Bạn đang xem bài viết Tỳ Bà Diệp: Chiếc Lá Thần Kỳ Trị Ho, Chữa Nôn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ lâu, Tỳ bà diệp là dược liệu quý trong Đông y. Vị thuốc này có tác dụng trừ đờm, thanh phế, chống nôn, điều hòa tỳ vị, được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ho, viêm đường hô hấp, cảm lạnh… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loại thảo dược này.
Tên thường dùng: Tỳ bà diệp, Ba diệp, Nhót tây, Thanh trích tỳ bà diệp (rửa sạch rồi sao), Mật trích Tỳ bà diệp (tẩm nước mật hoặc nước đường sao), Tỳ bà lộ (cất lấy nước).
Tên khoa học: Folium Eriobotryae japonicae.
Họ khoa học: họ Hoa Hồng (Rosaceae).
1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Nguồn gốc của cây Tỳ bà ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây được trồng và mọc hoang nhiều nơi, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội.
Lá hái vào tháng 4 – 5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng.
1.2. Mô tả toàn cây
Tỳ bà – Nhót tây là một cây thuốc quý, cây cao 6 – 8m.
Lá mọc so le, phiến hình mác, nhọn, dai, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt.
Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15 – 20mm, có lông màu hung đỏ.
Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3 – 4cm. Đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1 – 2 hạt không phôi nhũ.
Mùa quả chín vào tháng 4, tháng 5.
1.3. Bộ phận làm thuốc bào chế
Lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, không vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu là tốt.
Lá khô dài hình bầu dục tròn, dài 12 – 25cm, rộng 4 – 9cm. Hình dạng ngay thẳng, chóp nhọn, phần đáy hình nêm, phần trên rìa răng cưa. Mặt lá màu xanh tro, sắc cọ vàng hoặc sắc cọ đỏ, mặt trên bóng láng, măt dưới lông nhung sắc cọ. Gân lá hình lông chim, gân giữa lồi lên ở mặt dưới, cuống lá ngắn.
Tỳ bà diệp dày, chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy, không mùi, vị hơi đắng.
Một số cách bào chế :
Đầu tiên, chải bỏ lông tơ, dùng nước rửa sạch, hơi ướt, cắt sợi, phơi khô. Hoặc dùng miếng vải chùi sạch lông (tránh ngứa họng, ho) rồi lấy nước Cam thảo lau chùi sạch, sau đó bôi mỡ sữa lên khắp lá mà nướng qua (Lôi Công Bào Chích Luận).
Chích mật: Lấy Tỳ bà diệp sợi, thêm mật ong luyện chín và nước sôi lượng thích hợp, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua. Bỏ vào trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay là được, lấy ra, để nguội (cứ 100 cân Tỳ bà diệp tơ, dùng mật ong luyện chín 26 cân).
Tẩm gừng sao vàng.
1.4. Bảo quản
Thu hái về cần chế biến ngay, nếu không 2 – 3 hôm bị úa, thối. Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Bào chế rồi đậy kín, không nên để lâu.
vitamin B Trong lá có một chất saponin,, chừng 2,8mg trong 1g lá.
Theo Arrhur và Hui (J. Chem. Soc., 1954 và C.A., 1955), trong Tỳ bà diệp có chứa axit ursolic C20H48O3, axit oleanic và caryophylin.
Trong hạt có amydalin và HCN.
3.1. Y học hiện đại
Chữa ho.
Nôn mửa.
Giúp sự tiêu hóa.
Phụ nữ có thai nôn mửa.
Rửa vết thương.
3.2. Y học cổ truyền
Vị đắng, tính bình.
Quy kinh Phế, Vị.
Chủ trị:
Chữa ho, nhiều đờm, nôn khan, miệng khát.
Trị tức ngực, ho suyễn do nhiệt (tẩm mật).
Đau dạ dày , trị nôn (tẩm gừng), điều hòa Tỳ Vị.
3.3. Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng vị thuốc Tỳ bà diệp theo nhiều cách khác nhau. Dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được. Trong đó, dược liệu được dùng phổ biến nhất ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng 6 – 12g, thuốc sắc có thể dùng tới 15 – 20g.
Lưu ý: Khi dùng Tỳ bà diệp phải chải sạch lông. Muốn dùng chống nôn thì tẩm gừng, nướng. Chữa ho lâu ngày thì tẩm mật ong, nướng.
Kiêng kỵ:
Người bị ho và nôn mửa do lạnh không nên dùng Tỳ bà diệp.
Cơ thể suy nhược , bệnh lâu ngày, tay chân lạnh, lạnh bụng.
Dị ứng với thành phần của dược liệu.
4.1. Chữa ho, viêm phế quản mạn tính do phong nhiệt
Tỳ bà diệp 20g, Khoản đông hoa 10g, Cam thảo 5g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Hoặc Tỳ bà diệp 12g, Cam thảo 4g, Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Nhân sâm 4g, Tang bạch bì 8g. Sắc uống (Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm gia vị – Ngoại Khoa Đại Thành).
4.2. Trị Tỳ Vị hư yếu, nôn ói
Bán hạ 4g, Mao căn 80g, Nhân sâm 4g, Phục linh 20g, Sinh khương 7 lát, Tỳ bà diệp 8g. Sắc uống (Tỳ Bà Diệp ẩm – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
Bác sĩ Phạm Lê Phương Mai
Hướng Dẫn Cách Trị Ho Cho Bà Bầu Đơn Giản, Hiệu Quả
Ho là một hiện tiện rất dễ gặp ở tất cả mọi người. Tình trạng này về bản chất là một phản xạ giúp làm sạch đường hô hấp (đường thở) khỏi các chất gây kích thích.
Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào, biểu hiện bằng những cơn ho khan, ho có đờm,… Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi nhất định, nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh, thay đổi nội tiết tố. Chính vì những biến đổi này sẽ làm cho bà bầu cảm lạnh hoặc ho kéo dài.
Ho là gì và nguyên nhân dẫn đến ho ở bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở bà bầu, trong đó phổ biến là do các nguyên nhân sau:
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Môi trường khói bụi, tiếp xúc với khói thuốc lá, hay làm việc trong phòng kín bật điều hòa,…
Do bị dị ứng: Bởi cơ địa phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy họ dễ bị dị ứng bởi lông các loại thú cưng, phấn hoa, thay đổi thời tiết thất thường,…, mặc dù trước đó họ không có tiền sử dị ứng với các thành phần này.
Do sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém có thể dẫn đến các căn bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản – những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ho. Giai đoạn nhạy cảm này cơ thể tương đối yếu, dễ bị các loại virus tấn công.
Do lưu lượng máu tăng: Bắt đầu từ tuần thứ 4 trong thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ gia tăng. Điều này gây ra áp lực cho các mạch máu tại khoang mũi, khiến cho bà bầu bị nghẹt mũi và xuất hiện tình trạng ho kèm đờm.
Do ảnh hưởng bởi quá trình phát triển của thai nhi: Trong quá trình phát triển của thai nhi, khoang bụng bị tạo áp lực bởi sự phình to của tử cung. Từ đó khiến trào ngược dạ dày, khiến mẹ bị ngứa rát cổ họng và ho khan.
Tình trạng ho là một hiện tượng rất bình thường ở những mẹ bầu, chính vì vậy bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Theo như chẩn đoán của các chuyên gia, ho có ảnh hưởng đến thai nhi không còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của thai phụ và các nguyên nhân gây bệnh.
Về cơ bản, các mẹ bầu sẽ cảm nhận được bụng di chuyển lên xuống khi bị ho, tuy nhiên thì nó không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vì nước ối có trong bụng giống như một lớp đệm chống sốc cho em bé tránh bị tác động mạnh hay nghe những âm thanh do ho gây ra. Trong trường hợp ho quá mạnh và lâu, các mẹ cũng có thể dùng tay giữ giúp ổn định vùng bụng, tránh bị rung lắc quá nhiều.
Ho là hiện tượng thường xuyên gặp phải ở các thai phụ
Tuy nhiên, nếu thai phụ gặp phải tình trạng ho nhiều kèm theo những triệu chứng bất thường thì hãy đi thăm khám bác sĩ kịp thời, bởi đó có thể là dấu hiệu cho một vài căn bệnh nguy hiểm. Tuyệt đối không được tự dùng thuốc giảm ho, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Trong một số trường hợp, ho nhiều có thể gây co thắt vùng ngực, tạo cảm giác khó chịu cho các mẹ, dẫn đến tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của em bé. Ngoài ra, nếu đang trong giai đoạn cuối của thai kỳ, ho quá nhiều dẫn đến co thắt tử cung, khiến động thai hoặc dọa sinh non. Ho quá nhiều cũng có thể do cơ thể nhiễm trùng, nếu không thăm khám có thể dẫn đến mất tim thai.
Mật ong và chanh được xem là một “vũ khí” chữa được bách bệnh. Đối với chị em không thể uống được kháng sinh trong lúc mang bầu thì chanh và mật ong sẽ là sự kết hợp tuyệt vời để ngăn chặn những cơn ho khó chịu.
Thành phần có trong chanh và mật ong giúp phục hồi tổn thương ở vòm họng
Thành phần của mật ong chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, giúp chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Kết hợp với chanh sẽ đem lại hiệu quả phục hồi tổn thương ở vòm họng, xoa dịu các cơn ngứa hiệu quả.
Cách chữa ho bằng chanh và mật ong được thực hiện như sau:
+ Cho 1 muỗng cà phê mật ong vào khoảng 100ml nước
+ Hòa tan hoàn toàn thì cắt thêm vài lát chanh bỏ vào
Mỗi khi xuất hiện những cơn ho, các mẹ chỉ cần uống 1 cốc nước mật ong và chanh sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt ngay. Những cơn ngứa rát sẽ từ từ biến mất. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ đối với thai phụ, nếu đang đói thì không nên áp dụng phương pháp này.
Lá hẹ hấp là một cách trị ho cho bà bầu tại nhà vô cùng hiệu nghiệm. Bởi trong thành phần của lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng khuẩn như odorin, saponin, từ đó ức chế hoạt động của các loại virus và vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp. Bên cạnh đó, lá hẹ còn được coi là một loại thực phẩm có khả năng giúp tiêu đờm và làm dịu cổ họng.
Lá hẹ có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp
Cách trị ho bằng lá hẹ thực hiện như sau:
+ Rửa thật sạch lá hẹ và để cho ráo nước
+ Cắt nhỏ lá hẹ thành từng đoạn và cho vào hấp cách thủy trong khoảng 15 đến 20 phút
+ Lấy ra cho nguội và lọc lấy nước để uống, bạn cũng có thể ăn trực tiếp lá hẹ đã hấp chín
Tía tô là một bài thuốc dân gian đã được lưu truyền từ lâu, có tác dụng chữa ho và tiêu đờm hiệu quả, đặc biệt còn có khả năng an thai. Đây cũng là một cách trị ho cho bà bầu tại nhà mà các bạn nên tham khảo.
Lá tía tô cho vào trong cháo là một cách trị ho cho bà bầu hiệu quả
Cách trị ho bằng tía tô thực hiện như sau:
+ Lấy một ít lá tía tô rửa sạch, kết hợp thêm trứng gà, gừng và gạo tẻ
+ Lấy gạo nấu thành cháo
+ Cho trứng gà vào và khuấy đều
+ Lấy gừng và lá tía tô thái nhỏ thành sợi, cho vào cháo, để nguội và dùng
Cách làm này còn tương đối hiệu quả nếu như các bà bầu có triệu chứng sốt. Bên cạnh đó, nếu có khả năng thì bạn nên kết hợp dùng cháo tía tô với liệu pháp xông hơi với sả.
Gừng và tỏi cũng là 2 nguyên liệu phổ biến trong việc chữa trị ho khan. Gừng là một loại nguyên liệu có tính nóng, giúp giải cảm và làm ấm cho cơ thể, giúp xoa dịu các cơn ngứa trong cổ họng.
Với gừng các bạn có thể điều trị theo các bước sau:
+ Gừng tươi bỏ vỏ, giã nát và lấy nước cốt
+ Hòa nước cốt gừng cùng nước cốt chanh và mật ong theo mức độ phù hợp
+ Trộn đều hỗn hợp với nước ấm
+ Sử dụng trong ngày thành nhiều lần
Cách trị ho cho bà bầu bằng trà gừng kết hợp mật ong và chanh
Bên cạnh đó, thành phần kháng viêm và sát khuẩn của tỏi cũng được xem là “công cụ” chữa ho hoàn hảo. Cách trị ho với tỏi được thực hiện như sau:
+ Rửa sạch vài tép tỏi
+ Gói tép tỏi vào trong 1 lớp giấy bạc và đem nướng
+ Sau khi nướng chín thì bóc vỏ và giã nát thành bột mịn
+ Khuấy đều với nước và sử dụng ngày 3 lần
Chanh đào có lượng vitamin C dồi dào giúp tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, thành phần của chanh đào còn có kali tốt cho thận. Chính vì vậy, không chỉ có tác dụng giảm ho mà bạn còn có thể tăng cường sức khỏe nhờ loại quả này.
Dùng chanh đào ngâm với mật ong trị ho cho bà bầu
Cách trị ho cho bà bầu bằng chanh đào như sau:
+ Lấy nước muối pha loãng rửa sạch chanh đào
+ Đem thái lát hoặc bổ đôi miễn sao giữ lại hạt
+ Ngâm chanh đào trong bình thủy tinh với mật ong
+ Sau khi ngâm khoảng 15 ngày đến 1 tháng có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha thêm với nước ấm
Ngoài thực hiện các phương pháp như 7-Dayslim đã giới thiệu bên trên, các mẹ bầu cũng có thể kết hợp xông hơi với sả để có kết quả nhanh và chính xác nhất. Mùi hương của sả sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, đồng thời hơi nóng khi xông sẽ giúp dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra ngoài.
Cách thực hiện xông hơi với sả như sau:
+ Chuẩn bị chanh và sả
+ Rửa thật sạch, sau đó vò nát lá chanh và đập nát sả
+ Cho nguyên liệu vào đun sôi với nước
+ Xông hơi trong vòng 15 đến 20 phút, sao cho đổ nhiều mồ hôi
+ Sau khi xông hơi xong phải dùng khăn thấm sạch mồ hôi trên người
Xông hơi với sả và chanh tại nhà
Bật Mí Lợi Ích “Thần Kỳ” Từ Hạt Hạnh Nhân Cho Bà Bầu
Tác dụng của hạt hạnh nhân cho bà bầu
Trước tiên, bạn nên tìm hiểu thông tin hạt hạnh nhân trước để nắm bắt được những kiến thức về loại hạt này. Sau đó, bạn có thể tham khảo những công dụng bên dưới.
Cùng điểm qua những lợi ích thực tiễn có được từ hạt hạnh nhân cho bà bầu thông qua các thành phần dinh dưỡng có trong hạt sau.
Chất xơ
Hàm lượng chất xơ có trong hạt hạnh nhân cho bà bầu là 12% bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này có những công dụng riêng và đều rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường hay bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, trĩ,… Đây cũng là lúc mà việc ăn hạt hạnh nhân phát huy tác dụng, không chỉ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa mà còn giúp làm chậm việc hấp thụ cacbohydrat, giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ huyết áp cao trong quá trình mang thai.
Protein
Ngoài ra, hạt hạnh nhân cho bà bầu cũng có chứa hàm lượng protein dồi dào góp phần không hề nhỏ trong việc giúp cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Dưỡng chất này giúp cho thai nhi phát triển và tăng trưởng, đặc biệt là cơ bắp qua từng giai đọan, giúp bé đạt đúng chỉ tiêu cân nặng ở mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, protein còn giúp cho mẹ bầu có năng lượng và sức khỏe, tránh các trường hợp xuất huyết nặng hay kiệt sức trong quá trình mang thai và sinh nở.
Các loại vitamin
Hạt hạnh nhân cho bà bầu còn tốt ở phương diện làm đẹp với các thành phần vitamin phong phú như vitamin C, E cùng các nhóm vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9,…). Vitamin E, C nổi tiếng với khả năng hạn chế, làm giảm các sắc tố gây nám, sạm, thâm giúp cho da luôn tươi trẻ và rạng rỡ; đóng vai trò như là chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa ở làn da, giúp da luôn săn chắc, căng mịn. Không chỉ thế, vitamin E cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cho da cùng tóc của bé được khỏe đẹp hơn.
Bên cạnh đó, vitamin B2 hay còn được biết đến là riboflavin, cũng được biết là rất có lợi cho sự phát triển nhận thức của bé và thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể.
Các vi khoáng chất có lợi
Có chứa hàm lượng các khoáng chất đa dạng, phong phú cũng là một ưu điểm khác của hạt hạnh nhân cho bà bầu, không chỉ là cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh mà còn là giúp cho mẹ và bé tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều loại bệnh.
Điển hình như thành phần sắt có trong hạt giúp tái tạo hemoglobin – một nhân tố quan trọng có trong máu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường hay bị thiếu hụt chất sắt và việc bổ sung chất sắt từ hạt hạnh nhân luôn tốt hơn là từ các viên thuốc sắt được bán tại các tiệm thuốc.
Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn có các chất Mangan có lợi đối với sự hình thành và phát triển khung xương ở thai nhi. Kết hợp với các chất Canxi, Phốt pho giúp cho xương và răng của bé được phát triển khỏe mạnh. Các dưỡng chất này cũng giúp làm giảm nguy cơ chuột rút, tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai của mẹ bầu.
Hạt hạnh nhân cho bà bầu còn được biết tốt với công dụng kích thích tuyến sữa sau khi sinh, nhờ vậy bé có sữa mẹ thuần dinh dưỡng giúp phát triển tốt hơn một cách toàn diện.
Chất béo
Folate
Folate là một loại dưỡng chất không thể thiếu đối với thai nhi, hay được biết đến với tên gọi vitamin B9. Dưỡng chất này kết hợp với Omega-3 có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển não bộ cùng hệ thần kinh của trẻ. Dưỡng chất này còn giúp bé ngăn ngừa bệnh khuyết tật ống thần kinh trong giai đoạn phát triển trước khi sinh.
Giống như các loại thực phẩm khác, dù chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc dùng càng nhiều thì càng có lợi, hạt hạnh nhân cũng cần được sử dụng với một liều lượng nhất định để tận dụng được tối đa các lợi ích và tránh gặp tình trạng phản tác dụng không đáng có.
Cách ăn hạt hạnh nhân cho bà bầu
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm hạt hạnh nhân cho bà bầu từ các loại hạt hạnh nhân nguyên chất cho đến các sản phẩm hạt hạnh nhân đã qua chế biến, tẩm ướp. Nhưng theo như các chuyên gia khuyên dùng, các mẹ bầu chỉ nên dùng hạt hạnh nhân tự nhiên hoặc hữu cơ đã được sấy khô tự nhiên, như vậy vừa bảo đảm an toàn sức khỏe vừa hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất từ hạt hạnh nhân một cách trọn vẹn nhất.
Các mẹ bầu nên tránh việc lạm dụng sử dụng hạt hạnh nhân quá nhiều. Liều lượng lý tưởng nhất là 28g, trung bình từ 20-23 hạt hạnh nhân mỗi ngày. Với hàm lượng này, việc ăn hạt hạnh nhân không chỉ cung cấp năng lượng, các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé khỏe mạnh mà còn tránh gây ra các tác dụng phụ không đáng có.
Một câu hỏi được đặc ra lúc này, liệu bầu 3 tháng đầu ăn hạt hạnh nhân được không? Câu trả lời là nên ăn, nhưng ăn với liều lượng vừa phải và khoa học. Giai đoạn đầu của thai nhi rất quan trọng, mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn mức bình thường. Chính vì vậy, hạnh nhân là sự lựa chọn thích hợp nhất.
Bên cạnh đó, hạt hạnh nhân cho bà bầu cũng nên được chia ra thành nhiều khẩu phần nhỏ để tiêu thụ trong ngày. Các mẹ bầu có thể chia ra làm hai bữa: bữa sáng và bữa tối để sử dụng.
Không chỉ có thể được dùng làm món ăn vặt, hạt hạnh nhân cũng có thể làm thành nhiều món khác nhau cho mẹ bầu dùng để đổi khẩu vị như: cháo, súp, chè, sinh tố, sữa chua, sữa, …
Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đều sẽ giải tỏa được nghi vấn hạt hạnh nhân có tốt cho bà bầu không và thấy được những lợi ích to lớn của hạt hạnh nhân cho bà bầu, cũng như đưa chúng vào thực đơn hằng ngày một cách hợp lý, khoa học. Chúc mọi người nhiều sức khỏe và đừng quên cập nhật thêm kiến thức bằng cách theo dõi những bài viết bổ ích khác của chúng tôi.
Làm Cách Nào Để Chữa Dứt Bệnh Ho Dai Dẳng
Ho là một phát thở ra mạnh và đột ngột, là cơ chế tự vệ, sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ. Tuy nhiên, nhiều virut và vi khuẩn có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua ho. Các nhà chuyên môn phân triệu chứng ho như sau:
+ Ho cấp:Là tình trạng ho xảy ra đột ngột, thông thường nhất là do hít phải bụi hoặc chất kích thích. Ho cấp cũng có thể do các nguyên nhân như: Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Cũng có khi triệu chứng ho xuất hiện trong các bệnh dị ứng tai mũi họng và hen.
+ Ho thành cơn:Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà, người bệnh ho liền một cơn, sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho kéo dài thường gây tăng áp lực trong lồng ngực, người bệnh có thể đau ê ẩm ngực, lưng và bụng do các cơ hô hấp co bóp quá mức.
+ Ho khan kéo dài:Là tình trạng ho không khạc ra đờm mặc dù người bệnh có thể ho nhiều, Tuy nhiên có người nuốt đờm hoặc vì không muốn khạc ra ngoài. Ho khan kéo dài cần chú ý đến, bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính.
+ Ho có đờm:Là tình trạng người bệnh bị ho và cảm thấy nặng ngực, ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho có đờm đa số nguyên nhân là do viêm phế quản mạn tính, cũng có khi là triệu chứng ho sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang. Khi ho khạc đờm nhiều kèm theo bội nhiễm luôn phải chú ý đến ung thư họng , thanh quản, thực quản, khí quản…
+ Ho ra máu:Là tình trạng ho khạc thấy máu xuất hiện kèm theo, có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Đó có thể là một dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, ung thư phổi. Ho ra máu có thể xảy ra đột ngột trong lúc người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hoặc sau khi hoạt động mạnh. Thông thường, 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao đang tiến triển (nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Nếu ho ra máu chút ít lẫn trong đờm, tái phát một vài lần mà không có sốt hoặc sút cân cũng nên nghĩ đến bệnh lao.
2/ Cần làm gì khi bị ho?Ho có thể chỉ là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào thì cần phải đi khám ngay. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho có đờm xanh, nâu gỉ, vàng, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh. Người bệnh cần luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.
Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa); tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật. không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.
Để chữa dứt ho dai dẳng, cách nhanh nhất là mua thuốc tây uống. Hãy tham khảo đỉa chỉ của nhà thuốc hiền mai. Đây là nơi bán thuốc chữa ho hiệu quả và mau khỏi nhất mà mình biết.
Lá Giang Là Gì? Công Dụng, Bài Thuốc Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Của Lá Giang
Lá giang – một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe và nguyên liệu tạo nên những món ăn ngon nhưng lại chưa quá phổ biến trong cuộc sống.
Lá giang là loài thực vật thân leo dài khoảng 1,5 – 4m, có thể mọc bò dưới mặt đất hoặc bám vào những thân cân lớn. Cây lá giang xuất xứ từ Đông Nam Á, họ trúc đào, còn có tên gọi khác là dây cao su, dây giang hay lá lồm cùng tên khoa học là Aganonerion polymorphum.
Lá giang có tính mát, vị chua giúp sát khuẩn, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, bệnh đường tiết niệu, bệnh tiêu hóa hay phong thấp, …vv…
Lá giang được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Đây là món quà sức khỏe vô cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho con người. Được các nhà khoa học tìm thấy trong cơ thể chứa một lượng nhỏ chất axit tạo nên vị chua và lượng lớn saponin, lá giang giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, chỉ khái, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu.
Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện cao lỏng chiết xuất từ lá giang rất lành tính, ức chế thành công 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính. Ở một số vùng, người dân còn giã lá giang chung với lá khoai lang, vắt lấy nước để trị ngộ độc củ sắn (củ mì).
Khi đưa vào các bài thuốc, lá giang có thể sử dụng được cả thân, lá và rễ. Công dụng trong các bài thuốc trị bệnh của lá giang thực sự tuyệt vời.
Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu: Hãm khoảng 10g thân lá giang và uống trong ngày.
Bài thuốc chữa đầy bụng và khó tiêu hóa: Dùng 30-50g lá giang, sắc uống đều đặn từ 3-5 ngày sẽ giúp bụng dễ chịu, tiêu hóa tốt hơn.
Bài thuốc chữa vết thương, mụn nhọt và lở ngứa ngoài da: Lá giang rửa sạch, giã nát và đắp nhẹ lên vết thương sẽ mau lành, giảm sưng tấy.
Tốt cho xương khớp: Nhờ tính mát, tiêu viêm, lá giang đun lấy nước uống mỗi ngày cho đến khi xương khớp hết đau rất hiệu quả.
Giúp giải nhiệt, giải độc: Khi cảm thấy cơ thể nóng nực, bức bối, hãy giã lá giang lấy nước uống, không chỉ giải nhiệt mà còn đào thải chất độc ra ngoài.
Canh cá lá giang: Bạn chuẩn bị 3-5 con cá kèo, sơ chế sạch rồi cắt khúc. Lá giang rửa sạch, vò dập. Đun nước sôi rồi cho cá vào đun cùng gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nước sôi lần 2 cho lá giang vào và nêm nếm vừa ăn.
Canh cá lá giang còn có tác dụng cường kiện gân cốt, chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng như đái dắt, đái buốt hiệu quả.
Canh gà lá giang: chuẩn bị thịt gà chặt khúc và lá giang. Đun sôi thịt gà, hớt bọt và vò lá giang cho vào. Đun tiếp tới khi được, cho thêm rau thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn và bắc ra.
Thịt gà mềm thơm ngấm nước lá giang tươi, chua và thanh mát khi ăn cùng cơm nóng sẽ vô cùng đậm vị.
Lá giang nấu thịt trâu: Tỏi băm nhỏ; gừng nướng qua, giã nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt này chà lên bề mặt thịt trâu, nướng qua lửa để thịt thơm hơn.
Sau đó ướp thịt, xào thịt tới khi chín rồi cho vào nồi đất ninh tới khi mềm. Cuối cùng là cho lá giang vào và thêm gia vị đậm đà là đã một món ăn vô cùng tốn cơm rồi đấy.
Lá giang có tính chua, cũng như các loại canh chua khác không nên sử dụng nồi nhôm để đun
Advertisement
Nên dùng nồi inox hoặc nồi đất thay thế.
tránh chất chua ăn mòn nhôm và làm nồng độ nhôm trong món ăn tăng cao, gây ngộ độc sức khỏe.
Những đối tượng không nên sử dụng lá giang: mặc dù có công dụng lớn tốt trong nấu ăn và chữa bệnh, nhưng vì hàm lượng axit tractric trong lá giang khá cao có thể ức chế quá trình bài tiết axit uric nên những người đau nhức xương khớp do gút cấp, bệnh nhân sỏi thận tuyệt đối không nên dùng.
Tác dụng bài thuốc giang còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bởi lạm dụng quá có thể gây biến chứng bệnh và nhiều hậu quả nguy hiểm khác.
Qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng bạn đã có cái nhìn rõ hơn và hiểu nhiều hơn về lá giang cũng như công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này để áp dụng và mang đến hiệu quả cao.
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Soạn Bài Chiếc Lá Cuối Cùng Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 8 (Trang 86)
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng
Chính vì vậy, hôm nay, chúng tôi mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Chiếc lá cuối cùng, cung cấp đến học sinh những kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm này.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 1 Soạn văn Chiếc lá cuối cùng chi tiếtI. Tác giả
– O. Hen-ri (1862 – 1910) là một nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
– Các tác phẩm của ông đã để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ…
– Các truyện của O. Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng lại toát lên một tinh thần cao cả đó là tình yêu thương con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện được xuất bản lần đầu năm 1907, trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan”. Giôn-xi biết mình mắc bệnh và tuyệt vọng chờ đợi cái chết đến với mình.
Phần 2: Tiếp theo đến “Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi”. Giôn-xi chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
Phần 3: Còn lại. Sự thật đằng sau chiếc lá cuối cùng.
3. Tóm tắt
Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Sống cùng với họ trong khu trọ đó là cụ Bơ-men, cũng là một họa sĩ. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô cảm thấy tuyệt vọng. Mỗi lần nhìn ra cửa sổ, Giôn-xi luôn nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô lìa đời.
Biết được ý nghĩ của Giôn-xi, cụ Bơ-men âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá khiến Giôn-xi có thêm nghị lực sống. Nhưng sau đêm đó, cụ Bơ-men lại qua đời. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Giôn-xi
– Giôn-xi và bạn của mình là Xiu – hai họa sĩ nghèo, còn trẻ và sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn.
– Giôn-xi bị mắc bệnh sưng phổi – điều đó đã khiến cô vô cùng tuyệt vọng.
– Cô thường ngồi trên giường, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuyên bám vào trên vách tường gạch đối diện cửa sổ. Và cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì mình sẽ chết.
– Khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn đó sau trận mưa vùi dập hôm qua:
Tự cảm thấy mình một con bé hư.
Chịu ăn cháo và uống sữa pha chút rượu vang đỏ.
Muốn ngồi dậy xem Xiu nấu nướng.
Hy vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
2. Nhân vật Xiu
– Cũng là một họa sĩ, sống cùng với Giôn-xi.
– Khi bạn bị bệnh thì hết lòng chăm sóc, khuyên can bạn.
– Sợ hãi, lo lắng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì bạn sẽ ra đi mãi mãi.
– Là người tiết lộ bí mật về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-men.
3. Nhân vật cụ Bơ-men
– Một họa sĩ nghèo, suốt bốn mươi năm mơ ước mình sẽ vẽ được một kiệt tác mà vẫn chưa thể thực hiện được. Kiếm sống bằng việc làm mẫu cho các họa sĩ.
– Quan tâm, yêu quý Giôn-xi và Xiu như người thân.
– Khi biết tâm trạng tuyệt vọng của Giôn-xi: Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường với hy vọng tiếp thêm sức mạnh cho cô.
– Cụ Bơ-men đã chết vì bệnh sưng phổi – nhưng đã để lại một kiệt tác.
Tổng kết:
– Nội dung: Chiếc lá cuối cùng đã khắc họa được tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
– Nghệ thuật: tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống…
Soạn văn Chiếc lá cuối cùng ngắn gọnHướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.
– Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi:
Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.
– Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.
– Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:
Nó được vẽ ra bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề – luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
Kiệt tác thường được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong một đêm giông bão, mưa gió… Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá).
Chiếc lá giống như thật đến nỗi ngay cả Xiu, Giôn-xi là hai họa sĩ cũng không nhận ra.
Chiếc lá cuối cùng giống như một biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).
Câu 2. Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?
– Bằng chứng:
Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men đến thăm Giôn-xi
Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.
Xiu đã được bác sĩ cho biết việc cụ Bơ-men bị ốm.
– Nếu Xiu biết thì truyện sẽ trở nên kém hấp dẫn. Lý do: Truyện sẽ mất đi yếu tố bất ngờ.
Câu 3. Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
– Nguyên nhân: Giôn-xi cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc mình chết đi.
– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác: Đây là một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.
Câu 4. Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.
– Tình huống đảo ngược:
Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.
– Vai trò: Sự đảo ngược này khiến cho tình huống câu chuyện trở nên thú vị. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính có khả năng cảm hóa con người. Đồng thời tạo ra tình huống có sức lay động tình cảm của người đọc.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 2Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.
– Chi tiết:
Khi nghe đến câu chuyện về chiếc lá thường xuân cuối cùng, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
Trong đêm giông bão, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.
– Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.
– Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:
Nó được vẽ ra bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề – luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
Kiệt tác thường được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong một đêm giông bão, mưa gió… Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá).
Chiếc lá giống như thật đến nỗi ngay cả Xiu, Giôn-xi là hai họa sĩ cũng không nhận ra.
Chiếc lá cuối cùng giống như một biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).
Câu 2. Tìm những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hấp dẫn không? Vì sao?
– Bằng chứng:
Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ-men đến thăm Giôn-xi
Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.
Xiu đã được bác sĩ cho biết việc cụ Bơ-men bị ốm.
– Nếu Xiu biết thì truyện sẽ trở nên kém hấp dẫn. Vì truyện sẽ mất đi yếu tố bất ngờ.
Câu 3. Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
– Nguyên nhân: Giôn-xi cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc mình chết đi.
– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác: Đây là một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.
Câu 4. Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc.
– Tình huống đảo ngược:
Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.
Vai trò: Sự đảo ngược này khiến cho tình huống câu chuyện trở nên thú vị. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính có khả năng cảm hóa con người. Đồng thời tạo ra tình huống có sức lay động tình cảm của người đọc.
Soạn bài Chiếc lá cuối cùng – Mẫu 3Câu 1.
– Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi:
Advertisement
Sau khi nghe câu chuyện về suy nghĩ của Giôn-xi về chiếc lá thường xuân, cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra cửa sổ.
Trong đêm giông bão, cụ Bơ-men vẫn ở bên ngoài, vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để tiếp thêm động lực cho Giôn-xi.
– Nhà văn bỏ qua đoạn văn cụ đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nhằm muốn tạo sự bất ngờ cho câu chuyện.
– Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác vì:
Được vẽ bởi một người họa sĩ có nhiệt huyết với nghề – luôn mong muốn vẽ được một kiệt tác.
Được vẽ ra trong một hoàn cảnh đặc biệt (Trong một đêm giông bão, mưa gió… Cụ Bơ-men đã bị bệnh và mất sau khi chiếc lá).
Chiếc lá được vẽ rất giống thật, Giôn-xi và Xiu đều không nhận ra dù họ là họa sĩ.
Chiếc lá là biểu tượng của niềm tin, hy vọng (cứu sống Giôn-xi).
Câu 2.
– Những bằng chứng để khẳng định Xiu không hề được cụ Bơ-mem cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống:
Cụ Bơ-men đến thăm Giôn-xi, nhưng không hề nhắc đến việc sẽ vẽ chiếc lá thường xuân.
Xiu cảm thấy ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió.
Xiu đã được bác sĩ thông báo về việc cụ Bơ-men bị ốm.
– Nếu Xiu biết thì có thể cô sẽ nói cho Giôn-xi, chiếc lá thường xuân sẽ không thể phát huy tác dụng của mình.
Câu 3.
– Tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu và bạn đọc khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo màn lên: Khuôn mặt lo lắng không biết chiếc lá còn đó không.
– Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi hộp của Giôn-xi: Giôn-xi cho rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc mình chết đi.
– Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà Giôn-xi không có phản ứng nào khác vì: Nhà văn muốn xây dựng một kết thúc mở với mục đích để người đọc tự tưởng tượng phản ứng của Giôn-xi. Đồng thời tạo ra dư âm cho câu chuyện về niềm tin, hy vọng kết thúc tốt đẹp.
Câu 4.
– Tình huống đảo ngược:
Lúc đầu: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ-men vẫn khỏe mạnh.
Sau đó, Giôn-xi có niềm tin, dần khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men đã mất vì bệnh sưng phổi.
– Vai trò: Sự đảo ngược này khiến cho tình huống câu chuyện trở nên thú vị. Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính có khả năng cảm hóa con người. Đồng thời tạo ra tình huống có sức lay động tình cảm của người đọc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tỳ Bà Diệp: Chiếc Lá Thần Kỳ Trị Ho, Chữa Nôn trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!