Bạn đang xem bài viết Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung: Có Nên Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV đều tự khỏi và không gây ra triệu chứng. Nếu không tự biến mất, nhiễm HPV dai dẳng có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tùy thuộc hệ thống miễn dịch của mỗi người, diễn tiến bệnh có thể mất từ 5 đến 20 năm.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung bao gồm:
Chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường;
Bí tiểu, táo bón;
Mệt mỏi;
Giảm cân.
Các triệu chứng này không quá rõ ràng và đặc hiệu nên khó để phát hiện và điều trị sớm. Do đó, rất cần thiết phải tầm soát và tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ sớm để có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Độ tuổi nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung là từ 21 – 65 tuổi.
Tháng 8 năm 2023, Đại hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua một nghị quyết kêu gọi loại bỏ ung thư cổ tử cung vì những nguy cơ nó mang lại. Nếu bạn có sức khỏe bình thường và đủ điều kiện tiêm ngừa thì tôi khuyên bạn nên tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt.
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung sẽ bảo vệ bản thân chủ động và hiệu quả hơn điều trị. Khi được chẩn đoán, ung thư cổ tử cung có thể được trị thành công. Nhưng điều kiện là nó phải được phát hiện sớm và quản lý hiệu quả. Trong khi phần lớn do không có dấu hiệu rõ ràng, người mắc khó phát hiện bệnh. Điều này khiến bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị, vậy bạn hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Một trong những lí do có nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là để bảo vệ những người xung quanh. Dù không phổ biến, nhưng phụ nữ mang thai nhiễm HPV có nguy cơ truyền virus cho con của họ. Khi đó, một tình trạng nghiêm trọng ở trẻ gọi là u nhú đường hô hấp có thể xảy ra.
Người thân cũng có nguy cơ mắc HPV do giặt chung đồ, tiếp xúc với vùng nhiễm của người bệnh. Để tránh lây nhiễm cho người xung quanh, bạn nên chủ động phòng tránh virus này bằng cách chích ngừa.
Bất kỳ loại thuốc hay vắc xin nào dù đã được kiểm nghiệm và thử lâm sàng cẩn thận xong tùy cơ địa từng người mà có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
Sưng, đỏ, đau;
Sốt nhẹ;
Nổi mề đay;
Đau đầu;
Mệt mỏi;
Đau cơ;
Đau khớp;
Buồn nôn và nôn;
Tiêu chảy, đau bụng;
Quá mẫn…
Tuy nhiên tần suất của các tác dụng không mong muốn này rất thấp và không gây nguy hiểm. Các loại vắc xin hiện có trên thị trường cũng được sử dụng rộng rãi ở trong và ngoài nước. Bạn hoàn toàn có thể an tâm về độ an toàn của vắc xin.
Hiệu quả vắc xin phụ thuộc rất nhiều vào hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vì vậy không phải ai cũng nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Bạn chỉ nên tiêm khi đảm bảo sức khỏe bình thường, không đang sốt hay dị ứng nổi mề đay. Các đối tượng không nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao gồm:
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hay có ý định mang thai. Nếu bạn có thai khi chưa hoàn thành 3 mũi, hãy hoãn tiêm cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Người đã hoặc đang mắc các bệnh mạn tính, rối loạn đông máu. Đối đối tượng này rất dễ gây biến chứng khi tiêm vắc xin.
Người phải dùng thuốc trị tăng huyết áp, đái tháo đường, suy gan, suy thận,… Những bệnh nhân này thường phải sử dụng thuốc lâu dài và thường xuyên nên rất dễ tương tác làm giảm hiệu quả của vắc xin.
Người bị suy giảm miễn dịch, ghép nội tạng hay có cơ địa dị ứng. Nếu không được kiểm soát cẩn thận, vắc xin có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Tại Việt Nam có khuyến cáo nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Với những người trên 26 tuổi nếu chưa tiêm phòng HPV vẫn đủ điều kiện để chích ngừa.
Tuy nhiên, tăng dần theo độ tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, rối loạn đông máu cũng tăng. Các bệnh này và thuốc điều trị chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy, nếu quá tuổi được khuyến cáo, hãy đảm bảo bạn được chuyên gia tư vấn trước khi quyết định có nên tiêm hay không.
Cả nước ta có đến 40 trung tâm, cơ sở, bệnh viện hỗ trợ chích ngừa HPV. Hầu hết các cơ sở đều đảm bảo chất lượng vắc xin được bảo quản và sử dụng an toàn. Bạn có thể tham khảo một số địa điểm hỗ trợ chích ngừa HPV uy tín sau đây:
Trung tâm tiêm chủng VNVC
Phòng tiêm chủng SAFPO
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội
Viện Pasteur
Cả 4 cơ sở trên đều đảm bảo công tác tiêm phòng HPV an toàn, hợp lí, hiệu quả. Ngoài ra bạn sẽ được hỗ trợ các tiện ích như đặt lịch online hay nhắc lịch tiêm tự động. Mỗi trung tâm cũng có nhiều chi nhánh rộng khắp cả nước sẽ giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn.
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Với một người có đủ điều kiện về sức khỏe, độ tuổi hay kinh tế thì nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung để chủ động bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
7 Địa Chỉ Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Tốt Nhất Tại Hà Nội
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai cho phụ nữ. Điều đáng nói là bệnh có thể điều trị thành công nếu phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, việc tầm soát ung thư cổ tử cung có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng và trị bệnh. Mỗi ngày chúng mình hy vọng sẽ giới thiệu đến bạn thật nhiều thông tin bổ ích và hôm nay cũng không ngoại lệ chúng mình xin giới thiệu đến bạn các Địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung tốt nhất tại Hà Nội.
Bệnh viện Ung bướu Hưng ViệtLà Hệ thống Y tế với nhiều chuyên gia đầu ngành cùng hệ thống máy móc hiện đại, Hưng Việt đặc biệt có thế mạnh về sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh ung thư. Với phương châm giảm thiểu gánh nặng ung thư cho gia đình cũng như cho toàn xã hội, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đặc biệt xây dựng nhiều gói tầm soát ung thư từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quát đến chuyên sâu từng bộ phận, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Nhiều bệnh ung thư có tiên lượng vô cùng tốt, thậm chí là chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp trong khi chỉ tới giai đoạn muộn, các dấu hiệu bệnh lý ung thư mới biểu hiện rõ ràng. Việc khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kì là cách đơn giản và hiệu quả nhất để đẩy lùi “vấn nạn” ung thư cho xã hội.
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là bệnh viện chuyên khoa ung bướu tư nhân đầu tiên tại miền bắc. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt chính là một sự lựa chọn tin cậy để thực hiện các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, khi mà bệnh viện công càng ngày càng quá tải:
Phương pháp tầm soát: Xét nghiệm Pap Smear, Test HPV…
Công nghệ máy móc: Bệnh viện được trang bị trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, Châu u, phục vụ tối ưu cho quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung như máy chụp PET/CT, hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI), Máy chụp CT…
Đến với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được phục vụ tầm soát ung thư chuẩn xác với đội ngũ cán bộ y tế, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, dày chuyên môn. Hưng Việt sẽ mang đến cho quý khách hàng một môi trường thăm khám hiện đại và chuyên nghiệp nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 6250 0707 – 0942 300 707
Email: [email protected]
Bệnh viện Ung bướu Hà NộiBệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Với mong muốn trở thành nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng của người bệnh ung thư, ngay từ khi thành lập theo quyết định số 99/2000/QĐ-UB ngày 8/11/2000 của UBND Thành phố Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến việc tuyển dụng và nuôi dưỡng những cán bộ có y đức và giỏi chuyên môn.
Đồng thời, bệnh viện luôn chú trọng nâng cao thái độ phục vụ người bệnh, giáo dục cán bộ mang yêu thương đến với những người đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư. Với triết lý, hành động và sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội tự hào ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn, gửi trọn niềm tin trong cuộc chiến cam go với căn bệnh hiểm nghèo.
Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, giai đoạn phát hiện bệnh là yếu tố quyết định đến khả năng chữa trị. Phát hiện bệnh sớm đồng nghĩa với tăng cơ hội được chữa trị thành công. Chính vì điều đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo về sự cần thiết nâng cao nhận thức trong công tác chẩn đoán sớm và thực hiện sàng lọc. Ý thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán ung thư sớm đối với người dân, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã triển khai chương trình khám tầm soát ung thư sớm với các gói khám từ cơ bản đến nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở các điều kiện kinh tế khác nhau.
Các gói khám tầm soát ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội:
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư cơ bản nam
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư nâng cao (VIP) – Nam dưới 40 tuổi
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư nâng cao (VIP) – Nam trên 40 tuổi4. Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư cơ bản – Nữ (Đã có gia đình)
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư cơ bản – Nữ (Chưa có gia đình)
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư nâng cao (VIP) – Nữ dưới 40 tuổi
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư nâng cao (VIP) – Nữ trên 40 tuổi
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư vú – cổ tử cung – tử cung – buồng trứng
Gói khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm ung thư buồng trứng
…
Bệnh viện là một trong những cơ sở khám tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín tại Hà Nội. Đến với bệnh viện người bệnh sẽ được thực hiện tầm soát theo quy trình khoa học, bao gồm thực hiện các xét nghiệm đánh giá, kiểm tra; chẩn đoán hình ảnh… Đặc biệt, với mức chi phí hợp lý đây sẽ là địa chỉ được nhiều người lựa chọn. Để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, vui lòng liên hệ theo SĐT CSKH: 1900 1070 (8h00 đến 18h00 từ thứ Hai đến thứ Sáu).
Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 091 554 6116
Email: [email protected]
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Bệnh viện Bạch MaiBệnh viện Ung bướu Hà Nội
Có nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Bạch Mai hay không? Đây hẳn là băn khoăn của nhiều người khi cần đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Bạch Mai. Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể chọn khám ở nhiều bệnh viện, phòng khám. Có thể chọn khám ở Bệnh viện công hoặc bệnh viện, phòng khám tư nhân. Hiện nay, chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm “tầm soát ung thư cổ tử cung” trên Google thì rất nhiều bệnh viện, phòng khám giới thiệu dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung, với nhiều gói khám, nhiều mức giá khác nhau khiến bạn băn khoăn khi lựa chọn. Tuy nhiên, với nhiều người thì đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai đồng nghĩa với sự yên tâm, tin tưởng vào uy tín và thương hiệu của bệnh viện.
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của bệnh viện Bạch Mai được thành lập với mục tiêu nghiên cứu, khám tầm soát và điều trị mọi loại bệnh ung thư hiện nay. Đến nay, bệnh viện Bạch Mai đã mang đến nhiều thành công trong việc cứu chữa các bệnh nhân ung thư.
Thực hiện đa dạng phương pháp tầm soát: Xét nghiệm Pap Smear, Test HPV, sinh thiết…
Công nghệ máy móc: Trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ các nước tiên tiến như: máy chụp PET/CT, máy chụp mạch số hóa xóa nền, máy chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla…
Cơ sở vật chất: Không chỉ là nơi chuyên khám, tầm soát, chẩn đoán và điều trị nội, ngoại trú cho bệnh nhân ung thư, bệnh viện Bạch Mai còn được đầu tư xây dựng để trở thành cơ sở phục vụ cho công tác giảng dạy sau đại học.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa lớn hàng đầu của cả nước, đây là nơi quy tụ của nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi. Đến tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Bạch Mai, người bệnh hòan toàn an tâm bởi với trình độ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp phát hiện chính xác nguyên nhân, tình trạng của bệnh.
Bệnh viện K Hà NộiBệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Tiền thân là khoa Ung thư của Bệnh viện Việt – Đức, được xây dựng trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương, một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực. Hiện nay, bệnh viện là địa chỉ khám và điều trị các bệnh ung thư uy tín ở khu vực phía Bắc.
Bệnh viện có hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị ung thư vào loại hiện đại nhất Việt Nam. Bệnh viện có ưu thế trong việc chẩn đoán mô bệnh học ung thư, một phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất trong ung thư. Bệnh viện K có đủ mọi phương tiện và thiết bị thực hiện trọn gói các phác đồ điều trị của hầu hết các loại ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung.
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 9A – 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cơ sở 2: Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
Điện thoại: 1900 886684
Email: [email protected]
Bệnh viện Đa khoa Hồng NgọcBệnh viện K Hà Nội
Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc là cơ sở y tế đi đầu phát triển mô hình bệnh viện – khách sạn đầu tiên trên cả nước với nhiều dịch vụ y tế cao cấp. Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc đã và đang là một địa chỉ quen thuộc với những bệnh nhân có nhu cầu tầm soát ung thư cổ tử cung.
Ưu điểm khi tầm soát ưng thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm Pap Smear, Test HPV…
Công nghệ máy móc: Máy CT Scanner xoắn ốc, hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI), XQ kỹ thuật số, công nghệ chẩn đoán chính xác bằng kiểm tra thần kinh BIO…
Cơ sở vật chất: Với mô hình bệnh viện – khách sạn, hệ thống cơ sở của bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được thiết kế sang trọng, phục vụ tối ưu nhu cầu và mang đến cảm giác thoải mái như đi nghỉ dưỡng.
Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội – 024 3927 5568 ext 0
Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội – 024 7300 8866 ext 0
…
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh viện Đa khoa Bảo SơnBệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là một trong những mô hình bệnh viện tư nhân có uy tín và quen thuộc tại Hà Nội. Bệnh viện không chỉ đầu tư cơ sở vật chất khang trang mà còn có đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao trong nước và ngoài nước về làm việc. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn hiện cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư mang đến tỷ lệ chính xác tối ưu và nhanh chóng nhất cho người bệnh.
Ưu điểm khi tầm soát ưng thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn:
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung: xét nghiệm Pap Smear, Test HPV…
Công nghệ máy móc: Máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla của GE, máy chụp CT-Scanner xoắn ốc đa lát cắt của Siemens, máy FUS-MRI…
Cơ sở vật chất: Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, mang đến dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh.
Chi phí trọn gói tiết kiệm, thủ tục nhanh gọn, được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, giá dịch vụ tương đương như bệnh viện công.
Môi trường bệnh viện văn minh, hiện đại, đạt chuẩn dịch vụ y tế 5 sao.
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 858
E-mail: [email protected]
Bệnh viện quốc tế Vinmec
Gói sàng lọc ung thư cổ tử cung
Gói sàng lọc ung thư buồng trứng
Gói tầm soát ung thư vú
Gói sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
Gói sàng lọc ung thư thực quản, dạ dày
Gói sàng lọc ung thư gan
Gói sàng lọc ung thư phổi
…
Ưu điểm khi tầm soát ưng thư cổ tử cung tại Vinmec:
Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm Pap Smear, Test HPV, Sinh thiết, Soi cổ tử cung.
Công nghệ máy móc: Đầu tư các thiết bị y khoa tân tiến, tương đương với các bệnh viện hàng đầu tạicác nước như Anh, Mỹ, Singapore phục vụ cho các phương pháp tầm soát ung thư.
Cơ sở vật chất: Hệ thống bệnh viện Vinmec xây dựng không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, lịch sử, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Điện thoại: 024 3974 3556Email: [email protected]
Bệnh viện quốc tế Vinmec
Bệnh viện quốc tế Vinmec
Đăng bởi: Đoan Đôla
Từ khoá: 7 Địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung tốt nhất tại Hà Nội
Bạn Đã Biết Ăn Tỏi Ngừa Ung Thư Chưa?
Tỏi là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn hằng ngày. Tuy có mùi vị khá nồng và không thể ăn sống, nhưng tỏi lại là hương liệu gia tăng mùi vị của món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn là thành phần lành tính có tác dụng chữa bệnh hiệu quả mà ông cha ta đã áp dụng nhiều từ xưa đến nay. Tuyệt vời hơn nữa, ăn tỏi còn ngừa ung thư một cách hữu hiệu mà ta chưa thể ngờ đến.
1. Tại sao tỏi lại có thể ngừa ung thư?
Từ xa xưa, tỏi đã được sử dụng để chống viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Hiện nay ăn tỏi nhiều không chỉ phòng ngừa ung thư mà còn ở các chứng bệnh về tim mạch, nội tiết tố…
Các nghiên cứu minh chứng được rằng, người ăn lượng tỏi tươi nhiều hơn người bình thường gấp 2 lần/tuần có thể tăng khả năng phòng ngừa các chứng bệnh về ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư gan… cao hơn hẳn. Cụ thể nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 44%, và 30% ở những người hút thuốc thường xuyên. Được biết tỏi thuộc lớp allium, có chứa nhiều lưu huỳnh, acginin, oligosaccharide, flavonoid và selenn có thể kiểm soát các tế bào ung thư, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.
2. Cách tỏi ngừa ung thư
Ở giai đoạn 2, tỏi có thể hỗ trợ ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển và thúc đẩy hệ miễn dịch phản ứng. Khoáng chất selen có trong tỏi sẽ giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, hạn chế nguy cơ ung thư.
3. Lợi ích tỏi ngừa ung thư
Những lợi ích ngừa ung thư của tỏi được thể hiện như sau:
– Chống hình thành nên khối u
Bởi tỏi có hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư và tạo ra những thay đổi của chu kì tế bào, khiến tỏi kết hợp với các hợp chất organosulfur khác, dự phòng ung thư.
– Loại bỏ các gốc tự do và tăng sinh tế bào
Ngoài ra tỏi sử dụng nhiều có thể hạn chế tăng sinh tế bào và kiểm soát tế bào ung thư.
– Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường tái tạo ADN
Ngoài ra cơ chế tái tạo ADN của thích hợp trong việc dự phòng và kiểm soát tế bào ung thư, ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú. Thúc đẩy hoạt động tích cực cơ chế táo tạo ADN.
– Cân bằng sự hình thành và phá hủy của tế bào
Tỏi thuộc lớp thực vật allium có tác dụng hình thành các kháng thể phá hủy tế bào ung thư, cũng như dự phòng ngăn ngừa và kiểm soát sự hình thành, phát triển tế bào ung thư.
4. Ăn tỏi để ngừa ung thư như thế nào?
Liều lượng chính xác đủ để ăn tỏi ngừa ung thư cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ta có thể dùng từ 2-5g tỏi tươi mỗi ngày hoặc 0,4 – 1,2 g bột tỏi khô, tương đường với 2-5mg dầu tỏi và 300-1000mg chiết xuất tỏi.
Ăn tỏi ngừa ung thư mang lại rất nhiều lợi ích để phòng ngừa nguy cơ mắc các chứng bệnh ung thư. Không chỉ thế, ăn tỏi còn giúp ta có được sức khỏe tốt, làn da tươi tắn và phòng ngừa được nhiều chứng bệnh khác. Sử dụng tỏi trong các món ăn hằng ngày hoặc dùng dầu tỏi, rượu tỏi bổ trợ để đẩy mạnh hiệu quả của loại nguyên liệu này.
Theo dinhduong.online tổng hợp
Ung Thư Vú Là Gì? Biến Chứng Nguy Hiểm Và Cách Phòng Ngừa
Ung thư vú (Breast Cancer) là sự tăng trưởng bất thường (phát triển và phân chia một cách không kiểm soát) của các tế bào vú. Ung thư vú có thể bắt nguồn từ các phần khác nhau của tuyến vú như tiểu thuỳ, ống dẫn hoặc mô liên kết.
Thông qua máu và hệ bạch huyết, các tế bào ung thư có thể từ vú di chuyển ra ngoài, tạo thành khối u ở các cơ quan khác. Hiện tượng này gọi là ung thư di căn.
Ung thư biểu mô ống tuyến vú xâm nhậpỐng tuyến vú là thành phần có chức năng như một chiếc ống dẫn sữa từ tiểu thùy đến núm vú. Ung thư bắt đầu từ vị trí này sẽ tăng sinh, phá vỡ thành ống dẫn sữa và nhanh chóng lan sang các mô vú xung quanh. Đây là ung thư vú phổ biến nhất, chiếm 80% tổng số ung thư vú [1].
Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗLoại ung thư này cũng phát triển từ các tế bào ống tuyến vú. Tuy nhiên, sự phát triển của các tế bào này chỉ tồn tại trong ống tuyến vú, chưa xâm lấn ra các mô lành bên ngoài.
Đây có thể được xem là tổn thương tiền ung thư (giai đoạn 0). Tình trạng này nếu được phát hiện chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa hình thành ung thư biểu mô ống tuyến vú xâm nhập.
Ung thư biểu mô tiểu thùy tuyến vú xâm nhậpTiểu thùy tuyến vú là các tế bào sản xuất sữa. Ung thư bắt đầu từ các tế bào biểu mô tiểu thùy tuyến vú và lan ra các mô núm vú, ống tuyến xung quanh tạo thành khối u. Loại ung thư này chiếm khoảng 10% đến 15% các loại ung thư vú [1].
Ung thư biểu mô tiểu thuỳ tuyến vú tại chỗĐây được coi là tổn thương tiền ung thư (tổn thương có nguy cơ cao dẫn tới ung thư), các tế bào phát triển bất thường ở tiểu thùy tuyến vú nhưng chưa xâm lấn ra bên ngoài các tế bào khỏe mạnh bên cạnh.
Các tổn thương này, diễn biến âm thầm, nếu phát hiện sớm trong giai đoạn này thì cần theo dõi sát để kịp thời phát hiện những tổn thương khác.
Ung thư vú bộ ba âm tính (TNBC) Ung thư vú dạng viêmUng thư vú dạng viêm là do các tế bào ung thư tắc nghẽn trong các mạch bạch huyết trong mô vú và da, biểu hiện trên da giống với biểu hiện viêm trên da kèm theo tình trạng ban đỏ, da dày, phù nề, có thể lõm cả núm vú.
Ung thư vú dạng viêm là loại ung thư hiếm gặp và nguy hiểm nhất, với diễn biến nhanh, biểu hiện nặng nề như nhiễm trùng vú, có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết, suy đa tạng.
Bệnh Paget vúĐây là loại ung thư hiếm gặp, các tế bào ung thư tạo thành các mảng đỏ tương tự tổn thương vảy nến hoặc chàm bao quanh núm vú và quầng vú. Nguồn gốc của các tế bào ung thư này thường là ung thư biểu mô ống tuyến vú xâm nhập.
Xuất hiện khối u mới hoặc có cảm giác vú không mềm như bình thường: các khối u này phát triển nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cứng hơn, thường không gây đau.
Thay đổi kích thước, hình dạng của vú: các tế bào vú sẽ tăng kích thước và có hình dạng không giống như bình thường (lệch về một bên).
Da vùng vú thay đổi: da lồi lên, biến dạng, có thể xuất hiện sần như quả cam (sần da cam) hoặc da bị lõm xuống ở bất kỳ vị trí nào.
Núm vú thụt vào trong: da ngực, núm vú bị kéo vào trong.
Da ở phần vú núm vú có tình trạng đóng vảy, bong tróc, xuất hiện vảy, thay đổi sắc tố.
Dịch núm vú xuất hiện bất thường: dịch tiết bất ngờ xuất hiện, có thể chỉ ở một bên vú. Giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện tình trạng loét vú, dịch hôi, nặng hơn là chảy máu vùng tổn thương.
Xuất hiện hạch: hạch xuất hiện ở vùng nách hoặc vùng thượng đòn.
Giai đoạn 0Đây là giai đoạn ung thư chưa xâm lấn (giai đoạn tiền ung thư). Các tế bào chỉ nằm ở ống tuyến sữa hoặc biểu mô tiểu thuỳ ống tuyến vú, chưa lan ra để phá huỷ cũng như tăng kích thước ở các khu vực lân cận.
Giai đoạn này rất khó phát hiện vì không có thay đổi nào mang tính đại thể. Tuy nhiên, đây lại là mục tiêu hướng tới khi sàng lọc ung thư của các bác sĩ do tỷ lệ chữa khỏi ở giai đoạn này rất cao.
Giai đoạn 1Các tế bào ung thư vú đã phát triển và lan ra các mô vú khoẻ mạnh bên cạnh. Giai đoạn này u có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn 2cm) chưa lan ra ngoài vú và chưa xâm lấn vào hệ bạch huyết. Giai đoạn này rất khó phát hiện ra bệnh.
Giai đoạn 2Ở giai đoạn này, khối u có thể có những đặc điểm như:
Với khối u lan đến hạch bạch huyết: kích thước nhỏ hơn 2cm và có ít hơn 4 hạch ở nách di căn ung thư.
Với khối u chưa lan đến hạch bạch huyết: khối u có kích thước từ 2cm đến 5cm.
Giai đoạn 3Giai đoạn này các khối u phát triển nhanh và mạnh mẽ, tăng kích thước, lan ra các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn đến các cơ quan ở xa. Giai đoạn 3 còn được với tên ung thư vú tiến triển cục bộ.
Giai đoạn 4Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư, còn gọi là ung thư di căn. Các tế bào ung thư không còn giới hạn ở vú và các thành phần xung quanh, mà đã theo hệ bạch huyết đến các cơ quan như não, gan, xương, phổi,… và tạo thành các khối u ở vùng này.
Giới tính nữ: nữ giới dễ mắc ung thư vú hơn nam giới do tuyến vú phát triển mạnh hơn.
Tuổi: từ 55 tuổi trở lên tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Di truyền: bệnh nhân mắc ung thư vú có thể chị gái, mẹ hoặc em gái mắc ung thư vú. Nếu gia đình có từ 2 người mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc tăng 5 đến 6 lần.
Đột biến gen: Hai gen đột biến di truyền đã được xác định làm tăng khả năng mắc ung thư vú là BRCA1 và BRCA2.
Mắc các bệnh lành tính về vú trước đó: xơ nang tuyến vú, u xơ tuyến vú, nang tuyến vú, hoại tử mô mỡ, viêm tuyến vú, áp xe vú,…
Kinh nguyệt có sớm hơn bình thường: bắt đầu có kinh trước 12 tuổi.
Phụ nữ mãn kinh muộn: phụ nữ mãn kinh khi trên 54 tuổi.
Phụ nữ có con đầu muộn: phụ nữ có con lần đầu tiên khi trên 30 tuổi.
Phụ nữ chưa từng mang thai: phụ nữ chưa từng mang thai có nguy có mắc ung thư vú nhiều hơn phụ nữ đã mang thai.
Sử dụng hormone thay thế sau mãn kinh: Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh dùng các hormone nội tiết nữ như estrogen và progesterone để làm giảm những dấu hiệu của tuổi mãn kinh.
Phụ nữ có estrogen nội sinh cao hơn mức bình thường.
Béo phì: người béo phì có nguy cơ tăng ung thư vú.
Sử dụng rượu bia nhiều và thường xuyên.
Tiếp xúc với phóng xạ: những người có tiền sử điều trị tia xạ, đặc biệt là tia xạ vùng ngực và vú.
Bệnh nhân có thể luôn cảm thấy lo lắng dẫn đến stress và các bệnh về sức khỏe tinh thần.
Với ung thư vú dạng viêm: gây chảy dịch. Đây là môi trường để các vi khuẩn xâm nhập gây loét và hoại tử vú. Nếu nhiễm trùng vào máu có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết.
Ung thư vú di căn đến các cơ quan khác và gây ảnh hưởng tại điểm đó như não, gan, phổi, xương và có thể dẫn đến tử vong
Ung thư vú có thể di căn sang phổi
Chẩn đoán lâm sàng bằng cách quan sát các triệu chứng như đau nhức vùng vú, sờ vào thấy khối u và các biểu hiện khác như núm vú bị tụt vào trong hoặc vết lóm dưới da vú.
Nhũ ảnh (X-quang tuyến vú): đây là phương pháp không xâm lấn với độ chính xác cao. Tia X năng lượng thấp chiếu vào mô tuyến vú có thể phát hiện các bất thường ở giai đoạn sớm.
Chụp quét cắt lớp phát xạ positron(PET): đây là phương pháp sử dụng chất phóng xạ đưa vào cơ thể. Do đặc tính của các tế bào ung thư sử dụng nhiều năng lượng hơn, nên khi sử dụng máy PET có thể cho thấy nơi sử dụng nhiều năng lượng trong cơ thể. Từ đó nghi ngờ vùng mắc ung thư.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI có tỷ lệ phát hiện ung thư vú cao hơn nhũ ảnh.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Sờ thấy các khối u ở vú, hoặc ở nách.
Đau nhức vùng vú nhưng không phải do kinh nguyệt.
Xuất hiện vết lõm dưới da vú hoặc hình ảnh da vú dày hơn bình thường.
Có biểu hiện tình trạng núm vú tụt vào trong.
Vú lớn hơn bình thường hoặc lệch về một bên.
Nơi khám chữa ung thưKhi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tuyến vú nên đến ngay khoa Ung bướu của các bệnh viện đa khoa hoặc các bệnh viện ung bướu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tham khảo các bệnh viện chuyên khoa ung bướu uy tín:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Ung bướu chúng tôi Bệnh viện Gia An 115,Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Phẫu thuật ung thư vú
Phẫu thuật bảo tồn vú: cắt vùng khối u nhưng vẫn giữ lại vùng lành tính, thường áp dụng với bệnh nhân giai đoạn sớm (giai đoạn 0 và giai đoạn 1).
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú: đây là phẫu thuật lấy toàn bộ mô vú, da vú, lớp mỡ dưới da bên bị bệnh.
Phẫu thuật tái tạo tuyến vú: đây là phẫu thuật dùng túi độn tạo hình lại vú cùng các vùng da khác của cơ thể như da vùng lưng, vùng bụng để cải thiện thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.
Hóa trị
Hoá trị là phương pháp truyền các chất vào trong cơ thể nhằm làm suy yếu, ngừng lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Thông thường phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp trước phẫu thuật, sau phẫu thuật, ung thư di căn.
Advertisement
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau phẫu thuật, trước phẫu thuật hoặc phối hợp xạ trị và điều trị giảm nhẹ.
Liệu pháp hormone
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp sử dụng các tế bào gốc từ cơ thể nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, qua đó ngăn ngừa ung thư lan rộng trong các cơ quan. Liệu pháp miễn dịch thường đi cùng với hoá trị để nâng cao hiệu quả.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng sử dụng các thuốc để hạn chế sự tăng trưởng và lan rộng của khối u, áp dụng ở giai đoạn muộn hoặc khối u đã di căn. Đây là mọto bước tiến rất lớn trong điều trị ung thư vú.
Các biện pháp phòng ngừa chủ yếu xoay quanh hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể gây nên ung thư vú.
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, các chất chống oxy hóa nhằm làm giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung. Những loại rau họ cải giàu flavonoid hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc ung thư vú do có tác dụng ức chế sự gia tăng tế bào.
Sử dụng các chế phẩm từ đậu nành như: đậu phụ, sữa,…
Hạn chế các chất béo bão hoà trong thực phẩm như mỡ động vật,…
Hạn chế đồ uống có cồn: do các loại này có thể đẩy nhanh sự phát triển các tế bào ung thư.
Bỏ thuốc lá: thuốc lá tăng nguy cơ mắc ung thư vú lên 30% [4].
Tăng cường hoạt động thể lực: để nâng cao sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của cơ thể.
Duy trì cân nặng, tránh không xảy ra béo phì.
Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Thường xuyên tự sờ ngực kiểm tra để phát hiện sớm các bất thường.
Ung thư da là gì? Dấu hiệu nhận biết của bệnh
Ung thư vòm hầu
9 dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 1 bạn không nên chủ quan
Nguồn: CDC, NHS, Mayo Clinic, Cleveland Clinic
Ung Thư Tuyến Giáp Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư nói chung, và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại ung thư tuyến nội tiết. Vậy, ung thư tuyến giáp có lây không? Làm cách nào để phòng bệnh hiệu quả? Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây!
Ung thư tuyến giáp là loại ung thư xảy ra tại các tế bào tuyến giáp – một tuyến nội tiết nằm giữa cổ, ngay bên dưới sụn giáp (“quả táo Adam” hay còn gọi là “trái khế”) của bạn. Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormon điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và cân nặng.1
Tỷ lệ ung thư tuyến giáp đang ngày một gia tăng. Tin vui là nhờ các thiết bị hiện đại cùng công nghệ mới, các chuyên gia sức khỏe hiện nay đã có thể tìm ra những khối ung thư tuyến giáp rất nhỏ mà có thể trước đây họ không nhìn thấy.1
Để trả lời cho câu hỏi “Ung thư tuyến giáp có lây không“, trước hết cần nắm được những yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
Ung thư giáp xảy ra khi có sự đột biến gene (thay đổi DNA) bên trong tế bào tuyến giáp. Điều này khiến tế bào tuyến giáp phát triển không kiểm soát và tạo nên khối u. Thường không rõ nguyên nhân gây ra đột biến trên. Nhưng có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của bạn:2
Các tình trạng bất thường tuyến giáp khác. Chẳng hạn như viêm giáp, bướu giáp (nhưng không kèm cường giáp và suy giáp).
Trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp. Nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng lên khi bạn có người thân bị mắc ung thư tuyến giáp.
Quá khứ từng tiếp xúc với tia xạ (ví dụ như xạ trị).
Béo phì.
Polyp tuyến gia đình (polyposis FAP).
To đầu chi – một tình trạng hiếm gặp trên những cá thể sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng.
Quá nhiều hoặc quá ít iot trong chế độ ăn.
Do những bài viết về căn bệnh ung thư tuyến giáp chưa phổ biến, nhiều người còn chưa hiểu đúng về bệnh. Từ đó dẫn đến những quan niệm sai lầm, như: ung thư tuyến giáp có thể lây do sự tiếp xúc giữa người với người, hay lây qua đường máu,.. Và xa lánh, miệt thị bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người mắc bệnh cũng như người tiếp xúc.
Ung thư tuyến giáp không lây truyền. Nguyên nhân gây bệnh là do di truyền, thiếu iod, hệ miễn dịch suy yếu. Mọi người không nên miệt thị, xa lánh họ. Để phát hiện ung thư giáp giai đoạn sớm và thuận lợi cho quá trình điều trị, những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư giáp nên khám định kỳ 6 tháng/lần. Nhờ đó sẽ được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.
Đối với mọi ngườiKiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị đúng cách, kịp thời.
Tập thói quen sống lành mạnh. Ngưng sử dụng thuốc lá và chất kích thích, tập thể dục thường xuyên. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ phòng tránh không chỉ ung thư tuyến giáp mà còn rất nhiều bệnh khác.
Chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh. Lưu ý bổ sung iod trong bữa ăn hằng ngày, tránh để cơ thể thiếu iod, nhất là phụ nữ đang mang thai. Bổ sung trái cây, rau củ để tăng cường vitamin và sức đề kháng cho cơ thể.
Đối với người có nguy cơ1 Phòng ngừa cho những người ở gần nhà máy điện hạt nhân1Một loại thuốc ngăn chặn sự ảnh hưởng của bức xạ lên tuyến giáp đôi khi là một lựa chọn cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng với những người sống gần nhà máy điện hạt nhân. Kali Iodua (KI) thường được sử dụng nếu xảy ra tai nạn rò rỉ hạt nhân tại các nhà máy.
Nếu bạn là người sống trong phạm vi bán kính 16 km so với nhà máy hạt nhân. Và bạn lo ngại về biện pháp phòng ngừa an toàn. Hãy liên hệ với chính quyền địa phương để được tư vấn dự phòng thích hợp.
Ung thư tuyến giáp đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Phòng ngừa từ sớm là cần thiết với mỗi người. Trả lời được câu hỏi ung thư tuyến giáp có lây không, chúng ta không nên xa lánh, kỳ thị bệnh nhân. Đồng thời hãy tầm soát định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và điều trị nhanh chóng, phù hợp.
Nhuộm Tóc Có Gây Ung Thư Không Và Những Lời Khuyên Thiết Thực
1. Một số hóa chất thường có trong thuốc nhuộm có nguy cơ gây hại
Hóa chất trong thuốc nhuộm
Amoniac: Đây là chất gây kích thích hệ hô hấp và có ảnh hưởng nhất định đến hệ thống nội tiết.
P-phenylenediamine: Sự hiện diện của thành phần này là nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ung thư và đầu độc hệ thống miễn dịch.
Hydrogen peroxide: Còn được gọi là hydro peroxide. Chất này có thể gây kích ứng da và hô hấp. Hơn nữa, nó có thể gây tổn thương mắt.
Resorcinol: Chất này có thể gây ung thư và kích ứng da.
Methylisothiazolinone: gây độc cho hệ thần kinh
Toluene-2,5-diamine sulfate: gây ung thư
Methylparaben: ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết
1-Naphthol: gây ung thư
Mùi nhân tạo: gây dị ứng, nhiễm độc nội tạng
Ethanolamine: độc cho nội tạng, dị ứng
2. Thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư?Hầu hết các loại thuốc nhuộm tóc trên thị trường hiện nay đều có các thành phần trên. Theo các nghiên cứu thực tế, các chuyên gia tin rằng sử dụng thuốc nhuộm lâu dài và thường xuyên sẽ tích tụ độc tố. Điều này làm cho cơ hội bị ung thư cao hơn.
Không chỉ vậy, đối với những người sử dụng thuốc nhuộm màu lâu dài, nguy cơ ung thư cao hơn các màu nhạt hơn. Các thành phần từ thuốc nhuộm có thể xâm nhập vào cơ thể da đầu và tồn tại trong cơ thể. Theo thời gian, các hoạt chất này sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận làm cho tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng.
Nhuộm tóc thường xuyên có khả năng gây ung thư
Năm 2009, tạp chí Vật liệu đã đăng một tin tức về một người phụ nữ nhuộm tóc 9 lần một năm và có nguy cơ bị ung thư máu. Điều này làm tăng báo động cho bạn, những người muốn thay đổi màu tóc của họ.
3. Một số bệnh ung thư có thể gặp phải khi nhuộm tóc 3.1. Ung thư máuMột số nghiên cứu chuyên nghiệp đã chỉ ra rằng trong thuốc nhuộm, hơn 5000 chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư máu. Điều này có nghĩa là chỉ cần tiếp xúc với chúng, bạn rất có thể sẽ mắc bệnh.
3.2. Ung thư bàng quangKhông chỉ gây ung thư máu, thuốc nhuộm còn làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang. Tuy nhiên, bản án này vẫn đang được nghiên cứu và theo dõi. Bởi vì, khi các quy định về thuốc nhuộm được thắt chặt, nguy cơ này có thể được loại bỏ.
3.3. Ung thư vúĐây cũng là một trong những bệnh có nguy cơ nếu sử dụng thuốc nhuộm. Tuy nhiên, điều này cũng chưa được chứng minh rõ ràng. Do đó, bạn có thể cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
3.4. Ung thư tuyến tiền liệtCác nghiên cứu khác đã liên kết ung thư tuyến tiền liệt và thuốc nhuộm. Các hóa chất có trong thuốc nhuộm tích tụ trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
4. Một số lời khuyên cho những phụ nữ thích nhuộm tócChỉ nhuộm khi thật cần thiết
Chỉ nhuộm khi thật cần thiết: Bạn có phải là ngôi sao không? Đây là khi bạn muốn làm mới hình ảnh để được khán giả yêu thích. Nhuộm tóc sẽ là cách đơn giản nhất. Hoặc bạn cần nhuộm tóc cho mục đích cá nhân thực sự quan trọng.
Những người bị dị ứng nên thận trọng khi nhuộm tóc. Bởi vì chúng có thể khiến bạn bị nhiễm độc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trước khi sử dụng, trước tiên bạn nên kiểm tra thành phần và xem phản ứng với cơ thể để tránh dị ứng.
Chọn thuốc nhuộm có thành phần tự nhiên với nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm uy tín từ các đơn vị nổi tiếng sẽ giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.
Không chạm vào chân tóc và da đầu bằng thuốc nhuộm.
Đừng nhuộm tóc thường xuyên. Khoảng cách tốt nhất là khoảng 6 tháng.
Đăng bởi: Mã Giảm Giá
Từ khoá: Nhuộm tóc có gây ung thư không và những lời khuyên thiết thực
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung: Có Nên Hay Không? trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!