Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Những Lưu Ý Cần Biết! được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong quá trình mang thai, cơ thể được kích thích tạo ra các hormon giúp thai nhi lớn và phát triển. Sự tăng sản xuất các hormon này làm cơ thể mẹ tăng đề kháng insulin. Trong khi insulin là loại hormon cần thiết giúp ổn định đường trong máu.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu của mẹ cao hơn mức bình thường. Bệnh lý xảy ra ở khoảng từ 2 đến 5% phụ nữ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Chỉ một số ít trường hợp mẹ bầu tiếp tục bị tiểu đường mãn tính.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu có thể có các dấu hiệu mệt mỏi, khát nước nhiều, thường xuyên đi vệ sinh… Tuy nhiên các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn là ốm nghén và thường bị bỏ qua. Cách xác định tốt nhất vẫn là làm các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Đái tháo đường là kẻ giết người thầm lặng. Với những biến chứng khó lường, nó được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bài viết “Tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm” sẽ cung cấp các thông tin về các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết.
Bệnh lý tuy không có triệu chứng nhưng nếu không được phát hiện hoặc không kiểm soát tốt có thể gây ra những hậu quả như:
Tiền sản giật: Người mẹ không kiểm soát tốt lượng đường huyết có nguy cơ cao bị tiền sản giật khi sinh.
Bé bị thừa cân: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ sinh mổ do thai quá to. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy bé có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng béo phì, thừa cân khi trưởng thành.
Ngoài ra, bé sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, đa hồng cầu, giảm canxi máu, dị tật tim, vàng da… hơn so với trẻ có mẹ bình thường. Thậm chí, nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ.
Chính vì những biến chứng nguy hiểm trên, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vô cùng quan trọng và được chỉ định ở mọi phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28
Trong quá trình khám thai định kỳ, ngoài thăm khám và hỏi về tiền sử các bệnh trước đó hoặc tiền sử gia đình, mẹ bầu còn được làm các xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Thông thường, quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ gồm 2 bước cơ bản sau:
Xét nghiệm thử đường trong máu lúc đóiViệc xét nghiệm glucose (đường huyết) nên được thực hiện vào buổi sáng, vào lúc bụng đói. Vì thế, bạn nên không ăn sáng để có kết quả chính xác nhất. Bạn có thể ăn gì đó vào buổi tối trước ngày khi đi xét nghiệm để cơ thể không quá mệt mỏi. Nhưng vẫn cần đảm bảo thời gian nhịn đói ít nhất 8 tiếng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định đường huyết của mẹ lúc đói.
Xét nghiệm đường huyết sau khi dung nạp glucoseSau khi đã lấy máu để xác định đường huyết lúc đói, bạn sẽ được các bác sĩ cho uống nước có chứa 75 gam đường glucose. Trong 3 giờ sau đó bác sĩ sẽ lấy máu để tiếp tục xét nghiệm (mỗi lần lấy máu cách nhau 1 giờ). Trong quãng thời gian chờ đợi, bạn không được ăn thêm bất cứ món gì, hạn chế vận động gắng sức, bạn nên ngồi thư giãn và có thể uống nước lọc nếu khát.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ thường được tiến hành vào tuần lễ mang thai thứ 24 – 28.Khoảng thời gian này tương ứng với quý 2, quý 3. Vì đây là thời điểm xuất hiện những bất thường đầu tiên của đái tháo đường thai kỳ.
Nếu bạn đã từng bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước, hoặc đang mang đa thai, có nhiều yếu tố nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm sớm hơn, vào những tuần đầu tiên của thai kỳ. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ là:
Bị thừa cân, béo phì.
Đã từng sinh con nặng hơn 4 kí.
Từng bị đái tháo đường thai kỳ trong lần sinh trước đó.
Gia đình có người thân bị tiểu đường.
Bị hội chứng buồng trứng đa nang,…
Sử dụng nhiều hormon dưỡng thai như progesteron.
Mang đa thai, hoặc đã mang thai nhiều lần.
Từng sẩy thai không rõ lý do.
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2023, nghiệm pháp dung nạp glucose dương tính có nghĩa là bạn bị đái tháo đường thai kỳ.
Cụ thể, khi 1 trong 3 xét nghiệm đường huyết kể trên (trước và sau khi uống glucose) cao trên ngưỡng bình thường. Ngưỡng giúp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là ≥ 92 mg/dl với đường huyết lúc đói; ≥ 180 mg/dl sau 1 giờ uống 75g glucose; ≥ 153 mg/dl sau 2 giờ uống 75g glucose.
Chỉ một số ít thai phụ cần sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết. Dù điều trị bằng phác đồ nào hay không cảm thấy triệu chứng gì, mẹ bầu cũng cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi sức khỏe tốt nhất.
Xét Nghiệm Sàng Lọc Dị Ứng Lông Chó Và Những Điều Cần Lưu Ý
Chó, mèo là những loài vật gần gũi và thân thuộc với con người. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với lông chó, mèo có thể gây kích ứng. Trong đó, dị ứng lông chó có xu hướng nghiêm trọng hơn. Trong bài viết hôm nay, 7-dayslim sẽ cùng tìm hiểu các triệu chứng và các xét nghiệm dị ứng lông chó dưới góc nhìn khoa học và y học.
Chó sản xuất loại protein đặc hữu có trong lông, nước bọt và nước tiểu. Thông thường, protein ở lông chó vô hại khi tiếp xúc với con người. Dẫu vậy, một số người có hệ miễn dịch nhạy cảm với protein này sẽ dị ứng với lông chó.
Ngoài ra, bụi và lông tơ là những dị nguyên gây kích ứng, có thể bám trên lông chó. Đây cũng là một nguyên nhân khác làm lông chó trở nên mẫn cảm với một số người. Những loại bụi và lông tơ này có thể tích tụ dần trên thảm, bàn ghế,… cùng các vật dụng khác trong nhà.
Lông chó, bụi và lông tơ có thể tồn tại một thời gian dài trong không khí. Khi đi vào mũi, chúng sẽ gây phản ứng dị ứng.
Lông chó có thể tồn tại ở gia đình trong thời gian rất dài gây kích ứng với những người mẫn cảm.
Các dấu hiệu của dị ứng lông chó có thể không xuất hiện ngay ở những người mẫn cảm. Chúng có thể xuất hiện sau một thời gian tiếp xúc dài như là:
Sưng, ngứa mũi hoặc quanh hốc mắt.
Đỏ da sau khi bị chó liếm.
Ho, khó thở hoặc thở khò khè trong vòng 15 đến 30 phút sau khi tiếp xúc lông chó.
Phát ban trên mặt, cổ và ngực.
Xuất hơn cơ suyễn cấp trên cơ địa từng bị hen suyễn trước đó.
Ở trẻ nhỏ, ngoài những triệu chứng trên, còn xuất hiện dấu hiệu bị chàm sữa.
Đặt lịch xét nghiệm tại 7-Dayslim để không còn chờ đợi
Xét nghiệm dị ứng lông chó là xét nghiệm da và xét nghiệm máu. Trong đó, xét nghiệm máu để phát hiệu IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng là lông chó. Một số người cho rằng họ bị dị ứng lông chó nhưng hoá ra không phải vậy. Thay vào đó, thông qua xét nghiệm, họ phát hiện họ bị dị ứng với phấn hoa hoặc nấm mốc mà chú cún mang trên người.
Thử phản ứng ở da là một trong những xét nghiệm đặc trưng để tìm nguyên nhân dị ứng lông chó. Có 3 xét nghiệm thử phản ứng ở da như sau: 2
Test lẩy da (scratch test hay còn gọi là prick test).
Test áp bì (patch test).
Test trong da (intradermal test).
Cả hai phương pháp test lẩy da và trong da đều cần dùng một cây kim nhỏ có chứa dịch trích từ lông chó nghi ngờ dị ứng. Nhân viên y tế sẽ đưa vào vùng da trên cẳng tay sau đó theo dõi phản ứng trong vòng 15 phút. Nếu xảy ra những phản ứng da đồng nghĩa với việc bạn có dị ứng với lông chó.
Nếu dị ứng lông chó, khi tét lẩy da bạn sẽ nổi mẫn cho thấy phản ứng dương tính.
Riêng test áp bì là xét nghiệm dị ứng bằng miếng dán. Phương pháp thực hiện thông qua các miếng dán có chứa chất nghi gây dị ứng. Mỗi miếng dán có dị nguyên sẽ đặt lên vùng da lành của bạn. Bạn sẽ lưu miếng dán đó 48 giờ hoặc lặp lại một lần nữa vào 72 đến 96 giờ để xem có phản ứng dị ứng xảy ra hay không.
Xét nghiệm máu thực hiện trên nguyên lý tìm và đo lượng IgE có trong máu khi hoà chung với trích xuất của lông chó. Nếu trong mẫu máu xét nghiệm có IgE nói lên rằng bạn có khả năng dị ứng với lông chó.
Các xét nghiệm giúp ích nhiều trong việc chẩn đoán. Nhưng chúng có độ chính xác nhất định.
Cách an toàn nhất để loại bỏ dị ứng là tránh tiếp xúc với vật nuôi. Song song đó, vẫn có những cách giảm thiểu các dấu hiệu dị ứng lông chó.
Lông chó thường xâm nhập vào mũi, gây dị ứng. Do đó, các cách điều trị thường có tác dụng tại mũi như là:
Thuốc kháng histaminMột trong những thuốc không kê đơn điều trị dị ứng hiệu quả là thuốc kháng histamin. Những hoạt chất kháng histamin có thể kể đến là: diphenhydramine, fexofenadine,… Trên thị trường hiện có đa dạng các dòng thuốc: dạng bôi ngoài da – Benadryl, thuốc uống – Claritin, Allegra… Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người dị ứng lông chó có thể lựa chọn cách dùng tiện lợi nhất. Thuốc sẽ giúp bạn giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi.
Benadryl là thuốc bôi chống dị ứng lông chó hiệu quả
CorticosteroidCorticosteroid là loại thuốc cực kỳ cần thiết cho người bị dị ứng. Chúng có khả năng kháng viêm và kiểm soát các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Natri cromolynNatri cromolyn là thuốc phòng ngừa những dấu hiệu dị ứng tại mũi như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa, hắt hơi do dị ứng,… Đây là thuốc xịt mũi không kê đơn thường được sử dụng trước khi xuất hiện triệu chứng.
Thuốc kháng leukotrieneLeukotriene là hoạt chất trung gian xuất hiện trong phản ứng viêm của dị ứng. Thuốc kháng leukotriene ngăn các phản ứng như thế. Tuy nhiên thuốc này chỉ được khuyến nghị khi không dung nạp được thuốc kháng histamin và corticosteroid. Vì thế, người dị ứng cần sự theo dõi sát của bác sĩ khi sử dụng.
Chích ngừa dị ứngChích ngừa là liệu pháp miễn dịch đặc hữu để phòng ngừa dị ứng. Đặc biệt, khi các triệu chứng kích ứng nghiêm trọng thì việc chích ngừa giúp giảm nhẹ triệu chứng đó. Các bác sĩ chuyên khoa dị ứng sẽ tuỳ theo thể trạng người bệnh để đưa ra lời khuyên phù hợp.
Tải ứng dụng 7-Dayslim và đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng, miễn phí
Rửa mũi. Ngoài việc dùng thuốc, việc súc mũi miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ loại bỏ các chất dị ứng, làm sạch đường mũi. Từ đó, bạn có thể giảm thiểu triệu chứng chảy mũi, sổ mũi về sau.
Tắm chó hằng tuần. Đồng thời, bạn nên vệ sinh nhà cửa cùng các vật dụng hằng ngày trong gia đình. Bởi vì mẫn cảm khi tiếp xúc lông chó, bạn nên nhờ người khác giúp đỡ công việc này.
Sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng chất gây dị ứng tồn tại trong không khí tại nhà.
Quy định những khu vực không cho chó vào ở trong nhà; hoặc giữ chó bên ngoài căn nhà.
Dị ứng lông chó có thể xuất phát từ chính lông chó hoặc các loại bụi, lông tơ bám trên lông chó. Biểu hiện dị ứng chủ yếu ở đường mũi như chảy nước mũi, sổ mũi,… và nổi ban ở da. Khi thấy những dấu hiệu trên, bạn nên tiến hành xét nghiệm da hoặc máu để chẩn đoán xác định. Hiện nay, thuốc chống dị ứng không kê đơn thường được sử dụng nhất là thuốc kháng histamin, natri cromolyn,…
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh: Thời Điểm Thực Hiện Và Những Điều Cần Lưu Ý
Sàng lọc trước sinh bao gồm nhiều phương pháp và xét nghiệm khác nhau. Các xét nghiệm này được bác sĩ sản khoa tư vấn thực hiện trong buổi khám thai đầu tiên. Các xét nghiệm này thường sẽ thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ.
Những xét nghiệm được tiến hành thường là xét nghiệm không xâm lấn và thường quy. Ví dụ: siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B, nghiệm pháp dung nạp đường huyết,…
Thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước sinh để có một thai kỳ khỏe mạnh
Việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (hay còn gọi là xét nghiệm dị tật thai nhi) giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các dị tật bẩm sinh thai nhi mắc phải. Nguyên nhân là do ba hoặc mẹ mang gen bẩm sinh gây ra các rối loạn di truyền. Khi các yếu tố này được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng sản phụ để con yêu được chào đời khỏe mạnh.
Các xét nghiệm dị tật thai nhi thường được tư vấn cho tất cả các phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một số trường hợp cũng được làm thêm các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ:
Thai phụ có sức khỏe yếu. Hoặc thai phụ từng rơi vào tình trạng thai chết lưu/sảy thai không rõ nguyên nhân.
Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng. Hoặc thai phụ thường tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, chất kích thích. Ví dụ: rượu, bia, thuốc lá.
Thai phục mắc phải các bệnh sởi, thủy đậu, cảm cúm, quai bị và rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tiền sử gia đình mắc phải các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý di truyền, tiếp xúc với chất độc màu da cam.
Vô tình dùng các thu chống chỉ định với thai phụ.
Thai phụ mắc các bệnh lý mãn tính. Chẳng hạn như: tiểu đường, tăng huyết áp, lupus, ung thư, hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận,…
1. Siêu âmĐây là phương pháp sàng lọc trước sinh phổ biến và đơn giản nhất. Bất cứ thai phụ nào cũng được chỉ định thực hiện siêu âm trong khám thai định kỳ. Siêu âm giúp xác định được hình dáng của thai nhi, nhất là vào khoảng 11 đến 13 tuần tuổi. Từ đó, phát hiện ra các dị tật bẩm sinh về hình thái có thể mắc phải. Ngoài ra, một hình thức siêu âm đặc biệt, gọi là siêu âm đo độ mờ da gáy được tiến hành trong khoảng 11 đến 14 tuần tuổi. Đo độ mờ da gáy giúp chẩn đoán sớm hội chứng Down ở thai nhi.
Siêu âm là phương pháp đơn giản nhất giúp nhận biết hình dáng thai nhi sớm
2. Xét nghiệm máu thai kỳDo siêu âm thai không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong việc sàng lọc trước sinh ở thai phụ, nên một số phương pháp xét nghiệm máu được tiến hành. Mục đích là để bác sĩ có những kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test
Double test hay sàng lọc huyết thanh là phương pháp có thể giúp phát hiện ra những bất thường về nhiễm sắc thể (NST) thông qua việc đo nồng độ các chất beta-hCG và protein huyết tương A (PAPP-A) trong máu. Xét nghiệm này có thể hỗ trợ chẩn đoán một số hội chứng bẩm sinh mắc phải ở trẻ em. Ví dụ: hội chứng Down (bất thường NST số 21), Edwards hoặc Patau (bất thường NST số 8 và 13).2
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh triple test
Triple test cũng có chức năng giống double test trong việc phát hiện đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Phương pháp được thực hiện thông qua việc đo các chỉ số AFP, beta-hCG và uE3 trong máu sản phụ. Sau đó, các bác sĩ sử dụng phần mềm chuyên dụng, nhập các thông số sức khỏe của người mẹ để tính toán và đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các hội chứng Down, Edwards, dị tật ống thần kinh. Xét nghiệm này giúp sớm phát hiện các bệnh. Đồng thời, giúp giảm những tổn thương có thể có khi làm các xét nghiệm xâm lấn như thu thập mô mẫu.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT cũng là một phương pháp phân tích mẫu máu của thai phụ. Tuy nhiên, NIPT có nhiều tiến bộ hơn phương pháp truyền thống như double test và triple test. Trong khi hai phương pháp kể trên không thể xác định toàn bộ các dị tật ở thai nhi thì sàng lọc NIPT có thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của thai nhi với mức độ chính xác đạt đến 99.9%.
Khi tiến hành xét nghiệm này, thai phụ không cần thực hiện thêm phương pháp sàng lọc nào khác để xác định các yếu tố gây dị tật thai nhi nữa.
3. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm BLiên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Bởi nhiễm các loại vi khuẩn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ sơ sinh do có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con. Chỉ định này được thực hiện khi phát hiện những bất thường trong miệng, cổ họng, trực tràng và âm đạo người mẹ.
Lấy mẫu nhung mao màng đệm (Chronic villus sampling – CVS)Lấy mẫu nhung mao màng đệm hay xét nghiệm CVS được các bác sĩ chỉ định khi thai nhi được chẩn đoán mắc các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh. Phương pháp này gây ra xâm lấn thai nhi do phải lấy mẫu mô từ nhau thai và kiểm tra kỹ càng các điều kiện gây ra dị tật.
Chọc ốiChọc ối là phương pháp lấy mẫu nước ối trong tử cung để đem đi xét nghiệm. Cơ sở thực hiện của chọc ối là nước ối bao quanh thai nhi, do đó, nó chứa các tế bào có cấu trúc di truyền giống như em bé cũng như các chất thải từ cơ thể em bé. Đây không phải giải pháp thường quy cho mọi bà bầu. Nó chỉ được chỉ định khi người mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau:
Có kết quả bất thường từ các phương pháp sàng lọc trước sinh trên.
Bà bầu trên 35 tuổi.
Tiền sử gia đình có các rối loạn di truyền.
Tùy từng loại xét nghiệm hay điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh mà thời gian nhận kết quả sẽ khác nhau. Thời gian thông thường trong khoảng từ 3 đến 7 ngày.
Double test: 1 – 3 ngày
Triple test: 3 – 5 ngày
Sàng lọc NIPT: khoảng 7 ngày
Chọc ối: 2 – 3 tuần
Các xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ thông thường được tiến hành trong giai đoạn từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 13 của thai kỳ.
Siêu âm thai được tiến hành khá nhiều xuyên suốt quá trình mang thai. Trong giai đoạn đầu thai kỳ thường nằm trong khoảng tuần 11 – 14.
Siêu âm đo độ mờ da gáy thường được chỉ định trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Double test được thực hiện vào mốc 11 đến 13 tuần 6 ngày.2
NIPT test có thể được khuyến nghị khi phụ nữ mang thai trên 10 tuần và được thực hiện càng sớm càng tốt khi phát hiện bất cứ nghi ngờ nào về dị tật thai nhi.
Giai đoạn đầu của thai kỳ vô cùng quan trọng vì thai còn non và khá yếu. Do đó, các bác sĩ có thể khuyến nghị thêm một số xét nghiệm sàng lọc khác. Ví dụ như: nghiệm pháp dung nạp glucose, đo đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ,…
Trong trường hợp thai phụ chưa được tiến hành sàng lọc trong 3 tháng đầu, vẫn có thể thực hiện các xét nghiệm trên trong 3 tháng giữa thai kỳ. Giai đoạn này rơi vào tuần 14 – 18 của thai kỳ, lý tưởng nhất là tuần 15 – 17.
Triple test được thực hiện ở giai đoạn tuần 15 – 20.
Siêu âm thai cũng được thực hiện trong 3 tháng giữa, cụ thể là tuần 12 – 24.
Chọc ối thường được khuyến nghị trong tuần 15 – 20 thai kỳ.
Nghiệm pháp dung nạp glucose: Nhằm phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu thường làm xét nghiệm này vào khoảng tuần 24 – 28 của thai kỳ.
Ngoài ra còn có tầm soát chiều dài kênh cổ tử cung vào tuần 19 đối với mọi thai kỳ đặc biệt các thai kỳ có tiền căn sinh non.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 28 – 40), mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm vào tuần 24 – 40. Điều này nhằm phát hiện một số dị tật muộn ở thai nhi. Chẳng hạn như dị tật đường tiêu hóa, giãn não thất,…
Khi thai được 34 – 35 tuần, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (hay GBS) có thể được chỉ định. Xét nghiệm này giúp loại bỏ nguy cơ lây bệnh nhiễm trùng từ mẹ sang con.
Thông thường, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là những phương pháp không xâm lấn. Do đó, sản phụ không cần phải nhịn ăn hay kiêng cử gì cả. Các xét nghiệm có thể được tiến hành ở bất kì thời gian nào trong ngày tùy thuộc vào lịch hẹn khám định kỳ của thai phụ tại cơ sở khám chữa bệnh.
Bên cạnh việc nắm các mốc thời gian cho việc thực hiện các sàng lọc trước sinh, thai phụ nên lưu ý một vài điều sau đây đến tránh ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc:
Trang bị đầy đủ kiến thức về các phương pháp sàng lọc trước sinh sắp thực hiện.
Tránh xa cồn và chất kích thích. Mục đích là để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm cũng như ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.
Lựa chọn các đơn vị y tế uy tín với cơ sở vật chất hiện đại để gửi gắm sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và thoải mái nhất khi tiến hành xét nghiệm và nhận kết quả.
Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính với các nguy cơ dị tật, cần bình tĩnh đối mặt và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Sản phụ nên giữ trạng thái thoải mái để đón nhận kết quả và chuẩn bị để chăm con
Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường khá an toàn cho thai nhi và mẹ bầu. Nhất là các phương pháp không xâm lấn như xét nghiệm máu, siêu âm thai, nghiệm pháp dung nạp glucose,…
Khi phát hiện các bất thường trên thai nhi, các phương pháp xâm lấn thường được chỉ định kết hợp để tăng mức độ tin cậy của kết quả chẩn đoán. Các phương pháp như chọc ối, xét nghiệm CVS, sinh thiết nhau thai,… thường đòi hỏi kỹ thuật cao hơn cũng như độ uy tín của cơ sở khám chữa bệnh bởi tính chất phức tạp của nó. Vì thế, việc lựa chọn một cơ sở uy tín để trao gửi niềm tin là điều vô cùng quan trọng cho sức khỏe của các thai phụ.
Việc sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ. Do đó, cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt tùy vào giai đoạn của thai kỳ.
Kiểm tra sàng lọc sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đồng thời, các thông số của bé như kích thước, giới tính, tuần thai, vị trí trong tử cung,… cũng được theo dõi. Ngoài ra, dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Việc sàng lọc sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu dị tật và các bệnh ở mẹ.
Tất cả những điều này sẽ giúp hành trình mang thai của người mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp nâng cao chất lượng nòi giống và giảm nguy cơ di truyền các bệnh về sau.
Ngày nay, nhiều bệnh viện và trung tâm đã được thành lập và mong muốn đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, lựa chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ chuẩn xác, uy tín cùng với chi phí phù hợp với khả năng tài chính là một bài toán khó cho mọi gia đình.
Mẹ bầu có thể tham khảo một số địa chỉ sau để thực hiện các sàng lọc trước sinh.
Trung tâm/Bệnh viện Địa chỉ
Khoa xét nghiệm Di truyền Y học – Bệnh viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM.
Bệnh viện Hùng Vương 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TPHCM.
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM 217 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
Trung tâm xét nghiệm di truyền GENTIS 8/24 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Tầng 2, tòa nhà HCMCC, 249A Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Trung tâm xét nghiệm Genlab Tầng 8, Tòa nhà Loyal số 151 Đường Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.
Trung tâm xét nghiệm NOVAGEN Phòng 601, số 383, Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
Trung tâm sàng lọc sơ sinh Bionet Việt Nam Tầng trệt tại Khu văn phòng VINAFOR số 4 Đường Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP.HCM.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 38 Phố Cảm, Hà nội.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.
99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Loại xét nghiệm Chi phí
Siêu âm thai 100.000 – 500.000 VNĐ, tùy loại hình siêu âm.
Double test 450.000 – 500.000 VNĐ.
Triple test 450.000 – 500.000 VNĐ.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT 4.000.000 – 10.000.000 VNĐ.
Chọc ối 700.000 – 2.500.000 VNĐ.
Những Lưu Ý Cần Biết Trước Khi Muốn Build Pc
Mỗi một giai đoạn phát triển có những thế hệ CPU khác nhau, và chúng sẽ tương thích với các chuẩn socket nhất định. Bạn sẽ không thể gắn một con CPU Intel đời 10 vào mainboard đời 8 và bắt nó chạy được. Những người mới bắt đầu tập build PC thường không để ý đến chuẩn socket. Thế là dẫn đến việc mua hàng về rồi mới phát hiện ra là không gắn được.
Lỗi này thường xuất hiện nhất đối với những newbie mỗi khi quyết định build PC. Nhiều mẫu tản khí hiện nay có kích thước rất lớn, ví dụ như AORUS ATC800 của Gigabyte, NH-D15 của Noctua… Nếu có ý định mua những bộ tản có kích thước quá khổ như thế này thì bạn cũng nên lưu ý xem case máy tính của mình có thể chứa được nó hay không. Nếu không chú ý thì khi mua về nó có thể gặp tình trạng không đậy nắp vào được sẽ khá là phiền toái. Để mua tản nhiệt AIO cũng vậy, nhớ xem xét kích thước case của mình hỗ trợ rad bao nhiêu và độ dày phù hợp trước khi mua.
Build PC có bộ đèn led RGB làm đẹp góc gaming của mình chắc hẳn là mong ước của khá là nhiều người dùng mới. Hiện nay, một số hãng phần cứng đã mở rộng ngành hàng của mình, sản xuất cả gaming gear có tích hợp hệ thống LED RGB và có thể đồng bộ với hệ sinh thái của họ. Ví dụ như nếu bạn mua cả dàn PC kèm theo cả màn hình, gaming gear cùng một thương hiệu và cùng tương thích một hệ sinh thái RGB thì chúng có thể đồng bộ được với nhau chỉ bằng một phần mềm duy nhất. Những hiệu ứng ánh sáng sẽ cực kỳ mượt mắt và nhịp nhàng.
Ngược lại thì những linh kiện không cùng hãng thường sẽ không thể đồng bộ LED với nhau. Trừ khi những linh kiện đó đến từ những nhà sản xuất chỉ làm một số linh kiện nhất định và cho phép linh kiện của họ tương thích với nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của của việc build PC gaming là GPU và CPU phải có sức mạnh tương xứng với nhau, và CPU phải đủ mạnh để GPU có thể làm việc với công suất tối đa.
Đối với một dàn PC chơi game, CPU của bạn cần phải đảm bảo ngưỡng hiệu năng đủ để card đồ họa có thể phát huy được hết sức mạnh của mình. Tránh để tình trạng card đồ họa quá mạnh trong khi CPU quá yếu dẫn đến việc card không bao giờ chạy được full load 100%, gây lãng phí sức mạnh của card. Đây là hiện tượng mà dân công nghệ vẫn hay gọi là “nghẽn cổ chai”.
CPU nên đủ mạnh để cùng chạy hết công suất với card đồ họa. Tối ưu nhất là bạn nên chọn CPU sao cho cả CPU và GPU đều chạy 100% công suất ít nhất là trong một tựa game cụ thể mà bạn muốn chơi. Tất cả những dàn máy bộ được xây dựng bởi GamerGear đều phải đảm bảo được sự cân bằng giữa GPU và CPU. Có như vậy mới phát huy được hết sức mạnh của một hệ thống PC.
Nếu CPU mạnh hơn GPU thì nó sẽ có thể dùng mức hiệu năng dư thừa đó để giúp bạn làm thêm những việc khác trong lúc chơi game, ví dụ như stream, chạy phần mềm… Còn nếu GPU mạnh hơn CPU thì nó sẽ không thể tận dụng hết công suất của mình gây lãng phí tài nguyên.
Một bộ nguồn máy tính tốt không làm tăng mức FPS, tăng băng thông internet hay tạo ra những hiệu quả rõ rệt, chính vì thế mà người mới thường xem nhẹ tầm quan trọng của bộ nguồn máy tính. Một cơ thể chỉ khỏe mạnh khi có một trái tim khỏe mạnh, và hệ thống PC cũng vậy, nó chỉ có thể vận hành bền bỉ và đem đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời khi được trang bị một bộ nguồn đủ tốt.
Một bộ nguồn có công suất dư sẽ thuận tiện cho việc nâng cấp phần cứng của bạn về sau khi bạn thay linh kiện cũ bằng những linh kiện mới mạnh mẽ và có công suất lớn hơn. Một bộ nguồn càng “xịn” sẽ cho ra dòng điện càng ổn định để cấp cho các linh kiện, đảm bảo tuổi thọ cho dàn linh kiện của bạn. Và cuối cùng, các linh kiện bán dẫn như CPU, GPU, Mainboard,… sẽ luôn lỗi thời theo thời gian, tuy nhiên chỉ có duy nhất bộ nguồn là gần như không bao giờ lỗi thời cho đến khi nó hỏng.
Đi Quy Nhơn Mùa Nào Đẹp? Những Lưu Ý Cần Biết
Quy Nhơn là một trong những điểm du lịch lý tưởng khi sở vẻ đẹp hữu tình khó cưỡng của tạo hoá. Hơn như thế, nơi đây còn là vị trí giao hòa của 4 địa hình: sông, hồ, núi và biển. Tất cả hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Vậy bạn đã biết đi Quy Nhơn mùa nào đẹp nhất chưa? Khám phá ngay cùng chúng mình thôi nào!
Giới thiệu về khí hậu tại Quy NhơnQuy Nhơn là một trong những thành phố biển của duyên hải Nam Trung Bộ thuộc địa phận tỉnh Bình Định. Địa hình được phân nhiều hình thái khác nhau tạo nên sự đa dạng sinh thái từ núi rừng, ruộng đồng, bãi biển,…Khí hậu cũng hình thành nên hai mùa xuyên suốt năm: mùa mưa và mùa khô.
Đi Quy Nhơn mùa nào đẹp?Du lịch Quy Nhơn vào mùa mưa
Mùa mưa diễn ra trong mùa đông xuân, cụ thể là từ giữa tháng 9 đến hết tháng 2. Nếu bạn tìm một nơi để khám phá và nghỉ dưỡng dưới ánh nắng mặt trời thì đây không phải thời điểm tốt dành cho bạn. Bởi những cơn mưa sẽ kéo dài kèm theo gió to làm ảnh hưởng đến chuyến đi, tàu thuyền không hoạt động.
Du lịch Quy Nhơn mùa khô
Mùa khô thường rơi vào đầu tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, tức mùa hạ thu. Kiểu thời tiết khô ráo, nhiều gió của mùa mưa đang dần chấm dứt và chuyển sang những ngày nắng gắt do ảnh hưởng của gió Lào khô nóng. Bên cạnh đó sẽ có những cơn mưa rào nhẹ vào cuối ngày đem lại cái dịu nhẹ tạo nên một tiết trời ổn định, điều hòa hơn.
Những lưu ý cần biết khi du lịch tại Quy NhơnQuy Nhơn được biết đến là thiên đường thu hút khách du lịch tiềm năng. Mỗi năm đổ về hàng ngàn du khách, do đó nếu có kế hoạch đến Quy Nhơn cần lưu ý những điểm sau đây:
Lựa chọn thời điểm thích hợp
Phần trên bài viết đã đưa ra các đặc điểm du lịch để bạn tham khảo và giải đáp thắc mắc đi Quy Nhơn mùa nào đẹp. Để chuyến nghỉ dưỡng được trọn vẹn cùng bạn bè, người thân thì bạn nên lên kế hoạch từ sớm để sắp xếp lịch trình phù hợp. Khuyến nghị đến Quy Nhơn vào mùa nắng để tham gia các hoạt động biển vô cùng sôi động.
Trang bị vật dụng cần thiết
Khi đến du lịch Quy Nhơn, đặc biệt vào mùa nắng nóng, bạn cần phải trang bị kem chống nắng, kính mát, dù, mũ nón để bảo vệ làn da. Bên cạnh đó các loại thuốc say xe, say tàu, cảm nắng cần thiết để tránh sốc nhiệt. Ngoài ra cần bổ sung đủ nước và thức ăn nhẹ khi chơi các trò chơi ngoài trời và trên biển.
Đặt trước các dịch vụ
Vào mùa cao điểm, các dịch vụ ở Quy Nhơn sẽ bị quá tải, không thể tránh các tình trạng thiếu phòng, thiếu dịch vụ,…Do đó bạn cần nghiên cứu các trang web để thuê dịch vụ trước khi đến đây nghỉ dưỡng tận hưởng thoải mái.
Tìm hiểu giá cả trước khi sử dụng dịch vụ
Đăng bởi: Lương Mạnh Hiếu
Từ khoá: [Giải Đáp] Đi Quy Nhơn Mùa Nào Đẹp? Những Lưu Ý Cần Biết
Mẹ Mang Thai Ở Tuần 13 Cần Lưu Ý Những Điều Quan Trọng Gì Về Sức Khỏe?
Mẹ bầu sẽ từ từ tăng cần.
Điều thay đổi nhận thấy rõ rệt nhất ở các mẹ chính là cân nặng tăng dần. Ngoài việc cơ thể mẹ hấp thu các chất dinh dưỡng thì thai nhi trong bụng cũng lớn dần theo.
Từ đó cân nặng của các mẹ sẽ tăng cao từ từ, lúc này bụng của các mẹ đã nhô ra và lộ rõ bụng bầu. Khi nghỉ ngơi, các mẹ phải nằm nghiêng hay dùng gối ôm hỗ trợ khi nằm ngủ.
Mẹ bầu trở nên vụng về
Vào tuần thai thứ 13, chỉ còn thêm một tuần nữa là bước sang tam cá nguyệt thứ hai, đây là khoảng thời gian mang thai dễ chịu, thoải mái nhất trong 3 kỳ tam cá nguyệt (đây là khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối).
Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ 2 thì các mẹ dễ trở nên vụng về, nguyên do là hormone Relaxin, đây là loại hormone gây ra chứng rối loạn khi mang thai, nó sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể, giúp thư giãn dây chằng và khớp để chuẩn bị cho việc sinh nở.
Phần ngực nhạy cảm hơn
Ở giai đoạn tam cá nguyệt này thì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, nhất phần ngực sẽ to căng, nặng nề và hay đau nhức, các mẹ bầu nên chuẩn bị các áo ngực mới, thoáng rộng và thoải mái hơn khi mang.
Chảy máu nướu răng, da căng mịn hẳn ra
Các mẹ bầu sẽ có làn da căng mịn, đẹp hơn vào tuần thai 13, tuy vậy các mẹ cũng phải cung cấp đủ độ ẩm và dưỡng chất cho da trong thời kỳ mang thai bằng cách dùng kem dưỡng ẩm, uống nước đủ.
Tử cung phát triển và dịch âm đạo tiết ra nhiều
Tuần thứ 13 trở đi thì tử cung của các mẹ bầu sẽ phát triển mạnh, dịch âm đạo gia tăng nhiều khiến cho bộ phận này hay ẩm ướt, có mùi, làm cho đồ lót bị bết dính. Thông thường, dịch tiết này có màu trắng đục, có mùi hoặc không, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, được gọi là bệnh bạch huyết.
Bệnh bạch huyết xuất hiện là do hormone sinh dục nữ (estrogen) tăng cao, dẫn đến lưu lượng máu đến vùng xương chậu theo đó cũng tăng lên, khiến cơ thể tiết ra dịch nhầy nhằm để bảo vệ ống sinh sản khỏi bị nhiễm trùng và duy trì sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo.
Trong trường hợp chảy nhiều dịch nhờn thì các mẹ nên thay đồ lót thường xuyên để thoải mái hơn, tránh thụt rửa âm đạo khi mang thai vì sẽ dễ làm nhiễm trùng âm đạo, có thể nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.
Chảy máu cam thường xuyên
Ngoài chảy máu nướu ra thì các mẹ còn dễ bị chảy máu cam, nguyên nhân là do sự lo lắng khi mang thai của hầu hết của các mẹ bầu, dẫn đến tĩnh mạch căng phồng, gây sổ mũi, nghẹt mũi hoặc chảy máu cam.
Các mẹ yên tâm rằng hiện tượng này nhanh đến cũng sẽ nhanh đi, điều quan trọng là các mẹ nên giữ bình tĩnh, không lo lắng nhiều mà hãy lạc quan, khi chảy máu dùng giấy để thấm ngay, luôn giữ ấm khoang mũi và mang khẩu trang thường xuyên,
Đối với thai nhi, vào 13 tuần tuổi sẽ có kích thước chỉ bằng một quả đậu Hà Lan chỉ khoảng 7cm từ đầu đến chân, nặng chừng 30g. Đến khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, lúc này nhau thai của mẹ đã phát triển và có thể cung cấp oxy, chất dinh dưỡng, xử lý chất thải cho thai nhi.
Nhau thai của mẹ cũng sản xuất các hormone progesterone và estrogen giúp duy trì thai kỳ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bé có thể đặt ngón tay vào miệng để mình, dù những cơ ở phần hàm chưa hoàn toàn phát triển nên sẽ chưa thể mút, mí mắt bé khép lại bảo vệ mắt.
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?Khi mang thai cơ thể sẽ có nhiều thay đổi như cảm thấy khó chịu, khó thở nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ bầu thở khó khăn, môi hay ngón tay chuyển thành màu xanh tái, hoặc bị đau ngực và mạch nhanh bất thường thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làmTùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như những chuẩn đoán của bác sĩ sau khi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu các mẹ thực hiện một số kiểm tra hay xét nghiệm như sau:
Kiểm tra kích thước của tử cung
Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
Đo cân nặng và huyết áp
Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
Ngoài ra, các mẹ nên nói với bác sĩ những triệu chứng mà mình mắc phải vào tháng thai kỳ 13, nhất là triệu chứng không bình thường.
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhiTập luyện đúng cách không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà nó còn giúp mẹ bầu tránh tình trạng thừa cân khi mang thai, ốm nghén hay các con đau nhức vật lý do hormone thai kỳ gây ra.
Tập luyện đúng cách không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà nó còn giúp mẹ bầu tránh tình trạng thừa cân
Việc vận động 30 phút mỗi ngày các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,…sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, quá trình sinh nở dễ dàng, cũng như tăng khả năng bình phục sau sinh nhanh chóng hơn. Khi tập luyện, các mẹ nên chú ý một số điểm sau đây:
Advertisement
Không tập những môn có cường độ mạnh, yêu cầu sức bền cao
Luôn khởi động cơ trước khi tập để tránh chấn thương như chuột rút,…
Tránh động tác nằm ngửa, giãn cơ,..vì chúng sẽ khiến máu dồn về tử cung, khiến bà bầu chóng mặt, hoa mắt.
Môi trường tập luyện phải thoáng mát, trang bị sẵn nước lọc thanh mát để giải cứu cơn khát.
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai như axit folic, vitamin C, vitamin D, canxi, chất sắt, men probiotic, protein …
Các mẹ tránh tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo, những món chứa caffeine như sô cô la, cà phê,..
Không nên ăn quá no, các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo rằng các mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 360 Kcal trong 3 tháng giữa và 475 Kcal trong 3 tháng cuối vào thực đơn mỗi ngày, trong trường hợp mẹ mang thai đôi, thai sinh ba thì mới tăng lượng Kcal lên gấp 2 hay gấp 3.
Tuyệt đối không ăn kiêng trong khi mang thai vì nó ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ cũng nên ăn nhiều trái cây,
Bên trên là những điều mà các mẹ bầu nên lưu ý khi mang thai tuần thứ 13, mong qua bài viết trên có thể có thêm nhiều thông tin lý thú và bổ ích.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Những Lưu Ý Cần Biết! trên website Xcil.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!