cũng như sử dụng sai thuốc dễ gây nguy hiểm.

1. Đau dạ dày

a. Triệu chứng bệnh đau dạ dày

 – Đau thượng vị: là triệu chứng bệnh viêm dạ dày đầu tiên, gặp ở hầu hết các bệnh nhân.

Bạn đang đọc: Nhận biết đau dạ dày, đau đại tràng và rối loạn tiêu hóa

Thượng vị là vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức.

Đau thượng vị thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, có thể lan lên ngực hoặc sau lưng.

Đau khi quá đói hoặc quá no, đau sau bữa ăn.

Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon.

Đau  tăng khi ăn – uống thức ăn chua, cay, bia rượu…

– Hiện tượng ợ chua: Do sự vận động của dạ dày bị rối loạn dẫn đến thức ăn bị khó tiêu và sinh ra hơi dẫn đến các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua lên nửa chừng.

– Nôn và buồn nôn: Người bị dạ dày có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói.

– Chảy máu: Người bị nặng có thể dẫn đến chảy máu tiêu hóa với các triệu chứng nôn máu đỏ, máu đen, đi ngoài ra máu…

b. Cách phòng tránh hiệu suất cao

Lời khuyên cho những bạn có những triệu chứng trên là không nên ăn nhiều thức ăn chua, cay hoặc ăn quá no, ăn chậm nhai kĩ. Nên sử dụng những loại thức ăn tinh bột mềm như bánh nếp, bánh mỳ, cơm nhão … để tránh gây tổn thương đến dạ dày, dễ tiêu hóa làm bão hòa chất kiềm trong dạ dày. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá dễ gây kích ứng làm viêm loét những lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra bạn cũng cần giữ ý thức luôn tự do tránh thực trạng căng thẳng mệt mỏi, stress, stress .

2. Đau đại tràng

a. Triệu chứng của bệnh đau đại tràng

Đau phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi đại tiện, mót rặn.

Đầy bụng, nặng bụng, thậm chí có cảm giác như có khối đá đè trong bụng. Đau, khó chịu sẽ giảm bớt khi đi đại tiện và đau tăng khi bị táo bón.

Đại tiện ra máu, đôi khi phân có mủ và có chất nhầy.

b. Cách phòng tránh hiệu suất cao

Không nên ăn các loại thực phẩm sống (nem chua, gỏi, tiết canh…). Chế độ ăn tăng cường nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây. Đặc biệt là các loại trái cây giàu kali như chuối, đu đủ. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3. Hạn chế sử dụng chất kích thích rượu, bia, các đồ ăn giàu chất béo gây khó tiêu. Luyện tập thể dục hằng ngày như đi bộ, chơi cầu lông… Nếu muốn điều trị sớm và tốt nhất cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

3. Rối loạn tiêu hóa

a. Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa

Thường có cảm giác đau ở vùng bụng trái, một vài trường hợp có thể lan sang lưng đau từng cơn hoặc âm ỉ cả ngày. Có cảm giác đau lâm râm, nặng bụng, sình bụng hay ran rát.

Đi kèm dấu hiệu đau bụng là bị đầy hơi, người bệnh thường ợ và xì hơi thường xuyên.

Đi đại tiện không đều, lúc tiêu chảy lúc táo bón.

b. Cách phòng tránh hiệu suất cao

Minh Phương

14 Cách Phòng Ngừa Sỏi Thận Hiệu Quả Giúp Bạn Khỏe Mạnh

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là những hợp chất rắn của muối và chất khoáng thường được tạo thành từ canxi oxalat. Chúng hình thành bên trong thận khi có quá nhiều khoáng chất tích tụ trong nước tiểu và có thể di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu.

Kích thước của sỏi thận đa dạng, thường có kích thước từ vài mm đến vài cm. Sỏi thận phổ biến hơn ở nam giới hơn so với nữ giới.

Cách ngăn ngừa sỏi thận tốt nhất là uống nhiều nước. Nếu bạn không uống đủ nước, lượng nước tiểu sẽ thấp. Lượng nước tiểu ít có nghĩa là nước tiểu đang bị cô đặc hơn và ít có khả năng hòa tan các muối trong nước tiểu từ đó gây ra sỏi thận.

Nước chanh và nước cam cũng là những lựa chọn tốt vì chứa citrat có thể ngăn hình thành sỏi.

Uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày hoặc một lượng đủ để thải hai lít nước tiểu. Nếu thường xuyên tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều hoặc nếu có tiền sử sỏi cystin, bạn sẽ cần bổ sung nước nhiều hơn.

Bạn có thể biết liệu mình có uống đủ nước hay không bằng cách nhìn vào màu sắc của nước tiểu – nước tiểu phải có màu sắc vàng trong hoặc vàng nhạt. Nếu nước tiểu tối màu, bạn sẽ cần uống thêm nước mỗi ngày.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp phòng ngừa sỏi thận

Loại sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat, khiến nhiều người tin rằng họ nên tránh ăn các thực phẩm có chứa canxi. Sự thật là ngược lại, chế độ ăn ít canxi có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Một nghiên cứu trên phụ nữ sau mãn kinh có tổng lượng canxi tiêu thụ trên 2400 mg mỗi ngày có tỷ lệ tăng canxi niệu cao hơn đáng kể so với những đối tượng dùng giả dược, mặc dù không có trường hợp nào xuất hiện sỏi canxi. [1]

Theo Quỹ Thận Quốc gia (National Kidney Foundation), lượng canxi được khuyến nghị để ngăn ngừa sỏi canxi là 1000-1200mg mỗi ngày. Uống bổ sung canxi trong bữa ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi thận khi sử dụng canxi.

Sữa ít béo, phô mai ít béo và sữa chua ít béo đều là những lựa chọn tốt để bổ sung canxi.

Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi giúp phòng ngừa sỏi thận

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ bị sỏi canxi. Theo Tổ chức Chăm sóc Tiết niệu Hoa Kỳ (Urology Care Foundation), sự có mặt của quá nhiều muối trong nước tiểu khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này làm cho hàm lượng canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi thận.

Vì vậy, tiêu thụ ít muối giúp giữ lượng canxi trong nước tiểu thấp hơn. Lượng canxi trong nước tiểu càng thấp thì nguy cơ hình thành sỏi thận càng thấp.

Để kiểm soát lượng natri đưa vào cơ thể, hãy quan sát nhãn thực phẩm cẩn thận trước khi mua. Một số thực phẩm nổi tiếng là chứa nhiều natri bao gồm:

Thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh (khoai tây chiên và bánh quy giòn).

Súp đóng hộp.

Rau đóng hộp.

Thịt đóng hộp.

Thực phẩm có chứa bột ngọt, mì chính chứa mononatri glutamat.

Thực phẩm có chứa natri nitrat.

Thực phẩm có chứa natri bicacbonat như bột nở.

Để tạo hương vị cho thực phẩm mà không cần sử dụng muối, hãy thử các loại thảo mộc tươi hoặc hỗn hợp gia vị thảo mộc không chứa muối.

Hạn chế ăn nhiều đồ hộp do có chứa nhiều natri dễ gây sỏi thận

Một số loại sỏi thận được tạo thành từ sự tích lũy oxalat, một hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm liên kết với canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận. Do đó để ngăn ngừa hình thành sỏi nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu oxalat.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cắt giảm hoàn toàn thực phẩm giàu oxalat trong chế độ ăn uống sẽ làm giảm khả năng hình thành sỏi thận canxi oxalat. Về lý thuyết điều này có thể đúng nhưng cách kiểm soát này chưa được hợp lý từ góc độ sức khỏe tổng thể.

Hầu hết sỏi thận được hình thành khi oxalat liên kết với canxi trong nước tiểu. Do đó, nên ăn các thực phẩm giàu canxi và oxalat cùng một lúc trong bữa ăn. Một nghiên cứu trên 32 nam giới dùng 1000mg canxi cacbonat mỗi bữa trong 3 bữa ăn hàng ngày (tổng cộng 3000mg mỗi ngày) hoặc 3000mg canxi cacbonat một lần trước khi đi ngủ.

Kết quả cho thấy nồng độ oxalat trong nước tiểu giảm đáng kể khi bổ sung canxi trong bữa ăn do oxalat và canxi có nhiều khả năng liên kết với nhau hơn trong dạ dày và ruột trước khi thận bắt đầu quá trình tạo nước tiểu. [2]

Một số thực phẩm giàu oxalat là:

Rau chân vịt.

Sô cô la.

Khoai lang.

Cà phê.

Củ cải.

Đậu phộng.

Cây đại hoàng.

Sản phẩm làm từ đậu nành.

Cám lúa mì.

Oxalat từ thức ăn có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận

Thành phần axit trong các thực phẩm giàu protein động vật có thể gây ra sỏi thận axit uric và canxi oxalat.

Bạn nên cố gắng hạn chế hoặc tránh ăn thức ăn làm từ:

Thịt bò.

Gia cầm.

Cá.

Thịt lợn.

Thực phẩm giàu protein chứa nhiều axit có thể gây sỏi thận

Bổ sung quá nhiều vitamin C (axit ascorbic) có thể dẫn đến sỏi thận. Theo một nghiên cứu, nam giới bổ sung vitamin C liều cao sẽ tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, nguồn vitamin C từ thực phẩm ít cho nguy cơ tương tự.

Không nên dùng quá nhiều thuốc bổ sung vitamin C vì nguy cơ sỏi thận

Chanca Piedra, dân gian gọi là “thuốc phá sỏi”, là một phương thuốc cổ truyền thường được sử dụng để điều trị bệnh sỏi thận. Loại thảo dược này có thể giúp ngăn ngừa sự tạo thành sỏi canxi oxalat trong thận. Đồng thời, cũng được cho là làm giảm kích thước của những viên sỏi đã hình thành.

Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thảo dược một cách thận trọng. Công dụng của thảo dược chưa được nghiên cứu tốt để phòng ngừa hoặc điều trị sỏi thận.

Cây Chanca Piedra có thành phần giúp làm giảm sỏi thận

Xông hơi và tập thể dục nặng có thể tốt cho sức khỏe của bạn nhưng chúng cũng có thể dẫn đến sỏi thận.

Nguyên nhân là do sự mất nước có thể dẫn đến việc sản xuất nước tiểu ít hơn, cho dù đổ mồ hôi là do sự vận động mạnh hay chỉ do cái nóng của mùa hè. Lượng nước tiểu thấp sẽ tạo điều kiện cho các khoáng chất gây sỏi lắng đọng và kết dính trong thận và đường tiết niệu.

Một trong những biện pháp tốt nhất bạn có thể áp dụng để tránh sỏi thận là uống nhiều nước vì điều này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Vì vậy, hãy đảm bảo giữ đủ nước, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc các hoạt động ra nhiều mồ hôi.

Luôn uống đủ nước khi tập thể dục nhiều để tránh mất nước

Thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo giảm cân từ từ và an toàn. Ăn kiêng quá mức hoặc ăn theo một chế độ nhiều đạm động vật đều có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Béo phì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thận

Caffeine làm tăng tốc độ trao đổi chất và có thể gây mất nước. Người lớn nên uống không quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng bốn tách cà phê. Điều quan trọng cần nhớ là một số loại nước ngọt, sô cô la, trà và nước tăng lực cũng có thể chứa caffeine.

Uống nhiều cà phê gây mất nước và có thể dẫn đến sỏi thận

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường, đặc biệt là những đồ uống có chứa siro ngô có hàm lượng fructose cao, với sự phát triển của sỏi thận. Ít nhất một nửa lượng chất lỏng của một người uống trong ngày phải là nước tinh khiết.

Uống nước ngọt quá nhiều có thể gây sỏi thận

Khoảng 60% những người bị sỏi thận có nồng độ axit citric thấp. Do đó, nên bổ sung axit citric để làm giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Một số nguồn axit citric tốt bao gồm:

Một ly nước chanh hoặc chanh pha loãng, không đường.

Một ly nước cam.

Một ly nước ép dưa hoặc xoài.

Nước cam, nước chanh chứa axit citric

Nước tiểu có tính axit cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do axit uric và làm cho việc tiểu tiện trở nên đau đớn hơn. Lượng axit cao trong nước tiểu cũng khuyến khích thận tái hấp thu citrat hơn là bài tiết ra ngoài.

Citrat là một hợp chất có thể giúp loại bỏ sỏi canxi, cũng như làm giảm sự phát triển của chúng. Một số thực phẩm có tính axit cao bao gồm:

Thịt đỏ và thịt lợn.

Gia cầm.

Hầu hết các loại cá.

Hầu hết các loại pho mát.

Trứng.

Không cần phải tránh hoàn toàn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao vì chúng có thể là một nguồn cung cấp protein dồi dào. Tuy nhiên nếu bạn bị sỏi thận thường xuyên, cần theo dõi chế độ ăn và hạn chế ăn những thực phẩm này.

Nên ăn vừa phải pho mát vì có hàm lượng axit cao, dễ gây sỏi thận

Một loạt các chất bổ sung tự nhiên và vitamin có sẵn trong thức ăn có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận ở một số người, bao gồm:

Kali citrat.

Vitamin B6, có trong thực phẩm như chuối, xoài, đậu nành, bơ và cá bơn.

Các vitamin B khác, bao gồm vitamin B2, vitamin B1 và vitamin B12, các loại vitamin này không có hại cho những người bị sỏi thận.

Vitamin D.

Dầu cá.

Tuy nhiên, đối với nhiều loại thuốc này, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận hoặc các bệnh khác đối với một số đối tượng.

Uống các chất bổ sung tự nhiên và vitamin

Uống các chất bổ sung tự nhiên và vitamin

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi thận bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi thận. Các triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận bao gồm:

Advertisement

Đau liên tục, dữ dội ở phần lưng dưới.

Nước tiểu có máu.

Nôn hoặc buồn nôn.

Sốt và ớn lạnh.

Nước tiểu có mùi rất khó chịu hoặc có mùi lạ.

Nước tiểu đục.

Đau bụng không cải thiện với thuốc điều trị đầy hơi.

Các xét nghiệm bệnh sỏi thận

Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT và siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định kích thước, hình dạng, vị trí và số lượng sỏi thận. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ cho biết thận đang hoạt động tốt như thế nào, kiểm tra sự nhiễm trùng và tìm kiếm các vấn đề về hóa sinh trong cơ thể có thể dẫn đến sỏi thận.

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này cũng tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng và kiểm tra nồng độ của các chất có vai trò trong hình thành sỏi thận.

Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp kiểm tra nguyên nhân sỏi thận

Tham khảo địa chỉ khám và điều trị sỏi thận

Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi thận, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn,…

Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp,…

Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết

Bị sỏi thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm trị sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả

Nguồn: Healthline, National Kidney Foundation, Medical News Today, Cleveland Clinic

Nguồn tham khảo

Long-term effects of calcium supplementation on serum parathyroid hormone level, bone turnover, and bone loss in elderly women

Schedule of taking calcium supplement and the risk of nephrolithiasis

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Hại Của Đậu Bắp, Gây Tiêu Chảy, Đau Khớp, Sỏi Thận Và Đông Máu trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!