Xu Hướng 10/2023 # Ung Thư Tuyến Giáp Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả # Top 19 Xem Nhiều | Xcil.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Ung Thư Tuyến Giáp Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ung Thư Tuyến Giáp Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư nói chung, và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại ung thư tuyến nội tiết. Vậy, ung thư tuyến giáp có lây không? Làm cách nào để phòng bệnh hiệu quả? Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây!

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư xảy ra tại các tế bào tuyến giáp – một tuyến nội tiết nằm giữa cổ, ngay bên dưới sụn giáp (“quả táo Adam” hay còn gọi là “trái khế”) của bạn. Tuyến giáp có vai trò sản xuất hormon điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và cân nặng.1

Tỷ lệ ung thư tuyến giáp đang ngày một gia tăng. Tin vui là nhờ các thiết bị hiện đại cùng công nghệ mới, các chuyên gia sức khỏe hiện nay đã có thể tìm ra những khối ung thư tuyến giáp rất nhỏ mà có thể trước đây họ không nhìn thấy.1

Để trả lời cho câu hỏi “Ung thư tuyến giáp có lây không“, trước hết cần nắm được những yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.

Ung thư giáp xảy ra khi có sự đột biến gene (thay đổi DNA) bên trong tế bào tuyến giáp. Điều này khiến tế bào tuyến giáp phát triển không kiểm soát và tạo nên khối u. Thường không rõ nguyên nhân gây ra đột biến trên. Nhưng có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của bạn:2

Các tình trạng bất thường tuyến giáp khác. Chẳng hạn như viêm giáp, bướu giáp (nhưng không kèm cường giáp và suy giáp).

Trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp. Nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng lên khi bạn có người thân bị mắc ung thư tuyến giáp.

Quá khứ từng tiếp xúc với tia xạ (ví dụ như xạ trị).

Béo phì.

Polyp tuyến gia đình (polyposis FAP).

To đầu chi – một tình trạng hiếm gặp trên những cá thể sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng.

Quá nhiều hoặc quá ít iot trong chế độ ăn.

Do những bài viết về căn bệnh ung thư tuyến giáp chưa phổ biến, nhiều người còn chưa hiểu đúng về bệnh. Từ đó dẫn đến những quan niệm sai lầm, như: ung thư tuyến giáp có thể lây do sự tiếp xúc giữa người với người, hay lây qua đường máu,.. Và xa lánh, miệt thị bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người mắc bệnh cũng như người tiếp xúc.

Ung thư tuyến giáp không lây truyền. Nguyên nhân gây bệnh là do di truyền, thiếu iod, hệ miễn dịch suy yếu. Mọi người không nên miệt thị, xa lánh họ. Để phát hiện ung thư giáp giai đoạn sớm và thuận lợi cho quá trình điều trị, những người có yếu tố nguy cơ mắc ung thư giáp nên khám định kỳ 6 tháng/lần. Nhờ đó sẽ được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Đối với mọi người

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị đúng cách, kịp thời.

Tập thói quen sống lành mạnh. Ngưng sử dụng thuốc lá và chất kích thích, tập thể dục thường xuyên. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ phòng tránh không chỉ ung thư tuyến giáp mà còn rất nhiều bệnh khác.

Chế độ dinh dưỡng cân đối và lành mạnh. Lưu ý bổ sung iod trong bữa ăn hằng ngày, tránh để cơ thể thiếu iod, nhất là phụ nữ đang mang thai. Bổ sung trái cây, rau củ để tăng cường vitamin và sức đề kháng cho cơ thể.

Đối với người có nguy cơ1 Phòng ngừa cho những người ở gần nhà máy điện hạt nhân1

Một loại thuốc ngăn chặn sự ảnh hưởng của bức xạ lên tuyến giáp đôi khi là một lựa chọn cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng với những người sống gần nhà máy điện hạt nhân. Kali Iodua (KI) thường được sử dụng nếu xảy ra tai nạn rò rỉ hạt nhân tại các nhà máy.

Nếu bạn là người sống trong phạm vi bán kính 16 km so với nhà máy hạt nhân. Và bạn lo ngại về biện pháp phòng ngừa an toàn. Hãy liên hệ với chính quyền địa phương để được tư vấn dự phòng thích hợp.

Ung thư tuyến giáp đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Phòng ngừa từ sớm là cần thiết với mỗi người. Trả lời được câu hỏi ung thư tuyến giáp có lây không, chúng ta không nên xa lánh, kỳ thị bệnh nhân. Đồng thời hãy tầm soát định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và điều trị nhanh chóng, phù hợp.

Người Mắc Bệnh Ung Thư Nên Kiêng, Ăn Loại Hoa Quả Gì?

Trái cây bị nẫu, hỏng

Trái cây bị nẫu, thối, hỏng là những loại trái cây mà người bệnh nhất định phải tránh. Nhiều người vì ham rẻ mà mua trái cây bị héo, mốc, kết quả là chẳng những mất tiền mà còn sinh thêm bệnh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kể cả người khỏe mạnh vẫn dễ mắc các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chướng bụng khi ăn trái cây hỏng.

Không những vậy, nấm mốc còn chứa độc tố aflatoxin, gây hại cho gan. Chất này gây ra bệnh viêm gan và nghiêm trọng hơn là ung thư gan. Hơn nữa, độc tố không chỉ phát triển trên bề mặt, mà còn ngấm sâu vào trái cây. Vì vậy, không nên ăn trái cây mốc hỏng dù đã gọt đi phần hỏng hay nấu chín ở 100 độ C.

Táo sáp

Người bán thường tăng hạn sử dụng cho táo bằng cách phun lên một lớp màng mỏng gọi là sáp. Có những loại sáp an toàn cho sức khỏe như sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ,… nhưng những loại này thì có giá thành cao nên để giảm chi phí, trong nhiều trường hợp người bán thường phun sáp chứa kim loại nặng như chì, thủy ngân,…

Vì vậy, đối với người khỏe mạnh, nếu ăn táo sáp lâu ngày có thể gây hại cho hệ miễn dịch và nguy hiểm hơn là dẫn đến ung thư máu. Đối với bệnh nhân ung thư, việc ăn loại trái cây này có thể làm giảm hiệu quả điều trị.

Chuối chín ép

Chuối mặc dù là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chuối chín ép lại là thực phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của những bệnh nhân ung thư.

Thực tế, không người bán hàng nào đợi chuối chín rồi mới cắt đem bán bởi vì đây là loại trái mềm, dễ dập nát, do đó họ thường cắt chuối khi còn xanh, và ngâm chúng trong chất kích thích chín như đất đèn, formaldehyde để chuối được chín đều, tươi lâu.

Và vì là hóa chất ép chín chúng rất có hại cho sức khỏe. Ăn nhiều chuối chín ép trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và việc điều trị ung thư cũng sẽ kém hiệu quả hơn.

Trầu cau

Theo các nhà khoa học, trong hạt cau có chứa 2 chất arecolin và arecailin làm tăng tiết dịch vị, giảm nhịp tim và kích thích thần kinh.

Không chỉ vậy, khi nhai trầu, bã trầu ma sát mạnh với niêm mạc miệng khiến lớp biểu bì bị bong tróc hoặc gây trầy xước. Ngoài ra, các chất độc có trong lá trầu, cau và vôi sống ngấm vào vùng tổn thương tác động xấu đến tình trạng của bệnh nhân.

Ngoài ra, tùy vào loại ung thư mà người bệnh mắc phải thì sẽ cần kiêng loại trái cây tương ứng.

Ví dụ như người bị ung thư dạ dày và ung thư vú thì không nên ăn quá nhiều trái cây có lượng đường cao như nho, anh đào, xoài, dưa hấu…, sẽ gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về khí đường ruột.

Đối với bệnh nhân ung thư phổi, nên tránh ăn trái cây lạnh và chứa nhiều axit như cam, quýt, chanh. Thực phẩm nhiệt độ thấp và axit sẽ gây kích ứng niêm mạc khoang miệng và cổ họng, gây ho và đau họng. Vi khuẩn và vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập hơn làm cản trở quá trình điều trị bệnh.

Trái cây họ cam quýt

Những loại trái cây họ cam, quýt như bưởi, cam, quýt,…được xem là tốt cho người mắc bệnh ung thư nhờ khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư.

Một nghiên cứu tại Nhật cho thấy, một người khi ăn, uống nước ép họ cam quýt thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn và ngăn được các bệnh ung thư như: Ung thư đường hô hấp, ung thư đường tiêu hóa, ung thư tuyến tụy, ung thư vòm họng, ung thư vú,…

Táo và các loại trái cây trắng

Trong táo chứa polysaccharides và quercetin, đây là 2 chất có tác dụng ngăn sự hình thành tế bào ung thư nên có thể ngăn ngừa ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng,…

Các loại trái cây có thịt trắng khác như lê, dưa lê,… cũng được xem là có tác dụng phòng chống ung thư đại trực tràng tốt.

Trái cây xanh

Những loại trái cây như: Kiwi, dưa xanh, nho xanh,… có thể giúp ngăn ngừa ung thư nhờ có chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Hoa quả sấy khô

Nho khô, mận khô,…là những thực phẩm lành mạnh với người bệnh ung thư. Bạn nên ăn 3-5 khẩu phần trái cây sấy khô mỗi tuần để ngăn các bệnh ung thư như: Ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy,…

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn một loại trái cây nào đó.

Khi có cảm giác buồn nôn, nên ăn các loại trái cây mềm như táo, đào…

Khi bị táo bón nên uống nước ép mận, nước ép trái cây tươi.

Khi bị tiêu chảy nên ăn táo và chuối.

Và điều đặc biệt quan trọng đó là luôn chọn mua trái cây có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tại các cơ sở uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguồn: Healthline, Vinmec

7-Dayslim

Ung Thư Nguyên Bào Tuyến Tùng: Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tuyến tùng có kích thước khá nhỏ bé, nằm ở trung tâm của não bộ. Tuyến tùng có vai trò tiết ra melatonin, một loại hormone giúp điều hòa chu kỳ thức ngủ của cơ thể. Ung thư nguyên bào tuyến tùng là loại ung thư rất ác tính. Điều này có nghĩa là ung thư này rất dễ di căn.

Ung thư nguyên bào tuyến tùng có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh khá đa dạng và mơ hồ. Có thể kể đến các triệu chứng như:

Đau đầu

Cảm giác buồn ngủ

Thay đổi cách di động của nhãn cầu

Ung thư nguyên bào tuyến tùng rất khó chữa. Như đã nói ở trên, đây là loại ung thư rất ác tính. Nó có thể dễ dàng di căn sang những nơi khác của não qua dịch não tủy. Loại ung thư này hiếm khi di căn vượt ra ngoài hệ thần kinh trung ương.

Để chẩn đoán loại ung thư não này cần đến một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm hình ảnh học. Các phim chụp sẽ giúp đánh giá được vị trí và kích thước khối u trong não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng. Các xét nghiệm cao cấp hơn như cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion MRI) hay phổ cộng hưởng từ cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Những xét nghiệm khác như CT scan não hay xạ hình não cũng có vai trò nhất định.

Sinh thiết. Một mẫu mô não sẽ được lấy để kiểm tra. Sinh thiết giúp xác định được tế bào ung thư và mức độ ác tính của chúng.

Chọc dò dịch não tủy. Một mẫu dịch não tủy sẽ được lấy ở vùng lưng. Dịch lấy được sẽ được xét nghiệm để xem xét bất thường. Đôi khi, tế bào ung thư có thể được tìm thấy trong dịch não tủy, giúp ích cho chẩn đoán. Dịch chọc dò có thể được lấy riêng biệt hoặc lấy khi sinh thiết não.

Cộng hưởng từ rất có ích trong chẩn đoán ung thư nguyên bào tuyến tùng

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật giúp giải áp dịch não tủy trong não. Ung thư nguyên bào tuyến tùng khi phát triển lớn lên có thể gây chặn dòng chảy của dịch não tủy. Tình trạng này có thể gây ra não úng thủy (hay bệnh đầu nước). Phẫu thuật viên sẽ tạo một con đường để dịch não tủy có thể thoát ra ngoài. Thủ thuật giải áp này đôi khi cũng được thực hiện cùng với sinh thiết não hay phẫu thuật cắt bỏ u não.

Phẫu thuật nhằm cắt bỏ u não. Phẫu thuật viêm sẽ cố gắng lấy đi trọn vẹn u, càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, do tuyến tùng nằm gần sát các cấu trúc quan trọng khác của não bộ, việc lấy đi hoàn toàn khối u hầu như là không thể. Đối với những tế bào ung thư còn sót lại, những phương pháp điều trị hỗ trợ sẽ giúp tiêu diệt chúng.

Xạ trị

Xạ trị sẽ sử dụng một nguồn tia xạ đủ mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi được xạ trị, bệnh nhân sẽ được nằm trong một cái máy xoay vòng quanh cơ thể. Máy sẽ chiếu những tia xạ vào vùng não và tủy sống, tập trung vào khối u.

Xạ trị sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư

Loại ung thư này có tính ác tính rất cao. Do đó, nhiều khả năng nó đã di căn đi những nơi khác của não trước khi được điều trị. Do đó, đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi, các bác sĩ khuyến cáo xạ trị được áp dụng lên toàn bộ não và tủy sống để tiêu diệt hết các tế bào ung thư.

Hóa trị

Các thuốc hóa trị có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp sau phẫu trị hoặc xạ trị. Trong một số trường hợp nhất định, xạ trị và hóa trị được sử dụng đồng thời. Đối với những khối u lớn, hóa trị trước mổ có thể được áp dụng. Mục đích của hóa trị lúc này là làm thu nhỏ khối u để phẫu thuật dễ dàng hơn.

Điều trị khác

Xạ phẫu. Đây là phương pháp sử dụng tia xạ với mức độ tập trung cao và chính xác để tiêu diệt khối u. Kỹ thuật này thường được áp dụng với các trường hợp phát hiện u tái phát.

Các thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các phương pháp điều trị  mới. Tuy nhiên, những phương án điều trị này còn chưa được hiểu biết rõ về các tác dụng phụ mà chúng có thể mang lại. Do đó, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có những thông tin cần thiết.

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn 

8 Cách Phòng Bệnh Cho Trẻ Vào Mùa Đông Hiệu Quả Nhất

Giữ cho trẻ luôn khô ráo và thoải mái

Thời tiết mùa đông là kiểu thời tiết rất đặc trưng với mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, hoặc mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo, tất, cho bé thật nhanh sau đó bao lại bằng nước ấm và cho uống sữa nóng nếu bé vừa lạnh vừa ướt.

Ngoài ra, nếu đứa trẻ của bạn ưa vận động thì việc ra mồ hôi là điều không tránh khỏi. Khi đó, nên cởi bớt áo cho trẻ để trẻ vận động dễ dàng và thay ngay áo lót bên trong, lau khô lại người bằng nước ấm nếu như trẻ ra mồ hôi. Vì nếu không lau ngay mồ hôi, trẻ sẽ dễ bị viêm phổi ngược.

Vì mùa đông ít nắng nên khi quần áo khi phơi rất lâu khô. Vì vậy, cũng cần chú ý quần áo mặc cho trẻ phải là quần áo đã khô giòn, được giặt sạch sẽ, tránh mặc quần áo còn ẩm cho trẻ vì như thể các vi khuẩn vẫn còn lưu lại dễ dàng gây viêm da và các bệnh truyền nhiễm khác.

Tắm nắng cho trẻ

Giữ cho trẻ luôn khô ráo và thoải mái

Trẻ cần Vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương phát triển khỏe mạnh và tăng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm có hại. Vì vậy tắm nắng cho trẻ, đặc biệt là tắm nắng đúng cách và an toàn vào mùa đông sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích.

Tuy nhiên vào mùa đông không phải ngày nào cũng có nắng. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên biết tranh thủ tắm nắng cho trẻ. Thời điểm lý tưởng vẫn là khoảng thời gian sáng sớm (9h – 10h) và chiều muộn (16h – 17h). Tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ vào những khung giờ khác vì ánh nắng mùa đông không thể coi thường, chúng có nhiều tia cực tím gây tổn thương cho làn da còn non nớt của trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vị trí trẻ ngồi khi tắm nắng: tránh ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mắt, mặt; không tắm nắng nơi hút gió; tắm nắng ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát hoặc ngồi ngay bên cửa sổ nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý không nên cởi bỏ hết quần áo của trẻ  mà chỉ cởi từng phần một như: lưng, tay, chân,… Thời gian tắm nắng chỉ kéo dài từ 15 – 30 phút và 10 ngày sau lại tiếp tục.

Tắm nắng cho trẻ

Ngủ đủ giấc và ngon giấc

Tắm nắng cho trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được khôi phục tốt nhất nếu như được nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc sau một ngày vui chơi và vận động. Vì mệt mỏi sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Cố gắng cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế xem ti vi trước khi ngủ và tạo cho con có một giấc ngủ ngon sẽ khiến cho trẻ tăng cường sức đề kháng.

Khi ngủ, các bậc cha mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể của con để có thể mặc thêm áo hay cởi bớt áo ra tùy theo thời tiết. Trẻ có thói quen khi ngủ hay đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại nên chúng ta cũng cần phải chú ý để giữ ấm cho trẻ, tránh bị cảm lạnh dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Hai bộ phận quan trọng cần được giữ ấm khi trẻ ngủ đó là bụng và chân. Nếu bị lạnh bụng trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra việc giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ bằng cách mang thêm một đôi tất là rất cần thiết.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Ngủ đủ giấc và ngon giấc

Nhiều người nghĩ rằng, mùa đông trẻ không ra nhiều mồ hôi, vận động ít nên không cần vệ sinh hàng ngày cho trẻ vì sợ trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm.

Bởi bất cứ mùa nào thì trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho trẻ nhưng vẫn phải thay quần áo và lau sạch vùng kín như: bộ phận sinh dục, cổ, nách, bẹn; và các bộ phận khác như tay, chân nhất là tay của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên vì đây là nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất. Khi vệ sinh cho trẻ cần lưu ý giữ nhiệt độ nước ấm nóng, kín gió, có thể dùng quạt sưởi.

Khuyến khích trẻ vận động

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Đặc điểm nổi bật của trẻ là thích vận động. Vận động để khám phá những kiến thức mới lạ trong cuộc sống muôn màu sắc. Tuy nhiên, vào những ngày mùa đông lạnh giá, trẻ thường lười vận động hơn khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, dễ bị nhiễm bệnh hơn. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng: càng trời lạnh, trẻ càng phải tập thể dục để rèn luyện cơ thể.

Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông, các bậc cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động đúng cách bằng nhiều hình thức như: vui chơi ngoài trời (nơi ít gió) hoặc trong nhà cùng với trẻ; yêu cầu trẻ làm hộ một số việc nhà như nấu ăn, sắp xếp lại các đồ; cho trẻ đi bộ, đi xe đạp;…

Một lưu ý quan trọng là các bậc cha mẹ phải duy trì thói quen này thì việc luyện tập cho trẻ mới có tác dụng.

Khuyến khích trẻ vận động

Cho trẻ uống đủ nước

Khuyến khích trẻ vận động

Uống nước là để duy trì sự sống bởi cơ thể người có tới 80% là nước. Uống đủ nước mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe nhất là đối với trẻ em. Nhiều người cho rằng chỉ có mùa hè cơ thể trẻ mới mất nhiều nước nhưng thực ra mùa đông cơ thể cũng bị mất nước trong khi trẻ có xu hướng lười uống nước hơn mùa hè vì không cảm thấy khát.

Hoặc nhiều bậc cha mẹ cho rằng, cho trẻ uống sữa thay nước là đủ. Nhưng không hẳn là như vậy. Nếu không uống đủ nước, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Vậy hãy cho trẻ uống nước mỗi ngày để có những lợi ích sau:

Mắt long lanh hơn

Lỗ chân lông được làm sạch sâu, hạn chế mụn nhọt

Da dẻ hồng hào, sáng đẹp

Tóc mọc nhanh hơn

Dưỡng da từ bên trong, tránh hiện tượng khô da, nứt nẻ do thời tiết

Cơ thể tràn đầy năng lượng và tươi tắn hơn.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cho trẻ uống đủ nước

Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ dành cho con mình bởi nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, đồng thời giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.

Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng về mùa đông sẽ khác chế độ dinh dưỡng về mùa hè và cần chú ý những vấn đề sau:

Đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, luôn ăn ấm (nước ấm, sữa ấm, cơm ấm, canh ấm,…) 

Tăng cường bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu năng lượng như: thịt, cá, ngũ cốc, trứng, sữa,… 

Thường xuyên cho trẻ ăn những món tăng khả năng phòng bệnh như: trà gừng, nước chanh đào mật ong, mật ong, lá hẹ,… 

Hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây rối loạn tiêu hóa như: sò, ốc, trai,… và tuyệt đối không ăn những thực phẩm để trong tủ lạnh sẽ khiến cho trẻ dễ bị viêm họng, ho khan, ho có đờm. 

Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Giữ ấm đúng cách

Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đội mũ len cho trẻ vì đây là bộ phận rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Những hôm thời tiết có nhiệt độ thấp đột ngột thì hạn chế việc cho trẻ ra ngoài trời nếu không cần thiết, tránh những nơi có gió lùa, gió lạnh.

Đăng bởi: Tuấn Nguyễn

Từ khoá: 8 cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông hiệu quả nhất

Bệnh Trĩ Có Lây Không Và Câu Trả Lời Của Bác Sĩ

Đối với một bệnh nhân mắc bệnh trĩ, không khó để bắt gặp những thắc mắc như “Bệnh trĩ có lây không?”. Hoặc “Tôi bị trĩ có phải do lây từ người khác?”. Hay đôi khi là nỗi lo lắng vì sợ mình sẽ lây bệnh cho gia đình và những người xung quanh. Vậy, câu trả lời thật sự là gì? YouMed sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây!

Trước khi giải đáp thắc mắc “bệnh trĩ có lây không“, các bạn cần nắm sơ qua khái niệm tổng quan về căn bệnh này.

Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch trực tràng dưới và hậu môn.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, gây ứ máu liên tục dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ nhô vào lòng ống hậu môn. Đồng thời, ở bệnh nhân lớn tuổi, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ càng suy yếu hơn khiến các búi trĩ ban đầu là trĩ nội tụt dần ra khỏi hậu môn (trĩ nội sa).

Theo Mayo Clinic, có khoảng 75% người lớn bị trĩ định kỳ.

Về phân loại, bệnh trĩ được phân thành trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (đường giữa hậu môn – trực tràng), được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Trĩ ngoại: búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, được bao phủ bởi biểu mô vảy và nằm dưới lớp da quanh hậu môn.

Khi các tĩnh mạch trực tràng dưới và hậu môn căng ra do áp lực, khiến chúng sưng phồng lên. Đó là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh trĩ. Bạn có thể nghi ngờ bản thân mắc bệnh trĩ nếu bạn có những yếu tố nguy cơ sau đây:

Khó đi đại tiện, phải dùng lực đẩy quá mạnh;

Chế độ ăn ít chất xơ;

Thói quen ngồi lâu trong toilet;

Tiêu chảy mạn tính;

Táo bón mạn tính;

Giao hợp qua đường hậu môn;

Béo phì;

Thai kỳ;

Gia tăng áp lực ổ bụng thường xuyên, như: người lao động khuân vác, vận động viên cử tạ, vận động viên quần vợt…;

Công việc đứng lâu, ngồi nhiều làm tăng áp lực ổ bụng cản trở máu hồi lưu về tim, làm giãn tĩnh mạch hậu môn: thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng;

U vùng tiểu khung (u đại trực tràng, u tử cung): giãn tĩnh mạch hậu môn do cản trở hồi lưu máu về tim.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh trĩ gồm:

Sưng vùng hậu môn;

Ngứa ở khu vực hậu môn;

Khó chịu hoặc đau ở khu vực hậu môn;

Cảm thấy/Sờ thấy một khối đau, nhạy cảm gần hậu môn;

Chảy máu vùng hậu môn – trực tràng.

Thật may mắn, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không?” là KHÔNG.

Bệnh trĩ không lây truyền từ người này sang người khác bằng bất cứ hình thức nào. Kể cả quan hệ tình dục.

Cách phòng bệnh trĩ tốt nhất là luôn giữ cho phân mềm và đi qua hậu môn dễ dàng. Để ngăn ngừa và giảm nhẹ triệu chứng bệnh trĩ, hãy thực hiện các phương pháp sau:

Duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ

Ăn nhiều trái cây, rau củ quả tươi. Ngũ cốc nguyên cám như: lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp làm mềm phân và tăng lượng phân. Khi lượng phân đủ nhiều cơ thể sẽ tống xuất ra ngoài mà không tái hấp thu nước trở lại nhiều lần. Phân ở trong ruột càng lâu sẽ càng khô do mất nước.

Uống nhiều nước

Uống trung bình 6 – 8 ly nước 250 ml mỗi ngày để đảm bảo đủ nước cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tránh các loại đồ uống như nước ngọt, rượu vì không tốt cho cả hệ tiêu hóa và tim mạch của bạn.

Xem xét bổ sung chất xơ nếu cần thiết

Theo khuyến cáo, lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày đối với nữ là 25 gr và đối với nam giới là 38 gr. Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung chất xơ như Metamucil và Citrucel giúp cải thiện triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ. Những thực phẩm bổ sung này giúp làm mềm phân và duy trì đi cầu đều đặn mỗi ngày. Khi sử dụng chất xơ bổ sung cần lưu ý uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón hoặc táo bón nặng hơn.

Không rặn mạnh khi đi cầu

Tạo áp lực quá lớn khi rặn mạnh sẽ càng làm búi trĩ phình to, gây vỡ và chảy máu.

Không nhịn đi cầu

Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc, để giảm thời gian phân ở lại trong ruột. Như đã nói trên, thời gian phân ở trong cơ thể chúng ta càng lâu sẽ càng bị hút nước trở lại. Phân sẽ trở nên khô cứng và rất khó thải ra ngoài cơ thể.

Tập thể dục đều đặn

Duy trì vận động mỗi ngày, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực tác động lên tĩnh mạch. Ngoài ra còn giúp giảm cân, tránh được yếu tố nguy cơ béo phì đã nói ở phần trước.

Vậy là YouMed đã vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc “bệnh trĩ có lây không?“. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực ổ bụng và áp lực tĩnh mạch hậu môn, những triệu chứng của bệnh trĩ thường không đặc hiệu. Chảy máu vùng hậu môn trực tràng ngoài trĩ còn có thể có các bệnh lý khác như: polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn… Hãy đến gặp bác sĩ khi phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!

7 Điều Cần Biết Nhất Về Căn Bệnh Ung Thư Thận

Cách phòng bệnh ung thư thận hiệu quả

Một lối sống, lối sinh hoạt, ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư thận, bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây:

Bỏ thuốc lá: Tỷ lệ ung thư thận tăng cao hơn ở những người hút thuốc lá.

Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất (tẩy rửa, sơn nhuộm, hầm mỏ, hoá dầu…). Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần có bảo hộ lao động cẩn thận (khẩu trang, bao tay, áo chống thấm…), rửa tay thật kỹ trước khi ăn uống. Cần loại bỏ tấm lợp A-mi-ăng khỏi cuộc sống hằng ngày vì nó rất độc hại.

Kiểm soát huyết áp và cân nặng vì chúng có mối liên hệ với ung thư thận, mặc dù cơ chế chưa được lý giải một cách thoả đáng.

Chơi thể thao, thể dục hằng ngày kết hợp ăn nhiều trái cây, rau quả. Hạn chế tối đa các loại thịt đỏ (lợn, bò) và cách chế biến xào, rán, quay, nướng hoặc đồ ăn nhanh.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng và hệ thận tiết niệu, khi nghi ngờ thì chụp cắt lớp (CT Scanner) ổ bụng kết hợp sinh thiết sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh này.

Chế độ ăn làm sạch và bảo vệ thận: Ngay từ bây giờ hãy ăn những loại thực phẩm đặc biệt tốt cho thận để bảo vệ cơ quan quan trọng này:

Rau xanh: Rau xanh giàu Vitamin C và K, cùng với chất xơ và folate, làm giảm huyết áp, cân bằng lượng đường trong máu và giảm căng thẳng cho thận. 

Củ nghệ: Củ nghệ có khả năng kháng viêm rất tốt bởi nó có chứa chất curcumin cung cấp các đặc tính chống viêm. Nó cũng có lợi cho việc chống lại bệnh thận và nguy cơ mắc sỏi thận.

Táo: Trong táo chứa đầy đủ chất xơ giúp hấp thụ độc tố, giúp thực hiện tốt công việc làm sạch thận của bạn.

Gừng: có tác dụng tốt trong làm sạch thận, đồng thời giảm buồn nôn, giảm đau, say tàu xe, chán ăn.

Nước chanh: Nếu bạn muốn tìm một loại thực phẩm không chỉ làm sạch thận mà còn ngăn chặn các bệnh thận khác, hãy thêm vào danh sách ưa thích một quả chanh nhỏ bé. Nước chanh làm tăng lượng citrate từ bên trong, ngăn chặn sỏi thận hình thành. Hình thành một thói quen uống nước chanh để thanh lọc cơ thể đặc biệt dễ dàng. Uống một cốc nước ấm hòa với 4 quả chanh mỗi ngày, sẽ giảm tối đa khả năng kết sỏi trong thận.

Tỏi: Thận của bạn có khỏe mạnh hay không phụ thuộc chính vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn không giỏi trong việc nhận biết cơ thể cần gì, hãy chắc chắn rằng trong chế độ ăn uống luôn kèm một củ tỏi. Tỏi chứa allicin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Cả hai đều có thể có lợi cho thận và huyết áp.

Phương pháp điều trị ung thư thận

Cách phòng bệnh ung thư thận hiệu quả

Tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một hay kết hợp các phương pháp pháp điều trị sau đây:

Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ u là phương pháp điều trị chính trong ung thư tế bào thận. Có hai phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư thận là cắt thận bán phần và cắt thận toàn bộ kèm vét hạch hệ thống và lấy bỏ hết tổ chức mỡ quanh thận. Có thể mổ mở, mổ nội soi hay mổ nội soi robot. Đối với u có gây huyết khối thì lấy bỏ huyết khối.

Điều trị bổ trợ Xạ trị: Năng lượng cao được đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư và giảm thiểu triệu chứng đau khi bệnh đã di căn vào xương. Máy chiếu xạ sẽ hướng tia xạ vào vùng bị bệnh để điều trị kết hợp bảo vệ các mô lành khỏi sự tấn công của khối u. Song song với đó, các bác sĩ sẽ đưa các loại thuốc hóa trị vào cơ thể để chống lại tế bào ung thư và ngăn cản tái phát.

Hóa trị: Hóa trị không thường được sử dụng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào thận. Tuy nhiên, nó có thể sử dụng để điều trị ung thư tế bào chuyển tiếp – bệnh ung thư của niệu quản. Phương pháp hóa trị có thể được sử dụng trước khi tiến hành phẫu thuật để thu nhỏ khối u, làm cho việc loại bỏ khối u dễ dàng hơn hoặc sử dụng để điều trị các tế bào ung thư di căn đến các phần xa của cơ thể.

Liệu pháp sinh họcInterleukin-2 và interferon là hai loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học để điều trị ung thư thận giai đoạn nặng hơn. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục nghiên cứu các phương pháp khác để tiến hành liệu pháp sinh học đồng thời có thể giảm được tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp sinh học cần nằm viện trong thời gian điều trị để có thể theo dõi được các tác dụng phụ này.

Chăm sóc giảm nhẹ: Nguyên tắc điều trị là phối hợp đa mô thức gồm phẫu thuật giải phóng chèn ép, xạ trị giảm đau, xạ trị chống chèn ép, chăm sóc triệu chứng. Điều trị bằng thuốc giảm đau, chăm sóc tâm lý và các điều trị nội khoa khác (tăng cường dinh dưỡng, chống thiếu máu…

Phương pháp điều trị ung thư thận

Phương pháp chẩn đoán ung thư thận

Phương pháp điều trị ung thư thận

Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua khám lâm sàng triệu chứng và một số xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra có máu trộn lẫn không và để kiểm tra dấu hiệu của một số bệnh lý khác

Xét nghiệm máu, kiểm tra một số chất trong máu, chẳng hạn như creatinine. Nồng độ creatinine cao trong máu có thể cho biết thận của bạn đang có vấn đề

Siêu âm để kiểm tra các mô ở thận

Chụp CT hoặc chụp MRI: có thể cho thấy các tế bào ung thư ở thận, hạch bạch huyết và các mô khác ở bụng

IVP: là một phương pháp chụp X-quang đặc biệt, trong đó bạn sẽ được tiêm một chất nhuộm giúp bác sĩ thấy được các mô ở thận và một số vấn đề khác

Sinh thiết: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở thận và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Nguyên nhân mắc bệnh ung thư thận

Phương pháp chẩn đoán ung thư thận

Hiện nay chỉ xác định được các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc ung thư thận chứ chưa xác định cụ thể những nguyên nhân gây bệnh.

Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây ung thư thận, khoảng 30% nam giới và khoảng 24% nữ giới hút thuốc là bị ung thư thận. Thời gian hút thuốc càng lâu và số lượng thuốc lá tiêu thụ càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Nhiều độc tố được tìm thấy trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương DNA của các tế bào trong đó người ta nói nhiều đến benzo (a) pyrene là chất gây tổn thương gen p53 – một gen có vai trò mã hóa cho protein p53 là một protein có vai trò bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại ung thư. 

Yếu tố di truyền: bệnh có thể xuất hiện ở nhiều người trong cùng gia đình. Những người bị khuyết đoạn ở nhiễm sắc thể số 3 hoặc chuyển vị của các nhiễm sắc thể số 3 và nhiễm sắc thể số 8 cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao

Người đang mang bệnh béo phì sẽ dễ mắc bệnh ung thư thận

Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài như Paracetamol hay NSAID (ví dụ: Ibuprofen, Aspirin)

Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh ung thư thận cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ.

Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ ung thư thận cao hơn.

Tuổi tác: ung thư thận thường gặp ở người lớn tuổi và thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 50 đến 70.

Dinh dưỡng và trọng lượng: nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư thận và bệnh béo phì

 Huyết áp cao: những người đàn ông bị cao huyết áp có nguy cơ ung thư thận cao hơn người bình thường.

Triệu chứng ung thư thư thận

Nguyên nhân mắc bệnh ung thư thận

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận gần 2.400 ca mắc ung thư thận, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 55%, vậy nhận biết những dấu hiệu sớm của ung thư thận như thế nào?

Thiếu máu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư thận và xuất hiện ở 30% số bệnh nhân. Thận tạo ra một loại protein gọi là erythropoietin, chất kích thích sản xuất các tế bào hồng cầu trong tủy xương. Nếu bị ung thư thận, quá trình sản xuất protein này bị giảm dẫn đến số lượng hồng cầu thấp.

Tiểu ra máu: Xuất hiện máu trong nước tiểu là triệu chứng phổ biến của ung thư thận, xảy ra ở 20% trên tổng số bệnh nhân. Nước tiểu có màu máu đỏ tươi được gọi là tiểu máu toàn phần, hoặc lượng máu vừa phải chỉ đủ gây ra nước tiểu có màu hồng nhạt, hoặc thậm chí nước tiểu có màu sắc bình thường nhưng khi soi dưới kính hiển vi vẫn phát hiện được tế bào hồng cầu. Vì vậy kể cả khi không có triệu chứng này, bạn vẫn cần cẩn thận, đi khám sức khỏe định kỳ.

Đau lưng: Đau lưng, hai bên cạnh sườn hoặc bụng, và có thể đau toàn bộ hoặc đau nhói từng cơn là triệu chứng điển hình của bệnh thận. Nếu không có nguyên nhân gây ra cơn đau ở những khu vực này, bạn cần phải được kiểm tra y tế chuyên sâu để phát hiện được nguyên nhân chính xác.

Giảm cân đột ngột: Đột nhiên sụt cân là triệu chứng phổ biến của hầu hết các bệnh ung thư. Trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm bạn bị mất 5% trọng lượng cơ thể trở lên, bạn cần theo dõi các bất thường trên cơ thể và đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Mệt mỏi: Tưởng chừng như là trạng thái thường xuyên xảy ra của con người, nhưng mệt mỏi cũng khá phổ biến ở những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận. Không giống như mệt mỏi thông thường, dấu hiệu mệt mỏi do ung thư thường kéo dài và có diễn biến xấu đi theo thời gian.

Chán ăn: Không thèm ăn, mất cảm giác ngon miệng là triệu chứng phổ biến của ung thư thận. Chúng khiến cơ thể suy nhược, mất dinh dưỡng, sụt cân nhanh chóng.

Sốt: Nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao liên tục hoặc thất thường mà không có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng, rất có thể bạn đang lâm vào tình trạng nguy hiểm. Những cơn sốt không nguyên nhân là triệu chứng đáng lo ngại và cần được chẩn đoán sớm.

Huyết áp cao : Thận sản xuất hormone có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Do đó, huyết áp cao kéo dài có thể là triệu chứng của ung thư thận. Ngược lại, huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương thận nặng hơn.

Sưng ở mắt cá chân: Thận cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể. Bệnh thận, đặc biệt là ung thư thận có thể can thiệp vào quá trình này, dẫn đến tình trạng giữ nước gây sưng, phù nề ở bàn chân hoặc mắt cá chân.

Da đỏ bừng: Da bỗng nhiên đỏ tấy, có cảm giác nóng rát ở mặt, cổ hoặc tứ chi là một triệu chứng điển hình của ung thư thận. Khi xuất hiện dấu hiệu này, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Sưng, đau và co rút tinh hoàn: Triệu chứng này thường xảy ra ở bên phải tinh hoàn và là một trong những dấu hiệu hiếm gặp ở nam giới khi mắc ung thư thận.

Tràn dịch màng phổi : Khi ung thư thận lan đến phổi hoặc niêm mạc phổi, nó có thể gây ra sự tích tụ chất lỏng giữa các màng phổi.

Suy gan: Ung thư thận có thể ảnh hưởng đến gan thông qua sự lây lan của ung thư cũng như một phần của hội chứng paraneoplastic. Rối loạn chức năng gan và thận có thể dẫn đến sự tích tụ chất độc trong máu, dẫn đến giảm sự minh mẫn, thay đổi tính cách, thay đổi tâm trạng và hơn thế nữa.

Điều rất đáng lo ngại với ung thư thận đó là hầu như không có triệu chứng giai đoạn sớm, kết hợp với điều kiện kinh tế còn thấp, ý thức xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần chưa có ở nhiều gia đình nên hầu hết các trường hợp ung thư thận phát hiện đều ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị và tiên lượng không còn tốt nữa.

Triệu chứng ung thư thư thận

Các giai đoạn phát triển của ung thư thận.

Triệu chứng ung thư thư thận

Ung thư thận có 4 giai đoạn

Ung thư thận giai đoạn đầu: khối u vẫn nằm trong thận, chưa có các dấu hiệu lâm sàng điển hình, bệnh nhân có thể có đái máu vi thể (không nhìn được bằng mắt thường, phải xác định qua xét nghiệm) nhưng khó sờ thấy u trên lâm sàng

Ung thư thận giai đoạn 2: khối u bắt đầu phát triển nhưng vẫn khu trú trong thận. Bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng.

Ung thư thận giai đoạn 3: ung thư đã xâm lấn các vùng lân cận như mô quanh thận, tuyến thượng thận, các tĩnh mạch lớn

Ung thư thận giai đoạn cuối: ung thư di căn tới các bộ phận khác của cơ thể, bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt dần dần.

Ung thư thận là gì?.

Các giai đoạn phát triển của ung thư thận.

Thận là hai cơ quan nằm ngay ở trên thắt lưng, mỗi cái nằm một bên xương sống của bạn. Là một phần của hệ thống tiết niệu, nhiệm vụ chính của thận là lọc máu và tạo ra nước tiểu để loại bỏ các chất thải của cơ thể.

Ung thư thận khởi phát từ các tế bào trong thận. Ung thư thận có 2 dạng là ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (TCC) của bể thận. Những tên gọi này là tên các loại tế bào mà ung thư xuất hiện. Các dạng ung thư thận tiến triển khác nhau, đồng nghĩa với tỉ lệ sống khác nhau, và cần phải được xếp loại giai đoạn và điều trị riêng biệt. Ung thư biểu mô tế bào thận chiếm khoảng 80% ung thư thận nguyên phát và ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp chiếm phần lớn số ca còn lại.

Ung thư thận là gì?.

Ung thư thận là gì?.

Ung thư thận dễ mắc và có nguy cơ tử vong cao bạn nên tầm soát ung thư và chú ý đến những biểu hiện khác thường để phát hiện bệnh sớm. Bạn nên có thái độ sống lạc quan, tích cực bởi vì sức khỏe tinh thần cũng góp phần tạo nên một cơ thể khỏe mạnh.

Đăng bởi: Ngô Tấn Phát

Từ khoá: 7 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư thận

Cập nhật thông tin chi tiết về Ung Thư Tuyến Giáp Có Lây Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!